Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Bình loạn một chút:

Bình loạn một chút:
Tôi không có họ hàng gì với nghề nghiệp ca nhạc, nhưng rất tâm đắc với bài phát biểu của NS Nguyễn Ánh 9. Đọc xong tôi thấy tự tin và dám nâng cấp thẩm âm của mình lên hàng "Tai trâu" chứ không như trước đó tự ty xếp mình vào loại "Tai sành sứ". Sở dĩ tôi nghi tai mình là loại tai sành sứ vì thấy Đàm vĩnh Hưng được tôn vinh là ông Hoàng nhạc nhẹ mà mình nghe vị này hát thì chán ơi là chán, không có một chút xúc cảm nào.
Gần đây tôi bị bệnh viêm thoái khớp nặng nên phải nằm giường bệnh mấy tháng, do đó cơ bị teo. Tôi xác định khi đã đi lại được thì phải kiên trì đi bộ liên tục để chữa bệnh. Tôi chuẩn bị ngay khi nằm bệnh tranh thủ ghi vào máy walkman thật nhiều ca khúc trong và ngoài nước mà mình thích để khi đi tập nghe không bị chán. Cách ghi: chọn bài mình thích, gõ vào Google rồi nghe lần lượt các ca sĩ, ai hát làm mình thích thì download. Kết quả được 250 ca khúc. Trong số những ca sĩ mà Nguyễn Ánh 9 nêu nhận xét, tôi ghi được 32 bài (có thể sai số 1, 2 bài) do Hồng Nhung thể hiện, Trần Thu Hà: 17 bài, Mỹ Linh: 15 bài, Ngọc Anh: 3 bài, Thanh Lam: 1 bài, Mỹ Tâm: 1 bài, Bằng Kiều: 1 bài, Đàm vĩnh Hưng: 0 bài. (Tất nhiên có nhiều ca sĩ khác mà tôi ghi được nhưng không liệt kê vì nằm ngoài nhận xét của Nguyễn Ánh 9).
Trước đây tôi rất thích giọng hát Mỹ Linh, nhưng độ hâm mộ giảm đi vì thấy dường như ML chuyên chú về kỹ thuật quá, phần tâm hồn khi hát kém đi. Thanh Lam, Mỹ Tâm, Bằng Kiều đều có giọng tốt nhưng "thích sáng tạo" quá, thích phá cách thêm thắt làm cho ca khúc mất cái hồn của nó đi.
Có một câu hài: Một nhạc sĩ khi nghe ca sĩ hát, nói với bạn " Chết chửa, sao tôi nghe bài này quen quen quá mà mãi chưa nhận ra là bài gì" Ông bạn cười ngất "Chính là bài của anh sáng tác đó, nhưng bây giờ ca sĩ hay sáng tạo khi hát quá nên anh không nhận ra đứa con mình đẻ ra"*:)) laughing! Nền âm nhạc của ta bây giờ vui như vậy đó, chẳng biết rồi sẽ đi đến đâu!  

NNQ



Chủ nhật, 25 Tháng 8 2013 11:28 Tu Do
Với sự am hiểu sâu sắc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không ngần ngại ‘mổ xẻ’ các gương mặt đình đám nhất làng nhạc Việt như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hà Hồ.
.
Với thâm niên 60 năm trong nghề, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 cho rằng thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay chỉ có giải trí. Ông nói:

Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.

- So với thế hệ trước như ông, giới ca - nhạc sỹ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói?
.
Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.
.
nguyễn ánh 9
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
.
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.

Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!

Thanh Lam hát Cô đơn còn thua ca sỹ nghiệp dư

- Những ca sỹ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc?
.
Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam.
http://static.vtc.vn/images/news-pbdes.gif
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, thua một ca sỹ nghiệp dư hát vì hát không có hồn dù giọng đẹp thiệt!
http://static.vtc.vn/images/news-pbdes-2.gif
.
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, thua một ca sỹ nghiệp dư hát vì hát không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát.

Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sỹ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sỹ cũng phải hát 'nhập vai' như vậy mới ra ca sỹ.

Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sỹ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sỹ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.

- Hai nữ ca sỹ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao?
.
Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì...
.
Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.

Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí.
.
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/08/21/Ho_Ngoc_Ha_va_My_Tam.jpg
Hồ Ngọc Hà và Mỹ Tâm
.
Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được.

Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sỹ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy!

- Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá thế nào?
.
Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sỹ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu!
.
Dam Vinh Hung
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không thích Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc của ông
.
Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’.

Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu! 

- Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất?
.
Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm.
.
Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.

Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.

- Nhưng rõ ràng trên thị trường, những giọng ca này không phải nổi tiếng nhất, được khán giả ưu ái nhất. Theo ông vì sao có nghịch lý này?
.
Nhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.

Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất.

Mong có nhiều nghệ sỹ ‘tử tế’ và người nghe ‘tử tế’
.
- Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’?
.
Không phải! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không?

Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm!
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.

- Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu?
.
Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết. Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm.

Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.

- Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì?
.
Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết!

- Xin cảm ơn ông!

Theo Phượng Hoàng (thực hiện), VTC News
====================next
Thứ Tư, 28/08/2013 - 14:32
Giá như Đàm Vĩnh Hưng đừng… “nửa chừng xuân”
Một nền âm nhạc tiến bộ là nền âm nhạc có một văn hóa phê bình lành mạnh. Văn hóa tiếp nhận phê bình kém, nó sẽ giết chết lực lượng phê bình.

Cho đến nay, trên công luận đang tồn tại 2 hình ảnh đối nghịch: sự nể phục và yêu mến đối với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ác cảm về thái độ vô lễ của Đàm Vĩnh Hưng.
Từ khi bài trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ (NS) Nguyễn Ánh 9 đăng tải trên báo điện tử VTC News, công luận “dậy sóng” thật sự và 1 ngày rưỡi sau đó, nó đã trở thành… sóng thần.
4 ngày trôi qua, đã có quá nhiều bình luận, quá nhiều bài báo nói đến NS Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng (ảnh, trái), dù trong bài trả lời phỏng vấn, NS Nguyễn Ánh 9 đã “phê” rất nhiều ca sĩ.
Sự việc này có lẽ rồi cũng qua đi, nhưng “dư chấn” đáng nói của nó đối với đời sống âm nhạc có lẽ là văn hóa phê bình. Một nền âm nhạc tiến bộ là nền âm nhạc có một nền văn hóa phê bình lành mạnh. Văn hóa tiếp nhận phê bình kém, nó sẽ giết chết lực lượng phê bình.

Khâm phục Tuấn Hiệp, nể Thanh Lam…
Khâm phục Tuấn Hiệp, nể Thanh Lam…
Ai cũng nghĩ rằng cùng với Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thanh Lam sẽ bùng nổ, nhưng chừng nào Thanh Lam còn im hơi lặng tiếng, mọi người sẽ nghĩ rằng chị có văn hóa cao trong tiếp nhận phê bình. Cũng như năm ngoái sau sự “phản pháo” đến mức “cạch mặt” của Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam vẫn bình chân như vại, không một lời dù ngắn ngủi. Đáng nể thay!
Mỹ Tâm và Tuấn Hiệp cũng được NS Nguyễn Ánh 9 nhận xét trong bài phỏng vấn nói trên, nhưng khi trả lời báo Tuổi trẻ, Mỹ Tâm thật vô tư: “Chú (NS Nguyễn Ánh 9) nói gì thì cũng có sao đâu, chú cũng như ba mẹ mình mà”.
Đáng nói hơn Tuấn Hiệp viết hẳn một bài cám ơn sự góp ý của NS Nguyễn Ánh 9 trên VTC News, nơi đã đăng bài phỏng vấn “dậy sóng”.
Trên facebook của Đàm Vĩnh Hưng, có khoảng 250 ý kiến chia sẻ ủng hộ anh, điều đó cũng dễ hiểu bởi họ là fan của anh. Nhưng chỉ trong ngày 26/8, trên VietNamNet, trong 149 ý kiến chia sẻ cho bài NS Nguyễn Ánh 9: Tôi không còn tuổi để đối chất, tranh giành thì có đến 145 ý kiến khâm phục, đồng tình với những nhận xét của NS Nguyễn Ánh 9. Đó cũng là điều đáng quý.
Nói điều này để thấy rằng, tâm sự của NS Nguyễn Ánh 9 trên báo Tuổi trẻ là chí lý: “Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà… hay bất kỳ ca sĩ thành danh nào khác đều có khả năng thực lực riêng, có một hướng đi và chỗ đứng riêng. Quan trọng nữa là mỗi ca sĩ sẽ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận công chúng mến mộ mình. Chính nét riêng của từng ca sĩ mới hình thành được một nền ca nhạc phong phú, đa dạng, phục vụ đông đảo đối tượng công chúng”.
Những lời nhận định của NS Nguyễn Ánh 9 về các “sao” chỉ là để “chia sẻ mong muốn của mình là được thấy những nghệ sĩ đứng trên sân khấu và thể hiện cho khán giả nghe được đúng cái tình cảm trong bài hát… Nhưng tôi chỉ đưa chút ý kiến của mình để hy vọng nền âm nhạc của nước mình sẽ phát triển”.
Khi Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng và công luận dậy sóng, có báo đã hỏi ông “có muốn rút lại những nhận xét gây sóng gió của mình không” nhạc sĩ vẫn khẳng định: “Như đã chia sẻ, đó là những ý kiến cá nhân của tôi, vì thế tôi không thay đổi”, dù ông đã lên tiếng xin lỗi các ca sĩ và khán giả của họ, nếu lời nhận xét của ông làm họ tổn thương.
Thẳng thắn nhận xét, sẵn sàng xin lỗi nhưng cương quyết giữ lời mình đã nói. Có thể thấy, NS Nguyễn Ánh 9 rất dũng cảm, có lập trường nhưng cũng rất nhã nhặn, văn minh làm nhiều người khâm phục. Thật đáng quý có một nhạc sĩ như thế trong bối cảnh phê bình âm nhạc như hôm nay.
Tiếc cho Đàm Vĩnh Hưng
Khi bài phỏng vấn NS Nguyễn Ánh 9 được đăng trên VTC News sáng 24/8, ngay chiều hôm đó trên facebook của mình, Đàm Vĩnh Hưng đã trấn an các fan: “Các fan yêu dấu nên bình tĩnh, nói năng lịch sự, có hiểu biết và không được hỗn hào nhé…”. Hành động này được xem là văn minh, có văn hóa, biết tôn trọng tôn ti trật tự theo truyền thống đạo lý Việt Nam và góp phần đáng kể để xây dựng văn hóa phê bình vốn còn non yếu trong nền âm nhạc của chúng ta. Điều này, Đàm Vĩnh Hưng đã tạo thiện cảm cho rất nhiều người.
Nhưng 1 ngày sau đó, dường như không thắng nổi những “sân si”, Đàm Vĩnh Hưng viết 1 bức thư dài cho NS Nguyễn Ánh 9 và đăng lên facebook của mình. Trong đó, có những lời lẽ khó nghe dành cho vị nhạc sĩ đáng kính như: “kịch sĩ”, “ngụy quân tử”… lại còn đề nghị NS tháo “chiếc mặt nạ” xuống… Đó là thái độ vô lễ đối với một nhạc sĩ tên tuổi, có 60 năm tuổi nghề, một nhạc sĩ đáng tuổi cha chú của mình.
Là người của công chúng, lẽ ra Đàm Vĩnh Hưng phải là người mẫu mực lễ độ, để làm gương sáng cho nhiều người. Nhưng thật đáng tiếc, cái lễ độ… “nửa chừng xuân” của Đàm Vĩnh Hưng làm cho nhiều người thất vọng.
Điều đáng nói hơn với một “văn hóa” tiếp nhận phê bình như của Đàm Vĩnh Hưng - đó cũng là điều tồn tại khá lâu trong đời sống âm nhạc Việt Nam - khiến những người tâm huyết với âm nhạc lặng tiếng, buông xuôi để đời sống âm nhạc đi theo chiều hướng tự phát, một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của âm nhạc. Chúng ta chỉ thực sự lớn lên khi thấy được những yếu điểm của mình, nhưng nhiều nghệ sĩ xem cái tôi của mình quá lớn, mình là “ông hoàng”, là tất cả…

Theo Thiên Lang
Thể thao & Văn hóa


Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: “Đó là lời nhận xét nghiêm túc và có trách nhiệm”
Tôi đã đọc bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và theo tôi, những nhận xét của ông dưới góc độ của người nhạc sĩ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm, bám sát đời sống âm nhạc thì đó là những lời nhận xét rất chân thành, bình tĩnh, có trách nhiệm và nhiều trăn trở đối với đời sống âm nhạc.
Thái độ theo dõi âm nhạc sát sao như thế là đáng trân trọng. Phải nói rằng lời nhận xét nghiêm túc, có trăn trở của người làm nghề như thế thì với bất cứ nghệ sĩ nào, đặc biệt là thế hệ đi sau thì đây là đóng góp đáng để ghi nhận.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân- Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Tôi cũng nhận thấy lời góp ý của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là chân thành, không có yếu tố cơ hội hay cố tình tạo scandal gì. Nếu muốn tạo cơ hội, muốn nổ thì không thiếu gì cách.

 Trong thời điểm hiện tại, đôi khi người trong giới vẫn còn nương nhẹ, né tránh những lời nói thẳng thật. Chúng ta vẫn còn thiếu tiếng nói xây dựng, thiếu sự vào cuộc của các nhà chuyên môn, thiếu những tiếng nói khí khái của người làm nghề. Chính vì thế, theo tôi, lời góp ý chân thành, truyền tải nhiều trăn trở, mang màu sắc trải nghiệm là vô cùng cần thiết và đáng trân trọng.
Dù chưa đọc bài phản ứng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, tuy nhiên nếu có sự phản ứng thì theo tôi cũng là điều không nên. Những lời góp ý chân thành, thực tâm bao giờ cũng đáng quý cho dù có những sơ suất… 
Nhạc sĩ Cát Vận: “Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có câu nói rất hay”

Về những phát ngôn giữa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, khách quan mà nói lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có phần đúng, tuy nhiên có những khía cạnh cần nhìn nhận đa chiều hơn. Về phía Đàm Vĩnh Hưng, theo tôi nếu mà nói trực tiếp với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì hay hơn.

Nhạc sĩ Cát Vận, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Nhạc sĩ Cát Vận, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Theo tôi, ở đây có những điềm cần nói rõ ràng hơn, đó là sự mong muốn của người làm công việc sáng tác vừa ca sĩ, người thể hiện bài hát. Mong mỏi của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là tác phẩm của mình của mình được phản ánh trung thực, được thể hiện đúng tâm tư, tình cảm. Với ca sĩ, đôi khi lại mong muốn đưa sự sáng tạo, cái mới trong cách thể hiện tác phẩm. Điều này, có nhạc sĩ chấp nhận, có nhạc sĩ lại không thể chấp nhận.
Tôi cũng thấy ở đây có sự chưa thấu hiểu giữa hai bên. Cũng phải nhìn nhận là có ca sĩ hát nhạc của người này không hay nhưng lại hát nhạc của người khác hay. Hoặc đối với nhạc sĩ, ca sĩ này hát không vừa ý ca khúc của mình, nhưng khán giả lại chấp nhận được.
Theo tôi, những phát biểu của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hay phản ứng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đều là những điều họ không mong muốn. Có lẽ, trong chuyện này không nên đẩy lên thành vấn đề lớn, không nên để mọi chuyện đi quá xa.
Tuy nhiên, tôi thấy rất tâm đắc với câu nói rất hay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: “ Nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại”.

Ca sĩ Ánh Tuyết: “Cần xem lại cách ứng xử của những người làm nghệ thuật”
Trước và đến thời điểm này, tôi khẳng định cách nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về các ca sĩ không có gì là sai, không có gì là quá đáng hay nặng nề. Mỗi người có một cách nhìn nhận, một suy nghĩ riêng nên không thể áp đặt cách nghĩ của người khác giống mình.
Những lời nhận xét của ông, của bậc cha chú, một nhạc sĩ hơn 60 năm tuổi nghề là rất chân thành và trách nhiệm. Không phải ông chê, ông phủ nhận sạch trơn thành công của những nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Mà với một người đương thời, có kinh nghiệm và bám sát đời sống âm nhạc, cả nhạc trẻ, ông chỉ muốn chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu một cách chân thực và khách quan nhất.
Những người cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lỗi thời là sai, những người phản ứng ngay lập tức những lời nhận xét thật là thiếu chín chắn và bồng bột. Đã là người hoạt động nghệ thuật, là người nghệ sĩ nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đến dư luận thì cần phải giữ gìn lời ăn tiếng nói. Mỗi phát ngôn là có hàng vạn người dõi theo. Vì thế, trước khi viết ra những lời lẽ xúc phạm người khác, nhất là người uy tín về chuyên môn, có chiều sâu về nhân cách và người thế hệ cây đa cây đề thì cần phải uốn lưỡi bảy lần.

Ca sĩ Ánh Tuyết
Ca sĩ Ánh Tuyết
Tôi đã đọc bài “đáp trả” của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trên trang facebook và cảm thấy thất vọng về cách ứng xử văn hóa của những người làm nghệ thuật. Những lời lẽ viết ra tưởng như là rất lễ phép nhưng ẩn trong đó là những lời chua cay, ăn thua quả thực khiến cho người bị “nhắm” đến phải đau lòng.
Là người có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, lẽ ra mình phải làm sao để dư luận có cái nhìn thiện cảm với những người làm nghệ thuật. Tôi cho rằng, trong trường hợp này, nghệ sĩ phải học hỏi ca sĩ Tuấn Hiệp về cách ứng xử. Dù không phải là ca sĩ nổi tiếng, dù bị chê nhưng anh vẫn gửi lời cảm ơn tới nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về những lời nhận xét để anh có cơ hội nhìn lại mình…
Thực sự, tôi cũng có hỏi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, rằng sao nhạc sĩ lại có lời nói lại “xin lỗi” sau khi đưa ra những nhận xét về các ca sĩ trẻ? Ông có giải thích rằng, ông không rút lại những lời nhận xét mà chỉ là lời nhận xét của ông khiến ai đó hiểu nhầm mục đích, hiểu nhầm về ý của ông thì ông xin lỗi…
Một nhân tố khác, tôi cũng muốn đề cập ở đây là báo chí truyền thông. Bên cạnh nhiều nhà báo chân chính, vẫn còn những người làm truyền thông nhưng chỉ chăm chăm đến yếu tố giật gân câu khách mà không lường đến hệ quả sau đó, gây ảnh hưởng đến tình cảm nghệ sĩ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét