ĐỂ LÀM RÕ VỤ ĐẠO VĂN LÀM PHIM "BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI" TÔI XIN POST NGUYÊN VĂN TRUYỆN NGẮN "THƯ" CỦA LÝ CHUẨN (TRUNG QUỐC) NÓI VỀ TÌNH NGUYỆN QUÂN TRUNG HOA SANG ĐÁNH MỸ GIÚP BẮC TRIỀU TIÊN BỊ HY SINH, CHỊ VỢ NHẬN ĐƯỢC TIN ĐÃ GIẤU GIA ĐÌNH ĐÓNG VAI NGƯỜI ĐÃ CHẾT VIẾT THƯ CHO MẸ CHỒNG ĐỂ NÓI DỐI MỌI NGƯỜI LÀ CHỒNG MÌNH CHƯA CHẾT. TRONG PHIM “BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI” CÓ SỬA ĐI MỘT CHÚT LÀ MẸ CHỒNG ĐẢO THÀNH BỐ CHỒNG.
THƯ
Truyện ngắn của Lý Chuẩn
(Văn nghệ Quân đội-số 9-1958)
Vào khoảng tháng 7, tháng 8, người trong làng chưa phải mặc áo kép. Một hôm đồng chí Lô bí thư khu uỷ gọi cụ Tôn vân Tưởng bí thư chi bộ xã lên bảo:
- Ðồng chí Vĩnh Thanh ở thôn cụ đã hy sinh ở tiền tuyến rồi ! .... Ðồng chí Lô cúi đầu một cách ngậm ngùi.
- Thật không ? cụ Tường giật nẩy mình, mắt dấn dấn đỏ lên.
Ðồng chí Lô nói:
- Thông tri đã gửi về khu rồi. Lại còn có tiền uy lạo nữa. Phải thu cách báo cho người nhà đồng chí ấy biết. Lúc ấy cụ Tường hai tay nắm lại với nhau nghĩ ngợi cảm thấy rất khó khăn. Cụ nghĩ: "Nếu báo ngay với mẹ Vĩnh Thanh thì bà ấy nhất định điên mất. Nhưng như thế thì làm thế nào ?".
Cụ nói với đồng chí Lô:
- Ðồng chí Lô, để thong thả đã, bà ấy thường cưng con lắm.
Ðồng chí Lô cũng thấy khó khăn, nhưng cương quyết nói:
- Nhất định phải báo, nhà đồng chí ấy còn ai ?
- Còn có vợ Vĩnh Thanh... Cụ Tường nói mà lòng lo lắng. Cụ nghĩ đến Chí Lan người thanh nữ ấy rõ ràng thường ngày rất quan tâm đến công việc quốc gia. Nhưng việc này thì...
- Thế thì gọi Chí Lan đến thôn vậy. Tôi sẽ nói với chị ấy.
Cụ Tường đồng ý. Trên đường về cụ nghĩ đến những việc hàng ngày của Chí Lan. Tối hôm ấy ăn cơm xong, cụ đến nhà Chí Lan. Ðến nơi vừa gặp hai mẹ con Chí Lan đang xem ảnh Vĩnh Thanh. Tấm ảnh ấy gửi về từ dạo hè. Chí Lan nói Vĩnh Thanh béo hơn lên một tý. Bà mẹ bảo không béo, chỉ có mặt là dài thêm một chút. Cụ thấy hai mẹ con đang xem ảnh, không dám vào, chỉ đứng ngoài cửa sổ nghe. Thấy họ đang vui sướng nên không nỡ gọi. Một lúc lâu họ không nói nữa cụ mới bước vào nói nhỏ:
- Chị Chí Lan, tý nữa chị đi ra thôn một lát nhé. Có cuộc họp của phụ nữ thôn đấy.
- Vâng, bây giờ đi ngay. Có cần phải tôi đi gọi người không? Chí Lan vừa nói vừa sửa sang lại quần áo.
- Không cần, nếu bây giờ chị rảnh thì đi cũng được. Cụ Tường đáp.
Nói xong hai người đi đến trụ sở thôn. Ðến trước cửa trụ sở, cụ Tường bỗng dừng lại cúi đầu nói:
- Chị Chí Lan, không phải phụ nữ thôn hội nghị đâu mà là đồng chí Lô bí thư khu uỷ muốn nói với chị một việc. Ðồng chí ấy đang ở trong nhà kia. Cụ chỉ ngôi nhà phía bắc, cụ nói xong lông ngày Chí Lan nhíu lại, hai mắt hoảng hốt nhìn cụ:
- Ðồng chí Lô...
- ừ, đồng chí ấy cần nói với chị một việc...
Rồi Chí Lan bỗng run lên.
- Việc gì thế hở Bác ? Chị đi vào nhà hỏi với một giọng hầu như không ai nghe thấy.
- ồ... - Cụ Tường không nói ra được, nhìn bước đi của chị đã có vẻ lúng túng rồi.
Ðồng chí thấy chị đến vội vàng nhắc chiếc ghế đẩu chỉ chị ngồi. Ðêm ấy đồng chí có vẻ nghiêm đặc biệt. Ngày thường đồng chí vốn rất vui tính, có tài nói chuyện, quần chúng mỗi khi nghe đồng chí nói đều cười suốt. Nhưng đêm ấy, đồng chí như một cậu học trò nhỏ, mặt ngoảnh nhìn ra ngoài cửa sổ hỏi Chí Lan:
- Hôm nay ra đồng về chứ ?
- Có ra, đi hái bông về.
- Năm nay nhà chị làm được bao nhiêu điểm công ?
- Nghìn sáu, nghìn bẩy điểm [1]. Nhà chả có mấy người. Cũng đủ ăn.
Môi chị nói nhưng đôi mắt hoảng hốt khi nhìn đồng chí Lô khi thì nhìn cụ Tường, hình như muốn thu một cái gì trên nét mặt của họ.
Trong nhà im lặng, một lát tim Chí Lan đập phập phồng, tim cụ Tường cũng đập.
Lúc ấy đồng chí Lô hình như phí nhiều sức lắm mới đứng dậy được, rồi nghiêm trang nói:
- Ðồng chí Chí Lan !... Báo với đồng chí một tin không lành ! Ðồng chí Vĩnh Thanh ... đồng chí ấy đã vì bảo vệ nước Trung hoa mới của chúng ta, bảo vệ đời sống vươn mình của chúng ta, bảo vệ hoà bình thế giới, đồng chí ấy... đồng chí ấy đã hy sinh một cách quang vinh ở tuyền tuyến rồi !
Ðồng chí Lô nói xong, mặt Chí Lan trắng bạch ra như giấy. Chị không khóc, cũng không nói, mắt nhìn trừng trừng vào tường mà hình như cái gì cũng không trông thấy, chỉ như một khúc gỗ ngồi ngây ra đấy.
Trong phòng im vắng như cánh đồng hoang đêm tuyết. Trong khoảng độ hút xong điếu thuốc, chị vẫn ngồi ngây dại ra như thế. Lúc ấy cụ Tường đã rơi nước mắt. Cụ nhìn người con gái ấy mà lòng thương quá. Ngay lúc ấy Chí Lan run bắn người lên, chị vội vàng nắm chặt lấy thành chiếc ghế trước mặt, cố sức mím chặt môi, cúi đầu xuống để cho nước mắt khỏi chảy ra. Mắt đồng chí Lô cũng đỏ lên. Ðồng chí bắt đầu khuyên giải Chí Lan. Cụ tường cũng khuyên chị. Chí Lan vẫn cúi đầu, người run lên bần bật.
Kỳ thực, lúc ấy Chí Lan không nghe thấy gì nữa. Ngực chị đánh thùng thùng. Một chốc chị đứng dậy, nói một cách khó nhọc:
- Các đồng chí yên tâm. những điều đó... tôi đều nhớ cả rồi.
Nói xong, chị ra về, vừa đến cửa, bỗng nhớ đến mẹ, chị quay đầu lại nói với cụ Tường một cách khẩn thiết:
- Bác ạ, mong bác đừng nói với mẹ cháu... Vừa nói xong câu ấy nước mắt kìm không nổi nữa, trào ra như nước sông vỡ đê.
Chí Lan ở trụ sở thôn ra, không về nhà, một mình lững thững đến sân đập lúa ngoài thôn dưới ánh trăng bạc. Lúc ấy nét mặt Vĩnh Thanh hiện rõ ràng quá trong óc chị. Ðến nỗi từng sợi lông mi cũng trông thấy. Trán anh cao cao, cằm tròn tròn hơi có vẻ trẻ con, người dong dỏng, thậm chí lúc anh ấy cưỡi ngựa ra đi hai miếng vải gót bít tất trắng tinh lòi ra phía sau giầy vải xanh cũng hiện ra một cách rõ ràng trước mắt chị.
Chị lau nước mắt ướt đẫm cả thân áo nên không thèm lau nữa. Chị ngồi trên một hòn đá lăn mắt mơ màng nhìn về phương đông. Lúc ấy, những lời Vĩnh Thanh dặn lúc ra đi lại vang lên bên tai chị.
Hôm ấy trước khi đi hai người ngồi trong gian nhà nhỏ, Vĩnh Thanh hỏi:
"Chí Lan, nhà còn gì cần nói với tôi nữa không ?"
Chị đáp:"Lời thì nói sao cho hết được ? Nhớ thì nhớ thật đấy. Nhưng anh không phải lo những việc ấy. Chỉ lo đi là được rồi".
Vĩnh Thanh khuyên chị: "Ðừng sợ, vài ba năm rồi trở về thôi. Nhà nghĩ xem, cha tôi bị quân Tưởng giới Thạch bắt đi đào chiến hào mà chết cóng, cha của nhà thì bị người Mỹ làm cho chết vì tức. Nếu không có đảng cộng sản thì sợ tôi cũng không sống nổi, mà dù có sống đi chăng nữa thì suốt đời cũng không được mở miệng. Nay được sống sót thì không thể để cho chúng nó đè đầu cưỡi cổ chúng ta nữa. Cho nên tôi mới nóng lòng đi ra tiền tuyến.
Chí Lan nhìn chồng: "Em cũng nghĩ thế".
- Nhưng ... - Vĩnh Thanh nhìn vợ - Nhưng tôi nhớ mẹ lắm. Mẹ đã nuôi tôi khôn lớn. Khổ nếm đã đủ rồi. Bây giờ dù chỉ gánh cho mẹ được một gánh nước trong lòng cũng cảm thấy vui vẻ. Có điều là mẹ có tính hay nói, nhà nên nhường nhịn mẹ?.
"Ðừng nói nữa ! Ðừng nói nữa !" - Chí Lan vội ngắt lời chồng - "Em về đây đã mấy tháng, lẽ nào anh không thấy hay sao ? Sớm muộn anh trở về đây mà thấy mẹ chúng ta không bằng lòng em mộtt ý gì thì anh đánh em, anh mắng em, anh nhổ vào mặt em, em chũng không lau !...".
Nghĩ đến đây, nước mắt Chí Lan chảy ra dàn dụa. Chị nhìn về phía đông miệng lẩm bẩm nói: "Anh Vĩnh Thanh, anh Vĩnh Thanh anh yên tâm nhé. Một mình anh, anh đã làm việc cho cả hai người thì một mình em, em cũng sẽ làm việc cho cả hai chúng ta".
Ðến khuya chị mới về nhà. Ði đến cửa, chị bỗng dừng lại, suy nghĩ một tý rồi rẽ vào chỗ chum nước đặt cạnh chuồng bò, múc hai gáo rửa qua mặt, lấy thân áo lau sạch rồi mới vào nhà.
Trong nhà bà mẹ vẫn chưa ngủ, hai mắt mệt mỏi lim dim, đang ngồi đợi chị.
- Chí Lan, họp gì thế ? - Bà vừa cười vừa hỏi.
- Vẫn là nghiên cứu vấn đề quyền lợi nhi đồng - Chị cũng cười.
Ngày hôm sau, nếp sống cũ của họ thay đổi. Thường ngày bà mẹ dậy nhóm lửa, nấu cơm, con dâu ra đồng làm việc. Hôm nay nàng dâu lại tranh dậy trước, nấu cơm xong, mới ra đồng. Thường ngày, hai người cùng đi khiêng nước, bắt đầu từ đó, chỉ có một mình nàng dâu đi gánh. Bà mẹ mắng chị, chị cũng mặc.
Ðầu đông nam ấy có một toán quân phục viên về làng. Mẹ Vĩnh Thanh chạy khắp nơi nghe ngóng. Không biết bà nghe ai nói "có một bận thấy anh ấy bị thương ở tiền tuyến". Sau khi nghe tin ấy, bà cụ im lặng như người mất hồn. Mỗi ngày đều chạy đông chạy tây hoặc tìm cán bộ xã dò hỏi tin tức. Lại còn muốn đi Ðông Bắc để hỏi thăm.
Bà tìm được cụ Tường. Cụ Tường chỉ ibết nói với bà: "Không nên đi, chẳng có việc gì đâu !". Nhưng bà lại càng lo. Ðến khi Chí Lan khuyên giải, bà mới đỡ một tý. ở nông thôn, một gia đình nhỏ cưới được dâu thì như bắt được của vậy. Huống chi Chí Lan lại như cái trụ cột trong nhà. Bà lo Chí Lan nhớ Vĩnh Thanh, cho nên tuy trước mặt các cán bộ xã thì lo lắng khóc lóc mà trước mặt con dâu thì không dám tỏ vẻ như thế.
Nhưng trong nhà họ, câu chuyện Vĩnh Thanh trở về ngày càng hay nhắc đến. Ban đêm mẹ Vĩnh Thanh nắm tính đốt ngón tay, nóng ruột nói:
- Ðã 5 tháng 39 ngày rồi mà chưa có thư gửi về. Sao mà nó vô tâm đến thế ?
Chí Lan khe khẽ đáp:
- Có lẽ vì bận. Chắc là sắp về rồi đấy !.
- ừ, có lẽ vì bận. Chà, cái thằng ấy từ bé nó đã vô tâm thế đấy.
- Người ta bận lắm. Không thể chỉ ngồi mà viết thư. Nhưng chắc chẳng có việc gì xảy ra đâu.
- Ðúng đấy. Chắc chẳng có việc gì - Mẹ Vĩnh Thanh nói mà lòng không yên, cơm ngày càng nuốt không vào.
Lại một hôm, Chí Lan đang đun lửa. Bà nói:
- Chí Lan ạ, mẹ đi hỏi người ta rồi. Họ nói đi Ðông Bắc chỉ mất có mấy chục bạc. Một tháng thì có thể vừa đi vừa về. Mẹ muốn đi thăm nó.
Chí Lan vội vàng nói:
- Quân đội người ta chứ phải như nhân dân mình đâu ? Ðịa chỉ luôn luôn thay đổi ? Nếu đi mà không tìm thấy được, đã tốn tiền mà nếu anh ấy biết lại còn trách cho mẹ con ta nữa.
Bà thở dài: - Nói thế thì cũng đúng đấy. Chà, cái thằng này vốn ngang tàng như thế.
Chí Lan nói: - Thư chắc cũng chẳng chậm lắm đâu. Con nghĩ có lẽ sắp gửi về rồi đấy.
Mẹ Vĩnh Thanh nói:
- ừ , dêm qua mẹ chiêm bao thấy nó về, nó cười cưới nói nói:
Thế thì có lẽ sắp về thật, nếu sắp về thì thường là không viết thư...
Chí Lan nói thế mà nước mắt đầy tròng. Chị vội vàng cúi xuống đống cỏ khô ráng sức thổi lửa. Mẹ Vĩnh Thanh nói:
- Cũng có lý. Nó nghĩ sắp về nên không cần viết thư.
Ngay lúc ấy, bà chợt thấy mắt Chí Lan đỏ lên và đầy nước mắt, bèn vội hỏi:
- Con làm sao thế ?
Chí Lan cúi đầu đáp:
Khói cay quá. Hai mẹ con mỗi ngày cứ nhắc nhở và chuyện trò như thế. Nhưng dần dần mẹ Vĩnh Thanh ngày càng gầy đi. Ban đêm thường than thở. Ðồng chí bí thư Khu uỷ đã đến thăm và an ủi bà vài lần. Lại còn bảo người trong làng trong xã năng đến giúp đỡ nhà bà, nhưng bà cụ không tài nào yên tâm được.
Lúc ấy Chí Lan cũng rất đau khổ. Mặc dầu chị cố sức nói chuyện Vĩnh Thanh với bà, cố sức khuyên giải bà, nhưng mẹ Vĩnh Thanh vẫn cứ khóc thầm một mình. Chí Lan cả ngày muốn tìm cách giải buồn cho mẹ, nhưng vẫn không biết làm thế nào? Chị biết đều mà mẹ mong mỏi nhất là tin con, là thư. Từ đó hàng ngày chị tìm đọc những chuyện chiến trường Triều Tiên. Khu lại đưa cho chị nhiều thư an ủi của chí nguyện quân. Chị đọc những thư ấy, nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng cũng tìm ra một cách.
Hôm ấy trong làng có chiếu bóng. Chí Lan xách ghế đưa mẹ đi xem phim, còn mình thì lặng lẽ trở về lấy ra hai tờ giấy để lên bàn, cầm bút suy nghĩ. Chị phỏng theo lời lẽ của Vĩnh Thanh, chảy nước mắt viết thư.
Sáng hôm sau chị ở đồng về, làm bộ mừng quýnh lên, vừa chạy vừa kêu:
- Mẹ ơi, anh ấy gửi thư về, anh ấy gửi thư về !
Bà cụ vội vàng chạy ra có lẽ vì mừng quá, đá lăn cả chiếc đòn, tay đầy cả bột mì cũng chẳng kể gì, vồ lấy thư. Bà không biết chữ nên bảo:
- Ðọc nhanh lên, đọc nhanh lên.
Chí Lan xé thư nói:
- Viết những hai tờ. Rồi đọc.
Thưa mẹ,
Ðã gần năm tháng rồi, con không viết thư về nhà, vì trong thời gian ấy con bị thương, bên đùi chân trái trợt một tý thịt nên phải nằm bệnh viện. Bây giờ lành hẳn rồi. ở bệnh viện ra, trở về đại đội bộ một lần nhận được ba thư nhà! Mẹ ạ, mẹ không cần phải nhớ mong con. Con xin kể mẹ nghe: Chúng con mỗi ngày ăn ba bữa. Có lúc ăn cơm, có lúc an bánh bao. Thức ăn rất nhiều. Phần nhiều là trứng gà đậu phụ và thịt. Bây giờ nhớ lại rau lang nhà ta thế mà tươi lạ ! Chúng con mỗi tuần ăn một lần bánh bao nhân thịt. Chắc mẹ chưa thấy thứ bánh này. To to là, một bát chỉ đựng được sáu, bẩy cái, đều do chúng con làm lấy. áo bông cũng được phát rồi, dày lắm. Mũi kim lại may nhặt và chắc ! Quần áo thì tự giặt lấy. Con đã học giặt quần áo được rồi. ở đây sông rất nhiều, gánh nước rất tiện. Vì vậy về ăn uống, mẹ chớ lo.
ở Triều Tiên, nhân dân cũng giống như bên mình. Trẻ con cũng gọi "mẹ" chung là "mẹ" . Bọn trẻ con này dễ thương lắm ! Ðều biết nhảy múa. ở đây bị giặc Mỹ oanh tạc rất thảm. Chúng con đang giúp nhân dân gieo kê.
Mẹ ạ, xin mẹ đừng nhớ mong con như thế. ở nhà bình yên cầy cấy là con cảm thấy vui sướng nhất rồi. Lúc nào có thể về thì con sẽ về. Con cũng rất nhớ... nhớ Chí Lan. Nó làm cho con mấy đôi tất, con còn tiếc nên chưa dùng. Con tin rằng nhà con sẽ chăm sóc mẹ rất chu đáo. Mẹ cũng đừng nên cưng nó quá mà nó quen đi. Nó còn trẻ, bỏ ra một tý sức chẳng thấm vào đâu...
Chí Lan đọc đến đó thì ngừng lại. Bà mẹ hỏi:
- Hết rồi à ?
Chí Lan cắn chặt môi đáp:
- Hết rồi.
Bà cụ vui ứa nước mắt nói: - Nó viết thư khá đấy chứ ? - Rồi cười mà nói với Chí Lan: - Cái thằng ranh ấy còn nói không cho mẹ chiều con mà quen đi. Thế thì nó làm sao mà lớn lên được bằng chừng ấy ? Con viết thư trả lời nó, nói mẹ chửi nó đấy, bảo nó sau này viết riêng cho con một thư.. - Bà cụ cười cười, nói nói chạy ra đường, còn Chí Lan ù té chạy vào buồng, úp mặt xuống chăn, không dậy nữa.
Buổi chiều, mẹ Vĩnh Thanh và mấy bà khác ngồi làm việc dưới gốc cây lớn, mặt hớn hở nói: ở bên Triều Tiên ấy mà... cái gì cũng giống hệt ta ở đây. Trẻ con cũng gọi mẹ chúng bằng mẹ, cũng trồng lúa mì... Bà nói một cách vui vẻ hình như bà đã đi Triều Tiên rồi vậy.
Từ hôm ấy, mẹ Vĩnh Thanh chú ý đến đồng chí đưa thư. Ðồng chí ấy khoảng 10 giờ thì đến, bà cứ đứng đợi ở đầu thôn. Mỗi ngày vừa gặp, bà đã hỏi:
- Có thư chúng tôi không ? Thân - Chi - Lan, tên con dâu tôi đó.
- Không có mẹ ạ. Ðồng chí đưa thư nói rồi đi. Bà đành phải trở về. Nhưng ngày hôm sau lại ra đó đợi mà hỏi. Ngày nào bà cũng đợi như thế, hỏi như thế. Ðồng chí đưa thư cũng quen mặt bà, nên hễ từ xa trông thấy bà là lên tiếng nói:
- Không có thư của nhà mẹ đâu, mẹ ạ.
- ồ, tôi đang đợi con dâu tôi, nó ra đồng sắp về - Bà ngượng ngùng nói, mắt đầy vẻ thất vọng. Nhưng ngày hôm sau, bà vẫn đến ngồi ở đầu thôn. Về sau Chí Lan nói với bà:
- Thư chúng ta do khu chuyển đến, mẹ không cần đi hỏi đồng chí đưa thư làm gì .
Sau một tháng, Chí Lan viết cho mẹ một thư nữa. Thư này dài hơn thư trước nhiều. Nói chuyện nhân dân Triều Tiên hàng ngày ăn gì, mặc gì, tiếng nói họ như thế nào, ăn Tết, cày ruộng ra sao ? Còn nói họ đánh giặc Mỹ và giặc Mỹ tàn sát thường dân như thế nào. Có chỗ làm cho bà cụ nghe mà khóc, bà nói:
- ồ, nếu thế thì nó về chậm một tý cũng được. Quốc gia còn cần. Nếu không thì chúng ta không thể yên ổn mà sống ở nhà được.
Bà còn khuyên Chí Lan, sợ Chí Lan đọc thư nên nhớ Vĩnh Thanh.
Chí Lan đáp: - Vâng ạ - Chị cảm thấy mẹ đã thật tin mình rồi.
Chị vừa cảm động vừa thương tâm. Nhưng mỗi khi nghe nói những lời ấy, chị thấy có sự an ủi vì mẹ đã hiểu được quan hệ giữa cá nhân và tổ quốc.
Gần đến Tết Nguyên đán, đồng chí Lô lại gọi cụ Tường lên khu để bàn về việc làm thế nào báo cho mẹ Vĩnh Thanh biết cái tin ấy, vì tiền uý lạo thì cứ để ở khu mà gia đình liệt sĩ thì phải được chiếu cố những khi tết nhất. Ngoài ra cũng phải nói với người ta chứ ! Cụ Tưởng đi làm Chí Lan lại nhằm lúc Chí Lan về bên ngoại. Sau tìm được cậu Vĩnh Thanh thương lượng. Cậu Vĩnh Thanh biết tin ấy cũng rất buồn nhưng ông nói: "Ðể tôi nói với chị tôi cho. Dù sớm hay muộn, đằng nào cũng phải nói mà. Huống hồ Chí Lan còn trẻ mới đến nhà chúng tôi có mấy tháng cũng không thể cầm người ta suốt đời ở nhà mình được".
Hôm ấy, cậu Vĩnh Thanh lĩnh uý lạo về rồi đến nhà bà chị ông vào ngồi một lát rồi thong thả nói:
- Chị ạ, hôm nay tôi đến đây để nói với chị một việc, việc này người ngoài không nỡ nói với chị nên bảo tôi đến nói... - Ðến đây, ông ngừng một lát mắt đỏ lên: - Thằng Vĩnh Thanh nhà ta... không còn nữa... Nó đã vì Tổ quốc, vì chúng ta... ông nói chưa xong, mẹ Vĩnh Thanh đã xua tay:
- Ðừng nói dại, đừng nói dại ! Trước kia, tôi ngày đêm thì lo nghĩ mà Chí Lan cũng sợ.. Sau nó gửi thư về, hôm trước lại gửi về nữa. Ðừng nên nghe những lời đồn nhảm nhí ! Năm ngoái chỉ có bị thương xoàng.
Bà nói đầy vẻ tự tin, khuyên giải ông em. Cậu Vĩnh Thanh lại nói:
- Chị ạ, sao mà chị dễ tin người thế ? Thư ấy là do con dâu chị sợ chị buồn nên viết ra đó...
Ông vừa nói đến đấy mẹ Vĩnh Thanh xoà hai bàn tay ra mở to đôi mắt kêu thất thanh: - Nó viết ra ?... Và ngay lúc đó bà biết rõ tất cả. Bà rũ rượi lùi về phía sau mấy bước chân mềm như cột bùn, chạm phải vách thì ngồi bệt xuống.
Bà khóc thảm thiết. Bà hỏi:
- Ðã đến nỗi ấy sao các ông không cho tôi biết sớm ?
Cậu Vĩnh Thanh cũng gạt nước mắt nói:
- Sợ chị quá thương tâm mà lại Chí Lan không cho chúng tôi nói với chị !
- Nó không cho ?... ồ ! ... Bà càng khóc thảm thiết. Mẹ Vĩnh Thanh khóc cho đến quá nửa đêm. Cụ Tường và cậu Vĩnh Thanh cũng khuyên giải mãi. Sau bà không khóc nữa. Chỉ ngồi ngây ra. Họ vẫn ngồi với bà. Ðến lúc sắp sáng, bà mới nói được một câu: - Các ông về đi ! Các ông cũng cần nghỉ ngơi. Tôi đã có thể cho con đi Triều Tiên... Từ đó... tôi đã không phải tưởng nó... tưởng nó sẽ cưỡi ngựa mang hoa trở về !... Bà nói đến đây, con mắt vừa ráo lại đầm đìa nước mắt.
Bắt đầu từ hôm ấy, bà cụ trở nên cứng rắn. Tự mình đi gánh lấy nước, làm cơm, lại còn ra đồng làm việc, lấy điểm công. Hôm 23 tháng chạp, Chí Lan ở quê ngoại trở về, bà cũng chẳng nói gì với chị. Lại còn đi chợ, lấy tiền uý lạo mua cho chị 7, 8 chục thước [1] vải hoa. Còn mua cho chị một chiếc áo len đỏ. Chí Lan hơi nghi ngờ. Hỏi bà lấy tiền ở đâu ra? Bà bảo là mượn của ông cậu. Chí Lan không cho bà mua sắm nhiều như thế. Bà nói:
Mẹ phải cho con ăn mặc khá tột tý vì mẹ muốn thế !
Hôm ấy Chí Lan ở chợ về nằm nghĩ mãi. Chị thấy mẹ tỏ ra khác trước. Nhưng chị vẫn viết một bức thư để đọc cho mẹ nghe.
Chị từ ngoài chạy về gọi:
- Mẹ ơi anh ấy gửi thư về, ông chủ tịch xã vừa đưa cho con.
Bà mẹ cứ ngồi yên hỏi:
- Thư ai ?
- Thư anh ấy mà! Con nói anh ấy cũng sắp... Chị nói đến đây, bỗng thấy mẹ chảy nước mắt, tay chị run lên thư rơi xuống đất.
Mẹ Vĩnh Thanh đi đến, nói:
- Chí Lan, con quý của mẹ, mẹ ... biết hết cả rồi !... Con không cần an ủi mẹ nữa ! Nó là con của mẹ, nhưng là chồng của con. Con sợ mẹ buồn nên an ủi mẹ, nhưng con đau khổ thì ai an ủi con ? ... Hồi bé, con đã đến đây ở với mẹ hai năm, mẹ đã coi con như con gái rồi. Nay thằng Vĩnh Thanh hy sinh, mẹ thương con lắm. Con tự hiểu lấy... không phải mẹ lẩm cẩm, mẹ nghĩ như thế này: sau này ấy mà ... tốt nhất là con kiếm lấy một người đến đây, đừng có về nhà họ, mẹ không thể xa con được...!
Ðến đây, bà nức nở không nói tiếp được nữa. Lúc ấy Chí Lan ngả vào lòng bà khóc.
- Mẹ !...Mẹ !...Mẹ đừng nói nữa! Con chưa nghí đến cái đó...
Bà mẹ lấy khăn tay nhè nhẹ lau nước mắt cho con dâu...
Hải Âu và Gia Phu dịch
MỌI NGƯỜI ĐỌC TRUYỆN ĐI, RỒI TÔI SẼ KỂ ĐẦU ĐUÔI CÂU CHUYỆN NÀY SAU.
THƯ
Truyện ngắn của Lý Chuẩn
(Văn nghệ Quân đội-số 9-1958)
Vào khoảng tháng 7, tháng 8, người trong làng chưa phải mặc áo kép. Một hôm đồng chí Lô bí thư khu uỷ gọi cụ Tôn vân Tưởng bí thư chi bộ xã lên bảo:
- Ðồng chí Vĩnh Thanh ở thôn cụ đã hy sinh ở tiền tuyến rồi ! .... Ðồng chí Lô cúi đầu một cách ngậm ngùi.
- Thật không ? cụ Tường giật nẩy mình, mắt dấn dấn đỏ lên.
Ðồng chí Lô nói:
- Thông tri đã gửi về khu rồi. Lại còn có tiền uy lạo nữa. Phải thu cách báo cho người nhà đồng chí ấy biết. Lúc ấy cụ Tường hai tay nắm lại với nhau nghĩ ngợi cảm thấy rất khó khăn. Cụ nghĩ: "Nếu báo ngay với mẹ Vĩnh Thanh thì bà ấy nhất định điên mất. Nhưng như thế thì làm thế nào ?".
Cụ nói với đồng chí Lô:
- Ðồng chí Lô, để thong thả đã, bà ấy thường cưng con lắm.
Ðồng chí Lô cũng thấy khó khăn, nhưng cương quyết nói:
- Nhất định phải báo, nhà đồng chí ấy còn ai ?
- Còn có vợ Vĩnh Thanh... Cụ Tường nói mà lòng lo lắng. Cụ nghĩ đến Chí Lan người thanh nữ ấy rõ ràng thường ngày rất quan tâm đến công việc quốc gia. Nhưng việc này thì...
- Thế thì gọi Chí Lan đến thôn vậy. Tôi sẽ nói với chị ấy.
Cụ Tường đồng ý. Trên đường về cụ nghĩ đến những việc hàng ngày của Chí Lan. Tối hôm ấy ăn cơm xong, cụ đến nhà Chí Lan. Ðến nơi vừa gặp hai mẹ con Chí Lan đang xem ảnh Vĩnh Thanh. Tấm ảnh ấy gửi về từ dạo hè. Chí Lan nói Vĩnh Thanh béo hơn lên một tý. Bà mẹ bảo không béo, chỉ có mặt là dài thêm một chút. Cụ thấy hai mẹ con đang xem ảnh, không dám vào, chỉ đứng ngoài cửa sổ nghe. Thấy họ đang vui sướng nên không nỡ gọi. Một lúc lâu họ không nói nữa cụ mới bước vào nói nhỏ:
- Chị Chí Lan, tý nữa chị đi ra thôn một lát nhé. Có cuộc họp của phụ nữ thôn đấy.
- Vâng, bây giờ đi ngay. Có cần phải tôi đi gọi người không? Chí Lan vừa nói vừa sửa sang lại quần áo.
- Không cần, nếu bây giờ chị rảnh thì đi cũng được. Cụ Tường đáp.
Nói xong hai người đi đến trụ sở thôn. Ðến trước cửa trụ sở, cụ Tường bỗng dừng lại cúi đầu nói:
- Chị Chí Lan, không phải phụ nữ thôn hội nghị đâu mà là đồng chí Lô bí thư khu uỷ muốn nói với chị một việc. Ðồng chí ấy đang ở trong nhà kia. Cụ chỉ ngôi nhà phía bắc, cụ nói xong lông ngày Chí Lan nhíu lại, hai mắt hoảng hốt nhìn cụ:
- Ðồng chí Lô...
- ừ, đồng chí ấy cần nói với chị một việc...
Rồi Chí Lan bỗng run lên.
- Việc gì thế hở Bác ? Chị đi vào nhà hỏi với một giọng hầu như không ai nghe thấy.
- ồ... - Cụ Tường không nói ra được, nhìn bước đi của chị đã có vẻ lúng túng rồi.
Ðồng chí thấy chị đến vội vàng nhắc chiếc ghế đẩu chỉ chị ngồi. Ðêm ấy đồng chí có vẻ nghiêm đặc biệt. Ngày thường đồng chí vốn rất vui tính, có tài nói chuyện, quần chúng mỗi khi nghe đồng chí nói đều cười suốt. Nhưng đêm ấy, đồng chí như một cậu học trò nhỏ, mặt ngoảnh nhìn ra ngoài cửa sổ hỏi Chí Lan:
- Hôm nay ra đồng về chứ ?
- Có ra, đi hái bông về.
- Năm nay nhà chị làm được bao nhiêu điểm công ?
- Nghìn sáu, nghìn bẩy điểm [1]. Nhà chả có mấy người. Cũng đủ ăn.
Môi chị nói nhưng đôi mắt hoảng hốt khi nhìn đồng chí Lô khi thì nhìn cụ Tường, hình như muốn thu một cái gì trên nét mặt của họ.
Trong nhà im lặng, một lát tim Chí Lan đập phập phồng, tim cụ Tường cũng đập.
Lúc ấy đồng chí Lô hình như phí nhiều sức lắm mới đứng dậy được, rồi nghiêm trang nói:
- Ðồng chí Chí Lan !... Báo với đồng chí một tin không lành ! Ðồng chí Vĩnh Thanh ... đồng chí ấy đã vì bảo vệ nước Trung hoa mới của chúng ta, bảo vệ đời sống vươn mình của chúng ta, bảo vệ hoà bình thế giới, đồng chí ấy... đồng chí ấy đã hy sinh một cách quang vinh ở tuyền tuyến rồi !
Ðồng chí Lô nói xong, mặt Chí Lan trắng bạch ra như giấy. Chị không khóc, cũng không nói, mắt nhìn trừng trừng vào tường mà hình như cái gì cũng không trông thấy, chỉ như một khúc gỗ ngồi ngây ra đấy.
Trong phòng im vắng như cánh đồng hoang đêm tuyết. Trong khoảng độ hút xong điếu thuốc, chị vẫn ngồi ngây dại ra như thế. Lúc ấy cụ Tường đã rơi nước mắt. Cụ nhìn người con gái ấy mà lòng thương quá. Ngay lúc ấy Chí Lan run bắn người lên, chị vội vàng nắm chặt lấy thành chiếc ghế trước mặt, cố sức mím chặt môi, cúi đầu xuống để cho nước mắt khỏi chảy ra. Mắt đồng chí Lô cũng đỏ lên. Ðồng chí bắt đầu khuyên giải Chí Lan. Cụ tường cũng khuyên chị. Chí Lan vẫn cúi đầu, người run lên bần bật.
Kỳ thực, lúc ấy Chí Lan không nghe thấy gì nữa. Ngực chị đánh thùng thùng. Một chốc chị đứng dậy, nói một cách khó nhọc:
- Các đồng chí yên tâm. những điều đó... tôi đều nhớ cả rồi.
Nói xong, chị ra về, vừa đến cửa, bỗng nhớ đến mẹ, chị quay đầu lại nói với cụ Tường một cách khẩn thiết:
- Bác ạ, mong bác đừng nói với mẹ cháu... Vừa nói xong câu ấy nước mắt kìm không nổi nữa, trào ra như nước sông vỡ đê.
Chí Lan ở trụ sở thôn ra, không về nhà, một mình lững thững đến sân đập lúa ngoài thôn dưới ánh trăng bạc. Lúc ấy nét mặt Vĩnh Thanh hiện rõ ràng quá trong óc chị. Ðến nỗi từng sợi lông mi cũng trông thấy. Trán anh cao cao, cằm tròn tròn hơi có vẻ trẻ con, người dong dỏng, thậm chí lúc anh ấy cưỡi ngựa ra đi hai miếng vải gót bít tất trắng tinh lòi ra phía sau giầy vải xanh cũng hiện ra một cách rõ ràng trước mắt chị.
Chị lau nước mắt ướt đẫm cả thân áo nên không thèm lau nữa. Chị ngồi trên một hòn đá lăn mắt mơ màng nhìn về phương đông. Lúc ấy, những lời Vĩnh Thanh dặn lúc ra đi lại vang lên bên tai chị.
Hôm ấy trước khi đi hai người ngồi trong gian nhà nhỏ, Vĩnh Thanh hỏi:
"Chí Lan, nhà còn gì cần nói với tôi nữa không ?"
Chị đáp:"Lời thì nói sao cho hết được ? Nhớ thì nhớ thật đấy. Nhưng anh không phải lo những việc ấy. Chỉ lo đi là được rồi".
Vĩnh Thanh khuyên chị: "Ðừng sợ, vài ba năm rồi trở về thôi. Nhà nghĩ xem, cha tôi bị quân Tưởng giới Thạch bắt đi đào chiến hào mà chết cóng, cha của nhà thì bị người Mỹ làm cho chết vì tức. Nếu không có đảng cộng sản thì sợ tôi cũng không sống nổi, mà dù có sống đi chăng nữa thì suốt đời cũng không được mở miệng. Nay được sống sót thì không thể để cho chúng nó đè đầu cưỡi cổ chúng ta nữa. Cho nên tôi mới nóng lòng đi ra tiền tuyến.
Chí Lan nhìn chồng: "Em cũng nghĩ thế".
- Nhưng ... - Vĩnh Thanh nhìn vợ - Nhưng tôi nhớ mẹ lắm. Mẹ đã nuôi tôi khôn lớn. Khổ nếm đã đủ rồi. Bây giờ dù chỉ gánh cho mẹ được một gánh nước trong lòng cũng cảm thấy vui vẻ. Có điều là mẹ có tính hay nói, nhà nên nhường nhịn mẹ?.
"Ðừng nói nữa ! Ðừng nói nữa !" - Chí Lan vội ngắt lời chồng - "Em về đây đã mấy tháng, lẽ nào anh không thấy hay sao ? Sớm muộn anh trở về đây mà thấy mẹ chúng ta không bằng lòng em mộtt ý gì thì anh đánh em, anh mắng em, anh nhổ vào mặt em, em chũng không lau !...".
Nghĩ đến đây, nước mắt Chí Lan chảy ra dàn dụa. Chị nhìn về phía đông miệng lẩm bẩm nói: "Anh Vĩnh Thanh, anh Vĩnh Thanh anh yên tâm nhé. Một mình anh, anh đã làm việc cho cả hai người thì một mình em, em cũng sẽ làm việc cho cả hai chúng ta".
Ðến khuya chị mới về nhà. Ði đến cửa, chị bỗng dừng lại, suy nghĩ một tý rồi rẽ vào chỗ chum nước đặt cạnh chuồng bò, múc hai gáo rửa qua mặt, lấy thân áo lau sạch rồi mới vào nhà.
Trong nhà bà mẹ vẫn chưa ngủ, hai mắt mệt mỏi lim dim, đang ngồi đợi chị.
- Chí Lan, họp gì thế ? - Bà vừa cười vừa hỏi.
- Vẫn là nghiên cứu vấn đề quyền lợi nhi đồng - Chị cũng cười.
Ngày hôm sau, nếp sống cũ của họ thay đổi. Thường ngày bà mẹ dậy nhóm lửa, nấu cơm, con dâu ra đồng làm việc. Hôm nay nàng dâu lại tranh dậy trước, nấu cơm xong, mới ra đồng. Thường ngày, hai người cùng đi khiêng nước, bắt đầu từ đó, chỉ có một mình nàng dâu đi gánh. Bà mẹ mắng chị, chị cũng mặc.
Ðầu đông nam ấy có một toán quân phục viên về làng. Mẹ Vĩnh Thanh chạy khắp nơi nghe ngóng. Không biết bà nghe ai nói "có một bận thấy anh ấy bị thương ở tiền tuyến". Sau khi nghe tin ấy, bà cụ im lặng như người mất hồn. Mỗi ngày đều chạy đông chạy tây hoặc tìm cán bộ xã dò hỏi tin tức. Lại còn muốn đi Ðông Bắc để hỏi thăm.
Bà tìm được cụ Tường. Cụ Tường chỉ ibết nói với bà: "Không nên đi, chẳng có việc gì đâu !". Nhưng bà lại càng lo. Ðến khi Chí Lan khuyên giải, bà mới đỡ một tý. ở nông thôn, một gia đình nhỏ cưới được dâu thì như bắt được của vậy. Huống chi Chí Lan lại như cái trụ cột trong nhà. Bà lo Chí Lan nhớ Vĩnh Thanh, cho nên tuy trước mặt các cán bộ xã thì lo lắng khóc lóc mà trước mặt con dâu thì không dám tỏ vẻ như thế.
Nhưng trong nhà họ, câu chuyện Vĩnh Thanh trở về ngày càng hay nhắc đến. Ban đêm mẹ Vĩnh Thanh nắm tính đốt ngón tay, nóng ruột nói:
- Ðã 5 tháng 39 ngày rồi mà chưa có thư gửi về. Sao mà nó vô tâm đến thế ?
Chí Lan khe khẽ đáp:
- Có lẽ vì bận. Chắc là sắp về rồi đấy !.
- ừ, có lẽ vì bận. Chà, cái thằng ấy từ bé nó đã vô tâm thế đấy.
- Người ta bận lắm. Không thể chỉ ngồi mà viết thư. Nhưng chắc chẳng có việc gì xảy ra đâu.
- Ðúng đấy. Chắc chẳng có việc gì - Mẹ Vĩnh Thanh nói mà lòng không yên, cơm ngày càng nuốt không vào.
Lại một hôm, Chí Lan đang đun lửa. Bà nói:
- Chí Lan ạ, mẹ đi hỏi người ta rồi. Họ nói đi Ðông Bắc chỉ mất có mấy chục bạc. Một tháng thì có thể vừa đi vừa về. Mẹ muốn đi thăm nó.
Chí Lan vội vàng nói:
- Quân đội người ta chứ phải như nhân dân mình đâu ? Ðịa chỉ luôn luôn thay đổi ? Nếu đi mà không tìm thấy được, đã tốn tiền mà nếu anh ấy biết lại còn trách cho mẹ con ta nữa.
Bà thở dài: - Nói thế thì cũng đúng đấy. Chà, cái thằng này vốn ngang tàng như thế.
Chí Lan nói: - Thư chắc cũng chẳng chậm lắm đâu. Con nghĩ có lẽ sắp gửi về rồi đấy.
Mẹ Vĩnh Thanh nói:
- ừ , dêm qua mẹ chiêm bao thấy nó về, nó cười cưới nói nói:
Thế thì có lẽ sắp về thật, nếu sắp về thì thường là không viết thư...
Chí Lan nói thế mà nước mắt đầy tròng. Chị vội vàng cúi xuống đống cỏ khô ráng sức thổi lửa. Mẹ Vĩnh Thanh nói:
- Cũng có lý. Nó nghĩ sắp về nên không cần viết thư.
Ngay lúc ấy, bà chợt thấy mắt Chí Lan đỏ lên và đầy nước mắt, bèn vội hỏi:
- Con làm sao thế ?
Chí Lan cúi đầu đáp:
Khói cay quá. Hai mẹ con mỗi ngày cứ nhắc nhở và chuyện trò như thế. Nhưng dần dần mẹ Vĩnh Thanh ngày càng gầy đi. Ban đêm thường than thở. Ðồng chí bí thư Khu uỷ đã đến thăm và an ủi bà vài lần. Lại còn bảo người trong làng trong xã năng đến giúp đỡ nhà bà, nhưng bà cụ không tài nào yên tâm được.
Lúc ấy Chí Lan cũng rất đau khổ. Mặc dầu chị cố sức nói chuyện Vĩnh Thanh với bà, cố sức khuyên giải bà, nhưng mẹ Vĩnh Thanh vẫn cứ khóc thầm một mình. Chí Lan cả ngày muốn tìm cách giải buồn cho mẹ, nhưng vẫn không biết làm thế nào? Chị biết đều mà mẹ mong mỏi nhất là tin con, là thư. Từ đó hàng ngày chị tìm đọc những chuyện chiến trường Triều Tiên. Khu lại đưa cho chị nhiều thư an ủi của chí nguyện quân. Chị đọc những thư ấy, nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng cũng tìm ra một cách.
Hôm ấy trong làng có chiếu bóng. Chí Lan xách ghế đưa mẹ đi xem phim, còn mình thì lặng lẽ trở về lấy ra hai tờ giấy để lên bàn, cầm bút suy nghĩ. Chị phỏng theo lời lẽ của Vĩnh Thanh, chảy nước mắt viết thư.
Sáng hôm sau chị ở đồng về, làm bộ mừng quýnh lên, vừa chạy vừa kêu:
- Mẹ ơi, anh ấy gửi thư về, anh ấy gửi thư về !
Bà cụ vội vàng chạy ra có lẽ vì mừng quá, đá lăn cả chiếc đòn, tay đầy cả bột mì cũng chẳng kể gì, vồ lấy thư. Bà không biết chữ nên bảo:
- Ðọc nhanh lên, đọc nhanh lên.
Chí Lan xé thư nói:
- Viết những hai tờ. Rồi đọc.
Thưa mẹ,
Ðã gần năm tháng rồi, con không viết thư về nhà, vì trong thời gian ấy con bị thương, bên đùi chân trái trợt một tý thịt nên phải nằm bệnh viện. Bây giờ lành hẳn rồi. ở bệnh viện ra, trở về đại đội bộ một lần nhận được ba thư nhà! Mẹ ạ, mẹ không cần phải nhớ mong con. Con xin kể mẹ nghe: Chúng con mỗi ngày ăn ba bữa. Có lúc ăn cơm, có lúc an bánh bao. Thức ăn rất nhiều. Phần nhiều là trứng gà đậu phụ và thịt. Bây giờ nhớ lại rau lang nhà ta thế mà tươi lạ ! Chúng con mỗi tuần ăn một lần bánh bao nhân thịt. Chắc mẹ chưa thấy thứ bánh này. To to là, một bát chỉ đựng được sáu, bẩy cái, đều do chúng con làm lấy. áo bông cũng được phát rồi, dày lắm. Mũi kim lại may nhặt và chắc ! Quần áo thì tự giặt lấy. Con đã học giặt quần áo được rồi. ở đây sông rất nhiều, gánh nước rất tiện. Vì vậy về ăn uống, mẹ chớ lo.
ở Triều Tiên, nhân dân cũng giống như bên mình. Trẻ con cũng gọi "mẹ" chung là "mẹ" . Bọn trẻ con này dễ thương lắm ! Ðều biết nhảy múa. ở đây bị giặc Mỹ oanh tạc rất thảm. Chúng con đang giúp nhân dân gieo kê.
Mẹ ạ, xin mẹ đừng nhớ mong con như thế. ở nhà bình yên cầy cấy là con cảm thấy vui sướng nhất rồi. Lúc nào có thể về thì con sẽ về. Con cũng rất nhớ... nhớ Chí Lan. Nó làm cho con mấy đôi tất, con còn tiếc nên chưa dùng. Con tin rằng nhà con sẽ chăm sóc mẹ rất chu đáo. Mẹ cũng đừng nên cưng nó quá mà nó quen đi. Nó còn trẻ, bỏ ra một tý sức chẳng thấm vào đâu...
Chí Lan đọc đến đó thì ngừng lại. Bà mẹ hỏi:
- Hết rồi à ?
Chí Lan cắn chặt môi đáp:
- Hết rồi.
Bà cụ vui ứa nước mắt nói: - Nó viết thư khá đấy chứ ? - Rồi cười mà nói với Chí Lan: - Cái thằng ranh ấy còn nói không cho mẹ chiều con mà quen đi. Thế thì nó làm sao mà lớn lên được bằng chừng ấy ? Con viết thư trả lời nó, nói mẹ chửi nó đấy, bảo nó sau này viết riêng cho con một thư.. - Bà cụ cười cười, nói nói chạy ra đường, còn Chí Lan ù té chạy vào buồng, úp mặt xuống chăn, không dậy nữa.
Buổi chiều, mẹ Vĩnh Thanh và mấy bà khác ngồi làm việc dưới gốc cây lớn, mặt hớn hở nói: ở bên Triều Tiên ấy mà... cái gì cũng giống hệt ta ở đây. Trẻ con cũng gọi mẹ chúng bằng mẹ, cũng trồng lúa mì... Bà nói một cách vui vẻ hình như bà đã đi Triều Tiên rồi vậy.
Từ hôm ấy, mẹ Vĩnh Thanh chú ý đến đồng chí đưa thư. Ðồng chí ấy khoảng 10 giờ thì đến, bà cứ đứng đợi ở đầu thôn. Mỗi ngày vừa gặp, bà đã hỏi:
- Có thư chúng tôi không ? Thân - Chi - Lan, tên con dâu tôi đó.
- Không có mẹ ạ. Ðồng chí đưa thư nói rồi đi. Bà đành phải trở về. Nhưng ngày hôm sau lại ra đó đợi mà hỏi. Ngày nào bà cũng đợi như thế, hỏi như thế. Ðồng chí đưa thư cũng quen mặt bà, nên hễ từ xa trông thấy bà là lên tiếng nói:
- Không có thư của nhà mẹ đâu, mẹ ạ.
- ồ, tôi đang đợi con dâu tôi, nó ra đồng sắp về - Bà ngượng ngùng nói, mắt đầy vẻ thất vọng. Nhưng ngày hôm sau, bà vẫn đến ngồi ở đầu thôn. Về sau Chí Lan nói với bà:
- Thư chúng ta do khu chuyển đến, mẹ không cần đi hỏi đồng chí đưa thư làm gì .
Sau một tháng, Chí Lan viết cho mẹ một thư nữa. Thư này dài hơn thư trước nhiều. Nói chuyện nhân dân Triều Tiên hàng ngày ăn gì, mặc gì, tiếng nói họ như thế nào, ăn Tết, cày ruộng ra sao ? Còn nói họ đánh giặc Mỹ và giặc Mỹ tàn sát thường dân như thế nào. Có chỗ làm cho bà cụ nghe mà khóc, bà nói:
- ồ, nếu thế thì nó về chậm một tý cũng được. Quốc gia còn cần. Nếu không thì chúng ta không thể yên ổn mà sống ở nhà được.
Bà còn khuyên Chí Lan, sợ Chí Lan đọc thư nên nhớ Vĩnh Thanh.
Chí Lan đáp: - Vâng ạ - Chị cảm thấy mẹ đã thật tin mình rồi.
Chị vừa cảm động vừa thương tâm. Nhưng mỗi khi nghe nói những lời ấy, chị thấy có sự an ủi vì mẹ đã hiểu được quan hệ giữa cá nhân và tổ quốc.
Gần đến Tết Nguyên đán, đồng chí Lô lại gọi cụ Tường lên khu để bàn về việc làm thế nào báo cho mẹ Vĩnh Thanh biết cái tin ấy, vì tiền uý lạo thì cứ để ở khu mà gia đình liệt sĩ thì phải được chiếu cố những khi tết nhất. Ngoài ra cũng phải nói với người ta chứ ! Cụ Tưởng đi làm Chí Lan lại nhằm lúc Chí Lan về bên ngoại. Sau tìm được cậu Vĩnh Thanh thương lượng. Cậu Vĩnh Thanh biết tin ấy cũng rất buồn nhưng ông nói: "Ðể tôi nói với chị tôi cho. Dù sớm hay muộn, đằng nào cũng phải nói mà. Huống hồ Chí Lan còn trẻ mới đến nhà chúng tôi có mấy tháng cũng không thể cầm người ta suốt đời ở nhà mình được".
Hôm ấy, cậu Vĩnh Thanh lĩnh uý lạo về rồi đến nhà bà chị ông vào ngồi một lát rồi thong thả nói:
- Chị ạ, hôm nay tôi đến đây để nói với chị một việc, việc này người ngoài không nỡ nói với chị nên bảo tôi đến nói... - Ðến đây, ông ngừng một lát mắt đỏ lên: - Thằng Vĩnh Thanh nhà ta... không còn nữa... Nó đã vì Tổ quốc, vì chúng ta... ông nói chưa xong, mẹ Vĩnh Thanh đã xua tay:
- Ðừng nói dại, đừng nói dại ! Trước kia, tôi ngày đêm thì lo nghĩ mà Chí Lan cũng sợ.. Sau nó gửi thư về, hôm trước lại gửi về nữa. Ðừng nên nghe những lời đồn nhảm nhí ! Năm ngoái chỉ có bị thương xoàng.
Bà nói đầy vẻ tự tin, khuyên giải ông em. Cậu Vĩnh Thanh lại nói:
- Chị ạ, sao mà chị dễ tin người thế ? Thư ấy là do con dâu chị sợ chị buồn nên viết ra đó...
Ông vừa nói đến đấy mẹ Vĩnh Thanh xoà hai bàn tay ra mở to đôi mắt kêu thất thanh: - Nó viết ra ?... Và ngay lúc đó bà biết rõ tất cả. Bà rũ rượi lùi về phía sau mấy bước chân mềm như cột bùn, chạm phải vách thì ngồi bệt xuống.
Bà khóc thảm thiết. Bà hỏi:
- Ðã đến nỗi ấy sao các ông không cho tôi biết sớm ?
Cậu Vĩnh Thanh cũng gạt nước mắt nói:
- Sợ chị quá thương tâm mà lại Chí Lan không cho chúng tôi nói với chị !
- Nó không cho ?... ồ ! ... Bà càng khóc thảm thiết. Mẹ Vĩnh Thanh khóc cho đến quá nửa đêm. Cụ Tường và cậu Vĩnh Thanh cũng khuyên giải mãi. Sau bà không khóc nữa. Chỉ ngồi ngây ra. Họ vẫn ngồi với bà. Ðến lúc sắp sáng, bà mới nói được một câu: - Các ông về đi ! Các ông cũng cần nghỉ ngơi. Tôi đã có thể cho con đi Triều Tiên... Từ đó... tôi đã không phải tưởng nó... tưởng nó sẽ cưỡi ngựa mang hoa trở về !... Bà nói đến đây, con mắt vừa ráo lại đầm đìa nước mắt.
Bắt đầu từ hôm ấy, bà cụ trở nên cứng rắn. Tự mình đi gánh lấy nước, làm cơm, lại còn ra đồng làm việc, lấy điểm công. Hôm 23 tháng chạp, Chí Lan ở quê ngoại trở về, bà cũng chẳng nói gì với chị. Lại còn đi chợ, lấy tiền uý lạo mua cho chị 7, 8 chục thước [1] vải hoa. Còn mua cho chị một chiếc áo len đỏ. Chí Lan hơi nghi ngờ. Hỏi bà lấy tiền ở đâu ra? Bà bảo là mượn của ông cậu. Chí Lan không cho bà mua sắm nhiều như thế. Bà nói:
Mẹ phải cho con ăn mặc khá tột tý vì mẹ muốn thế !
Hôm ấy Chí Lan ở chợ về nằm nghĩ mãi. Chị thấy mẹ tỏ ra khác trước. Nhưng chị vẫn viết một bức thư để đọc cho mẹ nghe.
Chị từ ngoài chạy về gọi:
- Mẹ ơi anh ấy gửi thư về, ông chủ tịch xã vừa đưa cho con.
Bà mẹ cứ ngồi yên hỏi:
- Thư ai ?
- Thư anh ấy mà! Con nói anh ấy cũng sắp... Chị nói đến đây, bỗng thấy mẹ chảy nước mắt, tay chị run lên thư rơi xuống đất.
Mẹ Vĩnh Thanh đi đến, nói:
- Chí Lan, con quý của mẹ, mẹ ... biết hết cả rồi !... Con không cần an ủi mẹ nữa ! Nó là con của mẹ, nhưng là chồng của con. Con sợ mẹ buồn nên an ủi mẹ, nhưng con đau khổ thì ai an ủi con ? ... Hồi bé, con đã đến đây ở với mẹ hai năm, mẹ đã coi con như con gái rồi. Nay thằng Vĩnh Thanh hy sinh, mẹ thương con lắm. Con tự hiểu lấy... không phải mẹ lẩm cẩm, mẹ nghĩ như thế này: sau này ấy mà ... tốt nhất là con kiếm lấy một người đến đây, đừng có về nhà họ, mẹ không thể xa con được...!
Ðến đây, bà nức nở không nói tiếp được nữa. Lúc ấy Chí Lan ngả vào lòng bà khóc.
- Mẹ !...Mẹ !...Mẹ đừng nói nữa! Con chưa nghí đến cái đó...
Bà mẹ lấy khăn tay nhè nhẹ lau nước mắt cho con dâu...
Hải Âu và Gia Phu dịch
MỌI NGƯỜI ĐỌC TRUYỆN ĐI, RỒI TÔI SẼ KỂ ĐẦU ĐUÔI CÂU CHUYỆN NÀY SAU.
— cùng với Hoàng Tám Bùi, Cát Vũ, Nguyễn Việt, Viết Hiền, Ngô S. Đồng Toản, Nga Ha Huu, Hoang Huong, Tran Quy Koi, Nguyễn Hưng Quốc, Sơn Quân Hải, Quang Minh Vo, Tu Pham, Dinh Ba Anh, Nguyễn Lê Tâm, DU Tử, Đăng Khoa Nguyễn, Long Hoàng Cường, Tin Không Lề, Bùi Quý Long, Chú Tễu, Do Hoang Giang, Nguyễn Mạnh Quỳnh, Đoàn Tử Huyến, Duong Thang, Do Xuan Tho, Phùng Huy Thịnh, Aiviet Nguyen, Dinh Chinh Nguyen, Ngoc Tuan Tran, Thanh Tu Phan, Pham Quoc Tuan, Nguyễn Hồng Hưng, Saigon Guider, Tho Nguyen Van, Phạm Hồng Sơn, Huy Đức Trần, Nguyen Hoang Linh, Lan Phuong, Felicita Ta, Hiền Lê Quý, Pham Thang, Thu Dinh Trong, Tuấn Đặng và Đỗ Minh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét