Những ngày qua, dư luận nóng lên về đề xuất đề án Đổi mới chương trình SGK của Bộ GD-ĐT. Con số kinh phí mà Bộ này đưa ra thực sự đã nhiều người băn khoăn về tính thực tế của nó. Đây cũng không phải là lần đầu tiên chúng ta nói về một đề án đổi mới với số tiền lớn mà ngành chức năng đưa ra. Song đằng sau những con số đáng chú ý đó, điều dư luận quan tâm hơn là: phải sử dụng kinh phí làm sao cho có hiệu quả. Trả lời cho câu hỏi này cũng như những vấn đề liên quan chúng tôi đã mời đến trường quay GS Nguyễn Xuân Hãn, hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Câu hỏi và trả lời
Câu hỏi 1: Là người nghiên cứu vấn đề đổi mới chương trình SGK trong nhiều năm xin hỏi với quan điểm của GS với đề án này thì liệu có mang lại hiệu quả như kì vọng của thứ trưởng Bộ GTĐT Nguyễn Vinh Hiển (sẽ tạo ra được lớp lớp học sinh phổ thông có bản lĩnh, sáng tạo, có khả năng tự học và chương trình này cũng tạo điều kiện phân hóa học sinh phổ thông, tạo điều kiện học tốt hơn trong bậc đại học..) hay không?
GS NXH trả lời:
+ Xin miễn bình luận những kỳ vọng mà các dự án đổi mới CT-SGK đang vẽ ra ở trên trời xa với thực tế lắm,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên: "Các đồng chí toàn dùng khẩu hiệu... Các đồng chí mới nói được là chương trình, sách giáo khoa phải đổi mới. Nói vậy thì đúng rồi. Nhưng vấn đề là đổi mới thế nào, phải thế nào để đáp ứng mục tiêu đó thì tôi không thấy rõ”
+ Thực trạng của chương trình SGK hiện nay, và cách mà chúng ta đổi mới chương trình SGK từ trước đến nay đang có nhiều vấn đề tồn tại. Chương trình là cốt lõi của nền học vấn, SGK mang tính pháp lý trong dạy và học. Song hiện nay xét về tổng thể từ lớp 1 đến lớp 12, ta chưa có CT chính thức của Nhà Nước (tại sao? Phân Ban từ 1993 đến nay đã hơn 20 năm , thực tế đã bác bỏ mọi phương án phân Ban của Bộ , vì đi ngược lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm 1950 theo tư tưởng của Bác ta đã xóa phân Ban từ hồi đất nước còn nô lệ, để khẳng định nền GD toàn diện.GS Nguyễn Cảnh Toàn nói vô tình chúng ta đã biến HS thành “con chuột bạch”
Nội dung SGK so với thế giới năng hơn từ 1 đến 3 năm, kiến thức thừa từ 30% đến 50% , ví dụ môn Toán có chuyên gia nói hơn 50% kiến thức thừa. Cách viết trìu tượng khó học khó nhớ !
+Từ năm 2002 đến năm 2011 theo Nghị quyết 40 của Quốc hội ta đã tiến hành đổi mới CT và thay SGK . Chưa kể tiền của dân, riêng Nhà nước đã đầu tưkhoảng 2 tỷ USD (theo số liệu của QH), chưa tổng kết song ý kiến cá nhân của tôi là việc đổi mới này không thành công!
+ Năm 2011, Bộ GD –ĐT dự kiến đề án mới đổi mới CT-SGK sau năm 2015 là 70000 tỷ- 3,5 tỷ USD bị phản đối, tháng 4-2014 Bộ trình dự án khác 34 nghìn tỷ đồng!Các con Bộ dưa ra viết CT-SGK lúc hơn 900 tỷ, lúc nói105 tỷ, và lại nói đây là “khái toán”.
+ GS Phạm Minh Hạc nguyên Bộ trưởng Bộ GD đã bình luận – “khái toán “ đây là từ mù mờ Một việc quan trọng với tương lai dân tộc, với thế hệ trẻ, từ tiền thuế của nhân dân mà "khái toán" thì không thể chấp nhận được", GS Hạc nhận xét.
+ Chưa bàn đến kinh phí, xét con người và tổ chức vẫn là cũ, cách thức tiến hành không mới, xin khẳng định- sẽ không có sản phẩm mới- sẽ lại rơi và vết xe đổ như những lần trước.
Kết luận Nhân đây, xin dẫn lại câu nói của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước khi đi xa: “Chúng ta có ít tiền, nhưng ít tiền không sợ, miễn là biết cách làm, ít tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ hỏng hơn” .
Câu hỏi 2: Điều đó có thể hiểu rằng: tiền không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đề án đổi mới chương trình SGK, thưa GS?
GS NXH trả lời: đây là vấn đề khoa học, Ai chỉ đạo ?
-Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói ta chưa có Tổng chỉ huy-nhạc trưởng về học thuật. Xây một ngôi nhà vài tỷ cũng cần một kỹ sư trưởng . Với kinh phí vài vạn tỷ mà không có tổng chỉ huy , liệu có nên đầu tư vào một việc lớn như CT-SGK của Quốc gia – khi GD-ĐT - được coi là Quốc sách hành đầu? Phải chăng ta ném tiền qua cửa sổ?
Câu hỏi 3: Theo GS thì dường như yếu tố con người mới là then chốt. Với quan điểm của GS, người tổng chỉ huy phải là người như thế nảo?
GS NXH trả lời: tiêu chuẩn tổng chỉ huy, không phải người điều hành hành chính?
Tổng chỉ huy phải là người biết cách làm chương trình-SGK, biết trả lời công luận làm chương trình-SGK như thế nào để học sinh tốt nghiệp đạt chuẩn quốc tế, học xong phổ thông có thể vào học ở Harvard hay ĐH tổng hợp Lomonosov vvv. Ngoài những môn tự nhiên, người tổng chủ biên cũng phải biết chỉ đạo sách giáo khoa Văn, Sử, Địa... viết theo hướng nào? Người đó cũng phải đối thoại công khai với công luận tại sao làm thế này chứ không làm theo kiểu khác?.
Câu hỏi 4: GS có thể nói cụ thể hơn: với thực tế hiện nay, chúng ta cần làm những gì để có một chương trình SGK chuẩn?
GS NXH trả lời: Thay đổi con người và tổ chức
"Muốn đổi mới chương trình và SGK chuẩn phải thay đổi gốc tư duy, cụ thể là con người và tổ chức. Tiền chỉ là một phần để đổi mới",
+ Theo Nghị quyết Ủy Ban đổi mới GD Quốc gia sẽ được thành lập, chủ Tịch Ủy Ban là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
+ Vậy ta nên tổ chức Hội đồng biên soạn CT-SGK Quốc gia trực thuộc Ủy Ban này. Bà Nguyễn Thị Bình - hồi còn là Phó Chủ tịch nước đã có lần phát biểu tại QH , phải giải phóng Bộ GD-ĐT khỏi việc biên soạn CT-SGK . Theo Điều 36 của Hiến Phap trước đây, và điều 100 của Luật GD , trách nhiệm về CT-SGK trước QH và dân- là thủ tướng
+ Người ta nói con hơn cha là nhà có phúc, thế hệ GS Nguyễn Văn Chiển GS Hoàng Tụy, nhà giáo Lê Hải Châu vvv không có tiền vẫn làm được CT-SGK chuẩn, lưu ý kinh phí đầu tư hầu như không đáng kể, và người có học hàm học vị hồi đó đếm trên đầu ngón tay.
+ Thế hệ trí thức hiện nay được Đảng đào tạo bài bản, không ít người được học ở nước ngoài, điều kiện viết sách thuận tiện hơn nhiều lần trước đây, kế tục những kinh nghiệm truyền thống của thế hệ trí thức trước đây, với quan hệ với giới học thuật quốc tế, nếu được giao nhiệm vụ xin khẳng định chỉ cần 100 tỷ đồng là làm được CT-SGK theo chuẩn mực QT và phù hợp với VN,thậm chí không có tiền cũng vẫn làm được vì thế hệ trước đây đâu có tiền. Số tiền làm CT-SGK hàng ngàn tỷ dung để tăng lương trả phụ cấp thâm niên cho GV đã về hưu trước năm 2011, hay bắc cầu cho GV qua suối không phải đi qua bằng tui ni lông!
Xin cám ơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét