Mưa gió Vài dòng về thơ...thẩn
Mặc dù nước ta "ra ngõ gặp nhà thơ" nhưng cũng phải thừa nhận rằng nhiều người rất "sợ gặp nhà thơ" bởi vì không gì "tra tấn" bằng "được nghe nhà thơ" nói về thơ mình và nhất là mời nghe "đọc" và tặng thơ đó cho mình...Không biết các bạn trong một năm, một tháng đọc bao nhiêu bài thơ và sau đó còn nhớ được bao nhiêu?Theo tôi, trong nhiều năm nay, thành công nhất chính là "thơ bút tre" vì nó dễ nhớ dễ thuộc và dễ "sử dụng" trong nhiều "tình huống" sinh hoạt...Mấy năm gần đây, Bia riệu và khi "trà chánh chém gió" nhiều câu thơ được "đọc lên" kiểu như " Ngày nay quần trễ rốn lồi, khổ tôi khổ cả bố tôi ngồi thiền..." hoặc "Cuối cùng tất cả chúng ta, Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân..." “Ra đường sợ nhất công nông, Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!”....nhiều người khoái chí/thuộc nhưng không biết là của ai?(Bảo Sinh)Còn cái Nhóm thơ Mở miệng, mình chắc chắn ràng rất,rất rất ít người biết đến... mấy hôm nay mình mới biết có "hiện tượng Nhã Thuyên " đọc vài bài "tranh luận" của các vị, nhưng tuyệt nhiên chưa thấy bài thơ nào của "Nhóm mở miệng" được giới thiệu/nêu ra?
Chỉ đoán biết là chắc là thơ tục tĩu, "không sạch sẽ"....
Thế thì có gì đáng bàn, đáng lo ngại? Thậm chí "sợ hãi" đến thế?BLOG GIAO: TANIKAWA SHUNTARO VÀ BÀI THƠ LỪNG DANH “TẤT CẢ ĐỀU LÀ L…”
1. Thơ Tanikawa trong tiếng ViệtNhững bóng tối bắt đầu lấp lánhNhưng ở bên kia những bóng tốiNgười ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:tiến đến việc xây bằng việc đập phátiến đến việc đập phá chính bằng việc xây(trích bài “Con đập phá”)(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)2. Chữ L...Chữ L... tôi viết tắt ở đây, nếu vào tay Bùi Chát của nhóm Mở Miệng thì sẽ được viết đàng hoàng (tức không thèm viết tắt). Định dịch nhẹ đi thành là "Mọi thứ đều là hĩm" hay "Tất cả đều là bườm", "Cái gì cũng là bườm/Cái gì cũng bườm" ("bườm" là dấu huyền nhé), nhưng cảm giác không lột tả được thực chất mà nguyên tác tiếng Nhật muốn biểu đạt, tức là ý gốc trong câu chữ của nhà thơ Tanikawa.Tanikawa Shuntaro, một trong những nhà thờ lừng danh nhất Nhật Bản hiện nay, đang ở tuổi ngoại bát tuần. Ông được các dịch giả Diễm Châu và Ái Vân Quốc giới thiệu tới bạn đọc tiếng Việt từ khá lâu trước đây (xem trênTiền Vệ). Những bản dịch của những nhà thơ tiếng Việt cho một nhà thơ tiếng Nhật, nên có thể thấy đều rất có hồn cốt, đúng là không phải dùng lời bình thường, mà là thơ, để, dịch thơ. Thi sĩ Diễm Châu còn có cả một bài thơ để gửi tặng cho Tanikawa mang tựa đê "Nụ hôn".3. Nguyên bản tiếng Nhật của bài "Tất cả đều là L..." như sau:
Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ
"なんでもおまんこ 谷川俊太郎
なんでもおまんこなんだよ
あっちに見えてるうぶ毛の生えた丘だってそうだよ
やれたらやりてえんだよ
おれ空に背がとどくほどでっかくなれねえかな
すっぱだかの巨人だよ
でもそうなったら空とやっちゃうかもしれねえな
空だって色っぽいよお
晴れてたって曇ってたってぞくぞくするぜ
空なんか抱いたらおれすぐいっちゃうよ
どうにかしてくれよ
そこに咲いてるその花とだってやりてえよ
形があれに似てるなんてそんなせこい話じゃねえよ
花ん中へ入っていきたくってしょうがねえよ
あれだけ入れるんじゃねえよお
ちっこくなってからだごとぐりぐり入っていくんだよお
どこ行くと思う?
わかるはずねえだろそんなこと
蜂がうらやましいよお
ああたまんねえ
風が吹いてくるよお
風とはもうやってるも同然だよ
頼みもしないのにさわってくるんだ
そよそよそよそようまいんだよさわりかたが
女なんかめじゃねえよお
ああ毛が立っちゃう
どうしてくれるんだよお
おれのからだ
おれの気持ち
溶けてなくなっちゃいそうだよ
おれ地面掘るよ
土の匂いだよ
水もじゅくじゅく湧いてくるよ
おれに土かけてくれよお
草も葉っぱも虫もいっしょくたによお
でもこれじゃまるで死んだみたいだなあ
笑っちゃうよおれ死にてえのかなあ"4. Hãy ngắm bức ảnh đầu tiên ở entry này, và xem video đọc bài thơ ở dưới đây, cũng tạm hiểu được đại ý "Tất cả đều là L...".
Về bản dịch tiếng Việt, nếu bạn nào đọc thông Nhật ngữ, xin mời thử sức. Còn bản của tôi, thì tạm đợi, cần cho nó xuất hiện trước trên chỗ chính qui của làng văn Việt Nam cái đã. Để nó không bị ở bên lề !
Nguồn:http://giaovn.blogspot.com/2013/07/tanikawa-shuntaro-va-bai-tho-lung-danh.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét