'Bánh vẽ' hàng trăm tỷ đồng của bà hiệu phó
Tin tưởng vào kế hoạch xây dựng Đại học Quốc tế Phương Nam, chị Dung huy động 80 tỷ đồng rồi giao cho bà hiệu phó Trương Thị Hải Yến, hy vọng hưởng lãi suất gần 220% một năm.
Bà Trương Thị Hải Yến bị nhiều người tố cáo đã vay tổng cộng gần 270 tỷ đồng song không thanh toán. Ảnh chụp từ clip HTV
Vẽ ra những dự án, chương trình đầu tư siêu lợi nhuận là cách mà bà Trương Hải Yến, Hiệu phó trường THPT dân lập Phương Nam (khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) huy động hàng trăm tỷ đồng từ người quen, bạn bè.
Chị Trần Nam Dung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết mình là một nạn nhân, cũng tin vào những lời lẽ đó của bà Yến. Một người bạn làm ăn cũ đã dẫn bà Yến tới nhà chị làm quen, giới thiệu là hiệu phó trường Phương Nam có bề dày hơn 10 năm. Chị thấy tin tưởng, kết thân. “Nhìn bà Yến rất hiền”, chị nói về ấn tượng trong lần gặp đầu tiên. Từ đó, bà Yến chủ động đến chơi nhiều hơn, hay kể về trường Phương Nam.
Theo chị Dung khi đã thân tình, bà Yến nói cần vốn đầu tư trang thiết bị cho trường nên hỏi vay tiền, hứa trả lãi suất cao. Lần vay đầu tiên, đúng một tháng sau, bà Yến trả tiền đầy đủ cả gốc lẫn lãi và mời chị ra trường chơi. Mối quan hệ giữa hai người ngày càng thân thiết hơn. Thi thoảng bà Yến lại đến vay nóng trong một tuần, trả sòng phẳng.
Một lần, bà Yến giới thiệu con trai vừa đi du học về với chị Dung, nói cần số tiền lớn xây dựng thêm Đại học Quốc tế Phương Nam ở Bắc Ninh, nếu để lâu sẽ mất cơ hội. "Bà ấy nói rất thuyết phục, hứa trả lãi 6.000 đồng cho một triệu vay trong mỗi ngày", chị Dung kể. Lợi tức này quá lớn ngay cả khi so với lãi suất chợ đen, phổ biến đang là 1.500-2.000 đồng một triệu mỗi ngày.
Tự nhận quá "mê muội", chị Dung kể đã huy động 80 tỷ đồng để giao cho bà Yến với hy vọng nhận được lãi suất gần 220% một năm, cao gấp chục lần ngân hàng. Và giờ tiền lãi chẳng thấy, vốn không thu hồi được, chị Dung phải xoay xở để trả khoản tiền đã huy động.
Một số người không cho bà Yến vay tiền, mà trở thành nạn nhân khi giao sổ đỏ để nhờ bà này vay tiền hộ. Ông Nguyễn Xuân Bính (ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị bệnh thận phải nằm viện thường xuyên, gia đình thuộc diện khó khăn. Cần tiền để lo cho con gái mới ra trường, gia đình ông đi vay vốn ngân hàng không được. Năm 2012, qua người tên Tùng, ông Bính được giới thiệu đến bà Yến.
Ông Tùng bảo muốn vay 100 triệu đồng phải mất 15 triệu chi phí làm hồ sơ, ông Bính đồng ý và được dẫn tới gặp bà Yến. Theo cam kết, ông Bính giao sổ đỏ cho bà Yến để được vay 200 triệu đồng. "Bà ấy nói lãi suất cực thấp, hẹn 3 ngày sau đến lấy tiền và tôi đưa luôn sổ đỏ trong lần gặp đó", ông Bính kể.
Đúng hẹn, ông Bính đến gặp nhưng bà Yến không giao tiền. Ông liên tục gọi điện giục và bà Yến đưa ra nhiều lý do, xoa dịu bảo cố gắng chờ thêm thời gian nữa. Thời gian đầu, bà Yến còn nghe điện thoại nhưng sau thì không. Ông Bính không nhớ đã bao nhiều lần chầu trực ở trường để gặp bà hiệu phó nhưng đều không được.
Nhiều tháng không nhận được khoản vay trong khi sổ đỏ không biết đang "lưu lạc" ở đâu, ông Bính làm đơn tố cáo gửi Công an huyện Sóc Sơn. Khi mọi việc chưa được giải quyết, ông cho biết còn bị Tùng dọa: “Bà Yến là người có quyền lực, muốn kiện không phải dễ”.
Cũng vì cần vay tiền, anh Nguyễn Văn Trực (ở huyện Chương Mỹ) được giới thiệu đến gặp bà Yến. Người đàn ông đang muốn mở doanh nghiệp này được bà hiệu phó cam kết cho vay trước 100 triệu đồng. Anh kể, thấy bà Yến nhiệt tình, khi làm cam kết lại đóng dấu đỏ của trường nên đã không ngần ngại giao sổ đỏ. Tuy nhiên, anh Trực chỉ nhận được 40 triệu đồng, số còn lại bà Yến nói đã chia hoa hồng cho người môi giới. "Biết bị lừa, một thời gian dài, hầu như ngày nào tôi cũng đến trường tìm bà Yến nhưng không được", anh Trực nói.
Một người từng tham gia môi giới tiết lộ, bà Yến thường trả 5-15 triệu đồng cho người dẫn khách cần vay tiền. Do vậy, nhiều người đã tham gia hệ thống "chân rết" cho bà Yến.
Căn biệt thự của gia đình bà Yến tại khu đô thị Định Công. Ảnh: Đỗ Việt
Theo cơ quan điều tra, hàng chục nạn nhân tố cáo đã cho bà Yến vay tổng cộng gần 270 tỷ đồng và 16 sổ đỏ. Những người này cho biết, khi vay bà Yến nói dùng tiền xây dựng trường.
4 ngày sau khi bà Yến và con trai và em gái bị bắt về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiều 27/8, một số phụ huynh có con học tại trường Phương Nam tỏ ra lo lắng. “Đó là sai phạm của một cá nhân, không thể quy kết cả tập thể đều xấu. Dù vậy, tôi vẫn thấy lo cho tâm lý của các cháu, giờ có muốn chuyển trường khác cũng không đơn giản”, một người chia sẻ.
Ông Mai Thanh Hòa, chồng bà Yến, cho VnExpress.net biết năm 1996 ông góp vốn đầu tư xây dựng trường Phương Nam, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 2005, bà Yến thôi làm tại Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội để tham gia quản lý trường. Giai đoạn đỉnh cao năm 2007, trường có 58 lớp cho cả 3 cấp với hơn 2.300 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên.
Theo ông Hòa, giữa năm 2007, sau chuyến đi 2 tháng vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa, ông bị bảo vệ ngăn cản không cho vào trường. "Tôi không ngờ vợ lại xử sự với mình như thế, có thể do mâu thuẫn về cách quản lý”, ông Hòa kể và cho biết sống với nhau 20 năm nhưng giữa hai người chưa xảy ra bất hòa lớn.
Hiện, vợ chồng ông Hòa sống ly thân, ông vẫn là vị Chủ tịch HĐQT "trên giấy" của trường, dù nhiều năm nay không được vợ cho tham gia điều hành, quản lý.
Đỗ Việt
--
Bà Trương Thị Hải Yến bị nhiều người tố cáo đã vay tổng cộng gần 270 tỷ đồng song không thanh toán. Ảnh chụp từ clip HTV |
Vẽ ra những dự án, chương trình đầu tư siêu lợi nhuận là cách mà bà Trương Hải Yến, Hiệu phó trường THPT dân lập Phương Nam (khu đô thị mới Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) huy động hàng trăm tỷ đồng từ người quen, bạn bè.
Chị Trần Nam Dung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết mình là một nạn nhân, cũng tin vào những lời lẽ đó của bà Yến. Một người bạn làm ăn cũ đã dẫn bà Yến tới nhà chị làm quen, giới thiệu là hiệu phó trường Phương Nam có bề dày hơn 10 năm. Chị thấy tin tưởng, kết thân. “Nhìn bà Yến rất hiền”, chị nói về ấn tượng trong lần gặp đầu tiên. Từ đó, bà Yến chủ động đến chơi nhiều hơn, hay kể về trường Phương Nam.
Theo chị Dung khi đã thân tình, bà Yến nói cần vốn đầu tư trang thiết bị cho trường nên hỏi vay tiền, hứa trả lãi suất cao. Lần vay đầu tiên, đúng một tháng sau, bà Yến trả tiền đầy đủ cả gốc lẫn lãi và mời chị ra trường chơi. Mối quan hệ giữa hai người ngày càng thân thiết hơn. Thi thoảng bà Yến lại đến vay nóng trong một tuần, trả sòng phẳng.
Một lần, bà Yến giới thiệu con trai vừa đi du học về với chị Dung, nói cần số tiền lớn xây dựng thêm Đại học Quốc tế Phương Nam ở Bắc Ninh, nếu để lâu sẽ mất cơ hội. "Bà ấy nói rất thuyết phục, hứa trả lãi 6.000 đồng cho một triệu vay trong mỗi ngày", chị Dung kể. Lợi tức này quá lớn ngay cả khi so với lãi suất chợ đen, phổ biến đang là 1.500-2.000 đồng một triệu mỗi ngày.
Tự nhận quá "mê muội", chị Dung kể đã huy động 80 tỷ đồng để giao cho bà Yến với hy vọng nhận được lãi suất gần 220% một năm, cao gấp chục lần ngân hàng. Và giờ tiền lãi chẳng thấy, vốn không thu hồi được, chị Dung phải xoay xở để trả khoản tiền đã huy động.
Một số người không cho bà Yến vay tiền, mà trở thành nạn nhân khi giao sổ đỏ để nhờ bà này vay tiền hộ. Ông Nguyễn Xuân Bính (ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị bệnh thận phải nằm viện thường xuyên, gia đình thuộc diện khó khăn. Cần tiền để lo cho con gái mới ra trường, gia đình ông đi vay vốn ngân hàng không được. Năm 2012, qua người tên Tùng, ông Bính được giới thiệu đến bà Yến.
Ông Tùng bảo muốn vay 100 triệu đồng phải mất 15 triệu chi phí làm hồ sơ, ông Bính đồng ý và được dẫn tới gặp bà Yến. Theo cam kết, ông Bính giao sổ đỏ cho bà Yến để được vay 200 triệu đồng. "Bà ấy nói lãi suất cực thấp, hẹn 3 ngày sau đến lấy tiền và tôi đưa luôn sổ đỏ trong lần gặp đó", ông Bính kể.
Đúng hẹn, ông Bính đến gặp nhưng bà Yến không giao tiền. Ông liên tục gọi điện giục và bà Yến đưa ra nhiều lý do, xoa dịu bảo cố gắng chờ thêm thời gian nữa. Thời gian đầu, bà Yến còn nghe điện thoại nhưng sau thì không. Ông Bính không nhớ đã bao nhiều lần chầu trực ở trường để gặp bà hiệu phó nhưng đều không được.
Nhiều tháng không nhận được khoản vay trong khi sổ đỏ không biết đang "lưu lạc" ở đâu, ông Bính làm đơn tố cáo gửi Công an huyện Sóc Sơn. Khi mọi việc chưa được giải quyết, ông cho biết còn bị Tùng dọa: “Bà Yến là người có quyền lực, muốn kiện không phải dễ”.
Cũng vì cần vay tiền, anh Nguyễn Văn Trực (ở huyện Chương Mỹ) được giới thiệu đến gặp bà Yến. Người đàn ông đang muốn mở doanh nghiệp này được bà hiệu phó cam kết cho vay trước 100 triệu đồng. Anh kể, thấy bà Yến nhiệt tình, khi làm cam kết lại đóng dấu đỏ của trường nên đã không ngần ngại giao sổ đỏ. Tuy nhiên, anh Trực chỉ nhận được 40 triệu đồng, số còn lại bà Yến nói đã chia hoa hồng cho người môi giới. "Biết bị lừa, một thời gian dài, hầu như ngày nào tôi cũng đến trường tìm bà Yến nhưng không được", anh Trực nói.
Một người từng tham gia môi giới tiết lộ, bà Yến thường trả 5-15 triệu đồng cho người dẫn khách cần vay tiền. Do vậy, nhiều người đã tham gia hệ thống "chân rết" cho bà Yến.
Căn biệt thự của gia đình bà Yến tại khu đô thị Định Công. Ảnh: Đỗ Việt |
Theo cơ quan điều tra, hàng chục nạn nhân tố cáo đã cho bà Yến vay tổng cộng gần 270 tỷ đồng và 16 sổ đỏ. Những người này cho biết, khi vay bà Yến nói dùng tiền xây dựng trường.
4 ngày sau khi bà Yến và con trai và em gái bị bắt về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiều 27/8, một số phụ huynh có con học tại trường Phương Nam tỏ ra lo lắng. “Đó là sai phạm của một cá nhân, không thể quy kết cả tập thể đều xấu. Dù vậy, tôi vẫn thấy lo cho tâm lý của các cháu, giờ có muốn chuyển trường khác cũng không đơn giản”, một người chia sẻ.
Ông Mai Thanh Hòa, chồng bà Yến, cho VnExpress.net biết năm 1996 ông góp vốn đầu tư xây dựng trường Phương Nam, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 2005, bà Yến thôi làm tại Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội để tham gia quản lý trường. Giai đoạn đỉnh cao năm 2007, trường có 58 lớp cho cả 3 cấp với hơn 2.300 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên.
Theo ông Hòa, giữa năm 2007, sau chuyến đi 2 tháng vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa, ông bị bảo vệ ngăn cản không cho vào trường. "Tôi không ngờ vợ lại xử sự với mình như thế, có thể do mâu thuẫn về cách quản lý”, ông Hòa kể và cho biết sống với nhau 20 năm nhưng giữa hai người chưa xảy ra bất hòa lớn.
Hiện, vợ chồng ông Hòa sống ly thân, ông vẫn là vị Chủ tịch HĐQT "trên giấy" của trường, dù nhiều năm nay không được vợ cho tham gia điều hành, quản lý.
|
Đỗ Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét