Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Bức tranh Myanmar có đang nhạt màu?

Bức tranh Myanmar có đang nhạt màu? Nguyễn Giang bbcvietnamese.com Cập nhật: 16:01 GMT - thứ sáu, 4 tháng 4, 2014 Thuyền nhân Rohingya rời khỏi Miến Điện sau các đợt bạo lực Tuần này khi đọc thấy tờ The Economist (05/04) nói sắc màu ‘cầu vồng Miến Điện’ đang mờ đi, tôi không hề ngạc nhiên. Vì từ nhiều tháng qua, tình hình tại quốc gia Đông Nam Á này cho thấy các dấu hiệu xấu. Chuyển đổi dân chủ không khác gì một cuộc cách mạng, nhưng nay bắt đầu giống như ‘chẳng hề có cách mạng gì cả’, theo The Economist. Tôi quan tâm đến Miến Điện vì một số lý do. Về tình cảm, tôi luôn quý các đồng nghiệp Ban BBC Tiếng Miến Điện bởi cùng là dân khu vực Đông Nam Á với nhau. Lễ hội Miến Điện nào ở BBC các bạn tổ chức tôi cũng dự và ăn những món cơm nếp của họ thấy không khác món ăn Thái miền Tây Bắc Việt Nam. Nhìn Myanmar tôi luôn sánh với Việt Nam, nước cũng có lịch sử muôn điều vất vả, kể từ thời thực dân, nội chiến đến ngày nay. Việt Nam và Miến Điện đều không to như Trung Quốc, không sặc sỡ như Thái Lan, hào nhoáng như Singapore, nghiêm trang Hồi giáo như Malaysia và đều cùng nhỏ hẹp hơn vùng quần đảo mênh mông Indonesia. Đi trước về sau? "Ở Miến Điện hiện nay các mạng xã hội bùng nổ, giới trẻ tha hồ phát biểu, và họ tự do hơn trước rất nhiều" Soe Win Than Trong một bài viết trước, tôi đã nêu Việt Nam có nhiều điểm vượt lên trước Miến Điện, khác cách nhìn phổ biến ở Phương Tây là hồ hởi với chuyển đổi do bà Aung San Suu Kyi khởi xướng và được phái của Tướng Thein Sein đón nhận. Việt Nam năng động hơn vì liên hệ chặt hơn với các dòng tư tưởng Âu Mỹ và chịu nhiều tương tác quốc tế hơn Miến Điện. Và dù bị coi là chính trị không đổi bao nhiêu, Việt Nam đã đi trước Miến Điện hàng thập niên về kinh tế, một phần cũng nhờ có di sản hơn hẳn về văn minh ở miền Nam tính từ thời Pháp tới Việt Nam Cộng hòa. Miến Điện dù được người Anh yêu mến nhưng thời thuộc địa đây chỉ là sân sau yên ả so với cả tiểu lục địa Ấn Độ của Anh. Khác với Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, các địa danh Mandalay, Rangoon của Miến Điện dù đi vào tiềm thức giới học giả lãng mạn Anh qua văn chương nhưng chưa bao giờ là trung tâm kinh tế của thuộc địa Anh ở châu Á. Người Shan tại Miến Điện không ly khai nhưng cũng không về với chính phủ Trở lại chuyện ngày hôm nay, cuộc chuyển đổi dân chủ tại Miến Điện mấy năm qua đã gợi ra nhiều cảm hứng khắp thế giới. Bản thân tôi cũng hòa vào dòng người trong trụ sở BBC ra xem bà Aung San Suu Kyi Bấm đến thăm đài và phát biểu giữa năm 2012. Nhưng ngay từ khi đó, tôi đã có cảm giác rằng cuộc chuyển đổi có vẻ dễ quá nên khó thành công. Vậy thực sự tình hình Miến Điện ra sao? Vì chưa có dịp đi, tôi hỏi đồng nghiệp Soe Win Than vừa từ Rangoon trở về London về chuyện này. Anh cho biết tại đô thị lớn nhất quốc gia có trên 60 triệu dân, “các mạng xã hội bùng nổ, giới trẻ tha hồ phát biểu, và họ tự do hơn trước rất nhiều”. Soe Win Than cũng xác nhận “nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Miến Điện, và cơ hội việc làm cho người địa phương ngày càng có nhiều”. Bạn là ai? Cho đến thời điểm này, quá trình biến đổi ngày càng tỏ ra là một thỏa thuận hợp thời nhưng cũng rất bất trắc giữa phái dân chủ hướng ngoại mà bà Suu Kyi đại diện và phái thực tiễn, thực dụng trong khối quân nhân do ông Thein Sein chủ trương. Cũng cần nhắc lại là quá trình dân chủ hóa mở lối cho bà Aung San Suu Kyi bước vào chính trường chỉ là thỏa thuận của hai phái trong nhóm sắc tộc Bamar. Nhóm này, còn gọi là Burman dù đông cũng chỉ chiếm 40% dân số chủ yếu ở vùng trung du và hạ lưu sông Irrawaddy, và hàng vạn quân vũ trang sắc tộc miền núi Shan, Karen, Kachin, War...vẫn tự trị và kiểm soát nhiều vùng biên thùy. Các nhóm vũ trang sắc tộc vẫn làm chủ vùng rừng núi Miến Điện Sự lạc hậu về kinh tế xã hội cũng thành một vấn đề chính trị. Từ năm 1983, Liên bang Myanmar chưa có một cuộc kiểm kê dân số. Khi tổ chức kiểm kê dân số tháng Ba năm nay - điều kiện quan trọng để biết số cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới - chính quyền vẫn căn cứ vào định nghĩa sắc tộc mà thực dân Anh để lại, và loại bỏ ra ngoài toàn bộ nhóm Hồi giáo Rohingya chừng 1 triệu người. Sự thấy vọng của báo chí Phương Tây với Miến Điện còn đến từ chỗ chính bà Aung San Suu Kyi không chấp nhận để người Rohingya có quốc tịch Liên bang Myanmar. Nếu cứ thế này, chừng 1 triệu người giữa vùng Đông Nam Á có thể trở thành vô tổ quốc. Dân chủ có ý nghĩa gì khi mà có cả triệu người không có quyền công dân để tham gia bỏ phiếu? Số phận người Rohingya cho thấy nhóm đa số Bamar theo Phật giáo chưa trả lời được câu hỏi: Thế nào là bản sắc của quốc gia Miến Điện mới? Bản lai diện mục của một công dân Miến Điện sẽ là gì? Vẫn Soe Win Than nói với tôi, xung đột ở Rakhine và ‘căng thẳng chủng tộc’ – không ít người Bamar bài xích người Hồi giáo da nâu Rohingya - đã làm giới trẻ bớt niềm lạc quan về tương lai đất nước. Theo anh, cũng có nghi ngờ rằng những phe phái quân sự, an ninh nào đó gây ra căng thẳng sắc tộc vì mục tiêu chính trị riêng. Miến Điện có bước tiến về dân chủ, mà cột mốc tiếp theo sẽ là bầu cử tổng thống năm 2015. Nhưng dù tạm gọi là có khai thông bế tắc chính trị lưu cữu từ 1988 qua cuộc chia sẻ quyền lực 2012-2013, chuyển đổi ở đây chỉ trọn vẹn khi kinh tế cũng được cải thiện và chỉ đi đúng hướng khi xã hội trở nên bao dung hơn. Việt Nam cũng vậy, không thể cứ nhắc lại mãi thành tích của công cuộc Đổi Mới từ nhiều năm trước mà cần tạo ra một đà thăng tiến mới cho cả bộ máy cầm quyền và cả xã hội. Giao lưu Việt Nam - Miến Điện ngày càng tăng và hai nước có thể học hỏi lẫn nhau Tôi không phải là chuyên gia kinh tế nên không có lời khuyên gì ở đây, chưa kể các ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước cũng đã có rất nhiều rồi. Nghiệm lại những gì tôi quan sát ở Miến Điện và giao lưu với bạn bè Miến Điện tôi chỉ muốn nói một ý nhỏ. Đó là nhìn về đường xa, cũng chưa chắc Miến Điện sẽ đi sau Việt Nam. Vì người Miến chân thành, nói gì làm nấy và nếu con người là vốn quý nhất thì tính cách là thứ cốt lõi của vốn quý đó. Miến Điện tạm coi là 'đi trước' về cải tổ chính trị thì nay cũng không tránh khỏi bài toán kinh tế. Ngược lại, Việt Nam đi trước về kinh tế thì cũng sẽ đến lúc phải tìm lời giải cho bài toán chính trị. Điều khác biệt là ở Việt Nam, nhiều thứ từ ý tưởng đến thực hiện hay bị biến tướng đi. Ví dụ nghiên cứu của McKinsey Global Institute (MGI) nói Việt Nam cần đổi cơ chế để khai thác lợi thế không còn nhiều về tuổi lao động trẻ hơn Trung Quốc (27.4 tuổi so với 35.2 tuồ̉i vào năm 2012). "Ở Việt Nam nhiều thứ từ ý tưởng đến thực hiện hay bị biến tướng đi" Nhưng những gì dư luận thấy lại là chuyện ‘trẻ hóa cán bộ’ lãnh đạo bằng cách bố trí ‘con ông cháu cha’ vào chỗ này chỗ khác không liên quan gì đến ngành học của họ. Ví dụ nữa là ý tưởng kết nối bền chặt giữa Việt Nam và mấy triệu người Việt và gốc Việt trên thế giới là rất hay, rất đúng trong thời đại giao lưu toàn cầu hóa. Nhưng tự nhiên một thứ luật ‘yêu cầu đăng ký quốc tịch’ có phải sắp biến gần 4,5 triệu người Việt hoặc gốc Việt trên thế giới thành ‘vô tổ quốc’, một dạng như người Rohingya ở Miến Điện? Một lãnh đạo tài giỏi đến đâu cũng sẽ chỉ được lịch sử nhớ đến qua một, hai ý tưởng lớn. Vì thế, tôi nghĩ các nhà chính trị Việt Nam không cần ra quá nhiều văn bản mà chỉ cần tìm một số giải pháp đúng và quan trọng hơn là chân thành, quyết tâm thực hiện là đủ. Như thế, Việt Nam chắc chắn sẽ duy trì được lợi thế có sẵn so với Miến Điện. Trả lời, Trả lời tất cả ho

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét