Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ ?

Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ ?

-Trước sự xúc động của cả dân tộc về sự ra đi của Đại tướng, trong tôi lóe lên một niềm tin: "Hồng tang" của Đại tướng là sự hóa giải diệu kỳ cho những gì còn khác nhau về nhận thức và hành động trong những vấn đề trụ cột của đất nước như: Kinh tế, xã hội và môi trường thiên  nhiên.    
Tôi được gặp lại bà Nguyễn Thị Bình nhân chuyến công cán của bà mới đây tại An Giang. Khi chia tay bà nói: "Cô phải về gấp vì ngày kia dự lễ truy điệu Đại Tướng nên không nán lại được. Tiếc thật!".
Tôi được diện kiến bà lần đầu là dịp tôi dự họp mặt kỷ niệm 20 năm báo Thanh Niên ra số đầu tiên (3/1/1986) tại Dinh Thống Nhất, bà vẫn còn  nhớ nên sau đó mấy lần gặp lại thành quen và quí mến bà. Tôi gọi bằng cô cho thân mật.
Chưa đưa ra lời giải  
Sẵn mang theo bài thơ tôi làm kính viếng Đại tướng, tôi gởi tặng cô như để chia sẻ nỗi niềm. Cô nhận mà chưa kịp đọc rồi nói ngay: "Hôm hội thảo với một cơ quan truyền thông theo chủ đề 'Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ', Bảy Nhị phát biểu cô nghe hay lắm. Nay cô đặt hàng Bảy Nhị viết 'Làm sao cho Việt Nam ta lớn', nhất là giải mã giúp 'đến 2020 VN cơ bản trở thành là một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại' mà mình chưa hình dung ra làm sao?".
Tôi chắp tay xá dài và xin cô cho qua.
Đại tướng, Nguyễn Thị Bình
Các bạn trẻ và rất đông người dân xếp hàng hai bên đường chờ tiễn đưa linh cữu Đại tướng. Ảnh: Trần Sâm
Mấy ngày nay theo dõi tang lễ Đại tướng, tự nhiên tôi nghĩ ra lời giải của đề bài mà cô Nguyễn Thị Bình ra cho. Tôi mạnh dạn giải thử, nếu không đúng đáp số thì cũng là một tấm lòng thành với quê hương đất nước và với Người vừa quá cố nhưng sẽ sống mãi trong lòng dân tộc.   
Theo con đường các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore, Malayxia và kể cả Thái Lan, Indonexia...thì khoảng 30 năm là đạt được. Ta từ đổi mới đến nay cũng hơn 30 năm rồi còn gì. Nếu không kể các doanh nghiệp FDI thì nền công nghiệp của ta chỉ là gia công và đóng gói.
Thử hỏi nông nghiệp là thế mạnh mà công nghiệp đã phục vụ gì cho nó, nếu không nói là nhập từ máy móc, nông cụ đến thuốc bảo vệ thực vật. Nếu có tự sản xuất được mức nào đó, kể cả có xuất khẩu như máy gặt xếp dãy, kể cả trực thăng (để trưng bày xem chơi) cũng đều do nông dân tự làm.
Còn bao nhiêu nhà máy ô tô, xe máy thì cũng có “thâm niên” làm nghề lắp ráp đến hàng chục tuổi rồi, mà chưa ra con ốc vít nào là made in VN v.v...
Vậy còn có 06 năm nữa làm sao mà đạt công nghiệp hóa theo hướng hiện đại? Mấy năm nay, khủng hoảng tài chánh và suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực làm cho VN đến mức “thê thảm” quá mà dư luận không ngày nào không bàn đến và gần đây, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có nêu câu hỏi: "Nói bị ảnh hưởng thế giới mà sao Lào và Campuchia không bị nặng nề như ta?". Đến nay, chưa có ai, nhất là các nhà quản trị quốc gia đưa ra được lời giải.
Nói theo hình tượng và cả hình ảnh thì chúng ta từng "đứng trước biển" để suy nghĩ "nước VN nhỏ hay không nhỏ" để rồi dám đóng tàu "đánh bắt xa bờ" bước đầu thắng lợi một phần. Nhưng ra khơi gặp "kẻ lạ" ta chưa biết phải làm sao bảo vệ ngư dân. Sản xuất và kinh doanh đang phập phù giữa "kinh tế Nhà nước là nòng cốt" chiếm hơn hơn nửa nguồn vốn Nhà nước, mà thu về chưa được phân nửa tỷ lệ đóng góp ngân sách.
Hay như vấn đề quyền sở hữu về đất đai, chuyện chưa thể làm yên lòng dân chúng với bằng chứng là khiếu kiện ngày càng gay gắt. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, do khai thác tài nguyên khoáng sản: Bô-xít, vàng, titan, than đá, đá, cát sông...và phá rừng làm thủy điện tràn lan không kiểm soát nổi sẽ dẫn đến nguy cơ "tỵ nạn môi trường" như tấm gương nước lớn láng giềng là quá rõ.
Lớn hơn và trầm trọng hơn là vấn đề giáo dục, từ diễn đàn báo Thanh Niên năm ấy người ta đã cảnh báo là nếu làm giỏi thì ít nhất là 12 năm sau nền giáo dục quốc gia mới may ra khởi sắc. Lúc đó, cũng có nhà giáo dục phản ứng không đồng tình, nhưng nay cũng đã 08 năm rồi, thưc trạng này có lẽ tự nó đã trả lời với người phản đối.
Giáo dục là nền tảng của phát triển kinh tế, là gốc của đạo đức xã hội tại sao ta xem thường vậy? Mới nghe Hội nghị TW 8 vừa thông qua Nghị quyết về giáo dục là theo hướng đã mở như đề xuất của những nhà giáo, nhà sư phạm, nhà khoa học tâm huyết. Nhưng từ Nghị quyết Trung ương đến trường học cũng không biết bao lâu? Trên các diễn đàn, trong các cuộc hội nghị, trên các trang mạng đang cãi nhau bất tận, người dân vẫn tiếp tục chờ đợi!
Tình hình đang chờ có sự đột phá về ý thức và hành động của cả một đất nước.
Liệu có sự “hóa giải” diệu kỳ?
Trước sự xúc động của cả dân tộc về sự ra đi của Đại tướng, trong tôi lóe lên một niềm tin: "Hồng tang" của Đại tướng sẽ là sự hóa giải diệu kỳ cho mọi cái gì còn có sự khác nhau về nhận thức và hành động trong những vấn đề trụ cột của đất nước như: Kinh tế, xã hội và môi trường thiên  nhiên.         
Những thập kỷ gần đây chứng minh có những cái chết chính là sự hóa giải của dân tộc, hoặc ít nhất cũng làm cho dân tộc ấy hướng về một phía để hành động. Đó là Thượng nghị sĩ A-qui-nô bị ám sát, vợ ông thắng cử Tổng thống Philippin và con ông đang là Tổng thống A-qui-nô III. Bà Thủ tướng Gan-đi bị ám sát thì con bà thắng cử vang dội tiếp theo.
Cựu Thủ tướng Bhutto bị ám sát, chồng bà thắng cử Tổng thống liền theo đó. Thậm chí Tổng thống Ac-hen-ti -na sau khi qua đời và vợ ra ứng cử Tổng thống...
Có những người ở tầm lãnh tụ, có khi những cái chết của họ lại chính là khởi đầu của một sức mạnh mới, sức sống mới. Đó là trường hợp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Cái chết của mùa Hè oi bức để khai sinh mùa Thu dịu mát. Sự kết thúc của mùa Đông giá rét để mùa Xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc.
Trở lại bằng chứng gần gũi và thiêng liêng hơn là Bác Hồ ra đi trong tình hình cách mạng miền Nam bị phản kích ác liệt sau Xuân Mậu Thân và chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc vô cùng khốc liệt mà cả dân tộc đã biến đau thương thành sức mạnh và chiến thắng như thế nào ta đã rõ.
Những người có hành động anh hùng, cái chết của họ sẽ thành bất tử.
Có những người ở tầm lãnh tụ, có khi những cái chết của họ lại chính là khởi đầu của một sức mạnh mới, sức sống mới. Đó là trường hợp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Cái chết của mùa Hè oi bức để khai sinh mùa Thu dịu mát. Sự kết thúc của mùa Đông giá rét để mùa Xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc.
Tạo hóa hình như rất công bằng ban cho con người và vạn vật cái đặc ân sinh tồn kỳ diệu ấy mà hôm nay tôi như tìm được lời giải cho "làm sao VN ta lớn" qua sự mất mát lớn lao mà cả đất nước chia nhau nỗi đau và nhường cho nhau - là một đức tính mà từ lâu ta ngỡ không còn nay như sống lại khi ta tiếp nhận chữ NHẨN của Người.
Đây chính là dịp ta “tái cấu trúc” lại nhân cách và thái độ ứng xử của ta đối với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, trước khi (hay là làm tiền đề) cho tái cấu trúc kinh tế. Đó là khởi đầu cho Việt Nam ta lớn!
Và dĩ nhiên, lực lượng tiên phong của cuộc đại tái cấu trúc này phải là Đảng cầm quyền chứ không ai khác!
  • Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang)     
  • Ý kiến bạn đọc (32)
    Nguyen Duc Thien09:50 Thứ năm
    Ông Nguyễn Minh Nhị phát hiện ra những điều thú vị. Khi ông còn là chủ tịch tỉnh, ông cũng có những phát biểu rất hay cùng với nguyên chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng Đoàn Mạnh Giao... ( Thời kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải). Nhưng từ thời đó đến giờ xã hội chuyển biến vẫn rất chậm. Có lẽ cần lực đẩy mạnh mẽ hơn, đột phá mạnh mẽ hơn. 
    Hoàn Đan09:56 Thứ năm
    Nhỏ hay không nhỏ là do tư thế của ta, có dám ngẩng cao đầu đi tới, có làm cho những nước khác kính phục hay không, còn diện tích và dân số có rất ít phần trong vấn đề này.
    nguyễn hồng hạnh09:58 Thứ năm
    theo tôi, VN mình đã là một đất nước " lớn " lắm rồi. Một đất nước "của dân, do dân và vì dân" thì muốn " lớn hơn" là lớn như thế nào nữa đây!!!
    Nguyễn Thị Hải09:59 Thứ năm
    Cảm ơn tác giả về nội dung bài viết đã góp phần giúp ai còn do dự sẽ vững tin hơn. Ai hôm qua trượt ngã sau đám tang Đại tướng cố gắng đứng lên bằng tâm huyết và năng lực cá nhân sẽ góp phần làm cho đất nước phát triển tốt hơn.
    Lê Hà12:01 Thứ năm
    Bài viết hay quá, nhưng tác giả nên nói rõ thêm về văn hóa từ chức vì...?
    Trần Đình Nhị14:35 Thứ năm
    Cách diễn đạt và đặt vấn đề cũng như lời kết của tác giả bài viết rất hay, nhưng đất nước chỉ thay đổi khi có những người cầm quyền đủ đức, đủ tài và dám thay đổi.
    Phạm Đức Minh14:38 Thứ năm
    Tôi nghĩ bài viết đang nói đúng tâm trạng của nhân dân, tuy nhiên rất khó để thay đổi, ai cũng biết nhưng có ai dám làm???
    Nguyễn Quang Thành15:54 Thứ năm
    Sau lễ "Hồng tang" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một lần nữa khẳng định dân tộc Việt Nam không nhỏ. Việc "tái cấu trúc" Đảng cần nhiều yếu tố nhưng sau sự kiện trên là một cơ hội lớn.
    Nguyen Ha15:59 Thứ năm
    Bài viết rất hay nhưng lại để ngỏ phần kết luận. Để được như Hàn Quốc, Singapore, Malayxia...hãy thay đổi quan điểm "kinh tế Nhà nước là nòng cốt", hãy xem lại quyền sở hữu đất đai, hãy mạnh dạn đưa những cán bộ cương trực và thực tài vào các vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước, hãy nghiêm trị bọn tham nhũng, lãng phí của công... 
    Luong22 giờ trước
    Bài viết xuất phát từ cái tâm,cái tầm của một người lãnh đạo.Tôi rất tâm đắc!
    Thap But20 giờ trước
    Nước Việt nhỏ khi bị điều nhỏ nhoi thống trị. Nước Việt chỉ lớn mạnh khi đại nghĩa thắng hung tàn.
    vtan20 giờ trước
    Tác giả thấy được vấn đề, nhưng để giải quyết vấn đề không phải ở câu kết.
    Ninh Quang Thanh16:09 Thứ năm
    Bài viết của một vị lãnh đạo cấp tỉnh (Nghị sĩ) rất hay, rất sâu sắc. Rất mong trong Đảng lãnh đạo tập hợp được nhiều người tài giỏi, định hướng một mục tiêu đúng để phát triển đất nước, làm cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch HCM, Đại tướng VNG đã thành công vì 02 vị lãnh đạo này chỉ có một mục tiêu duy nhất là - Độc lập dân tộc 
    Nguyễn Thành Trung17:13 Thứ năm
    Tôi vẫn bâng khuâng.....liệu tâm trạng này, không khí này, ước vọng này....kéo dài đủ lâu, đủ mạnh để thực hiện được điều chúng ta muốn???
    Lê Căn Bản14:36 Thứ năm
    Bài viết rất sâu sắc, hy vọng những người có trách nhiệm cùng đọc và suy ngẫm, cảm ơn tác giả Nguyễn Minh Nhị!
    huyvt15:09 Thứ năm
    Rất mong có thật nhiều bài viết như thế này !!!!
    vũ văn tám15:37 Thứ năm
    Bài viết này thật hay và có ý nghĩa! Tôi mong rằng các đ/c lãnh đạo đọc được bài viết này.
    nguyễn hoàng hưng15:12 Thứ năm
    Tôi làm ở một dự án rất lớn mà không có thiết bị nào sản xuất tại Việt nam, rất xấu hổ nhưng biết làm sao. Việt nam đã và đang tụt hậu xa so với thế giới nhất là về con người.
    Nguyễn Văn Vui14:03 Thứ năm
    Chúng ta đã nhiều năm luẩn quẩn trong suy nghĩ làm sao để vượt người khác. Tôi nghĩ tư duy nhỏ hay lớn vẫn nằm trong luẩn quẩn này. Tôi thích suy nghĩ của một bạn comment rằng to hay nhỏ không quan trọng bằng dân ta sướng hay khổ. 

    TQ đứng thứ hai trên thế giới nhưng có 900 triệu nông dân sống trong cảnh khốn cùng thử hỏi to để làm gì? Thụy Điển đã từ chối vị trí trở thành cường quốc kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội, lo cho dân của họ. 

    Không thay đổi suy nghĩ tiểu nông, con gà tức nhau tiếng gáy thì dân mình mãi khổ thôi. Hãy chọn cho dân tộc một lối đi riêng, dù lối đi đó có chậm nhưng mà chắc. 
    Lưu Quang Đức10:21 Thứ năm
    Tôi cực thích cái câu kết của bài viết của tác giả Nguyễn Minh Nhị : (( Và dĩ nhiên , lực lượng tiên phong của cuộc đại tái cấu trúc này phải là đảng cầm quyền chứ không ai khác )). Đây là câu kết ngắn gọn, nhưng trực diện và cực chuẩn không cần chỉnh . Một vấn đề cốt lõi nhất, để đưa đất nước tiến lên cho bằng chị bằng em . 
    nguyễnn văn chiến10:22 Thứ năm
    Tất cả người dân Việt Nam cùng chung một chí hướng, gạt bỏ lợi ích cá nhân đem hết sức lực, trí tuệ phấn đấu cho đất nước Việt Nam thịnh vượng, đặc biệt là những người công bộc của dân, càng cao càng phải coi trọng điều này thì chắc chắn một ngày không xa dân tộc Việt Nam sẽ lớn mạnh, dất nước sẽ hùng cường. Nếu chỉ nói mà không làm thì muôn đời vẫn vậy 
    Ngô Quang Trung12:24 Thứ năm
    Đất nước ta "Không nhỏ" , đây là điêu khẳng định, còn bây giờ : Những ai là người đưa lại đúng vi trí của nó ? ,ai là người tập hợp được lòng dân ?, ai là người quy tụ được "Sức mạnh dân tộc" ? . Tôi nghĩ chúng ta đang có cái mà nhiều quốc gia, dân tộc khác đang mơ đấy ?./.
    Trần việt dũng9 giờ trước
    @Ngô Quang Trung: Không, đất nước ta rất nhỏ, diện tích cả nước mới rộng hơn hoặc bằng một tỉnh của trung quốc. Con người Việt Nam từ trên xuống dưới không đồng lòng, cách làm việc và văn hóa cuộc sống kiểu cò con, vặt vãnh. Tính toán theo kiểu vơ vét cho riêng mình đến nỗi thành đục khoét, tư tưởng nặng lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm - vâng đất nước ta liệu có to lớn được không khi những cái đó còn và vẫn tồn tại, tồn tại một cách ngang nhiên, tồn tại có bảo hành vì ô dù
    Nguyen Chuong12:46 Thứ năm
    Bạn nhỏ hay lớn phụ thuộc vào: hiểu biết, văn hóa ứng xử, ý chí, thành công. Một đất nước cũng vậy thôi. Vấn đề cụ thể của nước ta là ai là người đứng đầu để làm dân ta văn minh hơn, văn hóa hơn, thống nhất được ý chí của cả dân tộc để đi đến thành công như Hàn, Sing, Thái ...
    Quan13:07 Thứ năm
    Chính trị đi trước.
    Le Van10:52 Thứ năm
    Bài viết quá hay. Tôi nhận thức được bài viết muốn "hòa giải dân tộc" và lấy lợi ích dân tộc là mục tiêu và lấy dân là gốc. Người làm việc này chỉ có Đảng cộng sản mới làm được.
    Nguyễn Đăng Khoa09:43 Thứ năm
    Từ ngày Bác Giáp mất đã được nghe nhiều bài viết hay, hợp với suy nghĩ của nhân dân. Mong sao đất nước thay đổi, phát triển.
    hoàng08:38 Thứ năm
    Bài viết hay. Nhưng vấn đề là ai sẽ là nhân tài làm việc đó, để được như philippin, indonexia, achentina, ...
    An Lạc08:17 Thứ năm
    Theo tôi nhỏ hay không nhỏ không quan trọng mà vấn đề chính là người dân có thực sự được hưởng tự do, hạnh phúc, có cuộc sống tốt hay không mới quan trọng. Những nước nhỏ như Thuỵ Sĩ, Đan Mạch hay Singapore.v.v... đều có đời sống tốt, đặc biệt các nước bắc Âu là những nước nhỏ, dân số ít nhưng có đời sống cao, những phúc lợi xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục... đều miễn phí. Những nước này uy tín trên trường quốc tế cũng rất cao. 
    Toan12:22 Thứ năm
    @An Lạc: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc bạn nhé!. Bạn chưa trưởng thành về suy nghĩ rồi.
    Mali09:27 Thứ năm
    @An Lạc: BẠN NÀY KO HIỂU CHI HẾT
    Phùng Văn Hảo06:02 Thứ năm
    Bài viết rất có Tâm và thấu tình đạt lý. Mong sao đất nước ta vượt lên được....
  •                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét