Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

"Nhà văn, nhà báo, giám đốc thì phong tướng làm gì ?

Xem thêm 1 bài nữa về "Phong Tướng" nè ! vừa giải quyết vấn đề "hư danh" cho bọn quan tham vừa để nhóm lợi ích tha hồ mà "gặt" ... nhòe tiền mua chức bán quyền ! thảo nào mà số tướng lĩnh bi giờ lên đến cả ngàn người ... khiến quĩ lương hưu có khả năng "vỡ" ... trong tương lai ko xa ! Hề thật *~X( at wits' end !

"Nhà văn, nhà báo, giám đốc thì phong tướng làm gì ?”

DVD
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI 22:45 28-10-2013
Bên hành lang Quốc hội chiều 28.10, Đại biểu Đỗ Văn Đương – Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp QH đã trao đổi với phóng viên về trách nhiệm của công an cấp cơ sở trong phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Thưa ông, lực lượng công an được phong tướng rất nhiều, ông nghĩ gì khi số lượng tướng nhiều như thế mà tình hình vẫn phức tạp?
Đây là một câu hỏi rất khó. Ở Việt Nam, riêng lực lượng vũ trang thì đồng lương gắn với cấp hàm. Cho nên lãnh đạo cấp phó cũng phong tướng. Theo tôi, tướng là thủ lĩnh, cũng nên chỉ bố trí ở địa bàn trọng điểm, biên chế bao nhiêu người và cũng chỉ nên bố trí ở địa bàn trọng điểm thôi.
Những trường hợp trót phong rồi thì nên giữ nguyên trạng, tới đây sửa Luật công an nhân dân, sĩ quan công an nhân dân và sĩ quan quân đội nhân dân thì phải hạn chế lại.
Khi những người hiện tại về hưu rồi vài năm tới mới bớt tướng đi được. Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế thì phong tướng làm gì? Theo tôi, những đối tượng đó đã có hình thức tôn vinh khác.
Nhiều người đặt ra tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng công an. Dù đã tăng biên chế, công an nắm địa bàn đến thôn, xóm, khu dân phố rồi mà rất nhiều việc xảy ra trên địa bàn không phát hiện ra được ?
Tôi thì cho là quản lý địa bàn, dân biết thì công an phải biết. Trách nhiệm điều hành của người đứng đầu công an các cấp rất quan trọng nhưng vẫn cần đến công an cấp cơ sở. Ví dụ, đồng chí Chung (Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an Hà Nội) mới lên rất năng nổ nên tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội đảm bảo hơn so với các địa phương khác nhưng Giám đốc không thể nghìn tay nghìn mắt quán xuyến hết được. Dưới đó phải là quận, phường, xã…Trưởng công an cấp phường, xã rất quan trọng.
“Theo tôi, tướng là thủ lĩnh, cũng nên chỉ bố trí ở địa bàn trọng điểm, biên chế bao nhiêu người và cũng chỉ nên bố trí ở địa bàn trọng điểm thôi. Những trường hợp trót phong rồi thì nên giữ nguyên trạng, tới đây sửa Luật thì phải hạn chế lại. Khi những người hiện tại về hưu rồi vài năm tới mới bớt tướng đi được. Đất nước mình còn khó khăn, tướng thì phải trận mạc chứ nhà văn, nhà báo, giám đốc doanh nghiệp làm kinh tế thì phong tướng làm gì? Đại biểu Đỗ Văn Đương 
Nhân dân có ý kiến, có sự thỏa hiệp giữa công an khu vực với tội phạm nên các tệ nạn như mại dâm, ma túy mới có đất sống ?
Dư luận thì nói có, mà rõ ràng là có ma túy, mại dâm mà sao công an phường không biết được? Chưa nói là có bao che hay không nhưng nếu không biết cũng là thiếu trách nhiệm hoặc năng lực kém. Quản lý trên địa bàn mà tình hình phức tạp thì rõ ràng không hoàn thành trách nhiệm rồi. Nếu lại có bằng chứng tiêu cực nữa thì phải thay thế ngay.
Nhưng trên thực tế, chưa có trưởng công an phường nào bị thay thế cả?
Thì bây giờ phải chỉ ra, phải có quy định là nếu xảy ra vi phạm nghiêm trọng về an ninh trật tự, tội phạm diễn biến phức tạp thì trước tiên phải thay người. Nếu cố ý bao che vụ lợi thì truy tìm xử lý làm gương đi.
Tuấn Ngọc (ghi)
 Ảnh: Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương



On Monday, October 28, 2013 2:12 PM, Khang Pham Xuan <khangphamxuan@yahoo.com> wrote:

Phong tướng?

Dân Choa

Mấy ngày trước có đọc được thông tin từ VNTTX. Trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Vĩnh Bảo / Hải Phòng, dân có thắc mắc tại sao Việt Nam lại liên tục phong tướng nhiều vậy. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trả lời về vấn đề này:

„ Chúng ta đang trong quá trình hội nhập và hiện đại hóa quân đội, trong các buổi đàm phán, giao tiếp… các nước thường cử các vị tướng ra tiếp, nên mình cũng phải có người đồng cấp để tiếp lại họ. Như khi mình đóng tàu ngầm hiện đại đầu tiên mang tên Hà Nội, nếu người chỉ huy chỉ mang cấp tá thì không xứng với vị thế và lòng tự hào dân tộc.


Việc phong nhiều vị tướng trong thời gian gần đây cũng là đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an được chính quy, hiện đại. Giai đoạn mới trong thế kỷ mới nên cũng cần nhiều cấp hàm tướng cho tương xứng, không nên so sánh với giai đoạn ngày xưa.“

Câu trả lời của Thủ tướng làm mình suy nghĩ mãi.

Vị thế của đất nước là do thành quả phát triển thực về tổng lực, có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng quốc tế và được quốc tế công nhận.

Nếu một đất nước có nền kinh tế yếu kém, phụ thuộc vào dòng tiền FDI hay nguồn tài trợ ODA thì khó có thể gây được tầm ảnh hưởng lớn.

Muốn nuôi quân hùng tướng mạnh phải có thực lực dồi dào. Nền kinh tế mạnh và vững chắc. Nếu chỉ phong nhiều danh tướng để làm vị thế ngoại giao thì đấy chỉ là hão danh không có thực.
Thời chiến tranh thì tất cả dồn cho quân đội, số lượng quân đông hơn bây giờ, vật lực cũng nhiều thế nhưng số lượng tướng chẳng bao lăm. Nay thời hòa bình, số quân ít đi là điều tất nhiên nhưng số lượng tướng lĩnh tăng vùn vụt. Vậy tăng số lượng tướng để lấy danh và hưởng lương chứ đâu phải do tài năng chiến trường.

Trong các phương tiện chiến tranh hiện đại của Việt Nam thì hai chiếc tàu hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thể là bậc nhất ở biển hiện nay. Hai tàu mày thuộc lớp Gerpard hỗ vệ. So với thế giới thì còn nhỏ bé chưa ăn thua gì cả. Tổng quân số trên mỗi tàu chỉ 98 người.
Còn tàu ngầm Kilo tới đây cũng chỉ có đội hình 53 người.

Chợt nhớ tới con tàu của Mỹ đến Đà Nẵng mấy năm trước. Đây là tàu hạm USS Lassan, nó lớn hơn tàu Gerpard, có đội hình gồm 350 người. Tầm lớn như thế nhưng chỉ huy chỉ là anh thuyền trưởng gốc Việt Lê Mạnh Hùng mang lon trung tá. Tàu hạm USS Lassan tham gia nhiều chiến dịch trên biển ở nhiều nơi và đã giao lưu với vô số bến cảng quốc tế. Ở đâu đoàn do trung tá Lê Mạnh Hùng cũng được chào đón thân thiện, thậm chí ngay ở cả Đà Nẵng. Như vậy uy danh của một con tàu, uy danh của một đất nước đâu phải do cấp bậc của một cá nhân chỉ huy.

Từ câu chuyện trong quân đội thì suy rộng ra, đất nước ta có quá nhiều giáo sư và tiến sĩ. So với các nước khác trong khu vực hay thế giới thì thuộc loại rất cao. Thế nhưng thực chất chả có gì cả. Việt Nam vẫn là nước yếu kém về khoa học kĩ thuật và lạc hậu về giáo dục.

Người phương Tây vẫn có câu: „ Cái áo không làm nên thầy tu“



Vào ngày 1:51 Thứ Bảy, 26 tháng 10 2013, Blue Lotus <bluelotushn@yahoo.com> đã viết:
Thế này mới là gia truyền và giữ chữ tín chứ. Đáng học quá !
 

Bí quyết kinh doanh của người Hoa
Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.
Phóng viên : Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm : Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
Phóng viên : Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?
Chủ tiệm : Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
Phóng viên : Trời ơi! Không có gì khác ư?
Chủ tiệm : Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
Phóng viên : Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?
Chủ tiệm : Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
Phóng viên : Ông không muốn chúng đi học sao?
Chủ tiệm : Muốn nhiều, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm
Phóng viên : Ở trong bếp à?
Chủ tiệm : Ở Đại học Havard, Mỹ.
Phóng viên : Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì?
Chủ tiệm : Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
Triết lý kinh doanh từ quán cháo người Hoa (1)
Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
Chủ tiệm : Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
Phóng viên : Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không?
Chủ tịch : Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
Phóng viên : Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
Chủ tiệm : Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
Phóng viên : Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?
Chủ tiệm : Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.
Phóng viên : Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?
Chủ tiệm : Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo. 
Phóng viên : Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?
Chủ tiệm : Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.
Phóng viên : Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
Chủ tiệm : Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được. 
Phóng viên : Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
Chủ tiệm : Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.

Posted by HUYQUANG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét