Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Thực hư tuyệt kỹ tàng hình huyền bí ở Việt Nam

Thực hư tuyệt kỹ tàng hình huyền bí ở Việt Nam

Có vị, nội công thâm hậu, một tay nhổ chiếc đinh sắt dài 5 tấc được đóng sâu vào cột điện. Thậm chí, có thiền sư dùng nội công phóng gậy chạy ngược dòng nước xiết nhưng gậy vẫn lao nhanh như tên bắn.
Vào thế kỷ II, song song với việc du nhập các tôn giáo Phật, Khổng, Lão vào Việt Nam, ngành võ học từ Ấn Độ và Trung Hoa cũng được các vị thiền sư, đạo sĩ mang đến qua hai con đường thủy và đường bộ.
Thực hư tuyệt kỹ tàng hình huyền bí ở Việt Nam - Ảnh 1
Các thiền sư là những bậc thầy về võ thuật.
Nhưng mãi đến năm 580, thế kỷ thứ VI, vị thiền sư Ti-ni-đa-lưu-chi từ Tây Trúc đã chính thức mang thiền tông truyền bá vào nước ta, tại chùa Pháp Vân (nay Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh), truyền được 19 đời (580 – 1216). Năm 820, vị sư Trung Hoa là ngài Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ (hiện thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) lập nên thiền phái thứ hai, truyền được 14 đời (820 – 1221). Kể từ đó, các môn võ lâm cổ truyền từ Ấn Độ cũng như các môn Thiếu Lâm Nam và Bắc phái của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Trung Hoa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Theo quan niệm của phương Đông, con người gồm 3 thể, thể vật lý, thể năng lượng và thể tâm linh. Quan trọng nhất luyện võ để mở thể vật lý mạnh cơ bắp tức là lực. Lực phải có kình. Kình tức là khí tức phải có qua khí công. Cơ thể con người, ngoài thể vật lý, trong thể năng lượng thì thể tâm linh làm chủ.
Vì vậy, muốn giỏi võ, đa số tất cả các thầy võ có danh tiếng đều ngồi thiền (để làm chủ được thể tâm linh). Ngược lại, thầy có tâm linh ngày xưa đều phải dùng đến khí công hoặc yoga luyện võ học nhằm tiếp cận và làm chủ thể tâm linh.
Lần giở những trang sử ghi lại tài năng xuất chúng của những thiền sư trong môn phái này, những tên tuổi của các thiền sư như Pháp Hiền, Vạn Hạnh, Ma Ha, Đạo Hạnh… cũng đủ nói lên được vai trò của các vị chân sư đối với lịch sử dân tộc. Họ không chỉ là những nhà sư đức độ, mà còn là những người có công đóng góp lớn đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Thậm chí, họ còn là những vị quân sư nức danh, hiến kế sách trị quốc cho nhiều đời vua, xây dựng nền thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời Tiền Lê, Lý, Trần.
Riêng về võ học, đến nay, vẫn lưu truyền nhiều giai thoại liên quan đến tài năng võ học bậc thầy của các vị thiền sư. Trong đó, không ít người đạt đến ngưỡng giới cao nhất của võ học với những chiêu thức vi diệu, thân thủ biến hoá. Trong số những bậc thiền sư mà tài năng võ học được ghi nhận thì Thiền sư Ma Ha – đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ được lưu truyền là người có khả năng tàng hình phi phàm mà người đời sau vẫn không ai đạt đến ngưỡng giới trên.
Thiền sư Ma Ha là người gốc Chiêm Thành, thuở nhỏ bản tính thông minh, năm 24 tuổi nối nghiệp cha đi tu. Ông là đệ tử đời thứ 11 của thiền phái Diệt Hỷ, người có khả năng tàng hình. Tương truyền, vua Lê Đại Hành vì nghe danh của thiền sư Ma Ha, có ý mời thiền sư vào triều hỏi việc.
Tuy nhiên, thiền sư không thuận ý, vua 2 lần cho người đến mời nhưng không được. Lần thứ ba, thiền sư Ma Ha đành phải vào chầu vua. Khi vua hỏi, thiền sư Ma Ha tự xưng mình là “cuồng tăng tu tại chùa Quán Âm”. Câu trả lời ngông cuồng của vị thiền sư này khiến vua cả giận, sau đó sai người bắt giam thiền sư vào chùa Quán Tri (Ninh Bình).
Biết trước, thiền sư Ma Ha là người có võ học uyên thâm, tài năng ảo diệu nên vua sai khoá cửa ngục cẩn thận, bố trí đông lính canh gác nghiêm ngặt nhiều tầng để vị sư này không thể thoát thân. Tưởng rằng, sư Ma Ha vì khinh vua nên phải chịu kết cục bi thảm, cuộc đời bị giam trong ngục tù.
Nhưng, qua một đêm, khi trời sáng mọi người đã thấy thiền sư Ma Ha đang ngồi ở phòng Tăng trong khi cửa ngục vẫn bị khoá. Lính canh không thể hiểu tại sao vị thiền sư này có thể thoát ra ngoài, khi họ chạy vào phòng giam thì cửa vẫn khoá cẩn thận. Sự việc khiến vua cho rằng, thiền sư Ma Ha có phép lạ và cuối cùng đành thả sư Ma Ha.
Hiện nay, trong giới võ học Việt đã ghi nhận vai trò truyền bá võ học cổ truyền Ấn Độ đến Việt Nam là của các vị thiền sư từ Tây, mang đến một luồng gió mới đối với võ học Việt.
Theo báo Thể thao Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét