Đúng là "loạn tâm" vì " đi loạn". Văn hoá VN là ngày đầu năm là đi, là xuất hành, chứ ngồi nhà
chờ khách đến chơi, dăm ba vài câu chuyện với rượi, trà, mứt...vui Xuân cũng không yên mà
bứt rứt tâm linh. Thế là đóng bộ, tung tăng xuất hành....đi chùa, không những một mà đi nhiều chùa, càng xa càng tốt. Chùa thì vừa nhỏ, vừa ít nên chỗ nào cũng đông, mà dân Việt mình lại
thích vô trật tự, thấy gì lợi "hại" trước mắt là làm liền như bẻ lộc chết trụi cây; cảnh chùa Bái Đính to rộng vậy nhưng cổng chùa thì xa quá hay chật chội nên nam thanh nữ tú bèn thi nhau leo tường sinh ra dịch vụ cho thuê thang để trèo vào cho dễ...Chán thật!
Mệt mỏi vì phải đi bộ quá nhiều, phần vì muốn tiết kiệm thời gian nên nhiều du khách đến dự lễ khai hội chùa Bái Đính (Ninh Bình) đã trèo tường, chui cửa ra ngoài. Dịch vụ cho thuê thang trèo tường hút khách.
.Từ loạn tâm đến loạn Lễ hội.
" Văn hóa " xứ Mít ngàn năm vẫn vậy thôi.
C'est terrible, con bìm bịp !
Từ loạn tâm đến loạn Lễ hội:
Không thể phủ nhận Lễ hội ( đặc biệt là Lễ hội vào mùa Xuân) là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng Lễ hội, những sinh hoạt văn hoá truyền thống có còn văn hoá không, hay đã bị biến tướng thành tệ nạn, câu trả lời từ chính thực tế.
Thực tế đó là gì? Tại chùa Hương, không phải thanh khiết theo kiểu "hoa cỏ mờ hơi sương" trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, mà là một núi rác; không phải "réo rắt suối đưa quanh...cảnh đẹp gần như tranh" mà là một suối rác. Dân mình không mấy ai ý thức bỏ rác vào giỏ, mà vứt bừa, núi non, sông suối vứt càng sướng tay. Văn hoá đây ư !
Mấy ngày Lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh, đã có 12 trường hợp cấp cứu, trong đó có một trường hợp tử vong. Năm nào cũng vậy, chen lấn, xô đẩy dẫn đến té ngã phải đi bệnh viện. Dân mình không có thói quen xếp hàng, ở các điểm Lễ hội, xếp hàng càng là thứ vớ vẩn. Mạnh ai nấy chen là cách "văn hóa'' được ưa chuộng nhất. Văn hoá đây ư !
Một cụ bà hơn 60 tuổi, đi Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), do không chịu boa cho người lái đò 5.000 đồng, cả nhà bị đánh, riêng bà bị đánh gãy tay. Văn hoá đây ư !
Tuy chưa đến kỳ phát tờ ấn đền Trần, nhưng người ta đã vất vả chiếm chỗ, có người mua tờ ấn "chợ đen" với giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Chưa đến ngày khai ấn, nhưng ấn được đóng trước. Có ấn thì có tay trong, tay ngoài làm "phe ấn" như phe vé. Lừa đảo nhau, lừa cả thánh thần. Văn hoá đây ư !
Nhưng nặng nề nhất là mê tín dị đoan. Không ít nơi, các điểm Lễ hội đều chất chứa không khí u mê hơn là tín ngưỡng. Bói toán, xem tướng, đoán số bày ra dụ dỗ khách hành hương. Nói hành hương cho sang, nhưng đa số đi cầu xin tiền tài, danh vọng. Người ta bỏ bạc lẻ ra để mặc cả với thành thần cho được lợi muôn triệu, danh phận hơn người.
Đến không ít Lễ hội, nhìn người ta khấn vái, có nhiều người viết hẳn ra giấy những "đề xuất" để đọc cho thánh nghe mà kinh hãi. Một người làm, mười người làm, vạn người làm, triệu người làm theo trong mê muội. Cả một đám đông khấn vái hùi hụi như tranh như cướp, sợ thánh nghe, và nhận lời người khác trước khi nhận lời của mình.
Chỉ có thể nói không ít người ngày càng khủng hoảng niềm tin vào chính mình, nên tìm chỗ nương tựa ở thánh thần.
Sẽ khó dẹp các tệ nạn, sẽ không thể ngăn chặn người ta đạp nhau cướp những tờ giấy đóng dấu ấn đền Trần nếu như con người còn bị khủng hoảng niềm tin.
Loạn Lễ hội là do loạn tâm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét