Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tái mặt vì 1 tháng nhận được 15 tấm thiệp cưới

Tái mặt vì 1 tháng nhận được 15 tấm thiệp cưới

Vừa nhận tấm thiệp cưới từ bà bạn cùng lớp dưỡng sinh, bà vợ tôi đã tái mét mặt vì đây là tấm thiệp cưới thứ 15 trong tháng...
Tôi về nghỉ hưu với tiền lương gần 4 triệu đồng/ tháng, nếu không phải chi tiêu đình đám thì 2 ông bà cũng không đến mức khó khăn. Thế nhưng, cứ mỗi mùa cưới hỏi đến, là 2 ông bà lại lo ngay ngáy. 
Bảo không lo sao được khi mà tháng nào cũng nhận đến 4, 5 cái thiệp. Nào thiệp tân gia, thiệp đầy tháng cháu chắt, rồi đi đám ma chay, giỗ chạp, đến mùa cưới thì thiệp mời đến dồn dập, có tháng đỉnh điểm như tháng vừa rồi, tôi nhận đến 15 thiệp mời đám cưới. Không đi thì sau nhìn mặt nhau cũng thấy ngại. Nhưng đi thì ... khổ quá. 
đám cưới; tiết kiệm; lãng phí
Thức ăn thừa để lại vô cùng lãng phí 
15 đám, mà những đám tổ chức ở nhà, ở quê thì phong bì chỉ đồng giá khoảng 200 nghìn, nhưng những đám tổ chức ở nhà hàng, khách sạn thì bỏ 200 nghìn ai coi được, thế là lại phải 300 nghìn, thậm chí là 500 nghìn. Vị chi, đã mất 4 -5 triệu. Hết sạch cả tiền lương của tháng khiến tiền ăn sau đó của gia đình còn không có chứ đừng nói đến chuyện có tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, nếu là đi đám của họ hàng, bạn thân mời cưới con thì đã đành, đằng này có người chỉ quen sơ sơ ở quán bia, hoặc đi tập thể dục cùng nhau mấy bữa... cũng hỉ hả phát cho cái thiếp mời. 
Tóm lại là nhiều gia đình tung thiếp mời “tràng giang đại hải” đến mức người nhận được thiếp cũng khó xử, mà người mời chắc cũng chẳng sung sướng gì vì đã mời là phải chuẩn bị cỗ. 
Xong rồi vì muốn sang với anh em họ hàng, nên nhiều gia đình dù không có điều kiện nhưng vẫn cố gắng chạy vạy, vay mượn làm đến hàng trăm mâm cỗ, mà phải là cỗ thật to, mâm nào, mâm nấy đầy ụ thức ăn, khiến những vị khách như tôi chỉ nhìn thôi đã thấy hoảng. Bởi vì thời buổi bây giờ, có ai ăn uống được nhiều đâu. Có khi, cả mâm, ê hề thịt cá, mà người ăn cũng chỉ gầy gót chút ít, nên rốt cuộc là thừa đến nửa mâm cỗ. Đấy là chưa kể đến những vị khách đã mời nhưng không đến vì cách mời “tràng giang đại hải” của gia chủ nên cỗ thừa càng nhiều. Thậm chí có nhà, thừa đến cả chục mâm cỗ. 
Sau đó, số thức ăn thừa đấy, anh em trong nhà chia nhau ăn mãi không hết lại phải đổ đi trong khi gia chủ vẫn phải ì ạch kéo cầy trả nợ trong một khoảng thời gian rất dài mà chưa hết. Thậm chí có gia đình, bố mẹ trả mãi không xong, nên còn phải “chia nợ” cho chính những người con mà họ đã xây dựng gia đình trước đó.
Thế rồi, những gia đình khác, thấy vậy, nên lúc tổ chức cưới hỏi cho con cũng phải theo cho bằng anh bằng em. Như vậy, có phải là tự làm khổ nhau hay không? 
Vẫn biết là việc cưới to, làm cỗ linh đình để thết đãi họ hàng, dân làng cũng như phong tục mừng cưới lẫn nhau là cái “nợ đồng lần”. Thế nhưng người Việt chúng ta đâu đã giàu nên cứ có cỗ bàn, công việc là gia chủ phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì phải chạy vạy khắp nơi, còn người được mời thì nhìn thấy thiệp là đã sợ xanh mắt, nên có ăn cũng chẳng thấy ngon. Vậy thì tại sao lại phải theo đuổi những “hủ tục” rườm rà, tốm kém và vô cùng lãng phí như vậy để người mời và người được mời đều không thấy vui ?
Độc giả Nguyễn Tiệp (Long Biên – Hà Nội)
26/12/2013 13:56 GMT+7

Sĩ diện, tiêu hoang đã ăn vào máu người Việt!

 Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói "tiêu hoang, xài sang" đã ngấm vào máu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. VietNamNet xin mở diễn đàn về tiết kiệm mong đem lại cho độc giả một bức tranh toàn diện về câu chuyện này, qua đó hướng mỗi người dân đến thói quen sống tiết kiệm hơn vì một cuộc sống giàu có, bền vững; một quốc gia giàu mạnh, hùng cường. 
Người Việt cứ mở mồm ra là nói tiết kiệm, khuyên người ta phải tiết kiệm nhưng thói tiêu hoang, tính sĩ diện đã ăn vào máu thì lấy đâu mà tiết kiệm!
Phải công nhận là người Việt mình quá sĩ diện. Người giàu sĩ diện, người nghèo cũng sĩ diện. Vì sĩ diện nên chi tiêu, ăn uống hoang phí, làm gì cũng lãng phí. 
tiết kiệm; tiêu hoang; lãng phí
Tranh nhau ăn buffe ở một nhà hàng 
Thứ nhất là mua đồ đạc không đúng với nhu cầu sử dụng. Điện thoại chỉ cần để nghe gọi nhưng cứ phải mua loại cảm ứng đắt tiền. Có máy tính bàn, máy tính xách tay vẫn mua thêm máy tính bảng. Có iphone vẫn cứ sắm thêm ipad, trong khi ipad chỉ dùng để chơi game. Người giàu có tiền còn đỡ, đằng này nhiều người lương ba cọc ba đồng, thậm chí các em sinh viên chưa làm ra tiền cũng chạy đua, mục đích chỉ để khoe mẽ.
Thứ hai là ăn uống vô cùng lãng phí. Đi ăn hàng thì gọi đủ món rồi để thừa mứa, ăn không hết thì đổ đi chứ không bao giờ gói gém đem về. Trong khi các nước tư bản giàu có, họ chỉ gọi đủ ăn, ăn vét sạch đĩa, thừa gói mang về. Ngay cả chuyện chợ búa nấu nướng trong gia đình, nhiều người vẫn có thói quen cứ đi siêu thị là mua đủ thứ, về tống hết vào tủ lạnh, ăn không hết thì bỏ đi.
Thứ ba là sử dụng điện nước hoang phí. Có gia đình chỉ hai vợ chồng và đứa con nhỏ mà dùng hơn 1 triệu tiền điện mỗi tháng. Nhu cầu thiết yếu cần phải dùng không nói làm gì, đằng này đi vệ sinh xong không tắt điện, điện để sáng choang từ tầng trên xuống tầng dưới ra ban công, ti vi, máy tính bật song song, nóng cũng điều hòa, lạnh cũng điều hòa, nóng lạnh để rửa tay, rửa bát, rửa rau luôn.
Thứ tư là thích chơi hàng hiệu, đắt tiền. Mua xe máy phải xe tay ga mới đẳng cấp. Quần áo, giày dép phải thương hiệu nước ngoài, vài triệu một bộ hay thậm chí vài chục triệu, trăm triệu một bộ. Không phải giới nghệ sĩ mới chịu chi khoản này đâu nhé, dân thường cũng nhiều kẻ chịu chơi lắm, không tin các bạn cứ thử vào mấy trung tâm mua sắm hạng sang như Tràng Tiền, Parkson, The Garden, Royal City…thì biết.
Thứ năm là thích tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa. Người Việt mình nghèo nhưng rất thích tiệc, lên lương ăn tiệc, thăng chức ăn tiệc, sinh nhật cũng tiệc, thôi nôi con cũng tiệc, 8/3 tiệc, 20/10 tiệc…thậm chí chả cần lý do gì cũng tiệc vì “tụ tập cho vui”. Mỗi lần tiệc là mỗi lần tốn kém. Có những người lương tháng chỉ đủ sinh hoạt mà vẫn không chịu vắng mặt bất cứ buổi tiệc nào. Thử hỏi còn đâu ra mà tích lũy.
Vì sao dân mình nghèo? Có hàng trăm hàng ngàn lý do. Nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là không biết tiết kiệm, chi tiêu hoang phí. Tôi viết bài này chỉ muốn mọi người ý thức rõ về điều này. Nhất là khi Tết đang đến gần, dịp mà nhu cầu mua sắm của gia đình lớn nhất trong năm. Tiết kiệm có nghĩa là sử dụng đồng tiền và các nguồn tài nguyên hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và có ích. Mong mọi người đóng góp ý kiến để xây dựng ý thức tiết kiệm cho dân ta.
Độc giả Minh Thanh (Bình Định) 
Ý kiến bạn đọc (3)
Nguyễn Thị Hồng Lê11 giờ trước
Tôi đồng ý với bạn. Người Việt ta đôi lúc còn lãng phí quá.
Hà Phúc Hiệp11 giờ trước
Đồng ý với quan điểm của Bạn, nhưng cũng cần nói thêm, ý thức tiết kiệm phải được giáo dục từ nhỏ trong nhà trường (05 điếu Bác Hồ dạy), nhưng những nhà giáo dục của TA bây giờ thường phải lo cơm , áo gạo, TIỀN hơn; còn nói chung thế hệ những người đã đi qua chiến tranh thì ai cũng có Ý THỨC TIẾT KIỆM, VỆ SINH CHUNG tương đối cao. 
sac11 giờ trước
chỉ 1 từ GATO!!!! chán mấy thằng đạo đức giả này ghê!!!

27/12/2013 13:00 GMT+7

Trả nợ miệng, đám cưới quê tổ chức linh đình 4, 5 ngày

 - Vì quan niệm trả nợ miệng, làm cỗ nhỏ thì sợ anh em họ hàng chê bai, khinh bỉ, nên đám cưới nào ở quê tôi cũng thường tổ chức hoành tráng và linh đình, cỗ bàn ăn mấy ngày với cả trăm mâm.
Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào máu những người dân quê tôi, nên đám cưới nào cũng vậy, bất kể là cưới con cả, con út, con trai hay con gái, nhà giàu hay nhà nghèo, đều phải theo nhau.
Những gia đình có khách khứa cơ quan thì thuê rạp cả tuần rồi ăn uống linh đình suốt 4, 5 ngày. Những gia đình không có khách khứa cơ quan, hoặc không có nhiều anh em họ hàng ở xa thì bét nhất cũng phải ăn uống suốt 3 ngày.
đám cưới, lãng phí, tiết kiệm
Một đám cưới quê. Ảnh: CAND
Trong những ngày đó, vì tính gắn kết giữa anh em họ hàng, nên 1 nhà có đám cưới là tất cả các thành viên trong gia đình họ hàng đều đến giúp đỡ rồi ở lại ăn uống cho đến khi nào đám cưới kết thúc, rạp đám cưới bị gỡ bỏ thì mới thôi.
Vì thế cho nên, nhiều gia đình có họ to trong làng, khi tổ chức đám cưới cho con, thì riêng khoản cỗ phục vụ cho anh em, họ hàng ăn triền miên suốt 3, 4 ngày cũng đã tốn đến 7, 8 chục mâm. Mà đã là cỗ thì mâm nào mâm nấy phải có đến chục món, và món nào món nấy đầy ụ, chứ chẳng ai bầy đĩa thức ăn mà lèo tèo và toàn rau như trên thành phố.
Tuy nhiên, chính vì làm to và ăn uống linh đình suốt mấy ngày ròng rã như vậy nên tiền mừng cưới thu về so với tiền chi ra thường bị lỗ nặng, bởi tiền mừng của nông dân thường không nhiều, chỉ khoảng 100.000 đồng. Còn chỗ họ hàng thân quen thì cũng chỉ 200-300 nghìn đồng là cùng. Có khi, một hộ chỉ mừng cưới 300.000 đồng, mà hơn chục thành viên trong gia đình kéo tới ăn cỗ ròng rã mấy ngày. Trong khi đó, mỗi mâm cỗ ở quê bây giờ tính ra cũng phải 600 – 700 nghìn, đấy là còn chưa kể đến khoản tiền mua rượu bia uống tràn lan, rồi loa đài thuê về để xập xình xuốt mấy ngày...
Thế nên, sau đám cưới, từ nhà giàu đến nhà nghèo, không ai không nợ. Nhà giàu thì số nợ ít hơn chỉ khoảng vài chục triệu, vì đã có sẵn chút lưng vốn, còn nhà nghèo, có những nhà, khi cưới con mà trong tay không có lấy vài triệu nên phải đi vay toàn bộ, thậm chí vay nặng lãi đến 6, 7 chục triệu để lo liệu cưới xin cho con cho bằng làng bằng xóm, nên số nợ ấy cứ như cái gông đeo bám suốt cả cuộc đời họ.
Tuy nhiên, nếu có thêm việc cỗ bàn thì họ cũng lại vẫn phải theo đòi cho bằng anh bằng em. Thế nên có nhà, vì số nợ đám cưới con, mà trả nợ hết đời mình vẫn chưa hết nợ, phải chuyển sang cho con cho cháu trả.
Độc giả Minh Hiền (Thái Bình)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét