Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Những câu chuyện ngắn


Những câu chuyện ngắn


3.Khóc dùm

Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo. Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì? - Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng. - Nhưng con đâu có biết sửa xe? - Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc. Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh “hỏng xe” lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi.

4. Sống ở đời Từ hồi còn học trung học, cha tôi có
thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm
phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm
việc làm, lập gia đình… cha tôi vẫn
giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: “Phải luôn
tôn trọng giờ giấc, và đừng để
ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ”. Năm
ngoái được thăng chức giám đốc, cha
thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho
chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc,
hỏi tại sao, cha trả lời: “Phải nghiêm khắc
với chính mình nhưng lại rộng lượng
với người khác con ạ!”
Phạm Quốc

5.Bi kịch Sạp anh chị ít khách vãng lai. Ế ẩm, vốn
cạn dần, nợ nần chồng chất. Anh
mượn rượu giải sầu, sanh tật đánh vợ. Chịu
đòn không thấu, chị làm đơn ly hôn.
Bạn bè giải hoà, góp tiền cho chị mượn vốn
không lãi. Chị bỏ hàng, chia giá sỉ
cho người bán lẻ đầu chợ, nhờ vậy đắt
khách. Anh bỏ rượu, giúp vợ tần tảo năm,
sáu năm dài, nợ trả xong, nhà có đồng ra đồng
vào, con cái học giỏi. Chị vui
chưa kịp nở nụ cười, cơn đau ập đến…
Cầm đơn thuốc trong tay chị ước gì mình
dốt, không biết đọc hai chữ: ung thư.

  Huỳnh Thanh Vân

6. Đôi mắt Có một cô gái không may bị mù, quen
biết một chàng trai, 2 người
cùng yêu nhau, đến một ngày cô gái nói với
chàng trai: “Khi nào em nhìn thấy
được thế giới, em sẽ lấy anh”. Rồi đến
một ngày kia cô gái được phẩu thuật mắt
và cô đã nhìn thấy được ánh sáng. Chàng trai
hỏi: “Bây giờ em đã thấy được cả
thế giới, em sẽ lấy anh chứ?” Cô gái bị
ngẩn ngơ choáng váng khi thấy chàng
trai cũng bị mù như mình. Cô ta từ chối anh.
Chàng trai ra đi trong nước mắt và
nhắn lại rằng: “Hãy giữ gìn cẩn thận đôi
mắt của mình em nhé, vì đó là món quà
cuối cùng anh có thể tặng em”.

  

  

7.Điện thoại

  Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa
muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm.
Người hàng xóm không vui lòng nhưng
chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi
về cứ thưa dần. Mẹ dành dụm tiền,
nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận
việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về
một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít
đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên
chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: “Sợ
thằng Hai gọi về mà không gặp
được”.

  Võ Thành An

8.Nghịch lý Thanh minh.

Bàn chuyện cải mộ Mẹ, anh Hai nói: - Tôi góp một
phần. - Tôi một phần. - Tôi cũng
một phần. Thím Tư chen vào, như đùa như thật: -
Chú Út hai phần mới phải. Anh
Tư đâu hưởng gì đâu?! Chợt nhớ lúc nhỏ,
mấy anh em ngủ chung với Mẹ. Đêm, muỗi
vào mùng cắn Mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ
để muỗi cắn Mẹ no rồi sẽ không cắn
các con. Ôi! Tình yêu của Mẹ là thế. Có chia
phần bao giờ đâu!

Văn Triều

  9.Tóc sâu Sáu tuổi.


Tôi vọc tay trong vườn tóc ngoại, reo vang: “Con tìm
được sợi trắng rồi!”. Mười tuổi.
Tôi cột - mở búi tóc của ngoại, phụng phịu:
“Mấy sợi bạc con nhổ hết hồi
hôm kia, bữa nay lại chui ra nữa!”. Mười lăm
tuổi. Tôi vừa chạy ra cửa vừa nài
nỉ: “Cho con đi chơi một chút đi ngoại. Lát
nữa hãy nhổ tóc sâu”. Mười tám
tuổi. Tôi nhìn lên mái tóc ngoại trắng phơ,
bất động trong bức ảnh cao cao,
rưng rưng thắp một điều ước. Song Khê


10.
Tiền
mừng tuổi

Năm
bảy
tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho… Nó đếm
mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn
cưỡng đưa Mẹ cất giùm, vì trước kia không bao
giờ thấy Mẹ trả lời. Năm mười
tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
Mười tám tuổi, nó mang nỗi nhớ quê
hương bước vào đại học ở tận miền trong xa
xôi. Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương
Bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên
giường cầm giấy nhận tiền của Mẹ mà
thấy ân hận, xót xa.

Trương
Đình Dạ Vĩnh







Tình
già
Đêm tối đen.

  Tiếng
con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng.
Ông khó ở trong mình đã mấy hôm. Bà lọ mọ
tìm cây sào rồi đẩy đưa bâng quơ
trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt
bụi sa vào mắt bà… Ông trách:
“Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm
gì cho khổ con mắt vậy?”. Hạt bụi cộm
lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà
đáp: “Lỡ ông bỏ tôi lại thì
sao?”.

  Nguyễn
Thái Sơn


  

  

  

Mưa
đầu
mùa

  Những
cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ,
nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà tôi đầy
người đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ,
nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình
vì công việc của tôi cần sự yên
tĩnh. Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như
“cá gặp nước”, những kỷ niệm vui
buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày xưa
như không bao giờ dứt. Có lúc, bà
còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của
họ, dù sau đó không sao dùng hết phải
đem cho đi. Tôi tỏ ý khó chịu, Mẹ chỉ cười
buồn bảo: “Những thứ ấy đã một thời
nuôi con khôn lớn đó…”. Tôi nhớ lại những
cơn mưa đầu mùa ngày trước, Mẹ gánh
hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh
lòng…

  Nguyễn
Thanh Xuân


  

  

17.
Vợ
chồng

Mỗi
lần
du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của
chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi
cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh
lại ôm lấy chị vỗ về: - Đừng sợ,
có anh đây. Em hãy can đảm lên nào! Công ty phá
sản. Từ cương vị giám đốc, anh
quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy
sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào
lòng, xoa xoa mái tóc: - Đừng tuyệt vọng, anh còn
có em mà. Hãy can đảm nhé anh!


Tùy
Nghi


  

  

  18.
Những chiếc bao lì xì


  Ba
Mẹ làm lớn, Tết đến tôi được nhận nhiều
bao
lì xì đỏ thật đẹp, với lời chúc học giỏi
và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra,
tôi mua đồ chơi và tiền bỏ đầy con heo đất.
Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm
thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: “Mầy được
bao nhiêu?” Nó đáp : “Em nhặt ở
sọt rác nhà anh 50 cái bao không”

  

  

  

Mùi
của


  Chị
Năm gánh hàng bán bên kia sông Hậu. Chiều
trời bão, chị ngủ lại nhà người quen. Chạng
vạng, ở nhà ai cũng lo lắng. Tối,
sau khi ăn bữa cơm chiều muộn, anh Năm ru bé
Tuấn trên võng, ba chị em Hồng
Diệu nằm nhớ má trên giường. Bỗng Hồng Tươi
kéo chiếc áo cũ sờn của má đưa lên
mũi hít một hơi dài. Hồng Thắm, Hồng Diệu
cũng giựt chiếc áo: “Em hửi miếng…”,
“Tao hửi với…”. Chúng nó hít thật sâu mùi
thân quen của má. Anh Năm ru con
không thành lời.

  Ngô
Văn Vĩnh

  

  

23. Lòng
mẹ

  Mẹ
ở quê lên thăm. Vợ chồng mới cưới lại sớm
ra riêng nên nhà cửa bừa bộn. Mới đến là mẹ
loay hoay vào bếp rửa chồng chén
đĩa, quay sang giặt đồ… suốt cả ngày, ngăn
thế nào cũng chẳng được. Chiều cầm
mẹ ở lại để vợ chồng đưa đi coi hát. Mẹ
bảo phải về thôi. Về quê, có người hỏi
mẹ thăm thằng Út trên thành phố có vui không,
mẹ cười bảo vui lắm tháng sau sẽ
lên nữa.

  Võ
Thanh An

  

  

  24.
Chuyện của nội


Nhận

máy bay, cả nhà mừng tíu tít… Dường như nội
cũng mừng lắm. Nội vào ra, hết
sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt
mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội
lẩm cẩm… Từ ngày lên máy bay cho đến khi
định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi
một gói giấy, vẻ quí lắm. Chiều đông ảm
đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái
gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất
màu nâu rơi xuống, vỡ tan…

Nguyễn
Quốc
Việt

  

  

25.
Ngày
sinh nhật

  Chưa
đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai,
ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của
chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật
của vợ, con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba,
mẹ. Duy chỉ một người, không ai
lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một
ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào? Vợ hỏi
lại chồng: Ngày nào là ngày sinh
của ông? Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng
nào? Vậy là cả con, dâu, cháu,
chắt phải đi tìm ngày sinh cha ông trong chứng
minh nhân dân đề làm bia mộ cho
ông. Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối
cùng của ông.

  Diệu
An

  

  

26.
Chèng ơi!

  
Cháu học ở thành phố, lần về thăm quê đem
theo cả cô người yêu cùng về. Ngoại
mừng ra mặt, lo lắng từ chỗ ngủ, bữa ăn sao
cho đứa cháu thật sự vui lòng. Ở
quê câu chữ khó diễn đạt, một tiếng ngoại
cũng chèng ơi, hai tiếng cũng chèng
ơi… Đứa cháu tỏ vẻ không bằng lòng, kéo
ngoại ra hè bảo ngoại đừng nói câu ấy
nữa, nghe… quê lắm. Ngoại cười hiu hắt và
từ đó ngoại ít nói hơn. Nhớ thủơ nhỏ
mỗi khi cháu ngã té đau, biếng ăn một chút là
ngoại kêu lên hai tiếng: Chèng
ơi! Kêu riết thành quen,

  

  

Mùa

bông lau

  Quê
tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng
có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây
cũng không phải rẻ. Đến mùa, thỉnh
thoảng má mua một khứa cá nhỏ nấu nồi canh
chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh
chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá
tanh, thích rau hơn. Cậu ở thành
phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu.
Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa
không thấy má gắp cá. Cậu bảo: “Hồi xưa
chị thích nhất món cá này?” Tôi thấy má
tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má
bảo không thích ăn cá.

  Võ
Thành An

  

  

29.
Người cha 

  Nhà
có cậu con trai duy nhất ba cưng. Lớn lên
con trai với ba như người bạn tâm tình, đi đâu
cũng đi cùng, cả khi ăn sáng,
uống cà-phê… Học xong đại học, con trai thành
đạt, lấy vợ. Bận nọ cùng vợ vào
quán nước thấy ba ngồi một mình, con trai cùng
vợ đến chào, ba vui ra mặt bảo
ngồi cùng ba đãi. Bây giờ con trai mới hiểu,
từ khi mình lấy vợ ba vẫn hay đi
đâu đó một mình. Mẹ trách phải: “Con trai dễ
quên cha mẹ khi… lấy vợ” 


-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét