THƯƠNG TIẾC
THẦY HOÀNG NHƯ MAI, NHỚ LỜI THẦY BẢO: “PHẢI LÀM LẠI CUỘC CÁCH MẠNG KHÁC THÔI!”
Thầy Hoàng
Như Mai kính yêu của chúng tôi đã mất rồi, hôm nay đưa tang thầy ở Sài Gòn. Tôi
không đến thắp hương trước linh cữu của thầy được, xin viết đôi dòng tưởng nhớ
thầy và suy ngẫm lại về những điều thầy nói.
Ba mươi năm
trước thầy bảo: “Cuộc cách mạng này thất bại rồi! Phải làm lại cuộc cách mạng
khác thôi!”
1
Thầy như
không khí và biểu tượng
Xa thầy đã
hàng chục năm, găp lại thầy ở Sài Gòn được có một lần, nhà thầy ở phố nào cũng
chẳng nhớ nữa. Dường như nhiều lúc đã quên thầy.
Những người tốt,
những người nhân tử tế và nhân hậu như không khí vậy, ta vẫn hít thở hang ngày
để sống mà có mấy khi nhớ đến không khí đâu! Vì không khí trong lành chẳng làm
gì để đánh thức trí nhớ của con người, để nhắc nhở con người sự quan trọng của
mình. Người ta nhớ đến khói, bụi, hơi cay…vì những thứ đó có quyền lực phô
trương, bắt mọi người phải nhớ. Còn không khí thì chỉ âm thầm nuôi dưỡng. Người
ta chỉ nhớ đến không khí khi không còn có nó nữa.
Thầy Mai cũng
vậy, dường như trong chiều sâu tâm khảm của nhiều học trò cũ như tôi, thầy vẫn
sống đâu đó như biểu tượng, như ký ức, như ấn tượng. Nhưng con người cụ thể của
thầy, cái ăn cái mặc của thầy, lương của thầy, sức khoẻ của thầy…không mấy học
trò biết quan tâm.
Và những nỗi
niềm day dứt thẳm sâu thẳm trong tâm can thầy hằng, khuất lấp sau hình tượng một
con người nghĩa khí lao theo lý tưởng một cách không tính toán, những niềm day
dứt ấy có mấy ai lắng nghe và chia sẻ? Khi thầy mất tôi mới nhận thấy có một niềm
đau riêng nào đó đã hé ra trong thơ của thầy, nhưng chúng tôi chẳng mấy người để
ý:
“Ra đi lần nữa
biệt kinh thành
Mái tóc mười
phần chín
hết xanh
Trách nhiệm -
gia đình: đôi gánh nặng
Văn chương
nghệ thuật: sợi tơ mành
Hai mươi năm
trước dân không nước!
Hai chục năm
sau biết có mình?
Đã quyết đem
thân
phò nghĩa cả
Niềm riêng chạnh
nghĩ luống buồn tênh”.
Bao nhiêu năm
nay ấn tượng về thầy sau tất cả những bài thầy giảng, với giọng đọc thơ sang sảng,
với giọng bình thơ đầy chí khí, với gương mặt nụ cười nhân hậu và dáng vẻ kiêu
hùng như toả ra những hào quang bi tráng của thơ ca, lịch sử và sân khấu mà những
nhân vật thầy đã đóng trong những năm
kháng chiến đã nhập vào trong giọng nói
và điệu bộ của thầy.
Nhưng hôm
nay, khi thầy đã đi xa, tôi mới biết thầy là dòng dõi con nhà quan lại đi theo
cách mạng. Phải chăng, cái “gánh nặng gia đình”, cái “niềm riêng chạnh nghĩ luống
buồn tênh”, cái lo âu “Hai chục năm sau biết có mình” trong những dòng thơ kia
có cội nguồn từ cái lý lịch con quan ấy của thầy? Cái lý lịch mà ngay cả khi tổ
chức đã thật lòng xoá đi, vẫn quằn quại từng ngày trong sâu thẳm lo âu.
2
Bậc Tiên ông
nhân hậu, khoan dung
Trong đời tôi
có hai loại người giúp tôi lớn lên, một
loại luôn chê trách tôi mà tôi gọi là “dì ghẻ” của trẻ thơ và thi nhân
khiến tôi đau đớn, nhưng phải nỗ lực
hoàn thiện bản thân; một loại khác thì luôn thấu hiểu, nâng niu, động viên, tin
cậy và chia sẻ khiến tôi tự tin, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, thấy cần phải
nâng mình lên cho xứng với niềm tin tri kỷ đó. Các thầy Hoàng Như Mai, Lê Đình
Kỵ, Nguyễn Tài Cẩn…thuộc loại thứ hai.
Những năm cuối
thập kỷ 70 thầy Hoàng Như Mai ở 52 Nguyễn Du. Tôi và Vĩnh Quang Lê hay đến chơi
nhà thầy, tâm sự với thầy hiều chuyện đời, chuyện văn
chương, chuyện
cơ quan. Thầy không bàn bạc những chuyện bếp núc như những chuyện khác, mà vẫn
chỉ lắng nghe và động viên ngắn gọn như Tiên Ông vậy. Thầy nói đại ý các cậu là
những người tốt và có bản lĩnh, nhưng cứ tuốt thanh gươm để trước trán nên nhiều
người ngại! Ai hiểu các cậu thì rất quý!
Lúc ấy Vĩnh
Quang Lê viết một Trường ca về Đảng mà không ít người cho là cơ hội, còn các
nhà xuất bản lại sợ gai góc không dám in vì có những đoạn về cải cách ruộng đất,
về việc các thế hệ tương lai sẽ có ngày chĩa súng vào Đảng nếu hôm nay Đảng
không tìm ra câu trả lời đúng đắn cho dân tộc, hay những câu như “Giả cả tiếng
vỗ tay, giả cả những tiếng cười/Chúng khoác áo một người cộng sản”.v.v.. Đến nỗi,
Vĩnh Quang Lê phải khấn trước Lăng Hồ Chủ tịch rằng “Cháu xin Bác phù hộ cho
cháu được in tập Trường ca này, nếu không từ nay cháu sẽ không bao giờ viết về
Đảng và Bác nữa!”.
Thầy Hoàng
Như Mai không lảng tránh những vấn đề gai góc như nhiều người, mà đã nhận viết
lời giới thiệu cho tập trường ca này. Và hào quang văn hoá của thầy đã soi rọi
cho tập trường ca của Vĩnh Quang Lê, nhân cách của thầy đã bảo lãnh cho tác giả
để xã hội hiểu thêm những điều tốt đẹp còn khuất lấp sau những hồ nghi căm ghét
thẳm sâu...
3
Thầy bảo: “Phải
làm lại cuộc cách mạng khác thôi!”
Thầy Hoàng
Như Mai có kể cho tôi nghe một câu chuyện có thật về Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà
tôi nhớ mãi.
Chuyện rằng, ở
trường Tổng Hợp có một cán bộ quản lý nhà bếp tập thể tên là Chí, mắt bị cập
kèm, nên người ta hay gọi gọi là bác Chí mắt toét. Trong thời gian trường đi sơ
tán, bác có cho vợ đi cùng làm nhân viên nhà bếp. Nhưng vì vợ không ở trong
biên chế nên không có tiêu chuẩn gạo và thực phẩm. Sau chiến tranh nhà trường
đòi lại bác Chí những gì mà vợ bác đã hưởng
ngoài tiêu chuẩn. Bác Chí viết đơn kiện lên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng
hẹn gặp để giải quyết. Khi Thủ tướng xuất hiện, bác Chí run lập cập, cứ đứng chắp
tay vái lia lịa. Thủ tướng ngạc nhiên hỏi:
- Đồng chí
làm gì thế? Ngồi xuống đi!
Bác Chí vẫn
không dám ngồi xuống. Thủ tướng thấy thế hô:
- Nghiêm! Ngồi
xuống ghế!
Bác Chí vội
vã làm theo. Vừa ngồi xuống, bác đã dí đồng hồ vào mắt. Thủ tướng ngạc nhiên:
- Đồng chí
làm gì thế?!
- Dạ, bác thư
ký bảo chỉ nói trong mười phút!
Thủ tướng
nghiêm giọng:
- Đồng chí cứ
nói! Một giờ chưa nói xong thì hai giờ, hôm nay chưa xong thì mai lại nói tiếp.
Kết quả là Thủ
tướng quyết định không được đòi lại gạo và thực phẩm vợ bác Chí đã dung, vì vợ
bác đã đi sơ tán cùng trường, đã tham gia làm việc cho trường trong thời gian ấy
thì chị ấy phải được coi như cán bộ của trường.
Kể xong thầy
trầm ngâm:
- Làm cách mạng là để cho người Việt
Nam đứng thẳng. Vậy mà đến nay khi cách mạng đã thành công mấy chục năm rồi mà
người Việt Nam vẫn chưa được đứng thẳng, thấy cán bộ, thấy Thủ tướng vẫn khúm
núm sợ sệt như sợ quan lại ngày xưa! Thế
thì cuộc cách mạng này thất bại rồi! Phải làm lại cuộc cách mạng khác thôi!
Sau đó tôi có đưa chuyện này vào như
một tình tiết trong vở kịch “Một vụ lừa Thủ tướng” hư cấu từ một chuyện có thật
về việc Thủ tướng đòi xem mặt kẻ đã đòi bạn Thủ tướng hối lộ mà không xem mặt
được. Vở kịch lúc đầu có tên là “Sự bất lực vĩ đại”. Tôi có gửi vở kịch này cho
Thủ tướng xem. Anh Trần Tam Giáp thư ký của Thủ tướng lúc ấy cho biết xem xong
Thủ tướng nói: “Đau quá! Nó viết đau quá!”.
Tôi không biết Thủ tướng thấy đau vì
câu chuyện lừa Thủ tướng xuyên suốt vở kịch, hay đau vì câu “Cuộc cách mạng này
thất bại rồi, cần phải làm cuộc cách mạng khác thôi” của thầy nói mà tôi đã đưa
vào kịch thành lời Thủ tướng?
Thầy ơi! Thầy đã nhận ra sự thật đắng
cay từ hơn ba mươi năm trước. Vậy mà thầy
vẫn tiếp tục sống hết mình, vẫn đóng góp đến hơi thở cuối cùng cho xã hội này,
vẫn tiếp tục mang giọng nói hào sảng, khí phách trượng phu và sức sống của ân đức, của thi ca đi vào trong
cát bụi.
Cầu chúc cho thầy thanh thản, siêu thoát ở
thế giới bên kia…
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét