Ăn Trái Cây Như Thế Nào Mới Đúng ?
How To Eat Fruit Right ?Dr Stephen Mak, C/N 2011/03
Eating Fruit - This opened my eyes.
Dr Stephen Mak treats terminal ill cancer patients by "un-orthodox" way and many patients recovered. Before he used solar energy to clear the illnesses of his patients. He believes on natural healing in the body against illnesses. See his article below.
Thanks for the email on fruits and juices. It is one of the strategies to heal cancer. As of late, my success rate in curing cancer is about 80 %. Cancer patients shouldn't die. The cure for cancer is already found. It is whether you believe it or not. I am sorry for the hundreds of cancer patients who die under the conventional treatments.
Thanks and God bless.
Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị “không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới.
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80 % . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.
Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.
Eating Fruit ...
We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.
What is the correct way of eating fruits ?
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng ?
It means not eating fruits after your meals ! Fruits should be eaten on an empty stomach .
If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.
Không ăn trái cây sau bữa ăn !
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
Fruit is the most important food. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.
In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid.
The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil ...
Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành acid. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất acid tiêu hoá, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals ! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat !
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn ! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng ; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh ... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hoà với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.
Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.
Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.
There is no such thing as some fruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.
Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất acid, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khoẻ, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.
When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooked fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste. Cooking destroys all the vitamins.
Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look !
Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hoà tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hoà với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng !
Kiwi : Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.
Kiwi : Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
Apple : An apple a day keeps the doctor away ? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.
Táo : Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hoá & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.
Dâu Tây : (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống acid hoá cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.
Orange : Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.
Cam : Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.
Watermelon : Coolest thirst quencher. Composed of 92 % water, it is also packed with a giant dose of glutathione, which helps boost our immune system. They are also a key source of lycopene — the cancer fighting oxidant. Other nutrients found in watermelon are vitamin C & Potassium.
Dưa Hấu : Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92 % nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).
Guava & Papaya : Top awards for vitamin C. They are the clear winners for their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene ; this is good for your eyes.
Ổi & Ðu Đủ : hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.
Drinking Cold water after a meal = Cancer ! Can u believe this ? ? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you.
It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.
Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư ? Chuyện khó tin ? ? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hoá. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với acid, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột.
Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn (Ðông Y luôn khuyên nên uống nước ấm).
A serious note about heart attack procedure : (This is not a joke !) Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line. You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms.
Sixty percent of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know the better chance we could survive.
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim : « thủ tục » nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa). Những quý vị Nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60 % những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.
Dr Stephen Mak, C/N 2011/03
==
Dịch Cân Kinh Biến Người Yếu Thành KhoẻHuỳnh Bửu Khương, C/N 2010/12
Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Tàu), là công phu do Đạt Ma Sư Tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khoẻ để tu tập giáo pháp.
Dịch Cân Kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch Cân Kinh được gọi là Phất Thủ Liệu Pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hoá, tim mạch, sinh dục ...Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hoà của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đãm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả Phất Thủ Liệu Pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Cơ chế tác động của Phất Thủ Liệu Pháp !
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hoà và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hoá đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất Thủ Liệu Pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.
Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng Phất Thủ Liệu Pháp.
Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hoà thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận : Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót. Những động tác của Phất Thủ Liệu Pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.
Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chuỳ ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách Hội và Đại Chuỳ đều là những điểm giao hội của các đường Kinh Dương và Mạch Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các Âm kinh.
Theo học thuyết Kinh Lạc, Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh Dương được khai thông và đi dần xuống Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh Âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (Âm thăng). Đối với các đường kinh Âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực Dương sinh Âm và Cực Âm sinh Dương.
Phất Thủ Liệu Pháp có tác dụng cân bằng Âm Dương, thuận khí, giáng hư hoả. Theo y học cổ truyền, khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hoả vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn).
Phất Thủ Liệu Pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh Âm để sinh Âm, bồi bổ Âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đãm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân ...) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hoả. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
Phất Thủ Liệu Pháp cũng giúp điều hoà thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50 % bệnh tật của con người là do những cảm xúc Âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có.
Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hoà được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hê. thần kinh trung ương.
Tập Phất Thủ Liệu Pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không ?
Phất Thủ Liệu Pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý ? nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất Thủ Liệu Pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội Âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội Âm tạo ra những van an toàn để trung hoà với chân hoả phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa Âm và Dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.
Phất Thủ Liệu Pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hoả nhập ma.
Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí Âm và Dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hoà Âm Dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.
Kinh Nghiệm luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh
Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.
Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy, và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.
Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh !
1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giầy hay dép, không nên đi chân đất,
Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngói chân cái bằng khoảng cách của hai vai, hai bàn chân bám chặt xuống giầy hay dép
2. Gồng cứng bắp chuối và bắp vế chân, hậu môn nhíu lại và thót lên.
Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển ?
Tóm lại đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giầy, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch.
Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế.
Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.
3. Đầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.
4. Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau (đầu chót luỡi chạm nướu răng trên để luồng điện được lưu thông)
5. Ở mỗi bàn tay, các ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa ra phía trước). Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ. Khi đánh tay ra phía sau, một góc 60 độ.
Tóm lại khi đánh tay ra phía sau, đánh hết tay. Khi đưa hai tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ có 30 độ.
Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì kể một cái đánh tay. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày hai lần, sáng và chiều. Còn nếu có ý chí lớn hơn nửa thì tập ba lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) càng tốt.
Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được miển là thoáng khí và yên tĩnh.
Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức, và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.
Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập, về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350 ... Hồi tôi mới tập một thời gian ngắn sau là tôi lên đến 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh, và mỗi ngày tôi chỉ tập một lần. Sau khi tập xong ta thấy khát nước (nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức. Sau khi tập tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co giản hai cánh tay.
Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụt ngay. Nếu tập đúng cách tôi thấy không có bị phản ứng gì cả mà càng ngày ta càng thấy khoẻ ra. Mình tập đuợc nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chứ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho được nhiều mà không gồng (lên gân) hai chân cho thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn.
Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa. Đánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bệnh tật.
Sách nói muốn tập trị bệnh thì nên tập từ 2000 - 3000 cái mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.
Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng cần phải áp dụng trong lúc tập !
1) Thượng Tam Hạ Thất !
Nếu trong thời gian tập mình dùng 10 phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên.
Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực.
Đó gọi là thượng tam hạ thất, là thượng hư hạ thực, trên ba dưới bảy, hay trên hư dưới thực.
Trong việc đánh tay cũng thế. Khi đưa tay ra phía sau dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ dùng 3 phần.
Trước ba sau bảy, hay trước hư sau thực, đánh tay ra phía sau mới là thực cần thiết, và phải đánh cho hết tay.
2) Tâm bình khí tịnh !
Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó) ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Đó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chứ không phải thở theo nhịp tay.
Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Đang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay.
Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, thầy Thuần thở theo nhịp tay, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt.
Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập !
Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó là vì ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay (bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có vẽ hình rõ lắm).
Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo, luồng điện thay vì đi xuống lại đi nguợc lên đầu.
Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vi` trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy.
Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa là trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi. Thêm vào đó, ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhứt nữa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khoẻ, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở VN tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Đàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.
Huỳnh Bửu Khương, C/N 2010/12
==
Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức
Chu Tất Tiến 2010/11/15
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói :
- Ăn trộm hả ? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói :
- Ông bị đau nhức đầu gối phải không ? Tôi cũng bị ... Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi :
- Thuốc gì vậy ? Viết tên thuốc được không ?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói :
- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé !
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo :
- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải : bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis . Có hai loại Đau nhức : Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu ...
- Ăn trộm hả ? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói :
- Ông bị đau nhức đầu gối phải không ? Tôi cũng bị ... Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi :
- Thuốc gì vậy ? Viết tên thuốc được không ?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói :
- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé !
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo :
- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải : bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis . Có hai loại Đau nhức : Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu ...
Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hoá xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày ... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động.
Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy « khốn khổ, khốn nạn » khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai ...
Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác Sĩ.
Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác Sĩ.
Phương pháp thứ Ba : Không dùng thuốc lại gồm ba cách : châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ... gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ : Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm. . không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ. . Nhẩy qua chướng ngại vật : gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng ... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai ... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm t hía : đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.
Nguyên lý : Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót toả ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân ... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hoá hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người ! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. . Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ ... bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A – Chữa Đau Cổ, Đau Vai, Đau Tay
1 - Xoay cổ trái phải : nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2 - Gập cổ : ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3 - Bẻ cổ : Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải : ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4 - Xoay cổ vòng tròn : Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B - Chữa Đau Cánh Tay, Bàn Tay
1 - Xoay vai : hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai (không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2 - Lắc bàn tay : giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may … phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3 - Vẽ vòng trên đất : đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất. Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hoà.
C – Chữa Đau Thắt Lưng, Đùi, Chân
1 - Xoay thắt lưng theo vòng tròn : hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2 - Gập lưng : cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3 - Xoay hông : hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D – Chữa Đau Đầu Gối1 - Xoay gối trái phải : đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2 - Xoay gối trong ngoài : đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý :
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khoẻ mạnh, và hạnh phúc.
Chu Tất Tiến 2010/11/15
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ... gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ : Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm. . không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ. . Nhẩy qua chướng ngại vật : gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng ... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai ... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm t hía : đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.
Nguyên lý : Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót toả ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân ... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hoá hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người ! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. . Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ ... bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A – Chữa Đau Cổ, Đau Vai, Đau Tay
1 - Xoay cổ trái phải : nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2 - Gập cổ : ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3 - Bẻ cổ : Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải : ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4 - Xoay cổ vòng tròn : Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B - Chữa Đau Cánh Tay, Bàn Tay
1 - Xoay vai : hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai (không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2 - Lắc bàn tay : giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may … phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3 - Vẽ vòng trên đất : đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất. Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hoà.
C – Chữa Đau Thắt Lưng, Đùi, Chân
1 - Xoay thắt lưng theo vòng tròn : hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2 - Gập lưng : cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3 - Xoay hông : hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D – Chữa Đau Đầu Gối1 - Xoay gối trái phải : đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2 - Xoay gối trong ngoài : đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý :
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khoẻ mạnh, và hạnh phúc.
Chu Tất Tiến 2010/11/15
Lợi Ích Lớn Của Việc Đi BộVõ Hà, C/N 2010/12
Lối sống tĩnh tại và nhiều áp lực tâm lý của thời đại công nghiệp đã làm gia tăng nhanh tỷ lệ các loại bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như béo phì, xơ vữa động mạch, áp huyết cao, tiểu đường. Trong những nổ lực để ngăn chận tình trạng nầy, đi bộ là một biện pháp đơn giản, không tốn kém đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong một loạt bài viết về những ích lợi của sự đi bộ, bà Wendy Bumgardener, một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu về lãnh vực nầy, đã dùng một đề tài khá hay "Đi bộ hay là chết, hình thức vận động ở tuổi trung niên để ngăn chận nguy cơ tử vong". Bà Bumgardner cho rằng đi bộ với bước đi từ trung bình đến nhanh, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày đủ đốt cháy mỡ và gia tăng mức độ chuyển hoá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ những bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư ruột già, tiểu đường và đột quỵ (stroke).
Đi bộ giúp giảm các hội chứng chuyển hoá, giảm nguy cơ tử vong do những bệnh tiểu đường, tim mạch ...
Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận động nhẹ bao gồm đi bộ nếu được thực hành đều đặn đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL ), hạ thấp triglycerides , qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, ngủ sâu.
Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim , thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố.
Tính cường cơ và dòng máu lưu thông tốt còn có vai trò quan trọng trong cơ chế gây cương. Do đó, tác dụng làm săn chắc bắp thịt, cải thiện chức năng của thành mạch máu và điều hoà hoạt động nội tiết của đi bộ còn tác động tốt đến các chứng rối loạn sinh dục.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết đi bộ còn kích thích các tế bào thành mạch máu phóng thích nhiều chất nitric oxide, một chất hoá học quan trọng làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt đến các thể hang trong hoạt động dương cương.
Do đó, phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo bão hoà, nhiều chất arginine, mỗi ngày đi bộ khoảng trên 2 cây số là một biện pháp chữa rối loạn dương cương khá hiệu quả. Arginine là một hợp chất hửu cơ, một loại amino acid, là chất liệu cần thiết để được chuyển hoá thành nitric oxide. Arginine có nhiều trong thịt, trứng, các loaị cá, đậu nành, đậu phộng, hạt mè, hạt bí rợ, hạt hướng dương.
Một nghiên cứu về tác động làm giảm nguy cơ tử vong của hoạt động đi bộ qua sự phối hợp giữa trường Đại học Y Michigan và tổ chức VA Ann Arbor Health Care System. Đối tượng nghiên cứu gồm 9611 người ở độ tuổi từ 51 đến 61 tuổi.
Kết quả được công bố trên tập san Medicine and Science in Sports and Exercise số tháng 11/2004 đã cho thấy những người hay đi bộ có thể làm giảm 35 % nguy cơ tử vong do tim mạch trong khoảng 8 năm sắp đến. Đối với những người đang có những yếu tố nguy cơ như áp huyết cao, tiểu đường hoặc hút thuốc thì tỷ lệ giảm bớt sẽ là 45 % so với những người ít đi bộ. Có một thực tế là những người bệnh tim ít vận động dù là vận động nhẹ như đi bộ vì e ngại đi bộ nhiều sẽ làm gia tăng sự mệt mỏi cho tim. Ngược lại các chuyên gia tim mạch khuyên những người nầy càng cần phải đi bộ. Tiến sĩ Caroline Richardson, MD, người chủ trì cuộc nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh "Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm bớt lớn nhất là ở những người đang có nguy cơ cao".Ích lợi của đi bộ trên hoạt động trí tuệHai kết quả nghiên cứu độc lập nhau được đăng tải trên tạp chí của Hội Y học Mỹ (Journal of the American Medical Association) đã cho thấy đi bộ có thể duy trì hoạt động linh hoạt và sự nhạy bén của bộ não.Trong khi một số môn vận động như chèo thuyền, bơi lội, đi xe đạp, aerobic có cường độ vận động mạnh hoặc có thiên hướng thể thao, có thể không thích hợp với người già thì việc đi bộ thường tỏ ra an toàn, thuận tiện và dễ điều chỉnh theo tình trạng sức khoẻ của người tập.
Một nghiên cứu trên 18 ngàn người, nguyên là nữ nhân viên điều dưỡng tuổi từ 70 trở lên đã cho thấy những người đi bộ nhiều, ít nhất 1 giờ rưởi mỗi tuần, đều đạt được chỉ số cao hơn về khả năng suy nghỉ, sự chú tâm và mức độ ghi nhớ các từ so với những người đi bộ ít hơn 40 phút mỗi tuần. Hơn nữa, đối với những trở ngại về mặt nhận thức, những phụ nử năng động cũng tốt hơn 20 % so với những người bình thường.
Tương tự, một nghiên cứu được thực hiện trên 2.000 người đàn ông ở Hawai đã cho biết thường đi bộ có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của các chứng rối loạn trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Những nhà khoa học nầy nghi ngờ phải chăng việc cải thiện tuần hoàn máu đến tim và não do hoạt động đi bộ gây ra đã tác động tốt đến chức năng của não?
Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Illinois tại Urbana-Champagne, Mỹ đã được công bố ngày 20/11/2006 cũng cho thấy tập thể dục nhẹ có thể đảo ngược (reverse) quá trình lão hoá của não. Nghiên cứu được thực hiện bởi 2 Tiến sĩ Arthur F Kramer và Ed Mc Auley.
Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim , thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố.
Tính cường cơ và dòng máu lưu thông tốt còn có vai trò quan trọng trong cơ chế gây cương. Do đó, tác dụng làm săn chắc bắp thịt, cải thiện chức năng của thành mạch máu và điều hoà hoạt động nội tiết của đi bộ còn tác động tốt đến các chứng rối loạn sinh dục.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết đi bộ còn kích thích các tế bào thành mạch máu phóng thích nhiều chất nitric oxide, một chất hoá học quan trọng làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt đến các thể hang trong hoạt động dương cương.
Do đó, phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo bão hoà, nhiều chất arginine, mỗi ngày đi bộ khoảng trên 2 cây số là một biện pháp chữa rối loạn dương cương khá hiệu quả. Arginine là một hợp chất hửu cơ, một loại amino acid, là chất liệu cần thiết để được chuyển hoá thành nitric oxide. Arginine có nhiều trong thịt, trứng, các loaị cá, đậu nành, đậu phộng, hạt mè, hạt bí rợ, hạt hướng dương.
Một nghiên cứu về tác động làm giảm nguy cơ tử vong của hoạt động đi bộ qua sự phối hợp giữa trường Đại học Y Michigan và tổ chức VA Ann Arbor Health Care System. Đối tượng nghiên cứu gồm 9611 người ở độ tuổi từ 51 đến 61 tuổi.
Kết quả được công bố trên tập san Medicine and Science in Sports and Exercise số tháng 11/2004 đã cho thấy những người hay đi bộ có thể làm giảm 35 % nguy cơ tử vong do tim mạch trong khoảng 8 năm sắp đến. Đối với những người đang có những yếu tố nguy cơ như áp huyết cao, tiểu đường hoặc hút thuốc thì tỷ lệ giảm bớt sẽ là 45 % so với những người ít đi bộ. Có một thực tế là những người bệnh tim ít vận động dù là vận động nhẹ như đi bộ vì e ngại đi bộ nhiều sẽ làm gia tăng sự mệt mỏi cho tim. Ngược lại các chuyên gia tim mạch khuyên những người nầy càng cần phải đi bộ. Tiến sĩ Caroline Richardson, MD, người chủ trì cuộc nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh "Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm bớt lớn nhất là ở những người đang có nguy cơ cao".Ích lợi của đi bộ trên hoạt động trí tuệHai kết quả nghiên cứu độc lập nhau được đăng tải trên tạp chí của Hội Y học Mỹ (Journal of the American Medical Association) đã cho thấy đi bộ có thể duy trì hoạt động linh hoạt và sự nhạy bén của bộ não.Trong khi một số môn vận động như chèo thuyền, bơi lội, đi xe đạp, aerobic có cường độ vận động mạnh hoặc có thiên hướng thể thao, có thể không thích hợp với người già thì việc đi bộ thường tỏ ra an toàn, thuận tiện và dễ điều chỉnh theo tình trạng sức khoẻ của người tập.
Một nghiên cứu trên 18 ngàn người, nguyên là nữ nhân viên điều dưỡng tuổi từ 70 trở lên đã cho thấy những người đi bộ nhiều, ít nhất 1 giờ rưởi mỗi tuần, đều đạt được chỉ số cao hơn về khả năng suy nghỉ, sự chú tâm và mức độ ghi nhớ các từ so với những người đi bộ ít hơn 40 phút mỗi tuần. Hơn nữa, đối với những trở ngại về mặt nhận thức, những phụ nử năng động cũng tốt hơn 20 % so với những người bình thường.
Tương tự, một nghiên cứu được thực hiện trên 2.000 người đàn ông ở Hawai đã cho biết thường đi bộ có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của các chứng rối loạn trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Những nhà khoa học nầy nghi ngờ phải chăng việc cải thiện tuần hoàn máu đến tim và não do hoạt động đi bộ gây ra đã tác động tốt đến chức năng của não?
Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Illinois tại Urbana-Champagne, Mỹ đã được công bố ngày 20/11/2006 cũng cho thấy tập thể dục nhẹ có thể đảo ngược (reverse) quá trình lão hoá của não. Nghiên cứu được thực hiện bởi 2 Tiến sĩ Arthur F Kramer và Ed Mc Auley.
Đi bộ giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ tử vong do ung thưMọi hình thức vận động đều có khả năng làm gia tăng sự lưu thông khí huyết. Theo Đông Y, "thống tắc bất thông, thông tắc bất thống". Đau nhức là do khí huyết ứ trệ, một khi khí huyết thông suốt, đau nhức sẽ không tồn tại. Đi bộ cải thiện tuần hoàn huyết, gia tăng sự trao đổi chất, làm tăng mật độ xương nên có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các chứng loãng xương và viêm khớp ở tuổi già. Qua vận động, khí huyết được lưu chuyển ra phần vệ khí biểu hiện thấy đổ mồ hôi, người nóng lên, tăng cường sức chống bệnh từ môi trường bên ngoài. Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) được phổ biến trên tạp chí The American Journal of Medicine số tháng 11/2006 đã cho biết đi bộ đều đặn có thể làm tăng đáng kể sức đề kháng, ngăn chận cảm cúm và nhiều trường hợp nhiễm trùng khác.
Kết quả trên dựa vào một nghiên cứu trên 115 người phụ nữ đã mãn kinh, có cuộc sống tĩnh tại, cân nặng trên trung bình hoặc béo phì. Những người nầy được chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu được chỉ định đi bộ nhanh 45 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại chỉ tập căng cơ 45 phút, mỗi tuần một lần. Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm sau dễ bị cảm cúm, dị ứng hoặc một số trường hợp nhiễm trùng khác cao gấp 3 lần so với nhóm đầu.
Một báo cáo được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên lần thứ 95 của Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ ngày 29/03/2004 cũng cho thấy thực hành đi bộ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột già và ung thư tử cung. Nghiên cứu được công bố tại hội nghị đã cho thấy tỷ lệ sống còn của những người bị ung thư nầy đã tăng đến 54 % nếu đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Những nhà khoa học cho rằng đi bộ đã làm gia tăng các loại tế bào bạch cầu và những loại kháng thể chống lại sự xâm nhập hoặc phát triển cúa các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Xạ trị, hoá trị trong điều trị ung thư thường dẫn đến rối loạn tiêu hoá, kém ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Trong những trường hợp nầy, ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng, việc đi bộ đều đặn, uống nước cháo gạo lức rang xen kẻ với uống nước ép trái cây là những liệu pháp bổ sung rất hửu ích. Vận động và uống nước cháo gạo lức rang đều có thể giúp kiện tỳ. Nước ép rau quả tăng cường những chất chống oxy hoá cần thiết để trung hoà bớt những gốc tự do sinh ra từ độc chất và giúp nâng cao sức miễn dịch.Đi bộ và thiền hành ...Đi bộ đều đặn hàng ngày tự nó đã có tác dụng điều hoà nội tiết, ổn định tâm lý. Ngoài ra, mỗi người đều có thể tận dụng thời gian đi bộ để hành thiền thông qua việc quan sát hơi thở vào và ra trong lúc đi. Trong lúc thiền hành (hành thiền trong lúc đi), vẫn có thể đi chậm hoặc đi nhanh tuỳ theo điều kiện sức khoẻ hoặc chương trình tập luyện.
Điều quan trọng là bước đi phải đồng bộ với hơi thở và luôn chú tâm để biết rõ từng bước chân ứng với hơi thở vào hoặc ra. Chẳng hạn khi bước đi khoan thai có thể nhẩm trong tâm hít (khi hít vào) và thở (khi thở ra), khi đi nhanh hơn có thể nhẩm hít, hít (ứng với 2 bước chân khi hít vào) và thở, thở (ứng với 2 bước chân khi thở ra). Giống như nhiều phương pháp thiền khác, thiền hành có thể giúp người tập phát triển chánh niệm, gia tăng năng lực tập trung tư tưởng và kiểm soát cảm xúc qua đó có thể nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc (emotional quotient), một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong cuộc sống nhiều áp lực của xã hội hiện nay.
Quan sát hơi thở cũng đồng nghĩa với điều hoà hơi thở và tiết kiệm năng lượng. Điều nầy giúp đi được khoảng cách dài hơn hoặc thời gian lâu hơn. Hầu hết các vận động viên đều biết rằng kiểm soát hơi thở sẽ giúp họ vận động hiệu quả hơn và dai sức hơn.
Nói chung, mọi hình thức vận động, kể cả đi bộ đều có tác dụng bảo vệ và phát triển sức khoẻ về nhiều mặt. Một loại thuốc có thể được thay thế bằng một loại thuốc khác nhưng không một loại thuốc nào có thể thay cho vận động. Nếu có thể sản xuất ra một loại thuốc tổng hợp có đủ các tác dụng của sự đi bộ thì ắt hẳn đó sẽ là loại thuốc quý giá nhất.
Một báo cáo được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên lần thứ 95 của Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ ngày 29/03/2004 cũng cho thấy thực hành đi bộ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột già và ung thư tử cung. Nghiên cứu được công bố tại hội nghị đã cho thấy tỷ lệ sống còn của những người bị ung thư nầy đã tăng đến 54 % nếu đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Những nhà khoa học cho rằng đi bộ đã làm gia tăng các loại tế bào bạch cầu và những loại kháng thể chống lại sự xâm nhập hoặc phát triển cúa các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Xạ trị, hoá trị trong điều trị ung thư thường dẫn đến rối loạn tiêu hoá, kém ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Trong những trường hợp nầy, ngoài việc bổ sung những chất dinh dưỡng, việc đi bộ đều đặn, uống nước cháo gạo lức rang xen kẻ với uống nước ép trái cây là những liệu pháp bổ sung rất hửu ích. Vận động và uống nước cháo gạo lức rang đều có thể giúp kiện tỳ. Nước ép rau quả tăng cường những chất chống oxy hoá cần thiết để trung hoà bớt những gốc tự do sinh ra từ độc chất và giúp nâng cao sức miễn dịch.Đi bộ và thiền hành ...Đi bộ đều đặn hàng ngày tự nó đã có tác dụng điều hoà nội tiết, ổn định tâm lý. Ngoài ra, mỗi người đều có thể tận dụng thời gian đi bộ để hành thiền thông qua việc quan sát hơi thở vào và ra trong lúc đi. Trong lúc thiền hành (hành thiền trong lúc đi), vẫn có thể đi chậm hoặc đi nhanh tuỳ theo điều kiện sức khoẻ hoặc chương trình tập luyện.
Điều quan trọng là bước đi phải đồng bộ với hơi thở và luôn chú tâm để biết rõ từng bước chân ứng với hơi thở vào hoặc ra. Chẳng hạn khi bước đi khoan thai có thể nhẩm trong tâm hít (khi hít vào) và thở (khi thở ra), khi đi nhanh hơn có thể nhẩm hít, hít (ứng với 2 bước chân khi hít vào) và thở, thở (ứng với 2 bước chân khi thở ra). Giống như nhiều phương pháp thiền khác, thiền hành có thể giúp người tập phát triển chánh niệm, gia tăng năng lực tập trung tư tưởng và kiểm soát cảm xúc qua đó có thể nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc (emotional quotient), một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong cuộc sống nhiều áp lực của xã hội hiện nay.
Quan sát hơi thở cũng đồng nghĩa với điều hoà hơi thở và tiết kiệm năng lượng. Điều nầy giúp đi được khoảng cách dài hơn hoặc thời gian lâu hơn. Hầu hết các vận động viên đều biết rằng kiểm soát hơi thở sẽ giúp họ vận động hiệu quả hơn và dai sức hơn.
Nói chung, mọi hình thức vận động, kể cả đi bộ đều có tác dụng bảo vệ và phát triển sức khoẻ về nhiều mặt. Một loại thuốc có thể được thay thế bằng một loại thuốc khác nhưng không một loại thuốc nào có thể thay cho vận động. Nếu có thể sản xuất ra một loại thuốc tổng hợp có đủ các tác dụng của sự đi bộ thì ắt hẳn đó sẽ là loại thuốc quý giá nhất.
Người được thí nghiệm là những người cócuộc sống tĩnh tại tuổi từ 60 đến 79 tuổi. Những người nầy được tập hợp 3 lần mỗi tuần trong thời gian 6 tháng để tham gia tập thể dục. Họ được chia làm 2 nhóm. Nhóm tập các bài tập aerobic nhẹ gần giống như đi bộ và nhóm tập các bài tập căng cơ (toning and stretching exercises). Các nhà khoa học đã quan sát, đối chiếu bộ não của những người tham gia thí nghiệm trước và sau chương trình tập thể dục qua hình ảnh được chụp bằng cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy có sự gia tăng khối lượng não đáng kể ở những người tập aerobic so với những người chỉ tập căng cơ. Phần vỏ não trước, phần thường có sự thoái hoá liên quan đến tuổi già, là phần có sự thay đổi nhiều nhất từ những bài tập aerobic.
Bác sĩ Arthur F Kramer cho biết "Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chức năng của não. Thậm chí ngay cả các hoạt động nhẹ cũng rất có lợi cho não. Nó cải thiện lưu thông máu trong não và kích thích hình thành những tế bào mới". Ông còn nói thêm "Bạn không cần phải là một người chạy marathon; bơi lội, đi xe đạp, đi bộ đều là những cách thức có thể mang lại lợi ích chống lão hoá não".
Võ Hà, Nguồn : HVH 090811Bác sĩ Arthur F Kramer cho biết "Tập thể dục đúng cách có thể cải thiện chức năng của não. Thậm chí ngay cả các hoạt động nhẹ cũng rất có lợi cho não. Nó cải thiện lưu thông máu trong não và kích thích hình thành những tế bào mới". Ông còn nói thêm "Bạn không cần phải là một người chạy marathon; bơi lội, đi xe đạp, đi bộ đều là những cách thức có thể mang lại lợi ích chống lão hoá não".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét