Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Biển Đông: Vì sao Trung Quốc bất ngờ xuống nước?

Biển Đông: Vì sao Trung Quốc bất ngờ xuống nước?

   Đăng ngày: 5:49 PM - 19/08/2013 
Mặc dù ít được chú ý bởi giới phân tích nước ngoài nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây rõ ràng đã phát đi tín hiệu thể hiện mong muốn làm dịu nhẹ các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ảnh minh họa

Trung Quốc càng hung hăng ở Biển Đông thì càng rơi vào thế bất lợi.
 
Hồi cuối tháng 7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một phiên họp đặc biệt bàn về sức mạnh hàng hải ngày càng tăng của nước này. Sức mạnh hàng hải là một phần nguyên nhân gây ra các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng.
Giới truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đưa tin về cuộc họp trên, nhấn mạnh đến bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong bài phát biểu đó, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại nội dung chủ đạo trong chính sách của Trung Quốc được đưa ra từ Đại hội Đảng lần thứ 18 về mục tiêu phát triển nước này trở thành một cường quốc biển thông qua việc phát triển các nguồn lực hàng hải cũng như bảo vệ môi trường đại dương.
Tuy nhiên, những nhận xét thú vị nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình lần này lại ít nhận được sự chú ý của giới chuyên gia, phân tích nước ngoài.
Dưới hệ thống lãnh đạo tập thể của Trung Quốc, những bài phát biểu tại các cuộc họp của Bộ Chính trị luôn phản ánh sự đồng thuận, nhất trí của những quan chức tham gia – trong trường hợp này là 25 chính khách hàng đầu của Trung Quốc. Gần cuối bài phát biểu ở phiên họp gần đây nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề cập đến các cuộc tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Tất nhiên, Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn nhắc lại những thông điệp cũ như “không bao giờ từ bỏ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp”, đặc biệt là “lợi ích cốt lõi” của nước này. Tuy nhiên, có hai cụm từ mới mà ông Tập Cận Bình đã sử dụng lần này để nói về cách mà Bắc Kinh sẽ xử lý các cuộc tranh chấp.
Vì thế, hai cụm từ đó xứng đáng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Những phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy, Bắc Kinh có thể đang cân nhắc lại giá trị thực sự của những hành động hiếu chiến nhất mà nước này đã “tung ra” ở Biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian qua. Đó là những động thái đang gây ra hàng loạt vấn đề ngoại giao nghiêm trọng giữa nước này với các nước như Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Hai “cụm từ” đáng chú ý
Đầu tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc lại chỉ đạo 12 chữ của cố Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình về việc xử lý các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong một loạt các tuyên bố được đưa ra từ năm 1979 đến 1984, ông Đặng Tiểu Bình đã phác thảo một cách tiếp cận ôn hòa hơn mà sau này được đúc kết trong câu “chủ quyền vẫn là của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Trong những năm gần đây, giới học giả và các nhà phân tích Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt với nhau về giá trị của phương pháp tiếp cận mà ông Đặng Tiểu Bình đưa ra trước đây đồng thời cũng đưa ra vài lời chỉ trích về việc nước này đã không ngăn được một số hành động mà họ coi là “sự xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”.
Ví dụ, hồi năm ngoái, một nhà phân tích nổi tiếng thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Đương đại Trung Quốc – ông Chen Xiangyang, đã kêu gọi thực hiện một chính sách quyết liệt hơn trong các cuộc tranh chấp. Cụ thể, ông này cho rằng, chính sách của ông Đặng Tiểu Bình nên được thay thế bằng một phương pháp tiếp cận mạnh tay hơn: “chủ quyền tất nhiên vẫn là của chúng ta; duy trì các cuộc tranh chấp, nắm bắt cơ hội để phát triển, củng cố năng lực quản lý và kiểm soát khủng hoảng”.
Tuy nhiên, bằng cách nhắc lại chỉ đạo 12 chữ của cố Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy, ông này thay mặt Bộ Chính trị thể hiện sự nhất trí và khẳng định sự đúng đắn của lập trường trước đây của ông Đặng Tiểu Bình.
Trong Bộ Chính trị Trung Quốc có 2 vị tướng hàng đầu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa là ông Fan Changlong và ông Xu Qiliang. Bằng cách nói lên lập trường mà Đảng Cộng sản Trung Quốc theo đuổi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gián tiếp dàn xếp những tranh cãi trong nội bộ về chỉ đạo trước đây của ông Đặng Tiểu Bình.
Tất nhiên, cố Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình không đưa ra một kế hoạch giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo nhưng sự khẳng định của Bộ Chính trị Trung Quốc về phương pháp tiếp cận của ông này đã ra dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh sẽ kiên nhẫn, sẽ theo đuổi các biện pháp tạm thời để làm dịu căng thẳng. Điều đó cũng giúp tránh các ý nghĩ của các nước bên ngoài về việc Trung Quốc đang ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn trên biển.
Một vài ngày sau cuộc họp nói trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã ám chỉ rằng, những phát biểu của ông Tập Cận Bình có thể biến thành sự thực. Trong chuyến công du đến các nước Đông Nam Á, ông Vương Nghị đã liên tục nhắc lại lập trường, giải pháp cuối cùng cho các cuộc tranh chấp biển đảo chỉ có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán song phương và tiến trình này sẽ “mất nhiều thời gian”.
Trong khi đó, muốn đạt được tiến bộ trong Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông nhằm giúp giảm thiểu các vấn đề trên biển thì nhất thiết không được có sự can thiệp từ bên ngoài. Vì thế, ông Vương Nghị nhấn mạnh đến việc “tích cực” tham gia các dự án phát triển, khai thác chung ở những vùng tranh chấp dù ông này không đưa ra được bất kỳ kế hoạch chi tiết nào.
Thứ hai, trong bài phát biểu tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rằng, Trung Quốc phải “lên kế hoạch vừa đảm bảo được tình hình ổn định chung vừa bảo vệ được các quyền của mình”. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc dùng đến cụm từ này. Có vẻ như, Trung Quốc đang đặt sự quan trọng của việc duy trì ổn định khu vực và bảo vệ “các quyền, lợi ích hàng hải” của Trung Quốc ngang nhau.
Ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn giữa nỗ lực bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải với mong muốn duy trì sự ổn định khu vực của nước này. Sự đề cập này cho thấy, Bắc Kinh đã nhận ra rằng, sự quyết liệt, hung hăng của họ trong các cuộc tranh chấp đang làm hại những lợi ích khác của họ, đặc biệt là vai trò của các nước khác trong vấn đề an ninh khu vực.
Ví dụ như, kể từ năm 2010, Mỹ đã tuyên bố chính sách ở Biển Đông của cường quốc này đồng thời tăng cường quan hệ liên minh gắn bó với Nhật Bản. Trong khi đó, Tokyo theo đuổi chính sách củng cố hợp tác với Philippines.
Tóm lại, bài phát biểu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc gần đây xứng đáng được chú ý đặc biệt. Nó cho thấy, Trung Quốc có thể sẽ không mất kiên nhẫn trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông như một số nhà phân tích dự đoán. Và nó cũng cho thấy, cách tiếp cận của Trung Quốc trong những cuộc tranh chấp đó có thể sẽ mang nhiều sắc thái hơn là sự cứng rắn chủ nghĩa dân tộc mà nhiều người phán đoán.
 
 
Theo Vnmedia


==================================

Truyền thông Hồng Kông: Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2016

Đăng ngày: 5:30 PM - 19/08/2013 

The sun rises above the Beijing skyline early on Nov. 6, 2012. The Chinese Communist Party will collapse in three stages in the next three years and its reign will come to an end by 2016, according to the Hong Kong magazine Frontline. (Ed Jones/AFP/Getty Images)
 
Ánh bình minh đang lên trên bầu trời Bắc Kinh vào buổi sáng ngày 6 tháng 11 năm 2012. Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sụp đổ theo ba giai đoạn trong ba năm và chế độ sẽ tan rã vào năm 2016, theo tạp trí Frontline Hồng Kông.(Ảnh)
Chính quyền Trung Quốc sẽ sụp đổ trong vòng 3 năm tới theo nhận định của  phương tiện truyền thông ở Hồng Kông.
Tạp chí Frontline Hồng Kông chuyên sâu phân tích tình hình chính trị Trung quốc gần đây đã đưa ra nhận định bất ngờ về sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung quốc trong vòng 3 năm tới và kết thúc vào năm 2016.
Sự khủng hoảng kinh tế sẽ là lĩnh vực đầu tiên bắt đầu cho sự suy thoái vào năm 2014. “Cơ cấu chính trị” của Đảng Trung Quốc cũng theo đó bị ảnh hưởng trầm trọng trong năm tiếp theo, cuối cùng đến năm 2016 toàn bộ thể chế xã hội nhà nước Trung quốc sẽ sụp đổ, bài báo đưa ra những phân tích cùng dẫn chứng có trong lịch sử. Kênh thông tấn này còn nhấn mạnh, với một tác động đủ lớn, sự sụp đổ ấy có thể còn đến sớm hơn nữa.
Các nhà kinh tế đang nhận thấy một dòng chảy đảo ngược trong nguồn vốn đầu tư của toàn cầu – dòng tiền đang chuyển ra khỏi Trung Quốc, điều này có thể làm bùng nổ các biến động tài chính lớn – Frontline nói.
Trong tất cả những mối đe doạ này, bộ ba đáng chú ý nhất là những bong bóng bất động sản, thị trường tài chính ngầm và khoản nợ của chính quyền địa phương. Bởi sự phát triển tràn lan và quy mô lớn mà chúng đang có, theo Tiến sĩ Frank Tian Xie, giáo sư kinh tế trường Đại học Aiken Nam Carolina, Mỹ.
Năm 2014,Trung quốc sẽ phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng trong nguồn vốn đầu tư, việc bơm tiền của nhà nước cho dù không cải thiện được vấn đề nhưng rất cần thiết cho nhu cầu duy trì các khoảng nợ địa phương.
Theo bản cáo, sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ những vấn đề chính trị bên trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ dẫn đến sự sụp đổ như một hệ quả tất nhiên vào năm 2015. Nhiều nhóm quyền lợi phức tạp ở Trung Quốc trước giờ đã không hề quan tâm gì đến số phận của Đảng hay đất nước và chỉ tập trung vào việc tích lũy của cải, Frontline nói.
Cũng theo vào tờ báo Hồng Kông này, các nhóm quyền lợi riêng đang sẵn sàng để chứng kiến sự kết thúc của Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn là phải làm theo những cải cách được đề xuất bởi Tập Cận Bình hay các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng hiện nay, bởi vì họ đã chuẩn bị chiến lược rút lui cho riêng mình.
Như một phương sách cuối cùng để tự cứu vớt mình, Đảng Trung Quốc có thể sử dụng một công ty đa quốc gia để rót tiền trở lại cho nội địa và duy trì đồng nhân dân tệ, trong khi phải ngừng sử dụng khoản tiết kiệm ngoại tệ và trái phiếu chính phủ Mỹ, tạp chí Frontline suy đoán trong số báo ra hồi tháng Sáu.
Chủ đề về sự sụp đổ của Đảng nhân dân Trung Hoa đã được đề cập rộng rãi trong năm qua, cuốn tiểu thuyết khải huyền lấy Trung Quốc làm tâm điểm mang tên “2014: Sự sụp đổ vĩ đại” xuất bản vào tháng 1 đã trở thành một trong số những cuốn sách bị cấm bán chạy nhất ở Hồng Kông.
 
 
Nguồn: EpochTimes


=================================

‘Đua tàu sân bay với Ấn Độ, Trung Quốc đã thảm bại’Đăng ngày: 3:33 PM - 19/08/2013 

Đó là khẳng định của cựu đô đốc Hải quân Ấn Độ Sureesh Mehta khi bình luận về chiếc tàu sân bay nội địa INS Vikrant mà Ấn Độ mới hạ thủy hôm 12/8.
Theo Trong bài bình luận của mình với tựa đề “INS Vikrant đẩy lùi Trung Quốc trên biển“, Mehta tự hào nói rằng Ấn Độ đã khẳng định được vị thế của một trong những siêu cường trên thế giới, sau khi thể hiện khả năng thiết kế tàu sân bay nội địa.
Điều này đưa chúng tôi tiến sát hơn tới chiến lược hàng hải với 3 tàu sân bay“, Mehta cho biết, “Theo ý tưởng của chúng tôi, 2 trong số 3 chiếc tàu này sẽ hoạt động liên tục, một chiếc có thể được triển khai tới bờ biển phía đông và một chiếc khác tới bờ biển phía tây“.
Tàu sân bay INS Vikrant trong buổi lễ hạ thủy hôm 12/8
Tàu sân bay INS Vikrant trong buổi lễ hạ thủy hôm 12/8
Theo Mehta, với ít nhất 2 chiếc tàu sân bay hoạt động, khu vực trách nhiệm của Hải quân Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể. Tàu sân bay giữ vai trò chiến lược trong việc thúc đẩy năng lực tác chiến viễn chinh và sẽ giúp Hải quân Ấn Độ tiến tới một miền đất mới ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Điều này sẽ tạo cho Ấn Độ một lợi thế rất lớn với Trung Quốc. Mehta cho rằng Trung Quốc vẫn còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành tàu sân bay.
Chúng tôi có nhiều năm tích lũy về kinh nghiệm và năng lực, sẽ mất một thời gian dài để Trung Quốc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng. Phải mất nhiều năm để có thể đưa một chiếc tàu sân bay vào hoạt động và Trung Quốc còn nhiều việc phải làm với các lực lượng khác” – Mehta nói.
Mehta nhận định, sẽ mất khoảng 5 – 7 năm để Trung Quốc xây dựng học thuyết hàng hải nhằm phục vụ cho việc vận hành tàu sân bay ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, với việc trang bị tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất, khả năng và sức mạnh của tàu INS Vikrant sẽ dần được mở rộng.
Tàu sân bay Vikrant có lượng giãn nước 37.500 tấn, dài 256m, rộng 56m, bề mặt sàn 12m, tốc độ toàn tải 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.500 hải lý khi chạy với tốc độ 18 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn là 1.400 người, trong số đó có 160 sĩ quan.
Tàu được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công đường không vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền, hỗ trợ chiến đấu cho lục quân trên các mặt trận bên trong lục địa, thực hiện đổ bộ hải quân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét