Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Xem cha ông ta một thời lều chõng đi thi

Xem cha ông ta một thời lều chõng đi thi

(Dân trí) - Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), sáng 22/11 tại Trường lang (Đại Nội Huế) đã diễn ra triển lãm “Truyền thống khoa cử Việt Nam”.

Qua hơn 50 bức ảnh tư liệu về khoa cử, về Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội, Phú Xuân Huế; một số tài liệu tranh khắc; 9 văn bản hành chính Châu bản. Đặc biệt là thác bản 114 văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở TP Hà Nội và Huế, 2 thác bản văn bia Tiến sĩ Võ tại Võ Miếu Huế đã khái quát nên truyền thống giáo dục, đào tạo của Việt Nam xưa từ năm 1075 đến 1919 với tên tuổi của gần 3.000 nhà khoa bảng.
Những hình ảnh một thời của cha ông đi thi, những vị tiến sĩ với cân đai áo mũ, dự yến tiệc sau khi thi đỗ, bia đá lưu danh tên vàng... đã cho thấy một thời phong kiến với việc thi cử nghiêm ngặt nhằm tuyển chọn người tài phục vụ đất nước.
Vốn có truyền thống cả ngàn năm, khoa Cử Việt Nam đã phát triển theo chiều thời gian với nhiều giai đoạn. Đánh dấu từ năm 1075 với khoa thi Tam trường để kén Minh kinh bác học. Năm 1232, triều Trần mở khoa thi Thái học sinh lấy đỗ: Đệ nhất giáp, Đệ nhị giáp và Đệ tam giáp. Năm 1247 lại đặt tam khôi cho 3 người đỗ Đệ nhất giáp là: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Năm 1347 mở khoa thi Đình lấy đỗ Tiến sĩ. Năm 1396 đặt lệ thi Hương lần đầu ở các địa phương lấy đỗ Cử nhân và quy định 7 năm một kỳ thi, năm trước thi Hương, năm sau thi Hội ở Kinh đô. Thi Hội cũng bắt đầu có từ đấy.
Sĩ tử và người thân tập trung trước trường thi
Sĩ tử và người thân tập trung trước trường thi 
Dưới triều Hồ theo phép thi của triều Trần và quy định 3 năm mở một khoa thi – giảm thời gian xuống so với lúc trước. Triều Lê khoa cử thịnh đạt. Năm 1434 vua Lê Thái Tông xuống chiếu định lệ thi Hương, thi Hội và quy định 3 năm mở một khoa thi. Triều Mạc, Lê Trung Hưng và triều Nguyễn sau này dều cho phép thi cử của triều Lê. Triều Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, nhưng lấy thêm hạng Phó bảng dưới Tiến sĩ.
Về thể thức, thi Hương và thi Hội đều phải qua 4 kỳ, đỗ kỳ trước mới được vào kỳ sau, nhưng nội dung thi Hội ở trình độ cao hơn. Phép thi quy định: kỳ 1 thi Kinh nghĩa; kỳ 2: thi Chế, Chiếu, Biểu; kỳ 3: Thi Thơ, Phú; kỳ 4: Thi Văn sách. Cuối cùng là kỳ thi Đình. Thí sinh làm một bài văn sách do Vua ra đề, hỏi về đạo trị nước và sử dụng hiền tài… Với 183 khoa thi đại khoa đã tuyển chọn được 2.898 nhà khoa bảng: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ, Phó bảng.
Hiện tại Việt Nam còn lại 2 di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội và Huế. Văn Miếu ngoài Hà Nội được gọi tên là Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long. Gồm 2 phần: Văn Miếu Thăng Long được xây dựng năm 1070 là nơi thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền, Tiên nho; Quốc Tử Giám xây năm 1076 phía sau Văn Miếu là Trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam. Tại nơi đây không chỉ là nơi đã đào tạo ra hàng ngàn nhân tài cho đất nước mà còn là nơi hun đúc và bảo tồn nhiều truyền thống quý báu của dân tộc như: hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, coi trọng nhân tài. Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long vẫn còn lưu giữ 82 tấm bia Tiến sĩ khắc họ tên, quê quán của 1304 vị Tiến sĩ đỗ đạt trong 81 khoa thi triều Lê và 1 khoa thi triều Mạc từ năm 1442 đến năm 1779.
Sĩ tử và người thân tập trung trước trường thi
Trích văn bia năm 1683 “Trời sinh Hiền tài là muốn dùng để dùng cho đời, bậc nhân quân trị nước điều cốt yếu cần rộng chọn hiền tài. Bởi vì Hiền tài là khí dụng của quốc gia, khí dụng đủ thì điều khiển giao phó chẳng việc gì không làm nổi, mà cơ đồ không thể không vững chắc, thế đạo không thể không thịnh sáng vậy. Cho nên đời xưa trị nước, không gì gấp bằng cầu cầu tìm hiền tài để tin giao công việc”.
Văn Miếu Quốc Tử Giám ở cố đô Huế gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám Phú Xuân. Khi Phú Xuân – Huế trở thành Kinh đô của Việt Nam, đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn chủ trương xây dựng Văn Miếu năm 1808 bên bờ sông Hương ở phía Tây Kinh thành Huế. Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, tây vu, Thần khố, Thần trù, Hữu Văn Đường, Duy Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, La thành, bến vua ngự…
Quốc Tử Giám xây dựng chính thức bên cạnh Văn Miếu vào năm 1820 là nơi tập trung các học sinh trong nước về Kinh dùi mài kinh sử. Vào năm 1904, cơn bão Giáp Thìn đã làm cho Quốc Tử Giám bị hư hỏng nặng, sau đó được tu bổ một vài lần. Vào thời Thành Thái năm 1908, Quốc Tử Giám được dời về khu vực phía đông của Kinh thành như hiện nay – hiện là địa điểm của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh TT-Huế và Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế ở đường 23 tháng 8, đường Lê Trực, TP Huế.
Toàn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám Phú Xuân (Bản vẽ của Bộ Công triều Nguyễn năm 1844)
Toàn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám Phú Xuân (Bản vẽ của Bộ Công triều Nguyễn năm 1844) 
Tại Văn Miếu Huế có 32 tấm bia khắc họ tên, quê quán của 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Ngoài ra, liên quan đến khoa cử ở Phú Xuân Huế còn có 1 di tích độc đáo khác là Võ Miếu tọa lạc cạnh Văn Miếu. Việc thiết lập Võ Miếu của triều Nguyễn ở Huế có ý nghĩa đề cao các vị tướng tài ba, nuôi dưỡng và khích lệ tinh thần thượng võ, phát huy nền võ nghiệp – một trong những truyền thống đáng tự hào của Việt Nam. Ở đây hiện còn 3 tấm bia võ công khắc thời Minh Mạng và 2 bia Tiến sĩ võ thời Tự Đức.
Triển lãm thú vị “Truyền thống khoa cử Việt Nam” trên đang diễn ra tại Trường lang (Đại Nội Huế) nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung định Huế với Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, kéo dài cho đến hết tháng 1/2014.
Quang cảnh trước cổng trường thi
Quang cảnh trước cổng trường thi 
Lều chõng xưa nơi thí sinh vào ngồi làm bài
Lều chõng xưa nơi thí sinh vào ngồi làm bài
Quan giám khảo
Quan giám khảo ngồi trên các chòi cao 
Truyền loa gọi tên thí sinh
Truyền loa gọi tên thí sinh 
Các quan trong hội đồng thi
Các quan trong hội đồng thi 
Thí sinh xem kết quả thi
Thí sinh xem kết quả thi
Thí sinh xem kết quả thi
Các tân khoa trong áo mão chỉnh tề do vua ban. Nhiều tân khoa đã lớn tuổi vì đi thi nhiều lần mới đậu
Lạy tạ vua
Lạy tạ vua
Tân khoa được vua thết đãi yến tiệc
Tân khoa được vua thết đãi yến tiệc
Tân khoa đi dạo phố
Tân khoa đi dạo phố
Tân khoa vinh quy bái tổ được dân làng đón rước
Tân khoa vinh quy bái tổ được dân làng đón rước 
Ông đồ tiếp tục miệt mài dạy học cho lớp trẻ, bồi dưỡng cho các nhân tài đất nước
Ông đồ tiếp tục miệt mài dạy học cho lớp trẻ, bồi dưỡng cho các nhân tài đất nước
Bia Tiến sĩ khoa Thi 1463 đời vua Lê Thánh Tông có 44 người đỗ Tiến sĩ
Bia Tiến sĩ khoa Thi 1463 đời vua Lê Thánh Tông có 44 người đỗ Tiến sĩ 
Bia Tiến sĩ khoa Thi 1463 đời vua Lê Thánh Tông có 44 người đỗ Tiến sĩ
Bia Tiến sĩ khoa thi 1775 niên hiệu Cảnh Hưng 36 triều vua Lê Hiển Tông có 18 người đỗ Tiến sĩ. Những tên tuổi vẫn còn lưu truyền cho đến hôm nay, được lấy làm tên đường như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Phạm Đình Dư… 
Bia Tiến sĩ khoa thi năm 1822 đời vua Minh Mạng ở Huế với 8 người đỗ Tiến sĩ
Bia Tiến sĩ khoa thi năm 1822 đời vua Minh Mạng ở Huế với 8 người đỗ Tiến sĩ
Bia Tiến sĩ võ còn lại hiếm hoi và rất độc đáo tại Võ Miếu Huế
Bia Tiến sĩ võ còn lại hiếm hoi và rất độc đáo tại Võ Miếu HuếTrên bia ghi khoa thi Ất Sửu niên hiệu Tự Đức 18 (1865) có 2 người đỗ Tiến sĩ Võ là Võ Văn Đức và Võ Văn Lương 
Bia Tiến sĩ võ còn lại hiếm hoi và rất độc đáo tại Võ Miếu Huế
Cảnh Vinh quy bái tổ qua tranh khắc gỗ đầu thế kỷ XX (tranh do H.Oger chủ trương, in trong sách Kỹ thuật của người An Nam) 
Bia Tiến sĩ võ còn lại hiếm hoi và rất độc đáo tại Võ Miếu Huế
Lễ Truyền lô: là lễ xướng danh các Tiến sĩ được Hoàng đế ban sắc chỉ sau khi đã trải qua kỳ thi Đình (Được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng thành công lần đầu tiên tại Festival Huế 2006) 
Đại Dương
-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét