Khi chưa gập nhiều phiền muộn, tôi thường không dễ quên những ai 
đã làm những điều mình cho là xúc phạm,
Khi đã nhiều từng trải hơn, vui có, buồn có, tôi thấy mình dần dần dễ bỏ qua 
những bức xúc mà trước đây đã có,
Thậm chí ở lứa tuổi ngoài 70 trở đi, nhiều khi tôi cảm thấy rõ ràng trở
thành quan sát viên cho chính những việc liên quan tới mình, mọi vui buồn
đều thoang thoảng qua, không còn da diết như chỉ cách đây không lâu lắm.
Đồng thời với những thay đổi về tình cảm đó, tôi tự thấy mình đánh giá mọi
việc toàn diện và sâu sắc hơn, hiểu mình, hiểu người hơn, nhưng không thấy 
quá tự hào, hay ngược lại, không thấy tự ti.
PGK


2013/10/16 Quynh Nguyen <nguyennguyenquynh233@gmail.com>

    QUÊN


            Một buổi tối, tôi đi thăm người bạn từng bị vu cáo hãm hại. Lúc ăn cơm, anh nhận được một cú điện thoại, người đó muốn nói cho anh biết ai đã hãm hại anh.

  Nhưng anh bạn tôi đã từ chối nghe. Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Biết rồi thì sao chứ? Cuộc sống có những chuyện không cần biết và có những thứ cần phải quên đi”.

          Sự rộng lượng của anh khiến tôi rất cảm kích. Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc. 

          Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc: “ Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành phải hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?”. Sư phụ điềm đạm nói: “Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy đi 20 dặm rồi mà vẫn chưa chịu bỏ xuống.”

Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó một nghệ thuật nhân sinh. Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.

          Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng: tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và một cuộc sống thanh thản, ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.

          Có rất nhiều người thích câu thơ:
          “Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”. 
          Trong lòng không có việc gì phải phiền lo, ấy mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống một cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp. 
                                                                                    Giang Nhất Yến 

"Tha thứ là điều khó khăn nhất, nhưng cũng là điều cao cả nhất."


"Một ngày không có tiếng cười là một ngày lãng phí .".    C. Chaplin "