Kiện Trung Quốc có ăn chắc không?
Hoàng Sa và việc kiện giàn khoan Hải Dương 981
Nhân việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề theo công pháp quốc tế.
Những tầu hải giám và tầu cá của hai bên liên tục có va chạm, vì cả hai bên đều tin vùng biển đó thuộc phần mình.
Như mọi người đều biết, địa điểm giàn khoan nằm sâu theo vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lí Sơn của Việt Nam 119 hải lí ( vị trí lần đầu ) . Và hiện nay, giàn khoan cách đảo Lí Sơn của Việt Nam khoảng 141 hải lí, cách đảo Tri tôn, một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, 26 hải lí.
Hoàng Sa là một quần đảo, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm.
Nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn.
Chính quyền cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20 tháng 2 năm 1956.
Phú Lâm hiện nay đã được Trung Quốc xây dựng thành một trung tâm hiện đại gồm sân bay đủ dài để hạ cánh máy bay hạng vừa , hai bến cảng, trạm lọc nước, hệ thống thông tin liên lạc, nhà hàng, bãi biển và gần đây là một khu resort mới. Họ cũng chiếm giữ hoàn toàn nhóm đảo phía đông cùng vào năm 1956.
Nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần một km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn... Việt Nam cộng hòa kiểm soát nhóm này, một bia chủ quyền của Việt Nam cộng hòa đã từng được xây dựng trên đảo Hoàng Sa.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc chiếm nốt toàn bộ nhóm phía Tây do Việt Nam cộng hòa kiểm soát, sau 1 trận hải chiến chớp nhoáng, Hải quân Việt nam cộng hòa phải rút lui, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc kiểm soát từ đó.
Trung Quốc nói : Vị trí Giàn khoan Hải Dương 981 là hợp pháp, vì nó chỉ cách đảo Tri Tôn, một đảo Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974 có 17 hải lí .
Việt Nam phản bác trong tối 24/5/2014, trong chương trình thời sự của VTV1 đã phát đi bài phỏng vấn TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ rằng:
“Lý luận của TQ về việc điểm đặt Hải Dương Thạch Du -981 cách bờ đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) 18 hải lý trong khi cách bờ biển VN 119 hải lý, là sai theo công ước biển vì bờ đảo Tri Tôn không phải là bờ biển đất liền theo công ước biển quốc tế 1992”.
Đây là phản đối hợp lí, vì Tri tôn là một đảo đá nửa nổi nửa chìm, không có đủ điều kiện tự nhiên đủ để con người sinh sống, lên không thể có nhiều hơn 12 hải lí, theo khoản 3 của tại điều 121 của Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc :
1. Đảo là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triều lên.
2. Trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3, các vùng lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa như đất liền.
3. Đá (rocks), nơi không có khả năng cho việc cư trú (sinh sống) của con người và đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa…”
Theo người viết, đây là một lập luận hoàn toàn chính xác của Việt Nam, Tri Tôn không đủ điều kiện có thềm lục địa cho riêng nó.
Nhưng đảo Phú Lâm thì sao?
Đảo Phú lâm, tên tiếng Anh là Woody Island, có diện tích tương đương đảo Bạch long vĩ của Việt nam, Trung Quốc đã chiếm từ năm 1956, trước đó vào đầu thế kỉ trước, Người Pháp khi đó đại diện cho Việt Nam, đã chiếm giữ và xây trên đó một trạm nghiên cứu thời tiết, sau đó, đảo bị Nhật xâm chiếm ở thế chiến thứ hai, khi Nhật thua, Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân đảng) chiếm giữ với cớ là giải giáp quân Nhật và từ chối trả lại khi người Pháp quay lại, Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm, đảo bị bỏ hoang 6 năm sau đó trước khi Trung Quốc chiếm đóng từ 1956 tới nay.
Bản thân tên đảo đã nói lên nó là 1 rừng cây và Trung Quốc đã xây dựng đảo thành 1 thành phố lớn, liệu nó có đủ điểu kiện để có vùng đặc quyền kinh tế cho riêng nó không theo điều 212 của luật biển quốc tế ?
( đảo Phú Lâm aka Woodland, ảnh ăn cắp )
Đảo Hoàng sa và nhóm đảo lưỡi liềm đang có tranh chấp với Việt Nam, do Trung quốc chiếm từ 1974 bằng vũ lực.
Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hành động xử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ là bất hợp pháp, và Liên Hiệp Quốc không công nhận chủ quyền dựa trên chiếm đoạt và chiếm đóng bằng bạo lực. Vậy đảo Hoàng sa, đảo đá Tri Tôn và nhóm Lưỡi Liềm sẽ khó có khả năng được xem xét khi tranh tụng.
Nhưng quyền sở hữu đảo Phú Lâm và nhóm đảo phía đông An Vĩnh có vẻ như đang nghiêng về phía Trung Quốc, vì họ đã thiết lập chủ quyền liên tục trên 50 năm ( từ năm 1956), chiếm hữu một cách hòa bình và đã thực hiện trên thực tế các hành động chủ quyền như xây cất sân bay cầu cảng resort vv, và đảo Phú Lâm thời điểm đó có thể nói là không có quốc gia nào đóng quân và cho tới thời điểm này chưa có kiện cáo chính thức nào được đưa ra tòa án Quốc tế.
Giống như vụ kiện đảo Palmas là một vụ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, giữa Hà Lan và Hoa Kỳ được giải quyết bởi Tòa Trọng tài Thường trực La Hay vào năm 1928.
Sau khi xem xét các luận điểm hai bên, trọng tài, ông Max Huber, luật gia người Thụy Sĩ đã đưa ra kết luận Đảo Palmas thuộc về Hà Lan thông qua việc Hà Lan "đã thực hiện liên tục và hòa bình quyền lực Nhà nước trong một thời gian dài.
Và rất có thể điều việc thiết lập chủ quyền liên tục của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm sẽ là 1 lợi thế khi tranh tụng.
Và nếu Trung Quốc chứng minh được đảo Phú Lâm có đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí như đất liền thì sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam khi thưa kiện. Vì nếu vậy, rất có thể đường trung tuyến giữa Phú Lâm và Lí Sơn sẽ làm ranh giới, và giàn khoan ở vị trí hết sức nhạy cảm.
Lưu ý giàn khoan hiện nay cách đảo Phú Lâm mà Trung Quốc đang chiếm giữ 88 hải lí, và cách đảo Lí Sơn của Việt Nam 140 hải lí.
Và cách đảo Hải nam 190 hải lí, tức vẫn ở vùng chồng lấn giữa VN - TQ.
Nếu Việt Nam nếu muốn kiện Trung Quốc, cần xem xét đủ mọi lập luận. Dù kiện về cái gì, thì vị trí của giàn khoan Hải Dương 981phải được làm rõ đang ở vùng biển thuộc về bên nào khi tranh tụng.
Việt Nam cũng có thể phản bác rằng đảo Phú Lâm là thuộc về Việt Nam, nhưng Trung Quốc có thể đưa công hàm của cố thủ tướng Phạm văn Đồng xác nhận đã đồng ý với chủ quyền của Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa, cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa ở Việt nam. Và Phú Lâm là một đảo thuộc quần đảo Tây Sa.
Vẫn biết phía Việt Nam coi công hàm đó không có giá trị, nhưng rất có thể đó là một bằng cớ nặng kí để tòa xem xét.
Với những lập luận đã đưa ra, Việt Nam chưa chắc có nhiều hơn 30 % thắng cuộc.
Nhân việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề theo công pháp quốc tế.
Những tầu hải giám và tầu cá của hai bên liên tục có va chạm, vì cả hai bên đều tin vùng biển đó thuộc phần mình.
Như mọi người đều biết, địa điểm giàn khoan nằm sâu theo vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lí Sơn của Việt Nam 119 hải lí ( vị trí lần đầu ) . Và hiện nay, giàn khoan cách đảo Lí Sơn của Việt Nam khoảng 141 hải lí, cách đảo Tri tôn, một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, 26 hải lí.
Hoàng Sa là một quần đảo, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm.
Nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn.
Chính quyền cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho quân chiếm đóng đảo Phú Lâm vào đêm ngày 20 tháng 2 năm 1956.
Phú Lâm hiện nay đã được Trung Quốc xây dựng thành một trung tâm hiện đại gồm sân bay đủ dài để hạ cánh máy bay hạng vừa , hai bến cảng, trạm lọc nước, hệ thống thông tin liên lạc, nhà hàng, bãi biển và gần đây là một khu resort mới. Họ cũng chiếm giữ hoàn toàn nhóm đảo phía đông cùng vào năm 1956.
Nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần một km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn... Việt Nam cộng hòa kiểm soát nhóm này, một bia chủ quyền của Việt Nam cộng hòa đã từng được xây dựng trên đảo Hoàng Sa.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc chiếm nốt toàn bộ nhóm phía Tây do Việt Nam cộng hòa kiểm soát, sau 1 trận hải chiến chớp nhoáng, Hải quân Việt nam cộng hòa phải rút lui, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc kiểm soát từ đó.
Trung Quốc nói : Vị trí Giàn khoan Hải Dương 981 là hợp pháp, vì nó chỉ cách đảo Tri Tôn, một đảo Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974 có 17 hải lí .
Việt Nam phản bác trong tối 24/5/2014, trong chương trình thời sự của VTV1 đã phát đi bài phỏng vấn TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ rằng:
“Lý luận của TQ về việc điểm đặt Hải Dương Thạch Du -981 cách bờ đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) 18 hải lý trong khi cách bờ biển VN 119 hải lý, là sai theo công ước biển vì bờ đảo Tri Tôn không phải là bờ biển đất liền theo công ước biển quốc tế 1992”.
Đây là phản đối hợp lí, vì Tri tôn là một đảo đá nửa nổi nửa chìm, không có đủ điều kiện tự nhiên đủ để con người sinh sống, lên không thể có nhiều hơn 12 hải lí, theo khoản 3 của tại điều 121 của Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc :
1. Đảo là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước và nằm cao hơn nước khi thuỷ triều lên.
2. Trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3, các vùng lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền, thềm lục địa như đất liền.
3. Đá (rocks), nơi không có khả năng cho việc cư trú (sinh sống) của con người và đời sống kinh tế riêng của nó, không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa…”
Theo người viết, đây là một lập luận hoàn toàn chính xác của Việt Nam, Tri Tôn không đủ điều kiện có thềm lục địa cho riêng nó.
Nhưng đảo Phú Lâm thì sao?
Đảo Phú lâm, tên tiếng Anh là Woody Island, có diện tích tương đương đảo Bạch long vĩ của Việt nam, Trung Quốc đã chiếm từ năm 1956, trước đó vào đầu thế kỉ trước, Người Pháp khi đó đại diện cho Việt Nam, đã chiếm giữ và xây trên đó một trạm nghiên cứu thời tiết, sau đó, đảo bị Nhật xâm chiếm ở thế chiến thứ hai, khi Nhật thua, Trung Hoa Dân Quốc (Quốc dân đảng) chiếm giữ với cớ là giải giáp quân Nhật và từ chối trả lại khi người Pháp quay lại, Đến tháng 4 năm 1950, sau khi Trung Hoa Dân quốc chạy ra Đài Loan, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm, đảo bị bỏ hoang 6 năm sau đó trước khi Trung Quốc chiếm đóng từ 1956 tới nay.
Bản thân tên đảo đã nói lên nó là 1 rừng cây và Trung Quốc đã xây dựng đảo thành 1 thành phố lớn, liệu nó có đủ điểu kiện để có vùng đặc quyền kinh tế cho riêng nó không theo điều 212 của luật biển quốc tế ?
( đảo Phú Lâm aka Woodland, ảnh ăn cắp )
Đảo Hoàng sa và nhóm đảo lưỡi liềm đang có tranh chấp với Việt Nam, do Trung quốc chiếm từ 1974 bằng vũ lực.
Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hành động xử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ là bất hợp pháp, và Liên Hiệp Quốc không công nhận chủ quyền dựa trên chiếm đoạt và chiếm đóng bằng bạo lực. Vậy đảo Hoàng sa, đảo đá Tri Tôn và nhóm Lưỡi Liềm sẽ khó có khả năng được xem xét khi tranh tụng.
Nhưng quyền sở hữu đảo Phú Lâm và nhóm đảo phía đông An Vĩnh có vẻ như đang nghiêng về phía Trung Quốc, vì họ đã thiết lập chủ quyền liên tục trên 50 năm ( từ năm 1956), chiếm hữu một cách hòa bình và đã thực hiện trên thực tế các hành động chủ quyền như xây cất sân bay cầu cảng resort vv, và đảo Phú Lâm thời điểm đó có thể nói là không có quốc gia nào đóng quân và cho tới thời điểm này chưa có kiện cáo chính thức nào được đưa ra tòa án Quốc tế.
Giống như vụ kiện đảo Palmas là một vụ liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, giữa Hà Lan và Hoa Kỳ được giải quyết bởi Tòa Trọng tài Thường trực La Hay vào năm 1928.
Sau khi xem xét các luận điểm hai bên, trọng tài, ông Max Huber, luật gia người Thụy Sĩ đã đưa ra kết luận Đảo Palmas thuộc về Hà Lan thông qua việc Hà Lan "đã thực hiện liên tục và hòa bình quyền lực Nhà nước trong một thời gian dài.
Và rất có thể điều việc thiết lập chủ quyền liên tục của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm sẽ là 1 lợi thế khi tranh tụng.
Và nếu Trung Quốc chứng minh được đảo Phú Lâm có đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí như đất liền thì sẽ là một thách thức lớn cho Việt Nam khi thưa kiện. Vì nếu vậy, rất có thể đường trung tuyến giữa Phú Lâm và Lí Sơn sẽ làm ranh giới, và giàn khoan ở vị trí hết sức nhạy cảm.
Lưu ý giàn khoan hiện nay cách đảo Phú Lâm mà Trung Quốc đang chiếm giữ 88 hải lí, và cách đảo Lí Sơn của Việt Nam 140 hải lí.
Và cách đảo Hải nam 190 hải lí, tức vẫn ở vùng chồng lấn giữa VN - TQ.
Nếu Việt Nam nếu muốn kiện Trung Quốc, cần xem xét đủ mọi lập luận. Dù kiện về cái gì, thì vị trí của giàn khoan Hải Dương 981phải được làm rõ đang ở vùng biển thuộc về bên nào khi tranh tụng.
Việt Nam cũng có thể phản bác rằng đảo Phú Lâm là thuộc về Việt Nam, nhưng Trung Quốc có thể đưa công hàm của cố thủ tướng Phạm văn Đồng xác nhận đã đồng ý với chủ quyền của Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa, cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa và Trường Sa ở Việt nam. Và Phú Lâm là một đảo thuộc quần đảo Tây Sa.
Vẫn biết phía Việt Nam coi công hàm đó không có giá trị, nhưng rất có thể đó là một bằng cớ nặng kí để tòa xem xét.
Với những lập luận đã đưa ra, Việt Nam chưa chắc có nhiều hơn 30 % thắng cuộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét