Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Đụng vào Nhật Bản, chiến lược “cải bắp” của TQ sẽ bị nghiền nát Sohanews - 31/10/2013

Đụng vào Nhật Bản, chiến lược “cải bắp” của TQ sẽ bị nghiền nát

Sohanews - 31/10/2013

(Soha.vn) - Trung Quốc toan tính mở rộng chiến lược “cải bắp” ra biển Hoa Đông. Nhưng đối thủ của Bắc Kinh lần này là Nhật Bản chứ không phải Philippines.

Tướng diều hâu Trung Quốc Trương Triệu Trung có lần từng huênh hoang đề cập tới cái gọi là chiến lược “cải bắp” trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Theo giải thích của New York Times thì đó là kế hoạch “phong tỏa một khu vực tranh chấp bằng nhiều loại tàu thuyền: tàu đánh cá, tàu ngư chính, tàu hải giám và tàu hải quân, theo nhiều lớp bao bọc, cuộn lại giống như những bẹ lá của cải bắp”.
Mưu đồ của Trung Quốc với chiến lược “cải bắp” không phải là điều mới, nó đã từng được vạch trần trong rất nhiều ấn phẩm quốc tế. Tuy nhiên, nhìn vào những hành động của Trung Quốc hơn 2 năm qua, người ta phải đặt ra câu hỏi liệu cái chiến lược “cải bắp” ấy có đang được Bắc Kinh chuyển sang một giai đoạn chủ động hơn ngoài Biển Đông và thậm chí vươn tới cả những vùng biển mạo hiểm hơn?
Tàu hải giám - một trong những “bẹ lá” để Trung Quốc thực hiện chiến lược “cải bắp”
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh yêu sách đối với quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư . Ngày 28/10, theo hãng tin Kyodo, 4 tàu bảo vệ bờ biển của Bắc Kinh đã đi vào khu vực xung quanh các hòn đảo. Đó là kiểu xâm nhập đầu tiên dạng này kể từ ngày 1/10 nhưng quan trọng hơn lại là vụ việc thứ 68 kể từ khi Tokyo mua lại những hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản hồi tháng 9/2012.
Khi một tàu tuần tra Nhật Bản yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực thì một trong những chiếc tàu đó đáp lại rằng những hòn đảo này thuộc “lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Làm cho vấn đề càng phức tạp hơn, yêu sách của Trung Quốc có thể càng đạt được tầm cao mới. Tháng 5/2013, trong một bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo, các tác giả Trung Quốc còn đòi nước này tuyên bố chủ quyền ở cả Okinawa và Ryukyu. Dù khi đó, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tảng lờ những đòi hỏi như vậy nhưng hành động gần đây của họ lại chứng tỏ điều ngược lại.
Theo tờ Financial Times, Chủ nhật vừa qua là ngày thứ 3 liên tiếp Tokyo đã phải điều máy bay chiến đấu đối phó với các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trên bầu trời quần đảo Okinawa. Bài báo cũng nhấn mạnh: “Một máy bay do thám của Trung Quốc đã bị Lực lượng Phòng không Nhật Bản phát hiện vào hôm thứ Sáu (24/10) và một lần nữa vào cuối tuần qua, lần này đi cùng với một máy bay ném bom phản lực”.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có đẩy mạnh những tuyên bố của mình theo cách quyết liệt hơn? Ví dụ như, Bắc Kinh có thể bao vây quần đảo Senkaku theo kiểu chiến lược “cải bắp” trong tương lai gần?
Tuy nhiên, đúng như chủ đề một bài viết trên tờ New York Times: Nhật Bản không phải là Philippines . Tokyo có nhiều cách để đáp trả một hành động như vậy của Trung Quốc, trong đó sẽ có sự hậu thuẫn đắc lực từ đồng minh Mỹ hùng mạnh, nước cũng đang có rất nhiều trang thiết bị đặt tại Nhật Bản . Khi đó, lời nói cứng rắn có thể sẽ được kèm theo cả hành động cứng rắn hơn.
Những động thái như vậy của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông có thể cũng đã tới ngưỡng mà Tokyo có thể chịu đựng được. Trong cuộc phỏng vấn ngày 25/10 trên tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tỏ rõ ý định nước ông sẵn sàng giữ một vai trò an ninh quyết đoán hơn ở châu Á, đặc biệt là đối với các hành động của Trung Quốc vối gây căng thẳng trong nhiều năm gần đây.
“Có những lo ngại cho rằng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng luật pháp. Nếu Trung Quốc lựa chọn con đường này, thì họ sẽ không thể trỗi dậy hòa bình”, ông Abe giải thích.
Những phát biểu trên cùng với thông tin Nhật Bản có thể bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm lãnh thổ của mình có vẻ như là lời đe dọa ngầm nhằm vào Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải rút lại những tuyên bố có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng.

================================

Malaysia đề nghị liên kết với hải quân Việt Nam ở Biển Đông

Infonet  - 04/11/2013

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia đã đề nghị được đặt liên kết giữa các căn cứ hải quân của 2 nước trong khu vực Biển Đông để dễ dàng liên lạc và phối hợp hoạt động.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Datuk Seri Hishamuddin Hussein cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang nỗ lực để tạo ra một kết nối giữa các căn cứ hải quân Khu vực 1của Malaysia với Bộ chỉ huy hải quân miền Nam Việt Nam. Vấn đề này đã được thảo luận trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh hôm 1/11 vừa qua.
Ông Hishammuddin cho biết việc thiết lập các liên kết này sẽ cho phép hai nước liên lạc với nhau về bất kỳ vấn đề gì xảy ra trên biển trong khi hải quân hoạt động .
"Tôi cũng đã chuyển tải ý định của chúng tôi đối rằng Malaysia và Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa biến sáng kiến Hợp tác Công nghiệp Quốc phòng ASEAN trở thành hiện thực", ông Hishammuddin nói. 
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, ông Datuk Seri Hishamuddin Hussein và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh tại Hà Nội. (Ảnh: NST)
Ông Hishammuddin đến thăm và làm việc với những người đồng cấp Việt Nam sau khi thăm và làm việc 3 ngày ở Trung Quốc. Đây là chuyến thăm Việt Nam của ông này kể từ chính thức được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng Năm 2013.
"Mục đích của chuyến thăm này là để tăng cường quan hệ quốc phòng song phương giữa Malaysia và Việt Nam", ông Hishammuddin nói thêm đây cũng là kết hợp với kỷ niệm 40 năm ngày 2 nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Phát biểu với phóng viên của tờ New Strait Times (Malaysia) sau khi hội đàm với đại tướng Phùng Quang Thanh, ông cho biết cả 2 vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã đồng ý cải thiện các mối quan hệ quốc phòng, bao gồm tổ chức các cuộc họp hàng năm ở cấp điều hành.
Những nỗ lực khác được trao đổi nhân sự trong giáo dục đào tạo, tiến hành tập trận chung, khám phá các khu vực mới của công nghiệp quốc phòng và tăng cường hợp tác trong an ninh hàng hải, ông nói.
Hishammuddin cho biết, Malaysia và Việt Nam đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trong năm 2008.
Lam Giang 

=================================

Lãnh đạo Quốc hội Mỹ: “Phải chặn đứng âm mưu chiếm đoạt Biển Đông”

Chủ nhật 03/11/2013  
Nếu thế giới không lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố đầy mập mờ và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông thì hòa bình và ổn định trong khu vực khó có thể được bảo đảm, Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ tuyên bố.
Ông Dana Rohrabacher , Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ
Trong một cuộc điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại về những đe dọa của các tuyên bố hàng hải do Trung Quốc đưa ra có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và an ninh hàng hải, Chủ tịch Rohrabacher khẳng định, những hành động này của Bắc Kinh là có chủ ý, đã được chuẩn bị từ lâu nhằm mục đích mở rộng sự kiểm soát đối với những vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á thông qua các “chiêu bài” khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.
Chính sách “Trục châu Á” sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Mỹ không xóa bỏ được những mối đe dọa ở khu vực này, ông Chủ tịch tiểu ban nói.
Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cũng cho rằng việc sử dụng sức mạnh và áp lực bằng quân sự trong việc theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh và hành vi đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ những lợi ích của mình và do đó làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh của Mỹ trong khu vực, vị chuyên gia này nói.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đã liên tục kiềm chế để không sử dụng bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc nhăm nhe giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng khả năng của một biến cố quân sự ngày càng tăng, ông nói.
Các lực lượng của Philippines cũng đang bị Trung Quốc đánh bật khỏi những vùng biển truyền thống và thậm chí là bị ép phải từ bỏ cả những vùng biển nằm trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của mình (EEZ).
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Steven Mosher, một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân khẩu học ở châu Á cho rằng, Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp cai trị bằng sức mạnh đối với người dân của họ vào việc đối xử với các nước láng giềng nhỏ và yếu của họ.
Điều này phần nào lý giải cho thái độ rất ngạo mạn và xem nhẹ các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong quá trình Trung Quốc đang nhắm đến mưu đồ thôn tính các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Mosher cho biết.
Đến nay, chỉ duy nhất có sự hiện diện liên tục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên sự bảo lãnh của Hạm đội 7 của Mỹ là còn giữ được thế ngang ngửa với Trung Quốc. “Nếu không Hạm đội 7, rất có thể Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Biển Tây Philippines”  ông Steven Mosher nói.
Lương Minh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét