lời niệm cuối
Khóc cho chính mình
Tháng 10 12, 2013
*Dạ Ngân*
Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông.
Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là
cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.
Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình
dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông
biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí
Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn
công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền
trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.
Bây giờ, mọi thứ đã xa và đã cũ. Nhưng sao người ta khóc Ông không khác gì
“đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”? Nhiều tự phát, nếu không nói là hoàn
toàn tự nguyện, tự phát. Người ta đã khiến những người cách trở cảm thấy
bồn chồn, những người ưu thời mẫn thế cảm thấy chấn động và những người
bàng quan cũng phải tò mò, suy nghĩ.
Khóc vì cùng quá khứ đau thương.
Khóc cho những lãng quên đã từng hiện hữu.
Khóc cho những bạc đãi không nói to lên được.
Khóc cho những trầm luân của đời người.
Khóc cho bất công và oan ức mà Ông từng là biểu tượng và cũng là một chiếc
phao, cho họ.
Khóc cho những trần ai mà con người đã và sẽ còn nếm trải.
Và chắc là trên hết, người ta khóc cho chính mình, cho sự bế tắc của chính
mình, cho chung quanh và cho mỗi ngày sống tới.
Ông đã thoát ra, bằng cú về quê ngoạn mục, không nghĩa trang chung gì cả.
Và Ông sẽ được người ta tìm về để hành hương, đển khấn khứa, để tìm quên,
để xin một niềm an ủi. Phần Ông, một danh tướng còn lại, không gì xứng đáng
hơn hai từ Danh Tướng ấy.
Nhưng rồi người ta sẽ lại về với nỗi niềm của mình, với mưu sinh của tha
nhân, với những cuộc vật lộn triền miên với nền giáo dục với ngành y tế,
với giao thông, với hỗn loạn, với sự tan rữa, mỗi ngày.
Dù muộn, vẫn xin có mấy dòng khóc cho chính mình, một người con của liệt sĩ
nhà tù, giống như Ông. Khóc cho mất mát đã từng và đổ vỡ cũng đã từng. Và
khóc cho bế tắc của một quốc gia thật ít hòa giải và thanh bình dù đã có
hòa bình, đã lâu.
© 2013 Dạ Ngân & pro&contra
Tháng 10 12, 2013
*Dạ Ngân*
Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông.
Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là
cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.
Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình
dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông
biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí
Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn
công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền
trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.
Bây giờ, mọi thứ đã xa và đã cũ. Nhưng sao người ta khóc Ông không khác gì
“đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”? Nhiều tự phát, nếu không nói là hoàn
toàn tự nguyện, tự phát. Người ta đã khiến những người cách trở cảm thấy
bồn chồn, những người ưu thời mẫn thế cảm thấy chấn động và những người
bàng quan cũng phải tò mò, suy nghĩ.
Khóc vì cùng quá khứ đau thương.
Khóc cho những lãng quên đã từng hiện hữu.
Khóc cho những bạc đãi không nói to lên được.
Khóc cho những trầm luân của đời người.
Khóc cho bất công và oan ức mà Ông từng là biểu tượng và cũng là một chiếc
phao, cho họ.
Khóc cho những trần ai mà con người đã và sẽ còn nếm trải.
Và chắc là trên hết, người ta khóc cho chính mình, cho sự bế tắc của chính
mình, cho chung quanh và cho mỗi ngày sống tới.
Ông đã thoát ra, bằng cú về quê ngoạn mục, không nghĩa trang chung gì cả.
Và Ông sẽ được người ta tìm về để hành hương, đển khấn khứa, để tìm quên,
để xin một niềm an ủi. Phần Ông, một danh tướng còn lại, không gì xứng đáng
hơn hai từ Danh Tướng ấy.
Nhưng rồi người ta sẽ lại về với nỗi niềm của mình, với mưu sinh của tha
nhân, với những cuộc vật lộn triền miên với nền giáo dục với ngành y tế,
với giao thông, với hỗn loạn, với sự tan rữa, mỗi ngày.
Dù muộn, vẫn xin có mấy dòng khóc cho chính mình, một người con của liệt sĩ
nhà tù, giống như Ông. Khóc cho mất mát đã từng và đổ vỡ cũng đã từng. Và
khóc cho bế tắc của một quốc gia thật ít hòa giải và thanh bình dù đã có
hòa bình, đã lâu.
© 2013 Dạ Ngân & pro&contra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét