Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản như thế nào?
05/08/2013 bởiXin cho tôi biết nuôi dạy con kiểu Nhật Bản như thế nào?Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.Mẫu giáoCác lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).Tiểu học và Trung họcỞ tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...Hoạt động ngoại khóaQuan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.Phương pháp nuôi dạy trẻ (con) thông minh theo kiểu NhậtTrò chuyệ̣n với trẻ từ khi mới sinhCác mẹ phải chăm nói chuyện với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho con... hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Hãy đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ điều này giúp việc nuôi dạy bé thông minh trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuyệt đối không được cho bé xem tivi khi bé chưa tròn 3 tuổi.Âm nhạc cũng rất quan trọng, hàng ngày nên cho bé nghe những bản nhạc có chọn lọc, mỗi lần chỉ nghe từ 15-30 phút thôi. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Khi cho con nghe nhạc, hãy để bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ trước ra sau theo nhịp của nhạc nhé.Giúp trẻ tập trung hơn nhờ màu sắcNên sớm cho bé nhìn hình kẻ caro ô đen trắng để tăng khả năng tập trung của bé. Màu sắc các em bé sơ sinh thích không phải xanh hay đỏ, mà chính là hai màu cơ bản trắng và đen. Nhưng các mẹ nên nhớ, chỉ cho con nhìn trong khoảng 3 phút thôi nhé. Làm như vậy liên tục trong 1 tuần, khả năng tập trung của bé từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Việc dạy trẻ thông minh không quá khó đúng không?Trẻ có khả năng học được rất nhiều thứ ngay từ khi mới lọt lòngViệc nuôi dạy con thông minh theo kiểu nhật cần quan tâm: Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên - dưới, phải -trái.Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, chiếc khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.Để bé phát huy được vị giác, hãy dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị mặn, chua... từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt. Bằng cách này, bé sẽ ăn uống được đa dạng hơn.Tổng hợpNguồn: Tin Mới/ Người đưa tin
Người Nhật dạy học sinh tiểu học như thế nào?
Giáo viên Nhật quan niệm lớp học càng đông, việc dạy học càng hiệu quả; ở Phần Lan, trẻ em bắt đầu đi học lúc 7 tuổi, trễ hơn các nước khác, New Zealand cho học sinh sử dụng Internet từ lúc 5 tuổi, học trò Singapore cùng được học nhiều ngôn ngữ khác nhau...
Phần Lan: Tự do sáng tạoỞ Phần Lan, trẻ em đi học muộn hơn (lúc 7 tuổi) so với trẻ em hầu hết các nước khác và bài tập về nhà cũng ít hơn so với học sinh ở châu Á, Mỹ. Tuy nhiên, họ luôn dẫn đầu về lĩnh vực văn học, toán và khoa học.
Giáo viên ở đây luôn tìm cách tiếp cận nhẹ nhàng, ít tạo áp lực cho học sinh. Bob Compton - tác giả loạt phim tài liệu The Finland Phenomenon: Inside the World's Most Surprising School System (tạm dịch: Hiện tượng Phần Lan: Bên trong hệ thống giáo dục đáng ngạc nhiên nhất thế giới) - nói: “Trong lớp học người Phần Lan, bạn sẽ thấy rất nhiều hoạt động tay chân như vẽ, nhào nặn đất sét, chơi nhạc... Lớp học khá nhỏ, mỗi lớp có 2 giáo viên”.Trẻ em Phần Lan thỏa sức sáng tạo tại nhà trẻ và trường học.
Trẻ em dưới 7 tuổi không ghi danh lớp học nhưng các em có thể đến các trung tâm chăm sóc trẻ để chơi các trò chơi sáng tạo và được dạy các kỹ năng xã hội cần thiết. Giáo viên Phần Lan đòi hỏi phải có chuyên môn, phải trải qua 1 năm được đào tạo, giám sát chuyên môn sau khi thi tốt nghiệp.
Singapore: Giáo viên xuất sắc
Dạy học là nghề có địa vị cao nhất ở đất nước này. Những sinh viên thuộc tốp 3 trong ở trường đại học thường được các nhà tuyển dụng tin dùng. Ngoài ra, các giáo viên trẻ này phải hoàn thành khóa học đặc biệt trước khi đứng lớp. Trong suốt thời gian công tác, giáo viên thường xuyên bị kiểm tra kiến thức về trẻ em như trẻ học, lớn và phát triển như thế nào.Học sinh ở Singapore được học nhiều ngôn ngữ.
Singapore luôn đứng đầu thế giới về toán học, khoa học, văn học… Khác với Phần Lan, quốc đảo này sẵn sàng cho trẻ học chữ sớm ngay từ trường mẫu giáo để chuẩn bị lên lớp 1. Ngôn ngữ kinh doanh của Singapore là tiếng Anh nhưng trẻ em nước này nói được cả tiếng Quan thoại, Malaysia, Tamil như ngôn ngữ thứ hai, một số khác còn học ngôn ngữ thứ 3, thứ 4 tại trường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nước này không dạy trẻ học thuộc vẹt, riêng đạo đức và công dân là 2 môn bắt buộc trong trường học.
New Zealand: Sử dụng Internet lúc 5 tuổi
Ở New Zealand, bạn không phải lo lắng về việc nên bắt đầu cho con sử dụng mạng Internet lúc bao nhiêu tuổi vì ở đây, trẻ em trao đổi bài vở qua mạng khi còn rất nhỏ.“Trẻ bắt đầu sử dụng công nghệ khi mới lên 5. Ở tuổi này, chúng vẽ được các chương trình độ họa đơn giản và gửi lời chú thích cho giáo viên. Khi lên lớp 3, học sinh có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng. Viết blog là một cách để mỗi học sinh có tiếng nói riêng”, Sarah McPherson, Trưởng Khoa Công nghệ giảng dạy ở Viện Công nghệ New York, người mới có chuyến thăm các trường New Zealand, cho biết.Khi lên lớp 3, học sinh New Zealand có thể tự đăng bài viết và hình vẽ một cách động lập lên mạng.
Nhật: Càng đông càng trật tự
Đáng ngạc nhiên là người Nhật quan niệm rằng lớp học đông (khoảng 28 em/lớp, ở Mỹ 23 em/lớp) sẽ là môi trường học tập hiệu quả. Khi một giáo viên hướng dẫn một lớp đông các em nhỏ là họ đang tạo điều kiện cho các đồng nghiệp còn lại có thời gian nghiên cứu, soạn bài, dạy kèm những học sinh cá biệt.Trẻ em Nhật cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo.
Verna Kimura, một nhà tư vấn giáo dục đã sống và giảng dạy tại Nhật hơn 20 năm, nói: “Lớp học đông hơn so với ở Mỹ và giáo viên toàn quyền kiểm soát. Bọn trẻ cạnh tranh ở mọi cấp độ, bắt đầu với cuộc chiến hòa nhập và học hỏi sau khi rời trường mẫu giáo. Người Nhật tin rằng những thói quen hình thành trong những năm đầu đến trường sẽ theo chúng khi lớn lên. Khi mới 6-7 tuổi, bọn trẻ được dạy cụ thể về kỹ năng làm bài thi, chẳng hạn như cách sử dụng phương pháp loại trừ để tìm câu trả lời chính xác. Theo nhà tư vấn giáo dục Kimura, cách tiếp cận này có vẻ áp lực nhưng không khí căng thẳng sẽ giúp các em xây dựng tính trật tự, bền bỉ và trách nhiệm”.Theo L. ThoaNgười Lao ĐộngXem thêm :new
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013
Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản như thế nào?
Gửi các Ông Nội Ông Ngoại xứ V...ịt...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét