Tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Thiếu tướng Nguyễn Trọng VĩnhSinh thời, Hồ chủ tịch từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cũng hàm nghĩa “Độc lập, tự chủ”. Thế mà từ Hội nghị Thành Đô, một mặt thì giới cầm quyền TQ áp đặt, mặt khác do lãnh đạo phía ta tự ti, tự hạ nên mất dần độc lập tự chủ. Phía TQ yêu cầu ta không nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979, loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao sắc sảo, sớm cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của TQ.Trước mỗi kỳ Đại hội Đảng ở nước ta, thường có vài ba ủy viên Bộ chính trị TQ liên tiếp sang thăm để biết dự kiến bố trí nhân sự Đại hội. Họ biểu thị yên tâm với đồng chí này nắm cương vị lãnh đạo, đồng chí kia không thân thiện với TQ… Thí dụ, trong Hội nghị có người nêu đưa đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao, thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói ngay: “TQ không đồng ý”.TQ muốn vào khai thác boxit Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu của nước ta, dù chưa có ý kiến của tập thể Bộ chính trị, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã chấp nhận ngay. Họ mua rừng đầu nguồn biên giới, mua bãi biển Đà Nẵng, thuê dài hạn cảng Vũng Áng đều được.Trong các lần họp cấp cao hai bên, phía TQ đề xuất nào là:- Kết nghĩa giữa các tỉnh biên giới hai bên (ta được gì?).- Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh của hai nước (phía ta ai sang TQ mà kinh doanh?).- Giúp nhau đào tạo cán bộ (Việt Nam lại đào tạo cán bộ cho TQ được ư? Hay là để ta gửi người sang học, để họ nhồi sọ?).- Thường xuyên giao lưu cán bộ các cấp kể cả cán bộ cấp vụ, cấp cục (để họ dễ lung lạc, mua chuộc).- Lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp hai bên, xử lý nội bộ khi có va chạm (để ta không phản đối công khai xấu mặt họ trước thiên hạ khi họ lấn, cướp, gây hấn ở biển Đông).- Phối hợp trong các Hội nghị đa phương (để ngăn ta tố cáo sai trái của họ trong các Hội nghị ấy).- Lập khu liên hợp kinh tế biên giới (không cần thiết cho ta, họ có ý đồ lợi dụng).- Hối thúc lập Viện Khổng Tử (chả cần gì đối với ta, chủ yếu là để họ có cơ sở tuyên truyền trực tiếp vào nhân dân ta và thực hiện ý đồ “xâm lược văn hóa”).- Được trúng thầu các công trình ở nước ta dễ dàng.v.v… và v.v…Lãnh đạo phía ta đều chấp nhận.Thế là những gì TQ muốn đều được.Về phía ta, cho đến nay không kỷ niệm trận TQ xâm lược các tỉnh biên giới, tàn phá và giết hại dã man đồng bào ta kể cả cụ già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai; không vinh danh các liệt sĩ hi sinh đánh trả 60 vạn quân TQ xâm lược, bảo vệ tổ quốc, cũng như không vinh danh 64 cán bộ, chiến sĩ ta hi sinh trong trận TQ đánh chiếm bãi đá Gạcma thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.Tháng 2/2011, tôi và một số đống chí đến đài liệt sĩ (đường Bắc Sơn) thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ nêu trên thì người ta cấm không cho vào khuôn viên đài liệt sĩ. Những người ngăn cản tưởng niệm sao lại vô cảm bạc bẽo với máu xương các liệt sĩ thế! Phải chăng trong họ không còn dòng máu Lạc Hồng?!Khi TQ cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của ta khảo sát trong thềm lục địa nước mình, nhân dân ta phẫn nộ biểu tình phản đối quyết liệt. Lẽ ra TQ phải tự “hạ nhiệt” thì ta lại cử đặc phái viên sang TQ có vẻ cầu hòa. Chắc là TQ tỏ ra bực mình về những cuộc biểu tình chống họ nên sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.Ta có đủ tư liệu lịch sử và pháp lý chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sao không dám đưa vào sách giáo khoa cho con cháu biết. Sao không dám đưa ra LHQ để cho quốc tế biết, xác nhận là của Việt Nam, TQ tranh giành là không có cơ sở. TQ chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” vô giá trị do chính quyền Quốc dân đảng tự vẽ, mưu đồ bá chiếm gần hết biển Đông trong đó có biển, đảo của nhiều nước Đông Nam Á. Lẽ ra ta phải đoàn kết đấu tranh tập thể với TQ chống lại mưu đồ “đàm phán song phương” của TQ nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á, thực hiện thủ đoạn “bẻ từng chiếc đũa” của họ. Gần đây, một số địa phương của nước ta mới tổ chức được một số cuộc triển lãm tư liệu và bản đồ chứng minh một cách thuyết phục Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, cũng mới tổ chức được vài cuộc hội thảo, chủ yếu là trong nước.TQ lập huyện “Tam Sa”, liên tiếp bày lắm trò hòng khẳng định chủ quyền của họ, ta cũng chỉ phản đối lấy lệ vài lần.Theo thông lệ, khi một công ty của quốc gia nào trúng thầu công trình gì đó ở một nước khác thì chỉ được đưa kỹ sư và công nhân kỹ thuật vào làm việc, còn lao động phổ thông thì phải thuê người của nước sở tại, nhưng các công ty TQ xây dựng các nhà máy điện và các công trình khác ở nước ta thì họ đưa ồ át lao động phổ thông của TQ vào không có giấy phép, vừa chiếm công ăn việc làm của lao động nước ta vừa thực hiện “di dân”, thành ra trong nước ta có thêm hàng vạn người TQ rất phức tạp cho ta, nhưng phía ta cứ để vậy không dám yêu cầu họ đưa số lao động vào trái phép về nước.Tháng 10/2013, một người dân huyện Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh dấu tên nói“Dân Kỳ Anh thật sự đã đánh mất mình, số người TQ tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng họ đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm, các ông trùm khá dữ dằn, họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ, hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyên lực và thế lực ở Kỳ Anh, công an Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh, hiện tại huyện Kỳ Anh giống như một tiểu khu của người TQ…”.Tại sao ta không dám xử lý triệt để, trục xuất họ đi?Tỉnh Hải Nam ra quyết định cấm đánh cá ở biển Đông (thực chất là chính quyền TW của họ). Khi có người hỏi, Lương Thanh Nghị mới biểu thị phản đối. Lẽ ra Bộ Ngoại giao phải mời Đại sứ TQ đến nhận công hàm phản đối như họ đã làm với tôi khi tôi làm Đại sứ nước ta ở TQ, khi TQ phản đối ta việc gì đó.Nhân dân Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chuẩn bị sẵn sàng một đêm có nhiều tiết mục để kỷ niệm 40 năm TQ đánh chiếm Hoàng Sa thì đột ngột được chỉ thị phải dừng. Dư luận cho rằng do Tổng bí thư Tập Cận Bình có gọi điện qua đường “dây nóng” cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.Tình hình nêu trên cho thấy “Cái gì TQ muốn đều được, cái gì TQ không muốn thì phía ta không dám làm”.Thế chẳng phải là mất độc lập tự chủ rồi sao?Thêm nữa, trên thị trường ta thì hàng hóa TQ chiếm lĩnh hầu hết; các mặt hàng may mặc, giầy dép của ta xuất khẩu được khá thì đều phụ thuộc TQ về nguyên vật liệu; trong trao đổi hàng hóa giữa hai nước thì năm nào ta cũng bị TQ xuất siêu hàng hơn chục tỷ có khi đến 20 tỷ USD; các địa bàn xung yếu về quân sự của ta, người TQ đều đã có mặt. Đó cũng là tình hình lép vế của ta, còn TQ đã chiếm thế thượng phong.Tôi không phản đối hữu nghị giữa hai nước láng giềng, nhưng hữu nghị thì phải từ cả hai phía. TQ luôn nhắc lại “kiên trì phương châm 16 chữ, 4 tốt, lấy đại cục (?) làm trọng để buộc ta vào cỗ xe của họ. Chỉ có phía ta thực hiện hữu nghị, phía TQ chỉ nói trên mồm, còn hành đồng thì không.Đánh chiếm Hoàng Sa của ta năm 1974; huy động 60 vạn quân đánh 6 tỉnh biên giới; chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của ta; giết 64 cán bộ chiến sĩ của ta để chiếm bãi đá Gạcma; lập huyện Tam Sa và liên tục hoành hành bá đạo, bạo ngược ở biển Đông; tập trận uy hiếp ta… Đó là TQ “hữu nghị” với ta ư?Hòa bình thì ai chả muốn. Đấu tranh chính trị, ngoại giao và để cho nhân dân đấu tranh khi quyền lợi của tổ quốc bị xâm phạm đâu phải là gây chiến. Đừng quá sợ TQ đánh. Trong bối cảnh TQ đương nằm trong vòng cung bao vây của Mỹ từ Nhật Bản đến Australia và cô lập, nội bộ họ còn đầy mâu thuẫn và bất ổn, chưa phải lúc họ có thể tuy tiện gây chiến tranh. Nín nhịn quá mức (nếu không nói là nhẫn nhục) tưởng là khôn khéo để giữ được hòa bình, hòa bình mà mất độc lập tự chủ thì hòa bình có ý nghĩa gì! Khi TQ thấy rằng thời cơ thuận lợi cho họ, họ trở mặt đánh ta thì dù có van xin họ, cũng không giữ được hòa bình.Hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh, đổ biết bao xương máu mới có độc lập, tự chủ mà nay lại lệ thuộc phương Bắc, không còn độc lập tự chủ thì quá đau xót!Các liệt sĩ có linh thiêng hẳn cũng phải thét lên tiêng thét phẫn uất.Những ai làm mất độc lập tự chủ sẽ có tội với lịch sử.Phải đấu tranh chống lệ thuộc, khôi phục độc lập, tự chủ!Tác giả gửi Quê Choa2014-03-05 9:40 GMT-05:00 Ly <dangquangly@yahoo.de>:Huynh tham khao de update tinh hinh trong nuoc nhe.LG, Ly
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
Tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét