Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Vì sao người Thái ròng rã biểu tình

Vì sao người Thái ròng rã biểu tình

Những cuộc biểu tình rầm rộ và liên tiếp tại Thái Lan bắt nguồn từ sự biến đổi xã hội mạnh mẽ hàng chục năm qua, trong đó mâu thuẫn giữa nông dân ở miền bắc với tầng lớp giàu có hơn ở thủ đô là nguyên nhân chính.

Thai-Lan-gov-8335-1386219714.jpg
Hàng nghìn người biểu tình hôm 1/12 bao vây Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok, yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Ảnh: AFP
"Thái Lan dường như có tất cả mọi điều kiện thuận lợi, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, vị trí địa lý thuận lợi, không phải lo về động đất hay siêu bão. Nhưng các hoạt động chính trị gần đây đang đẩy đất nước vào con đường tự hủy diệt", New York Times dẫn lời cựu thủ tướng Anand Panyarachun. "Tôi không thể giải thích được tại sao người ta làm mờ đi những điều tốt đẹp ấy", ông nói.
Nguyên nhân của tình trạng hỗn loạn chính trị suốt 7 năm qua tại Thái Lan, bao gồm cả cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính phủ gần đây, trước nay được cho là kết quả mâu thuẫn giữa cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra với các đối thủ chính trị đến từ đảng Dân chủ. Cựu thủ tướng giàu có này bị phế truất năm 2006 sau một cuộc đảo chính của quân đội. Mặc dù phải sống lưu vong từ đó đến nay, ông Thaksin vẫn là nhân vật chính trị có sức ảnh hưởng lớn trên chính trường Thái Lan.
Tuy nhiên các sử gia và nhà nghiên cứu lại cho rằng, nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng chính trị tại quốc gia này là: nhận thức truyền thống về việc ai là người nắm quyền, ai là người được hưởng ưu đãi của chính phủ, đang dần tan vỡ. 
"Cục diện chính trị tại Thái Lan ngày nay không còn liên quan đến Thaksin hay mâu thuẫn nội bộ trong tầng lớp tinh hoa nữa. Nguyên nhân thực sự là nằm ở những biến đổi kinh tế, xã hội lớn trong 20 năm qua", sử gia nổi tiếng Thái Lan Nidhi Eoseewong nhận định.
Theo ông Nidhi, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của châu Á, Thái Lan cũng đón nhận những thay đổi lớn. Hàng triệu nông dân gia nhập tầng lớp trung lưu. Họ đấu tranh đòi hỏi quyền được đại diện, trong khi đó tầng lớp tinh hoa, bao gồm cả tầng lớp trung lưu cũ, không chấp nhận điều này. Cuộc biểu tình những ngày qua là minh chứng cho việc tầng lớp cầm quyền cũ đang cảm thấy bị uy hiếp trước sức mạnh của người dân nông thôn.
Ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình, từng là một trong những lãnh đạo cao nhất của đảng Dân chủ, đảng phái chính trị lâu đời nhất Thái Lan. Ông yêu cầu quốc gia này từ bỏ cơ chế bầu cử dân chủ, thay vào đó là thành lập một "Hội đồng Nhân dân" với các thành viên được lựa chọn kỹ càng. Quan điểm này bắt nguồn từ việc đảng Dân chủ liên tục thất bại trong các lần bầu cử từ năm 1992 đến nay, mà nguyên nhân chính là bởi đảng này không nhận được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu mới hình thành tại vùng nông thôn miền bắc Thái Lan. 
Cán cân trong bầu cử chuyển từ thủ đô Bangkok lên các tỉnh miền bắc khiến cục diện chính trị tại Thái Lan càng thêm bất ổn, đặc biệt trong bối cảnh chế độ quân chủ tại quốc gia này trong tương lai tồn tại nhiều nhân tố bất định. 
Quốc vương Bhumibol Adulyadej hôm nay đón sinh nhật 86 tuổi. Trong hơn 60 năm tại vị, ông là biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn dân, quần tụ những người có ngôn ngữ và thuộc các sắc tộc khác nhau. Sự tôn kính nhà vua, có tác dụng như một mối liên kết yếu giữa quân đội, tầng lớp tính hoa và giới trung lưu mới nổi, sẽ phải đối diện với nguy cơ mất đi một khi Ngài ra đi.
Mâu thuẫn vùng miền
QV-3168-1386219714.jpg
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn dân. Trong ảnh là gười dân Thái Lan bên tấm hình chụp quốc vương. Ảnh: AFP
Theo học giả Mỹ Charles Keyes, cuộc đấu quyền lực giữa Bankok và các tỉnh miền đông bắc đông dân bắt nguồn từ hơn 100 năm trước. Cuộc bạo loạn năm 1902 tại khu vực đông bắc bị chính quyền quân sự đàn áp đẫm máu. Nửa thế kỷ sau, chính quyền trung ương lại ra lệnh sát hại nhiều chính khách quan trọng địa phương.
"Người dân nơi đây lúc nào cũng trong trạng thái đấu tranh đòi quyền lợi. Họ muốn được thừa nhận, muốn có quyền phát ngôn, muốn được quyết định tương lai cho riêng mình", Keyes nói. "Người dân ở đây nói tiếng Lào, khác với tiếng Thái, mặc dù hai ngôn ngữ có quan hệ ngôn ngữ học gần gũi".
Cơ chế bầu cử dân chủ và sự phát triển của đảng phái chính trị do Thaksin lãnh đạo, cũng như sự quan tâm đặc biệt của ông với khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho các tỉnh miền bắc phát huy sức mạnh chính trị. Khu vực đông bắc Thái Lan từng bị coi là vùng sâu vùng xa nghèo khó, nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt thủ đô, với nền công nghiệp đầy đủ, với trung tâm mua sắm và trường đại học.
Khu vực này với ưu thế có lượng cử tri chiếm một phần ba toàn quốc, có thể quyết định chính phủ nào được phép cầm quyền. Chính vì vậy, chính phủ buộc có những chính sách lấy lòng người dân nơi đây, thậm chí là những quyết định gây nhiều tranh cãi, như mua lại gạo của nông dân với mức giá cao hơn thị trường.
Điều này khiến người dân Bangkok khó lòng chấp nhận được. "Tôi hiểu rằng dân chủ đồng nghĩa với việc số đông cầm quyền. Nhưng anh không thể lấy số đông để lấn át tất cả", Chaiwat Chairoongrueng, một công chức 36 tuổi tham gia biểu tình tuần qua, cho biết.
Người biểu tình không che giấu cảm giác ưu việt của tầng lớp mình, trong khi đó, lãnh đạo cuộc biểu tình không ngừng tuyên truyền khẳng định, hành động của họ là việc người tốt chống lại kẻ xấu.  
"Chúng tôi thuộc tầng lớp trung lưu, được hưởng một nền giáo dục tốt. Chúng tôi biết cái gì là sai, cái gì là đúng. Nhưng người nghèo thì không hiểu gì cả, ai cho tiền thì bầu người ấy", bà Saowanee Usanakornkul, một người biểu tình 42 tuổi đến từ miền nam, nói.
Trong suốt quá trình cuộc biểu tình diễn ra, lãnh đạo phe đối lập tung tin đồn khắp Bangkok về một cuộc chính biến có thể sẽ diễn ra. Giới truyền thông cũng không ngừng đưa tin về khả năng trên.
thai-lan-JPG-9360-1386239503.jpg
Thành viên phe Áo Đỏ  tại một sân vận động. Song song với các cuộc biểu tình chống chính phủ của phe Dân chủ, thì những người ủng hộ bà Yingluck cũng thể hiện niềm tin với bà.  Ảnh:AFP.
Cuộc biểu tình bạo lực diễn ra gần đây nhất tại Bangkok là vào năm 2010, với những người tham gia thuộc tầng lớp nông dân chống lại chính phủ của đảng Dân chủ, với các thành viên xuất thân từ tầng lớp giàu có hơn ở thành thị. Quyết định đàn áp quân sự của chính phủ lúc đó khiến hơn 90 người thiệt mạng.
Khi được yêu cầu bình luận về sự kiện trên, Giáo sư Benedict Anderson, chuyên gia Đông Nam Á thuộc đại học Cornell (Mỹ), dẫn lại câu nói kinh điển của nhà tư tưởng chính trị Antonio Gramsci: "Nguy cơ chính là ở đây, khi cái cũ chưa chết đi và cái mới chưa hình thành. Trong giai đoạn trống vắng đó, các hiện tượng bất thường đều có thể xảy ra".
Cùng chung nhận định trên, sử gia Nidhi cho rằng, các tầng lớp xã hội tại Thái Lan cần nhiều năm nữa mới đạt được đồng thuận chính trị mới. Chỉ khi đó, quốc gia này mới trở nên ổn định hơn.
"Trong tất cả các xã hội, chính trị cần một khoảng thời gian nhất định để thích ứng với những biến đổi xã hội mạnh mẽ. Mọi người cần cho Thái Lan thêm một thời gian nữa", ông Nidhi kết luận.
Đức Dương (Theo New York Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét