Tướng Giáp: Vị chỉ huy của thế kỷ
Cập nhật: 02:00 | 19/11/2013
Tướng Giáp cũng luôn là một nhà yêu nước, một nhà dân tộc, một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất.
LTS:Thấm thoắt đã sắp tới 49 ngày, kỷ niệm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong tâm thức người Việt, đây vẫn là một dịp quan trọng để nhắc nhớ về sự ra đi. Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã lên kế hoạch tạm dừng mọi sự thăm viếng tới khu vực Vũng Chùa để tổ chức lễ 49 ngày. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của GS Carl Thayer về những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Đại tướng.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trải dài 64 năm hoạt động. Ông đã cống hiến tích cực cho Đảng Cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Sự nghiệp của Đại tướng có thể chia làm 5 giai đoạn.
Ở giai đoạn thứ nhất, từ 1927-1944, ông là người tích cực cổ vũ cho phong trào sinh viên, một nhà báo tiên bộ, một nhà hoạt động chính trị, một người tù chính trị, một giáo viên và là một sinh viên sau đại học.
Giai đoạn thứ 2 trong sự nghiệp của ông, từ 1944-1973, là giai đoạn quan trọng nhất.
Đại tướng giữ nhiều vị trí quan trọng như Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị.
Đoàn xe hộ tống linh cữu Đại tướng ra sân bay. Ảnh: Trần Sâm |
Trong giai đoạn hai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biến một trung đội chỉ 34 người trở thành một lực lượng quân đội nhân dân mà chỉ trong vòng 10 năm đã có thể đánh thắng quân Pháp trên chiến trường.
Tướng Giáp, người chưa từng được đào tạo quân sự chính quy lại thành thục và nắm vững triết lí quân sự của Mao Trạch Đông cũng như Napoleon và Clausewitz. Ông đã kết hợp nó tài tình với truyền thống quân sự của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một nhà chiến lược đầy thao lược, luôn khao khát đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi nước nhà. Ông đặt cuộc kháng chiến ở trong nước trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trong khu vực. Ông đã xây dựng được một hậu phương vững chắc cho quân đội. Chiến lược ấy của ông được phát huy hiệu quả trong trận Điện Biên Phủ. Ban đầu, ông tổ chức đánh nghi binh bằng cách đưa quân sang Lào, sau đó nhanh chóng mở cuộc tiến công tại Điện Biên Phủ. Ở đây, thay vì lắng nghe tư vấn của các cố vấn Trung Quốc, ông đã quyết định sử dụng chiến thuật bao vây Pháp.
Trận đại thắng ở Điện Biên Phủ không chỉ đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương mà là sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Sau khi đất nước bị chia cắt làm hai miền năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương hiện đại hóa quân đội Việt Nam và tổ chức xây dựng lực lượng hải quân và lực lượng phòng không không quân. Tướng Giáp chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến đấu ở miền Nam khoảng trong thập kỷ 1963-1973.
Trong giai đoạn ba, 1974-80, tướng Giáp giữ vị trí là ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng.
Trong giai đoạn bốn, từ 1981-1991, tướng Giáp dần thôi giữ các trọng trách lớn. Năm 1980, ông thôi làm Bộ trưởng Quốc phòng và đảm nhận trách nhiệm tương đương cấp Bộ trưởng ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ, dân số và sau đó là giáo dục.
Năm 1991, ở tuổi 80, ông rời nhiệm với tư cách Phó Thủ tướng và bước vào giai đoạn 5 của sự nghiệp: giai đoạn nghỉ hưu thực sự.
Trong giai đoạn này, thi thoảng ông công khai phát biểu trong các lễ kỉ niệm quan trọng và tham gia tư vấn cho Chính phủ, cho Đảng về các vấn đề quan trọng. Sự lên tiếng đáng chú ý nhất của ông là vào năm 2009 về vấn đề khai thác bô xít.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi được nhớ đến vì sự nghiệp phát triển quân đội nhân dân Việt Nam và là người đạo diễn cho thất bại của hai cường quốc lớn ở Việt Nam: Pháp và Mỹ.
Ông dành trọn tâm sức của mình theo đuổi sự độc lập và thống nhất quốc gia của Việt Nam. Ông là thành viên trung thành của Đảng, người làm việc chặt chẽ với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Tướng Giáp cũng luôn là một nhà yêu nước, một nhà dân tộc, một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất. Ông là chuyên gia của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bằng cách kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm làm nản lòng đối thủ.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiếm được tình cảm của cả thế hệ trẻ và lẫn thế hệ già ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua Quốc tang ông vừa qua, khi dòng người ở mọi lứa tuổi đổ tới nhà riêng của ông, thắp nến và hương, bày tỏ sự đau buồn.
Tướng Giáp là hiện thân của Việt Nam, biết sử dụng trí tuệ của mình để đưa ra những chiến thuật và chiến lược mà chỉ với vũ khí thô sơ vẫn có thể vượt qua được vũ khí hiện đại và bên có vẻ yếu hơn lại có thể đánh bại kẻ mạnh.
- Carl Thayer
* Vị chỉ huy của thế kỉ: Vị tướng của trăm quân trong quân đội La mã nhưng trong văn cảnh này là tổng chỉ huy quân sự, người đạt mốc 100 tuổi.
----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Manh manhngohuu@yahoo.com.vn
Từ: Manh manhngohuu@yahoo.com.vn
Vào ngày 11:58 Thứ Tư, 20 tháng 11 2013, Hai LP <ngochoaha33@gmail.com> đã viết:
http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/144714/tuong-giap--vi-chi-huy-cua-the-ky.html#ui=mobile
Một chuyên gia bậc thầy về nghiên cứu chính trị của Việt Nam- GS Carl Thayer đánh giá về sự vĩ đại của Đại Tướng Giáp.
HH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét