Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ

Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ
Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và suy giảm trí nhớ. 
Bạn để quên chìa khóa xe ở nhà nhiều lần? Bạn hầu như không nhớ những món mình đã ăn trong buổi tối hôm trước? Bạn hay quên cuộc hẹn với người khác? Nếu những điều này xảy ra dường như mỗi ngày, mà tuổi của bạn chỉ dưới 40 thì không nên xem thường. 
Trái với suy nghĩ của số đông cho rằng trí nhớ kém là vấn đề của tuổi già, trên thực tế, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một số trẻ em có xu hướng hay quên nếu chúng phải sống trong môi trường căng thẳng triền miên. Đây là vấn đề không nên xem nhẹ. Cho dù ở tuổi 16 hay 60, bạn phải đấu tranh để không bị suy giảm trí nhớ. Quan trọng là hiểu được nguyên nhân làm cho trí nhớ của bạn giảm đi, từ đó bạn sẽ biết cách ngăn chặn trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học đúc kết 7 nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm trí nhớ, thậm chí có thể dẫn đến giảm chức năng nhận thức như sau:
1. Trầm cảm
Khi một người đang chán nản, sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực kia. Trên thực tế, không ai có thể miễn nhiễm với trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ con nếu chúng phải thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.
Một số trường hợp có thể làm cho con người bị trầm cảm, chẳng hạn cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình và một vài lý do khác. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.
2. Làm nhiều việc cùng lúc
Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.
Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.
3. Che giấu cảm xúc thật
Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.
Não được tạo thành từ 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phần bên trái của não bộ điều khiển tư duy logic trong khi bên phải tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật và cảm xúc. Khi một người sử dụng cả 2 mặt của não bộ thường xuyên, họ sẽ có được một cảm giác cân bằng trong cách suy nghĩ. Điều này cho thấy một bộ nhớ tốt đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động của cả 2 bán cầu não.
Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể trở thành một người toàn diện với chức năng nhận thức tuyệt vời.
4. Lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là ma túy)
Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Có những người đã bị nghiện sau vài lần dùng thử chất ma túy. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình.
Bên cạnh vấn đề v  sonề thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.
giamtrinho2-aada1-8809-1404271552.jpg
Ảnh minh họa: Lifespan.
5. Uống quá nhiều rượu
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện rượu có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.
6. Thiếu Thiamine (sinh tố B1)
Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.
Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).
7. Thiếu ngủ
Giấc ngủ giúp "refresh" cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài.
Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.
Thi Trân (Theo Lifespan)


































































































































Thứ tư, 12/3/2014 | 17:47 GMT+7

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm mất trí nhớ

Xét nghiệm cho phép phát hiện 10 dấu hiệu rối loạn mỡ máu, giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh trong 3 năm tới với độ chính xác tới 90%.
Trong nghiên cứu kéo dài 5 năm, các nhà khoa học ĐH Georgetown (Washington DC, Mỹ) đã thu thập và phân tích mẫu máu từ 525 người trên 70 tuổi. Sau đó, họ xem xét mẫu máu của 53 người có dấu hiệu phát triển bệnh Alzheimer hoặc suy giảm nhận thức dạng nhẹ và so sánh với mẫu máu của 53 người bình thường.
Phương pháp chẩn đoán sớm mất trí nhớ bằng xét nghiệm máu được đánh giá là một bước tiến to lớn, hỗ trợ tích cho việc điều trị từ giai đoạn đầu, kiềm chế bệnh phát triển. Ảnh: bbc.co.uk
Phương pháp chẩn đoán sớm mất trí nhớ bằng xét nghiệm máu được đánh giá là “một bước tiến to lớn”, hỗ trợ tích cho việc điều trị từ giai đoạn đầu, kiềm chế bệnh phát triển. Ảnh: bbc.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về nồng độ của 10 loại lipid (chất béo) giữa 2 nhóm. Điều này giúp các nhà nghiên cứu dự đoán ai có khả năng mắc các chứng sa sút trí tuệ trong những năm kế tiếp.
Các chuyên gia đánh giá, đây là "một bước tiến to lớn", hỗ trợ tích cho điều trị ngay từ giai đoạn đầu để kiềm chế bệnh phát triển.
Tiến sĩ Simon Ridley từ Tổ chức nghiên cứu Alzheimer Anh quốc cho rằng, phương pháp này còn hữu ích trong kiểm tra hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh mất trí nhớ.
“Để kiểm tra hiệu quả của những loại thuốc mới, điều quan trọng là thuốc phải được thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Xét nghiệm này sẽ là công cụ đắc lực trong chẩn đoán sớm Alzheimer, cho phép mọi người mắc bệnh có được điều trị kịp thời”, ông nói.
Theo thông tin đăng trên tập san Nature Medicine, phương pháp chẩn đoán sớm mất trí nhớ bằng xét nghiệm máu sắp được đưa vào thử nghiệm lâm sàng ở quy mô lớn hơn. Đồng thời, các nhà khoa học sẽ tiếp tục đào sâu nghiên cứu để nâng cao hiệu lực của phương pháp này, nhằm phát hiện bệnh sớm hơn nữa.
Hiện nay, trên thế giới có 44 triệu người phải chung sống cùng hội chứng suy giảm trí nhớ. Con số này dự đoán tăng lên gấp 3 lần vào năm 2050.
Hội chứng suy giảm trí nhớ (Dementia) là thuật ngữ mang tính khái quát về khoảng 100 căn bệnh, trong đó các tế bào não bị hủy hoại với số lượng rất lớn. Bệnh gây tổn thương trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu và đánh giá thông tin cũng như sự linh hoạt về tâm thần. Trong số đó, Alzheimer là dạng phổ biến nhất, chiếm 62% trường hợp. Bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn theo thời gian, khiến nạn nhân phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác.
Nguy hiểm hơn, căn bệnh lặng lẽ tấn công não bộ con người hơn 10 năm trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng. Do đó, việc điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả như mong đợi bởi hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện quá muộn. Vì vậy, phát triển một phương pháp dự đoán nguy cơ mắc bệnh ngay từ sớm luôn là ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu điều trị căn bệnh này.
Thu Hiền (Theo BBC)
Thứ hai, 28/4/2014 | 15:45 GMT+7

Động tác đơn giản giúp ghi nhớ

Nắm chặt bàn tay phải thành hình nắm đấm và ép mạnh sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ số điện thoại hoặc danh sách mua sắm hơn.
Không mấy người trong chúng ta có thể tự hào về một trí nhớ tốt, song một số người có thể tự hào rằng họ có phương pháp tốt để duy trì trí nhớ. Không có một loại thuốc kỳ diệu nào giúp tăng cường trí nhớ, nhưng chỉ cần một số động tác thể dục cơ bản sau đây sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả ghi nhớ rất tốt:
Nắm chặt tay
Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy động tác nắm chặt bàn tay phải thành hình nắm đấm và ép mạnh một chút, sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ số điện thoại hoặc danh sách mua sắm hơn. Sau đó, khi bạn muốn nhớ lại thông tin, hãy nắm chặt tay trái lại. Nhóm nhà nghiên cứu cho rằng khi nắm tay lại sẽ kéo theo các chuyển động kích hoạt một số vùng não, đây là mấu chốt của việc lưu trữ và nhớ lại ký ức.
Nắm chặt tay sẽ tốt cho việc ghi nhớ. Ảnh: News.
Dùng bảng chữ cái
Khi bạn cố gắng để nhớ lại thông tin, chẳng hạn tên của một diễn viên trong một bộ phim nhưng dường như là rất khó. Hãy sử dụng phương pháp tìm kiếm theo bảng chữ cái. Về cơ bản, việc tra bảng chữ cái để tìm chữ cái đầu tiên của từ hoặc cái tên bạn đang cố nhớ ra là để kích hoạt bộ nhớ của bạn. Thủ thuật này thực sự có hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên hơn
Đây không phải là hoạt động đòi hỏi kiến thức và sự phối hợp, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy tập aerobic giúp cải thiện chức năng nhận thức và đặc biệt là tăng cường trí nhớ rất tốt. Ngoài ra, tập thể dục còn thúc đẩy tốc độ sản sinh tế bào não mới trong vùng hippocampus - vùng não quan trọng trong việc ghi nhớ và học tập.
Không uống rượu buổi tối
Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhưng lại làm gián đoạn đêm đó. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho biết rượu gây hại cho khả năng tập trung và trí nhớ. Uống càng nhiều, bạn càng khó có giấc ngủ sâu và chất lượng.
Đọc to những gì cần nhớ
Các chuyên gia về trí nhớ cho biết, cách dễ nhất để ghi nhớ bất cứ điều gì là nói to những điều đó ra, có thể là nơi mà bạn cất chìa khóa xe, những gì bạn cần mua ở cửa hàng hoặc ôn lại bài kiểm tra sắp tới. Nghiên cứu cho thấy, khi nói với chính mình những gì bạn muốn ghi nhớ, hoặc thậm chí lặp đi lặp lại, sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ lại những điều đó hơn.
Không hút thuốc lá
Nếu bạn nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ dẫn đến ung thư thì bạn đã sai. Một nghiên cứu khác cho thấy những người hút thuốc lá ở tuổi trung niên thực hiện các bài kiểm tra về trí nhớ cho kết quả kém hơn những người không hút thuốc lá.
Tự cho mình một gợi ý
Nếu bạn phải làm điều gì đó mỗi ngày tại một thời điểm cụ thể mà bạn thường hay quên, có một kỹ thuật được gọi là ý định thực hiện có thể giúp bạn. Ví dụ, bạn nói với chính mình: "Trên đường về nhà, tôi phải lấy quần áo từ tiệm giặt ủi”. Nói ra như thế sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn.
Nói bằng hình ảnh
Đây là phương pháp hỗ trợ bộ nhớ liên quan đến việc sử dụng hình ảnh hoặc phương tiện nhìn thay vì từ ngữ. Ví dụ, cách cổ điển để ghi nhớ tên một người là thử tưởng tượng nó (hoặc một cái gì đó liên quan đến nó) trên khuôn mặt của người đó. Các nhà tâm lý học thấy rằng, hình ảnh càng kỳ lạ và sống động thì phương pháp này càng hiệu quả.
Tiêu thụ nhiều sữa hơn
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học yêu cầu người tham gia nghiên cứu điền vào bảng khảo sát chi tiết về chế độ ăn của họ để kiểm tra khả năng tập trung, trí nhớ và khả năng học tập. Họ thấy những người ăn các sản phẩm từ sữa ít nhất 5 hoặc 6 lần một tuần đã làm các bài kiểm tra trí nhớ tốt hơn so với những người hiếm khi dùng sữa.
Không ăn quá nhiều
Theo một nghiên cứu của Mỹ, ăn quá nhiều có thể tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các vấn đề về trí nhớ ở tuổi già. Nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể nạp một lượng calo cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ, hoặc MCI, tiêu biểu là chứng mất trí nhớ, có thể đến trước bệnh đãng trí.
Đi dạo trong công viên
Một nghiên cứu cho thấy những người đi dạo xung quanh một khu vườn sẽ làm tốt hơn 20% bài kiểm tra trí nhớ so với những người đi bộ trên đường phố.
Những điệu nhạc khiêu vũ
Không chỉ những người yêu âm nhạc mới thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra nhận thức, nghiên cứu cũng chỉ ra những lợi ích của âm nhạc đối với người mắc bệnh Alzheimer. Người ta tin rằng âm nhạc với giai điệu và các nốt nhạc mạnh mẽ, như reggae và salsa, là tốt cho bộ nhớ và khả năng giải quyết vấn đề. Trong thực tế, những điệu nhạc khiêu vũ càng phức tạp, não bộ sẽ được thử thách nhiều hơn.
Thi Trân (theo medicmagic


Học ngôn ngữ thứ hai có thể giúp làm chậm lão hóa não, cải thiện kỹ năng đọc và trí thông minh, theo một nghiên cứu mới ở Anh.
Học ngoại ngữ giúp làm chậm lão hóa

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Edinburgh (Anh) đã sử dụng dữ liệu từ các bài kiểm tra trí thông minh của 262 cá nhân ở tuổi 11. Sau đó, nghiên cứu đã xem xét sự thay đổi khả năng nhận thức của họ trong các bài kiểm tra được thực hiện khi ở lứa tuổi 70.
Học ngôn ngữ thứ hai có thể giúp làm chậm lão hóa não, cải thiện kỹ năng đọc và trí thông minh, theo một nghiên cứu mới. Ảnh: sprachen
Học ngôn ngữ thứ hai có thể giúp làm chậm lão hóa não, cải thiện kỹ năng đọc và trí thông minh, theo một nghiên cứu mới. Ảnh minh họa: sprachen.
Tất cả người tham gia nói rằng có thể giao tiếp ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Trong đó, 195 người học ngôn ngữ thứ hai trước 18 tuổi. Kết quả từ những bài kiểm tra cho thấy những người nói hai hoặc nhiều ngôn ngữ hơn có khả năng nhận thức tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt kỹ năng đọc, khả năng giao tiếp lưu loát và trí thông minh ở những người này được cải thiện đáng kể.
Tiến sĩ Thomas Bak, ĐH Edinburgh cho biết, học tập song ngữ ngay cả khi ở tuổi trưởng thành cũng sẽ cũng mang lại lợi ích chống sự lão hóa não, giúp não bộ được luyện tập hằng ngày, ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn việc học tập nhiều ngôn ngữ liệu có thể tác động tích cực hơn với não và liệu có cần phải tích cực trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ hai thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt.
Tiến sĩ Alvaro Pascual-Leone, giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard ở Boston, Mỹ, cho biết: "Các nghiên cứu dịch tễ học cung cấp một bước quan trọng đầu tiên trong việc tìm hiểu tác động của việc học ngôn ngữ thứ hai đối với sự lão hóa não. Nghiên cứu này mở đường cho nghiên cứu tương lai về song ngữ và phòng ngừa suy giảm nhận thức".
Trước đây cũng đã có nghiên cứu cho rằng việc lưu loát hai ngoại ngữ có thể trì hoãn sự khởi đầu của chứng sa sút trí tuệ.
Lê Phương (Theo BBC)
Ý kiến bạn đọc ()
Vậy sao mà chị hiệu trưởng trường mình đúng chuyên môn t.anh luôn già nhanh thế..lão hóa từ da đến tóc..
T.Anh - 13:45 3/6
 
bằng kinh nghiệm bản thân tôi thấy những người giỏi ngoại ngữ hoặc biết hơn 1 ngôn ngữ thường là những người hiểu biết, cởi mở, hào hiệp, nhanh nhẹn hơn,
 
Hoc ngoai ngu cho vui thoi, dung lam hieu truong :-D
phuong - 18:00 5/6
 


























































































































































































































































Những phương pháp đơn giản giúp người già chống lại bệnh sa sút trí tuệ

GiadinhNet - Th.S – B.S Thúy Anh sẽ đưa ra những đánh giá chuyên sâu về căn bệnh khiến người già mất dần năng lực vốn có trong hoạt động xã hội và sinh hoạt thường ngày, giảm hẳn chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó cũng đưa ra những phương án giúp người già phòng tránh và chống chọi căn bệnh nguy hiểm này…

Thời gian qua, báo GĐ&XH Cuối tuần nhận được nhiều ý kiến tư vấn của độc giả về căn căn bệnh sa sút trí tuệ - một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Để giúp các bậc cao niên và quý độc giả quan tâm nhận diện, phòng tránh và điều trị căn bệnh đáng sợ này, chúng tôi đã chuyển các câu hỏi đến Th.S – B.S Đỗ Thị Thúy Anh.
 
Những phương pháp đơn giản giúp người già chống lại bệnh sa sút trí  tuệ 1
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh
 
0% dân số bị sa sút trí nhớ sau tuổi 75

Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ và ước tính đến năm 2030, con số dự báo sẽ tăng lên 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính xác về số lượng sa sút trí tuệ, nhưng theo dự đoán của các cơ quan chuyên ngành, số lượng người dân trên 65 tuổi của năm 2020 và 2050 lần lượt là 8 triệu và 22 triệu người.Tất nhiên số người bệnh sa sút trí tuệ sẽ gia tăng theo số lượng người già và tăng dần theo tuổi. Theo Hội Thần kinh học TPHCM thì tỉ lệ sa sút trí tuệ ở tuổi 40 chỉ chiếm 0,1% dân số. Đến trên 65 tuổi, tỉ lệ này là 5-8%, sau 75 tuổi nó tăng lên 15-20% và trên 85 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ chiếm đến 25-50% dân số. Nhìn chung sau 65 tuổi, tỉ lệ sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi 5 năm.

Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh Alzheimer và các bệnh do mạch máu. Bệnh Alzheimer còn được gọi là lú lẫn tuổi già, nguyên nhân hàng đầu của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những phần não kiểm soát sự suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ. Sự xuất hiện các mảng amyloid bất thường và các đám rối sợi thần kinh trong tế bào não. Đây được xem là nguyên nhân gây ra chết tế bào não và teo não nặng nề trong bệnh Alzheimer.

Sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra sau tổn thương não do bệnh lý mạch máu não gây ra. Sa sút trí tuệ thường xảy ra đột ngột và tiến triển từng bậc. Sa sút trí tuệ mạch máu thường xảy ra ở người bị tai biến mạch máu não, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Các bệnh lý thoái hóa não (như bệnh Parkinson), ngộ độc kim loại, bệnh nhiễm trùng (như giang mai, nhiễm HIV)… cũng gây ra sa sút trí tuệ ở giai đoạn gần cuối của bệnh. Ngoài ra, một số bệnh lý tổng quát như sốt cao, cơ thể bị mất nước, thiếu vitamin và suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý tuyến giáp, nghiện rượu…

Chẳng hạn mới đây, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã điều trị cho bà Cao Thị T (62 tuổi) mắc căn bệnh Parkinson. Qua những gì người nhà nói thì bệnh viện chuẩn đoán bà đã bị mắc bệnh khỏang 15 năm rồi nhưng mãi bây giờ bệnh biểu hiện rõ rệt thì gia đình mới đưa đi điều trị. Căn bệnh không chỉ khiến cho tay của bà T. run rẩy, mất kiểm soát, các cơ luôn cứng đờ mỗi lần muốn vận động mà bệnh sử trước đó gần như trí nhớ phai nhạt, hễ nói trước quên sau... Hay trường hợp của anh Trần Cảnh N 54 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: Anh chẳng phải bận rộn gì lắm nhưng cứ thỉnh thoảng hoặc quên việc này hoặc quên việc khác. Có nhiều hôm quên khuấy luôn các cuộc họp cơ quan mặc dù lịch đã lên sẵn”. Đã 2 lần đi khám bác sĩ, anh N. được ghi nhận chẩn đoán có dấu hiệu giảm trí nhớ và đã được kê nhiều loại thuốc nhưng vẫn chưa cải thiện. 

Như vậy để nhận biết ngưới cao tuổi mắc bệnh sa sút trí tuệ không phải là dễ, bởi nhìn bề ngoài người bệnh trông vẫn có vẻ ổn nên dễ bị bỏ sót, không phát hiện sớm được. Thường những người xung quanh họ, sống gần họ như con cái, vợ chồng mới là những người sáng suốt phát hiện bệnh. Tuy nhiên một số biểu hiện sau sẽ giúp người cao tuổi và những người xung quanh nhận biết mình đả mắc phải bệnh sa sút trí tuệ. Biểu hiện đầu tiên thường gặp nhất của sa sút trí tuệ đó là mất trí nhớ gần. Tức là người bệnh thường quên và không nhớ lại được. Họ thường lập đi lập lại một câu hỏi và còn quên rằng cả việc ai đó vừa mới trả lời rồi. Thậm chí họ có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. Họ cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc như: Có thể không còn nhớ ăn uống thế nào cho đúng cách hoặc không thể tự ăn uống được. Nặng nề hơn, người bệnh không thể tự là vệ sinh cá nhân, cần phải có sự giúp đỡ của gia đình

Người bệnh có thể quên cả những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, điều này làm cho người khác khó hiểu được ý họ muốn nói. Hoặc người bệnh bị rối loạn phát âm, loạn định hướng như nói lắp, nói khó… rồi có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc hay không nhớ làm sao họ đến được nơi đó và làm sao quay trở về nhà. Họ gặp rắc rối trong các vấn đề về tư duy, không nhận ra được các con số hoặc phép tính đơn giản.
 
Phải thấu hiểu người già

Với người sa sút trí tuệ thì việc giữ gìn và tập luyện trí nhớ cho người bệnh là rất quan trọng. Vì vậy ngay ở giai đoạn đầu phát hiện ra bệnh thì người cao tuổi có thể lưu ý thực hiện những điều sau: Đầu tiên là phải có một cuốn sổ ghi chép lại những điều cần nhớ như lịch hẹn khám bệnh, tên con cháu và bạn bè, việc cần hoàn tất trong ngày. Sau đó, sắp xếp công việc như nhau hàng ngày, hàng tuần. Lập danh sách các số điện thoại cần gọi gần điện thoại, kể cả các số cấp cứu để có thể tìm được khi cầnDán tên của các đồ vật bên trong trong nhà và thậm chí có thể làm mũi tên những đồ vật đã cất. Giữ chìa khóa, tiền bạc ở nơi an toàn dễ tìm. Treo thật nhiều ảnh gia đình, bạn bè và có thể dán tên con cháu để nhớ, treo lịch và gạch bỏ ngày đã qua để tính thời gian. Mặt khác có thể nhờ con cháu hoặc bạn thân gọi điện thoại báo trước khi đến thăm để chờ đón.

Ngoài việc bản thân người cao tuổi tự khắc phục sự suy giảm trí nhớ của mình thì việc người thân và gia đình luôn sát cánh với người bệnh rất quan trọng. Người thân có vai trò giúp họ giữ lại những ký ức còn lại, khuyến khích khả năng ghi nhớ và hổ trợ các hoạt động sống hàng ngày. Bởi những rối loạn về trí nhớ, ngôn ngữ, hành vi và tâm thần của người bệnh là hậu quả tổn thương tế bào não gây ra. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thì thân nhân của người mắc bệnh sa sút trí tuệ cũng cần chú ý thực hiện một số điều đó là: Cần quan sát người bệnh, chú ý lắng nghe và theo dõi những hành động của họ để hiểu được người bệnh đang muốn gì.

Một điều đáng chú ý khi tiếp xúc với người bị sa sút trí tuệ là cần hòa nhập vào thế giới của người bệnh, nói về những chuyện trong quá khứ. Thường xuyên giới thiệu bản thân và mối quan hệ của mình với người bệnh. Tạo cho người bệnh cảm giác được yêu thương và chăm sóc. Thay vì cố tranh cãi với người bệnh những vấn đề họ đã quên, hãy trấn an và làm cho họ quên đi bằng cách tạm thời thay đổi đề tài. Thường xuyên khuyến khích người bệnh làm các việc đơn giản như mặc áo, đánh răng… và đừng quên những lời khen ngợi khi họ thành công. Hơn thế nữa, có thể chia sẻ những băn khoăn lo lắng để họ cảm nhận sự quan trọng của bản thân trong cuộc sống.

Bên cạnh những phương pháp ghi nhớ chăm sóc người bệnh thì việc gìn giữ sức khỏe tốt là điều cần thiết để giúp bộ não chúng ta hoạt động lâu dài. Chẳng hạn, kiểm soát huyết áp kỹ lưỡng, kiểm soát đường và cholesterol trong máu, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống các thuốc đa sinh tố và thuốc chống oxy hóa. Thường xuyêntập thể dục sào mỗi sáng, chiều và giữ tinh thần ổn định thoải mái là những phương pháp rất tốt để phòng ngừa bệnh lý sa sút trí tuệ.
 
Th.S - bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh
(Học viên Y dược học cổ truyền Việt Nam)



-- 
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "TUD Alumni Vietnam".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đếntudav+unsubscribe@googlegroups.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét