Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Núi Tu Di: một ngọn núi trong thần thoại cổ Ấn Độ

Núi Tu Di:
một ngọn núi trong thần thoại cổ Ấn Độ
Núi Tu Di là tên của một ngọn núi trong truyền thuyết thần thoại cổ Ấn Độ, còn gọi là Tu Di Lâu, Mạn Đà La. Theo quan niệm Phật giáo, núi Tu Di là vua của các ngọn núi, là trung tâm của thế giới, là vũ trụ quan của Phật giáo.

ando 1.jpg
Bảng đá giới thiệu "Hang động núi Tu Di" 

 
Bởi Trung Quốc chịu ảnh hưởng Phật giáo rất sâu sắc, nên ở đây xin giới thiệu về núi Tu Di cùng tên tọa lạc tại khu tự trị dân tộc Hồi - Ninh Hạ.


Núi Tu Di là phong cảnh thắng địa có hơn 100 hang động. Tọa lạc ở phía bắc, cách núi Lục Bàn khoảng 320 km về hướng đông nam, thành phố Ngân Xuyên, bờ bắc ngạn, song Tứ Khẩu Tử khoảng 55 km hướng tây bắc, thành phố Cố Nguyên. Dãy núi này cao sừng sững đối diện với Quan Sơn, eo vịnh nhỏ mà hẹp, thác nước sâu mà hiểm, núi non kỳ vĩ.

ando 2.jpg
 
Sông Tứ Khẩu Tử
 
Thời cổ, sông Tứ Khẩu Tử phía dưới núi được gọi là Thạch Môn Thủy, thiết kế con đường trên sông gọi là Thạch Môn Quan, và nó đã trở thành đường hầm quan trọng cho con đường tơ lụa. 


Con đường này cũng là biện pháp trọng yếu để phòng ngừa về chiến tranh, và con đường này cũng là để nối tình bang giao hữu hảo giữa vương triều nhà Hán Trung Nguyên, với các dân tộc thiểu số miền Tây vực.


Đương nhiên ngày nay vị trí của Thạch Môn Quan không còn, nhưng những hang động được phân bố trên các sườn núi vẫn toát ra luồng ánh sáng nghệ thuật rạng rỡ.
ando 3.jpg
Núi Tu Di - Hang động thứ 5, Đại Phật đơn 
thể với quy mô lớn nhất xây dựng vào đời Đường cao 20.6m
 
Những pho tượng trong các hang động trên núi Tu Di này, thì hang động thứ năm có một số tượng Phật được kiến tạo vào đời nhà Đường. 


Trong hang động có điêu khắc tượng Đại Phật tọa thiền cao 20.6m, thần thái an nhiên, khí vũ siêu phàm. Địa thế nơi đây rộng rãi bao la, có thể nhìn bao quát từ xa. Đứng tựa vào dãy hành lang trước Đại Phật, đưa mắt hướng vọng về nơi cõi xa xưa, sông núi trên chiến trường thời cổ vẫn y như cũ, khiến cho con người thời nay càng vô cùng bùi ngùi với mối tư lương với tâm tình hoài cổ. 

ando 4.jpg
 
Khu du lịch Thạch Môn Quan
 
Hang động thứ 51 được khai thác vào thời Bắc Chu, còn gọi là "ánh sáng của Tu Di", và đã được khai quật trong lòng một ngọn núi nhỏ, là cột mốc trung tâm lớn nhất của núi Tu Di. Tư thái của 7 tượng Phật cao hơn 6m trong hang động rất ưu mỹ, thủ pháp điêu khắc rất thuần thục, đại biểu cho nét đặc sắc của thời đại tươi sáng vào thời kỳ Bắc Chu. Ngẫng nhìn chung quanh, từng sợi khói trắng quyện nhau từ trong hang động chầm chậm lan ra, giống như những sợi kim tuyến bàng bạc phản chiếu quanh các tượng điêu khắc trên bốn phía vách, khiến cho con người có cảm giác như đang lạc vào cảnh giới thần bí của thế giới Cực Lạc.
 
Những hang động này bắt đầu khai thác vào thời Bắc Ngụy, cách nay đã hơn 1400 năm. Trải qua thời gian lâu xa, bị mưa gió bào mòn, thêm vào đó nhiều trận động đất làm cho hư hoại .


Các triều đại Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường... vẫn không ngừng khai thác sửa đục tạc thêm, sau này vẫn còn tiếp tục sửa chữa, trùng tu, cho nên ngày nay mới hình thành 8 phong cảnh: Đại Phật Lục, Tử Tôn Cung, Viên Quang Tự, Tướng Quốc Tự, Đào Hoa Động, Tùng Thụ Oa, Tam Cá Quật, Hắc Thạch Câu..., tổng cộng có hơn 350 tôn tượng, nhiều nơi còn có bia đá, bích họa, đề kí..., là di sản văn hóa tôn giáo, là nơi nghiên cứu về nghệ thuật khai quật hang động TQ từ thời Bắc Ngụy đến nay.
 

ando 5.jpg
 
Núi Lục Bàn
 
Các hang động núi Tu Di từ thời Bắc Ngụy đến Tùy Đường (386-534) không ngừng khai khác, sửa chữa, tô đắp Phật tượng, và đã phản ánh phong cách qua nhiều thời đại đều không đồng nhất. 


Tượng Phật hang động thời Bắc Ngụy, được nặn đắp với sống mũi cao rộng, giữ nguyên phong mạo Phật giáo Ấn Độ. Có những bức tượng mặt thỏn vai trượt, áo dài tay rộng, rất giống hình tượng nghệ thuật trên bức tranh cuộn "Lạc Thần Phú" của họa sư Cố khải Chi thời Đông Tấn. 


Tượng Phật đời Tùy thì mình dài, chi dưới ngắn, mặt tròn, cổ lùn, hình tượng chất phác không sinh động. Xu hướng tạo hình tượng Phật đời Đường thì tương đối hoàn mỹ hơn, tư thái phúc hậu, dáng vẻ đẫy đà, phục trang xinh đẹp rực rỡ, biểu hiện đầy đủ khí chất phi phàm của nghệ thuật đời Đường. 
 
ando 6.jpg
 
Hang động núi Tu Di không giống như Đôn Hoàng, Vân Phong và Long Môn. Các động đá hầu như đều được khai thác trên vách núi của Lâm Xuyên, chỉ cần nhìn vào là thấy được tất cả. 


Tùy vào sự thay đổi của thế núi, khi thì sừng sững nguy nga, khi thì bao trùm luôn cả những chỗ trủng thấp, đông tây trên dưới, như ẩn như hiện, biến hóa phong phú, một nét đẹp hùng vĩ bao la, khiến mọi người một khi đến viếng cảnh rồi thì khó có thể quên được.


Các hang động núi Tu Di còn lưu lại rất nhiều bi ký, đề ký của các triều đại như Đường, Tống, Tây Hạ... Những đề ký này là tư liệu nghiên cứu quý báu về mặt xã hội đương thời.

ando 7.jpg

Giang Nam vào lúc tháng 4, cây cỏ xinh tươi, chim muông hội tụ. Còn mùa xuân của núi Tu Di tuy đến hơi chậm, nhưng cảnh xuân lại trêu người. 


Đứng dưới núi nhìn ra xa, giữa những ngọn núi cao mà hiểm, thấp mà mộc mạc, từng khóm, từng khóm hoa đào nở rộ, từng mảng, từng mảng cây cỏ xanh biếc, mang đến cho dãy núi màu vàng đất một sức sống mãnh liệt.


Nơi đây tuy thiếu kém nét thanh tú và cái mềm mại đáng yêu của mùa xuân sớm ở Giang Nam, nhưng lại có đủ cái hào phóng và sự kiên cường đặc biệt của phương bắc, khiến cho mọi người như thể hội được một loại ý vị khác.
 
 
ando 8.jpg
 
Từ cổng lớn, cái nhìn đầu tiên có thể thấy nơi tôn trí của Đại Phật
 
ando 9.jpg
 
Đại Phật núi Tu Di - động thứ nhất
 
Các hang động núi Tu Di từ thời Bắc Ngụy đến Tùy Đường (386-534) không ngừng khai khác, đã phản ánh phong cách nhiều thời đại không đồng nhất. 


Tượng Phật hang động thời Bắc Ngụy, sống mũi cao rộng, giữ nguyên phong mạo Phật giáo Ấn Độ. Có những bức tượng gương mặt thỏn vai trượt, áo dài tay rộng, rất giống hình tượng nghệ thuật trên bức tranh cuộn "Lạc Thần Phú" của họa sư Cố khải Chi thời Đông Tấn. 


Tượng Phật đời Tùy thì mình dài, chi dưới ngắn, mặt tròn, cổ lùn, hình tượng chất phác không sinh động. Xu hướng tạo hình tượng Phật đời Đường thì tương đối hoàn mỹ hơn, tư thái phúc hậu, dáng vẻ đẫy đà, phục trang xinh đẹp rực rỡ, biểu hiện đầy đủ khí chất phi phàm của nghệ thuật đời Đường. 

india.jpg
Toàn quả núi Tu Di đều là hang động
có những hang động đã phát hiện
hoặc có những cái chưa phát hiện

 
Tại Trung Quốc, núi Tu Di không những nổi tiếng ở Ngân Xuyên, mà nó còn là một cảnh quan nổi tiếng nhất của các tự viện Hoàng Giáo Lạt Ma Giáo tại Bắc Kinh (Hoàng Giáo là một hệ phái của Lạt Ma Giáo Tây Tạng, hưng khởi vào đầu thể kỷ 15). 


Giáo nghĩa Phật giáo cho rằng, tiểu thiên thế giới phân làm ba bộ phận thượng, trung và hạ, tức là Phong luân, Thủy luân và Kim luân. 


Núi Tu Di trong đây có Kim luân. Kim luân là mặt đất, trên đất có chín núi tám biển, là nơi sinh sống của toàn nhân loại. 


Lại có bốn phương đông, tây, nam, bắc, mỗi phương đều có một tòa cung điện, biểu thị cho Tứ Đại Bộ Châu: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Câu Lô Châu. 


Trên Tứ Đại Bộ Châu lại đầy dẫy các vì tinh tú, thiên văn được phân bố khắp vũ trụ, bộ đỉnh của các vì sao ấy có một tiểu Đàn Thành rất đặc biệt kỳ lạ (Đàn Thành: lãnh thổ của một quốc gia hoặc là đàn cúng tế), đây là thánh địa cư trú của trời Đế Thích, tức là Thiên Đường.
 
india 2.jpg
 
Thạch Môn Thủy
 
ando 10.jpg
Thạch Môn Thủy
 
ando 11.jpg
 
Đức Phật A Di Đà - 
Hang động thứ 3 Sơ Đường 
(TL 618-741)
 
ando 12.jpg
 
Hang động thứ 6 - 
Thích Ca, Văn Thù và Duy Ma Cật, 
Bắc Ngụy (TL  471-494)
 
ando 13.jpg
 
Hang động thứ 7 -
Cúng dường chư Thiên
 
ando 14.jpg
 
Hang động thứ 8
 
ando 15.jpg

Hang động thứ 9
 
ando 16.jpg
 
Núi Tu Di - Hang động thứ 9, 10, 
từ năm đầu Bắc Ngụy niên hiệu 
Diên Hưng đến năm thứ 18 Thái Hòa 
(TL  471-494)
 
ando 17.jpg
 
Hang động thứ 10
 
ando 18.jpg

Khe rảnh nằm ở phía trước núi Tu Di
rất có đặc điểm

 
ando19.jpg
 
Cổng hang động núi Tu Di hơi nhỏ,
cảm thấy các loại thi công đểu chưa hoàn thành
 
ando 20.jpg

Người xưa thật là vĩ đại, tu sửa nơi đây
cũng không biết hao phí bao nhiêu thời gian!

 
 
ando 21.jpg

Điều mà mọi người cho là "hoa rừng rực rỡ"
lại có ít khả năng tìm được hoa trên ngọn núi Tu Di này.
Một khi đã phát hiện, thì không còn gi sung sướng hơn!
 
ando 22.jpg
 
Có phải là hoa Đinh Hương? 
 
ando 23.jpg
 
Hoa này cũng không biết gọi là gì, nhưng rất đẹp.
 
ando 24.jpg
 
Thường xuyên thấy trái tùng, nhưng rất ít khi nhìn thấy hạt tùng nở. 
Trên đỉnh trái tùng còn đội nón, cảm giác này vô cùng thích thú
 
ando 25.jpg
 
Cổ thụ thiên nhiên tạo hình "cá sấu bái Phật". 
 
ando 26.jpg
 
 ando 27.jpg
 
ando28.jpg
 
ando 29.jpg
 
Bức phù điêu thế kỷ thứ 6
 
ando30.jpg
 
ando 31.jpg
 
ando 32.jpg
Quan San
 
ando 33.jpg
ando 34.jpg
 
ando 35.jpg
 
ando 36.jpg
 
ando 37.jpg
 
ando 38.jpg
 
ando 39.jpg
                                                          
ando 40.jpg

ando 41.jpg

ando 42.jpg

ando 43.jpg

ando 44.jpg
Địa mạo độc đáo của Đan Hà

ando 45.jpg
Núi Đan Hà


ando 46.jpg

               
ando 47.jpg

ando 48.jpg

ando 49.jpg

ando 50.jpg

ando 51.jpg

ando 52.jpg

ando 53.jpg

ando 54.jpg

ando 55.jpg

ando 56.jpg

ando 57.jpg

ando 58.jpg

ando 59.jpg

ando 60.jpg

ando 61.jpg

ando 62.jpg

ando 63.jpg

ando 64.jpg

ando 65.jpg

ando 66.jpg

ando 67.jpg

ando68.jpg

ando 69.jpg

ando 70.jpg

Thanh Như
 dịch và sưu tập hình ảnh  
*******************************************************************




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét