Nạn nhân lật xe khách ở Sapa: Nhà báo các
người có lương
tâm hay không? (Phạm Công Trình)
Phạm Công
Trình
“…Mình viết ra không
phải để nói
xấu chế độ hay tạo scandal, anh hùng bàn phím
hay bất thứ cái gì ngớ ngẩn mà các
bạn có thể đặt ra cho mình. Mình chỉ muốn cho
xã hội biết những sự thật đang bị
bóp méo hay chưa ai vạch trần nó ra. Mình mong các
bạn chia sẻ bài viết này cho
tất cả mọi người để mọi người được
biết…”
Chào các bạn, trước khi
đọc những gì mình sắp viết,
mình chỉ muốn nhờ các bạn chia sẻ những lời
gan ruột này của mình. Bởi vì có quá
nhiều sự thật đang bị bẻ cong đi và nó khiến
trái tim mình đau đớn, có lẽ không
ít người còn sống sót trên chuyến xe định
mệnh đó cũng phải chịu cảm giác như
mình đang chịu đựng.
Vì vậy, mình xin các bạn
hãy chia sẻ, để xã hội này
biết rõ được một phần câu chuyện mà người
ta chưa cho các bạn biết hết, về những
thứ mà họ cố tình không mang lên khỏi đáy con
vực
kia…
Hãng
xe
xảy ra vụ lật xe ở Sapa vào ngày
01/09/2014
Trước hết, mình xin giới
thiệu, mình là Phạm Công
Trình đang sống tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh
Bình; vợ mình là Đỗ Thị Lan, trú
tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bọn mình
là nạn nhân của vụ lật xe ở Sapa tối
01/9/2014. Vợ mình không may đã qua đời trong vụ
tai nạn này. Nếu bạn nào có
thắc mắc thì trước tai nạn chúng mình là bạn
bè, sau tai nạn bọn mình đã là vợ
chồng, có sự chứng kiến và đồng ý của hai
bên gia đình cũng như bạn bè của hai
đứa. Bây giờ, mình xin bắt đầu vào câu
chuyện…
Tối 01/9, chúng mình bắt xe
về Hà Nội sau 2 ngày du
lịch ở Sapa. 18h01, xe bắt đầu lăn bánh rời
bến xe Sapa. Xe gồm 3 hàng giường,
mỗi hàng giường ngăn cách với nhau bằng 1 lối
đi ở giữa rộng chừng 5, phân. Có
tổng cộng 6*3*2 + 4*2 = 44 giường. Tất cả đều
kín người, ngoài ra vẫn còn một
vài khách nằm ở giữa lối đi lại, mình không
nhớ rõ là bao nhiêu nhưng khẳng định
là có. Hôm nằm viện trên Lào Cai, mình nghe tin
là có 53 nạn nhân, chả hiểu sao
về nhà đọc báo lại còn có 48. Mà nguyên 44
giường + 2 lơ + 1 lái đã là 47
rồi.
Mình nằm ở giường tầng
2, hàng thứ 2 từ trên xuống và
cũng là hàng ở giữa. Vợ mình nằm ngang mình,
bên tay trái mình, cùng phía với
mấy người lái xe. Lúc ấy đã là cuối ngày,
mọi người sau một hồi trò chuyện thì
hầu hết đều chuẩn bị đi vào giấc ngủ, trong
đó có mình và vợ
mình.
Hình
ảnh
chiếc xe bị lật tại hiện
trường
Xe đang đổ đèo thì đột
nhiên lái xe la lên: “mất phanh
rồi “. Mình vội bật người dậy thì thấy
cửa xe đã bật mở, 1 cậu lơ trẻ hơn đang
nhảy vội ra khỏi xe. Xe va chạm vào dải phân
cách 2 3 lần và tiếp theo mình nghe
thấy tiếng la thất thanh của cậu đó. Hai đứa
mình mới vội nhào người sang định
ôm lấy nhau,nhưng vừa chạm tay vào nhau thì xe
bắt đầu lật. 2 đứa mình bị hất
văng xuống sàn. Rồi xe cuộn tròn như máy giặt.
Lăn vài vòng thì cả 2 đứa cùng bị
bắn ra theo hai hướng, mình bắn ra góc cao hơn
nên rơi gần hơn, cọn vợ mình thấp
hơn nên xa hơn. Mình bay trong không trung khoảng 30m
rồi rơi trúng một bụi cỏ
rậm, nên chỉ ngất đi một lúc là tỉnh lại.
Mình bò lên đường nhưng không thấy Lan
đâu, mình lần ngược xuống vực để tìm, lật
giở tất cả những chiếc chăn đang che
xác các nạn nhân cũng không tìm thấy
Lan..
Đây là những gì mình trả
lời các phóng viên và công an
điều tra. Có 3 phóng viên phỏng vấn mình, 1
người của đài truyền hình Lào Cai, 1
bạn là cộng tác viên của vnexpress, 1 anh nữa
thì của đài tiếng nói Việt Nam.
Đoạn phỏng vấn mình đã được đưa lên
truyền hình, với ai mình cũng đều trả lời
trước sau như một. Mình chỉ nghĩ đơn giản
rằng, mình là người bị nhẹ nhất trong
cả đoàn, chuyện xảy ra cũng xảy ra rồi, mình
phải có trách nhiệm cho xã hội biết
chuyện gì thực sự đã xảy ra trong chuyến đi
đó…Vậy
mà…
Đủ các báo thi nhau phỏng
vấn trực tiếp, thi nhau vẽ
câu chuyện theo chiều hướng mà mình không thể
tưởng tượng nổi. Mình nằm viện,
cũng chẳng có tâm trí xem báo đài nói gì, nhưng
bạn bè người thân vào thăm, ai
cũng mở đầu bằng câu hỏi: “Cháu đập cửa
kính bay ra à?” … Nó thực sự khiến trái
tim mình tổn thương. Nó thực sự khác xa với
những gì đã thực sự xảy ra. Trong
cái giây phút ngắn ngủi ấy, không ai có thể
kịp làm gì, mình thậm chí còn chưa
kịp sợ xe đã lật rồi. Bọn mình nằm ngay
cạnh nhau, đến muốn ôm lấy nhau còn
không kịp. Đằng này… Rồi người ta sẽ nghĩ
gì? Bạn bè Lan sẽ nghĩ gì? “Lan yêu
một thằng không ra gì, lúc nguy hiểm chỉ biết
đến mình nên mới phải chết
oan?”
Các nhà báo, các người có
lương tâm hay không? Viết về
những tai nạn thương tâm, các người vẫn còn
nghĩ đến chuyện tô vẽ để thu hút độc
giả nữa hay sao?
Mảnh
vụn
của chiếc xe vương vãi khắp
nơi..
Chuyện thứ 2 mình muốn
nói, ấy là chuyện hôi của của
một số người tự nhận là “cứu hộ” trong
vụ tai nạn này. Sau khi tìm không thấy vợ
mình đâu, ở trong viện mình đã mượn điện
thoại của một người quen và liên tục
gọi vào số của cô ấy nhưng không có người
trả lời. Đến tối muộn mình nhận được
một cuộc gọi ngược lại từ số của Lan thông
báo vẻn vẹn 1 câu: “chị ấy mất rồi”
và cúp máy. Mình gọi lại thì không ai nhấc
máy.
Sáng 2/9 thì người ta tìm
được xác Lan, đến chiều cả
hai gia đình cùng về Bắc Ninh để đưa tiễn Lan.
Mấy ngày sau đó, mình liên tục
gọi điện và nhắn tin vào số Lan, bởi vì đó
không chỉ là kỉ vật, mà nó còn chứa
vô vàn những kỷ niệm của 2 đứa mình. Tuy
nhiên không có hồi âm. Thế rồi mẹ Lan
gọi cho mình báo, có đứa nó bảo gửi tiền lên
cho nó rồi nó gửi điện thoại cho.
Thì ra, chiếc điện thoại ấy đã được đem
bán cho 1 cửa hàng điện thoại; họ bảo
rằng họ mua lại với giá 1,7 triệu trong khi
chiếc điện thoại Nokia Lumina 525
này mình mới mua với giá chỉ hơn 3 triệu. Mình
biết là họ cố tình muốn hút máu
gia đình thêm một chút nhưng dù sao người cũng
không còn, chút kỉ niệm có tốn
bao nhiêu mình cũng không tiếc. Nhưng khi lấy máy
về chiếc máy đã không còn sim.
Hỏi lại cửa hàng thì họ bảo khi mua đt thì sim
không
còn.
Có lẽ vì trước hôm nghỉ
lễ Viettel khuyến mại, mình đã
nạp cho cả mình và cô ấy mỗi người 150K.
Thằng khốn nạn ấy còn không bỏ xót đến
từng đồng nó kiếm được từ những con người
không may mắn trên chuyến xe ấy. Hôm
nay, mình gọi lại cho số của Lan, phía bên ấy
thậm chí còn lôi đủ những thử tục
tĩu ra để chửi bới, thách thức mình, còn hỏi
cả địa chỉ để đến tận nhà xử mình.
Thật quá hay cho cái danh “cứu hộ”. Mà mình
nghĩ phần nhiều đó là người của “cứu
hộ” chính thức, bởi vì vợ mình là nạn nhân
cuối cùng được tìm thấy tại hiện
trường, là nạn nhân thứ 12. Ấy vậy
mà…
Thậm chí, ngay sáng 2/9, một
chị chăm người nhà ở gần
chỗ mình nằm trên Lào Cai cũng nhận được
điện thoại từ số người thân của chị đòi
tiền chuộc điện thoại. Chị ấy bảo người
thân còn chưa biết sống chết thế nào mà
chúng nó đã nã tiền rồi. Lương tâm con người
“cứu hộ” đấy. Tài sản trên chuyến
xe ấy không nhỏ. Tiền bạc, tư trang không ít.
Những con người mang cái danh “cứu
hộ”, thực ra phải gọi các người như thế
nào cho đúng
đây?
Các
bệnh
nhân trong vụ tai nạn xe khách tại Sa Pa
đang được cấp cứu tại bệnh
viện.
Câu chuyện thứ 3 mình muốn
nói là về các tổ chức sớm
lên tiếng trong vụ việc này. Bộ trưởng Thăng
nói là làm, không có gì để chê
trách, tất cả những gì Bộ trưởng yêu cầu
đều được thực hiện. Còn Bộ Y tế, chả
biết ai, nhưng bên ấy cũng thật nhanh nhảu mà
rằng: “miễn toàn bộ viện phí cho
các nạn nhân”. Các cụ cứ nói cho sướng cái
mồm, lời nói có mất tiền mua
đâu?
Về các bệnh viện, đâu
đâu cũng tạo điều kiện cứu chữa
nhưng viện phí ai trả? Không có công văn hướng
dẫn, Sở Y tế không đồng ý bệnh
viện cũng không làm được. Trên Lào Cai còn
không có nữa là Ninh Bình, gia đình
lại đi thanh toán.
Các bộ ban ngành cũng thi
nhau: nào là hỗ trợ các nạn
nhân bằng này, bằng kia… Bảo Việt cũng nhanh
nhảu: đã ứng 1 tỷ để chi cho các
hành khách… Tất cả những gì mình nhận được
từ các bộ, ban ngành, đoàn thể… là 1
triệu đồng của Hội chữ thập đỏ tỉnh Lào
Cai. Các cụ tranh công thì nhanh lắm,
chỉ có điều trách nhiệm là chưa thấy cụ nào
nhận cho
thôi…
Công
Trình
và Đỗ Lan (ảnh từ
facebook)
Đây là một vài điều
khiến mình thêm tổn thương, thêm
đau khổ, thêm bức xúc, thêm buồn chán về cái
xã hội này. Mình viết ra không phải
để nói xấu chế độ hay tạo scandal, anh hùng
bàn phím hay bất thứ cái gì ngớ ngẩn
mà các bạn có thể đặt ra cho mình. Mình chỉ
muốn cho xã hội biết những sự thật
đang bị bóp méo hay chưa ai vạch trần nó ra.
Mình mong các bạn chia sẻ bài viết
này cho tất cả mọi người để mọi người
được biết. Chỉ thế thôi.
Xin cảm ơn các
bạn!
Phạm Công
Trình
Theo FB Phạm Công
Trình
Nguyễn Bá Thanh ra đi tức tưởi (Vận
Mệnh)
Nguyễn Bá
Thanh
“…Nguyễn Bá Cảnh đột
ngột vào Ban
Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng: có
thể nói đây là món quà an ủi cho vong
linh Nguyễn Bá Thanh (nếu đã bị bơm thuốc độc
theo như tình báo đã tiết lộ), dù
sao cũng đã có thời gian ra sức hô hào phòng
chống tham nhũng để làm yên lòng
nhân dân…”
1. Các vụ đại án chính
thức chìm xuồng sau vụ Giàn
khoan HD981:
Nhắc lại vai trò Trưởng
Ban Nội chính Trung ương, chắc
chắn ông Thanh đã nắm rất rõ các nhân vật
đứng sau các vụ đại án
như:
- Các Tập Đoàn VINA X của
Nhà nước bể nợ hàng CHỤC TỶ
ĐÔLA;
- Dương Chí Dũng-Phạm Quý
Ngọ-Dương Tự Trọng quan chức
tham nhũng;
- Bầu Kiên-Huyền lừa
đảo, lủng đoạn nền tài chính quốc
gia;
- Đại ca Minh Sâm giang hồ
đâm thuê chém mướn cho giới
XÃ HỘI ĐỎ;
2. Lần cuối ông Thanh tiếp
cận đại án tham
nhũng:
- Vừa kết thúc đại án
Bầu Kiên với những thông tin
liên quan đến bí mật quốc gia về các lô hàng
vũ khí được tiết lộ. Thật ra, Bầu
Kiên không phải kể công mà muốn phanh phui ra
một vụ đại án tham nhũng cấp Quốc
tế về việc mua và bảo dưỡng vũ khí và
phương tiện kỹ thuật của Quân đội, Công an
Việt Nam. Chắc chắn thông tin này có liên hệ
đến một số quan chức cấp cao trong
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Việt Nam của vài
nhiệm kỳ trước và ngay nhiệm kỳ hiện
tại (Vụ thảm họa rớt máy bay MI-171 là điển
hình).
- Suy cho cùng nếu như trong
Quân đội, Công an Việt
Nam có xảy ra đại án tham nhũng thì người
đứng đầu Đảng, Nhà nước phải chịu
trách nhiệm trước toàn Đảng, toàn
dân.
Ai là người đứng đầu
phải chịu trách
nhiệm???
Chẳng ai xa lạ, đó là
trước hết là 5 Ủy viên Bộ Chính
trị Việt Nam:
- Nguyễn Phú Trọng, Tổng
Bí thư Đảng CS Việt
Nam;
- Trương Tấn Sang, Chủ
tịch nước Việt
Nam;
- Nguyễn Tấn Dũng Thủ
tướng Chính phủ Việt
Nam;
- Phùng Quang Thanh, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng Việt
Nam;
- Trần Đại Quang, Bộ
trưởng Bộ Công an Việt
Nam;
3. Thời điểm ông Nguyễn
Bá Thanh mất
tích:
- Kể từ khi Giàn khoan HD981
rút khỏi Biển Đông thì
ông Thanh không còn xuất hiện trước công chúng.
Hai câu hỏi lớn trong Đảng, Nhà
nước về vụ biểu tình bạo loạn tại Bình
Dương gây thiệt hại HÀNG CHỤC NGHÌN TỶ
ĐỒNG của quốc gia ai chịu trách nhiệm??? Vì sao
phải chịu trách
nhiệm???
Chẳng ai xa lạ, trước hết
là Mai Thế Trung, Bí thư
Tỉnh ủy Bình Dương (UVBCH TW Đảng) và Lê Thanh
Cung, Chủ tịch UBND Tỉnh Bình
Dương . Bởi vì, hai ông này là người đứng
Đảng, Chính quyền mà để xảy ra sự việc
đặc biệt nghiêm trọng khiến cho Đảng, Chính
quyền một phen chết hụt. Có thể nói
hai ông này thuộc loại bất tài, vô dụng được
cái ăn tham, ăn tạp, ác
ôn.
Đó là chưa kể các nhân
vật đứng sau vụ bạo loạn tỉnh
Bình Dương, theo nhận định cá nhân thì cũng
chẳng ai xa lạ vào đây??? Đó là, các
Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam gắn bó thân
mật với Đảng CS Trung
Quốc.
- Giàn khoan HD981 đã di
chuyển về đảo Hải Nam thì áp
lực nhân dân chống Trung Quốc xâm lược đã
giảm xuống đáng kể nếu như muốn nói là
không còn. Như vậy, Ban Nội Chính Trung ương
phải tiếp tục vào cuộc để điều tra
làm rõ các vụ đại án tham nhũng vẫn còn chưa
tỏ tường: Dương Tự Trọng; Bầu
Kiên-Huyền; bạo loạn tại tỉnh Bình Dương;
thảm họa rớt máy bay MI-171; vụ án đại
ca Minh Sâm chẳng qua là dao đã cùn, kiếm đã
mục, súng đã rỉ mà thôi;
...
4. Vụ đại án tham nhũng in
tiền Polymer cả thế giới
đều biết có liên quan đến 4 lãnh đạo cấp cao
của Đảng, Nhà nước (2 về hưu, 2
đương nhiệm):
- Nông Đức Mạnh, Nguyên
Tổng Bí thư Đảng CS Việt
Nam;
- Lê Đức Thúy, Nguyên
Thống đốc Ngân hàng Trung ương
Việt Nam;
- Trương Tấn Sang, Chủ
tịch nước Việt
Nam;
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ
tướng Chính phủ Việt
Nam;
Vụ này ai xử được???
Chẳng ai xa lạ vào đây, đó là
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CS Việt
Nam. Ác thay, nhân gian lại có câu
"Mèo khen mèo dài đuôi", chẳng lẻ thằng
đáng ra phải chịu trách nhiệm vụ thảm
hỏa máy bay MI-171 lại đi xử thằng tham nhũng,
mà anh em chúng ta lại đang là Ủy
viên Bộ Chính trị Việt Nam cơ mà. Chẳng lẻ
để thằng Ủy viên BCH TW Đảng đi xử
mấy thằng Ủy viên Bộ Chính trị thì toàn
Đảng, toàn dân lật đổ chứ để anh em
chúng ta sống được
sao.
Trong công tác phòng chống
tham nhũng ở Việt Nam và
Trung Quốc là khác nhau hoàn toàn, không thể áp
dụng cách làm của Trung Quốc tại
Việt Nam được. Nguyên nhân cơ bản là Trung
Quốc còn vài thằng quan không ăn tạp,
ở Việt Nam thì thằng nào cũng "ăn không
chừa thứ gì" theo như Nguyễn Thị Doan,
Phó Chủ tịch nước Việt Nam đã phát biểu
trước nhân
dân.
5. Nguyễn Bá Cảnh đột
ngột vào Ban Chấp hành Đảng bộ
thành phố Đà Nẵng: có thể nói đây là món quà
an ủi cho vong linh Nguyễn Bá Thanh
(nếu đã bị bơm thuốc độc theo như tình báo
đã tiết lộ), dù sao cũng đã có thời
gian ra sức hô hào phòng chống tham nhũng để làm
yên lòng nhân dân. Hoặc đó lại
chính là cái GÔNG CÙM buộc Nguyễn Bá Thanh phải
suốt đời câm lặng, mất tích khỏi
Việt Nam nếu còn
sống.
Tạm thời tới đây thôi,
"Càng gần sự thật thì càng dân
chủ, ngược lại càng dân chủ thì càng gần sự
thật, được chưa?" trích
ĐÈN CÙ của
Bác TRẦN ĐĨNH.
Vận
Mệnh
15/9/2014
P/s:
-Vương
Đình
Huệ, UVBCH, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã bị
KHÓA
MỎ.
- Kế đến, một loạt Ủy
viên Bộ Chính trị Việt Nam đang
giữ các chức vụ Trưởng Ban Tuyên giáo, Ban Tổ
chức, Ban Kiểm tra Trung
ương.
Nguồn:
nguoilotgach.blogspot.be
Văn
Hóa "Giả Vờ" ở Việt Nam
Nhan Chinh/ FB Nhan
Chinh
Sống trong một đất
nước lúc nào
cũng lo sợ bị "Ăn Cắp" và phải cố
tập cho mình tính "Giả Vờ"... thật là
"Đau
Đầu", "Nhức Óc" !!. Bài viết phiếm
luận nầy rất hay vì nói lên đầy đủ những
tệ
trạng của một xã hội KHÔNG CÒN NHÂN TÍNH CON
NGƯỜI.
Tôi không bênh vực
những Tiếp
viên Hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải
đút lót để đựơc có việc làm trong
Air VN, nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn
cắp để gỡ vốn chứ ! Mà tôi thực sự
thương hại họ, vì " Quít trồng Giang Nam thì
ngọt, trồng Giang Bắc lại chua
!"
Ngay khi chào đời,
họ đã bị sinh
ra trong một bệnh viện "ăn cắp": Bác
sĩ, Y tá "ăn cắp" phong bì của bệnh
nhân,
"ăn cắp" thuốc tiêm chủng ngừa bằng
cách chia phân lượng thuốc tiêm ra nhiều
phần, không đủ tiêu chuẩn, "ăn cắp"
thủy tinh thể nhân tạo của Mỹ, rồi thay thế
bằng sản phẩm Ấn Độ để "ăn cắp"
giá tiền sai biệt.
Khi lớn lên, họ lại
đi học trong
những trường học "ăn cắp": Giáo sư
"ăn cắp" công trình trí tuệ của người
khác,
học sinh, Sinh viên "ăn cắp" bảng điểm,
"ăn cắp" bằng cấp dỏm bằng phong
bì.
Khi bắt đầu bước
vào xã hội,
bước đầu tiên, họ đã bị Lãnh đạo "ăn
cắp" tiền đút lót để được có việc
làm, nên
họ phải tiến vào quỹ đạo ăn cắp, họ ăn
cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn
cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng
của người dân bằng tra tấn, nhục
hình .....
Vì vậy , khi tôi nhìn
thấy những
cô Ca sĩ, Hoa hậu, Người mẫu, vênh váo khoe
khoang quần áo, túi xách, giầy dép
hàng hiệu, xe "khủng", nhà
"khủng", tôi thương hại họ quá, họ
cũng bị "ăn cắp"
trinh tiết, bị "ăn cắp" phẩm giá, anh
ạ ! Tôi có con gái, và con gái tôi may
mắn, được giáo dục tại trường học phân
biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng
nhân phẩm.
Khi về Việt Nam, nhiều
lần,
xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi,
rồi công an vòi vĩnh, xòe tay cầm
tiền hối lộ. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ
tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có
công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức
lao động của mình, dạy con, làm
gương cho con bằng chính nhân cách của mình .
Những người công an trẻ đó cũng bị
"ăn cắp" lương tâm, phải không anh?. Khi
những người công an, đánh người, giết
người, họ được bố thí trả công bằng vài
bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi
rớt.
Khi những phóng viên,
bẻ cong
ngòi bút, viết xuống những điều trái với
lương tâm, sự thật để được bố thí trả
công bằng những nấc thang chức vị, những
đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh
đã gọi đó là "Bút Máu" đấy anh ơi
!
Khi những quan tòa,
đổi trắng
thay đen, cầm cán cân công lý có chứa thủy ngân
như trong truyện cổ Việt Nam, họ
cũng bị "ăn cắp" nhân tính mất rồi
!
Trong xã hội, toàn là
"ăn cắp",
vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết, nhưng giả
vờ không biết, Vì Văn hóa "giả vờ"
là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.
Cán bộ lãnh lương
200 đô la một
tháng, xây nhà chục triệu đô nhưng giả
vờ" đó là công sức lao động tay chân, và
trí tuệ, hay quà tặng của cô em "kết
nghĩa"? Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được
làm "con kết nghĩa " của cô ta quá. Thế
mà có những Lãnh đạo, Ủy viên Trung Ương
Đảng, Đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, Ủy
Ban Điều Tra, Quan Tòa "Thiết Diện Vô
Tư", Phóng viên Lề phải, Thành Đoàn, Quân
Đội Nhân Dân, Chiến sĩ Công An, Trí
thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn
sàng giả vờ tin vào quà tặng của "cô em
kết nghĩa" đó!
Còn có thể trong
tương lai, sẽ
có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà
"khủng", quà tặng của ông anh kết
nghĩa, bà
chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội
kết nghĩa, khi không tìm ra con
người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con
trâu kết nghĩa nữa
...
Công chúa mặc áo
đầm hồng, ưỡn
ẹo trên đôi giày cao gót hồng, đi thị sát công
trường xây dựng, theo sau là một
đoàn Chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công
vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở,
giả vờ Công chúa là một Chủ tịch tài năng
thiên phú, không cần đi học, không cần
kinh nghiệm gì cả . Y như tên nhóc Bắc Hàn mặt
búng ra sửa Ủn Ỉn, và đoàn tùy
tùng Tướng già của thằng con nít đó vậy ...
Toàn đảng đều
"giả vờ" tin rằng
các Hoàng tử, Công chúa đều là thiên tài không
đợi tuổi, mặt trẻ ranh mà nhảy
lên ngồi trên đầu các nhà cách mạng lão thành,
và ai nấy đều "giả vờ" tán tụng
khen thơm như múi mít !. Thượng bất chính, hạ
tắc loạn:
"Thanh tra, thanh
mẹ, thanh gì?
Hễ có phong bì thì Nó "Thank
you"!
Tôi buồn lắm, có
đôi khi quá
tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình
là người Việt Nam như con đà điểu
vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng,
trong trắng, vì tôi yêu nước Mỹ quá
rồi. Nước Mỹ chưa, và có lẽ không bao giờ
hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không
ai có thể "ăn cắp" lương tâm, phẩm
giá, và nhân tính của tôi. Tôi được sống như
một "CON NGƯỜI" không phải chỉ
"giả vờ " "làm người" đang
sống đâu
.....
Theo FB Nhan
Chinh
Dưới đây
là một bài thơ
tôi chép lại từ trên mạng. Vốn có tên là
Khốn khổ nước tôi – nguyên tác Pity the
Nation, tác giả là nhà thơ Kahlil Gibran, Từ Linh
phỏng dịch.
Không rõ bài thơ đúng
với nước Liban đến đâu
nhưng tôi thấy nó gần đúng với tình cảnh
nước Việt ta hôm nay:
Khốn khổ nước
tôi
Mê tín thì vô
hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn
gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi
côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong
mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ
dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám
phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt
như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và
vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ
chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị
khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ
mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng
xưng mình là nước
Thử cắt nghiã sự
tương đồng:
1) Ở thời điểm
nửa cuối của năm 2014, điều gợi ra sự chú ý
của nhiều người Việt với bài thơ hẳn
là mấy đoạn nói về mối quan hệ của một xứ
sở thuộc loại nhược tiểu với các quốc
gia khác. Số phận cái nước tôi của K.Gibran
với số phận nước Việt như do cùng
một bàn tay nhào nặn.
Giá có thể đứng ngoài mà nhìn, ta sẽ thấy ta
đang sống
như mơ ngủ.
Ta không có hiểu biết
đúng đắn về các nước lân
bang và nói chung là
không hiểu mọi đối tác khác mà chúng ta có quan
hệ. Sai
lầm bắt đầu từ nhận thức. Từ chỗ lẫn
lộn các tiêu chuẩn Ca ngợi côn đồ là anh
hùng Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng, nay là lúc
quốc gia này không tìm ra được một
cách ứng xử hợp lý với các quốc gia
khác.
Không phải nhiều lúc
ta không biết ghê sợ cho
tâm địa giảo quyệt của bọn người tự xưng
là các bạn vàng. Trước kẻ xâm lăng, lại
cũng nhiều lần ta đã biết vùng dậy. Nhưng trái
đắng bắt đầu cảm thấy rõ nhất là
khi xét hiệu quả của sự hy sinh ấy. Phải chăng
chúng ta hăng hái quyết liệt hy
sinh cho danh nghĩa hão bao nhiêu thì lại dễ dãi
phù phiếm trong việc xem xét
nền độc lập giành được bấy nhiêu?
Lý do, xét thật đơn
giản, là ở tình trạng miệng
khôn trôn dại, như các cụ xưa nói. Mà lý do sâu
xa hơn, chúng ta thiếu một tầm
vóc trí tuệ để hiểu về phương thức tồn
tại của một quốc gia, cũng như thực chất
các mối quan hệ quốc tế trong lịch sử hiện
đại.
2)Sau hai câu nói về
đời sống tinh thần của cộng
đồng, mê tín thì vô hạn / tôn giáo thì nông
cạn – sẽ còn trở lại về sau – tôi
đặc biệt thích thú mấy câu tiếp khắc họa
mấy nét sinh hoạt vật chất.
Khốn khổ
nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình
không làm
Trong một ngôn ngữ thơ
mà người sành thơ thế kỷ
XX hẳn nhớ tới những dòng thơ chính trị của
B. Brecht, — tác giả vẽ ra cho ta
thấy hình ảnh một cộng đồng hết sức thiếu
tự trọng. Bước ra thế giới, miệng hò
hét rõ to, ra cái điều mình chẳng kém ai, nhưng
trong bụng thì không biết vị trí
mình là ở chỗ nào. Sống ở đất này nhưng ta
luôn luôn mơ tới con người và sản vật
ở các nước khác.
Xưa nay ai cũng bảo dân
ta có thói quen bằng
lòng với cuộc sống của mình. Ở Liban thế nào
không rõ chứ ở Việt Nam, nét tâm lý
cái gì đang có cũng chán, cái gì không có cũng
thèm nói trên thật ra chỉ mới nảy
sinh vài chục năm nay. Một quá trình lạ lùng đã
xảy ra, tạm phác họa như
sau:
- Trong những năm tháng chiến tranh, người dân
sống trong sự tách rời
với thế giới bên ngoài.
- Thuở ấy, được bộ máy tuyên truyền phù
phép, ai cũng
nghĩ dân ta là thông minh sáng láng nhất trần
đời, đánh Mỹ được thì làm gì cũng
được.
Cái niềm tin kỳ lạ mang tính ảo tưởng có
giải phóng ở chúng ta một sức
mạnh thật —trước tiên là năng lực thích ứng
chịu đựng.
- Thế rồi sau chiến
tranh ngẩng lên nhìn ra thiên hạ, trong mỗi một
con người không ai bảo ai âm
thầm bùng lên một sự hoảng loạn.
Nhìn ra thấy các dân
tộc khác làm được bao nhiêu
việc, quay lại thấy mình thân tàn ma dại, lùi
mãi sau người và nếu cứ kéo mãi
thế này thì chắc chắn là không bao giờ bằng
người.
Tâm lý đầu hàng bất
lực buông trôi… ngày một nẩy
nở.
Nay là lúc dân ta nhiều
người chỉ thèm thuồng
mong được ăn ngon mặc đẹp, đi những cái xe
rất sang, tận hưởng những tiện nghi
cuộc sống hiện đại mà người dân các nước
được hưởng. Tinh thần yêu nước, niềm tự
hào vì quốc gia xứ sở xét cho kỹ chỉ còn là
những lời nói suông. Những ám ảnh về
sự sung sướng hạnh phúc của các dân tộc khác
thường trực trong đầu mọi người.
Tinh thần vọng ngoại đã thế chỗ cho tinh thần
bài ngoại.
3) Ở nhiều quốc gia,
trong những giai đoạn lịch
sử khó khăn, thường thấy xuất hiện những bài
thơ ái quốc, trong đó nhân vật
trung tâm là nhân dân.
Công cụ chủ yếu
được dùng để tuyên truyền là cái
lối mị dân, ca ngợi nhân dân là tốt đẹp và
kêu gọi họ đứng lên đánh đổ giai cấp
thống trị đương thời, trong thực tế là mở
đường cho một giai cấp thống trị
mới.
Bài thơ của Gibran có hai nét khác:
- Một là miêu tả sự tầm thường
hèn mọn ẩn kín trong đời sống tinh thần của
đa số dân chúng. Nó là cái ý được đề
cập ngay từ đầu Mê tín thì vô hạn / tôn giáo
thì nông cạn. Vâng, bề sâu là vậy,
bản sắc văn hóa là vậy, cái đã kéo dài trong
lịch sử là vậy. Mọi sự thiếu ý chí,
thiếu nghị lực của con người cũng bắt đầu
từ đây.
- Hai, cũng quan trọng
không kém, là sự hư hỏng của tầng lớp tinh
hoa
Triết gia tung hứng
chữ làm xiếc
Nghệ thuật
bắt chước chắp và vá.
Nếu hiểu theo nghĩa
rộng thì khái niệm tinh hoa
của một xã hội không chỉ là gồm các triết
gia, các nghệ sĩ mà trước tiên còn bao
hàm cả các chính khách, tức là các nhà hoạt
động chính trị.
Sau khi xác định bọn
này xảo quyệt như chó sói,
tác giả nói rõ hơn về cái đám tinh hoa cao cấp
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng
lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời.
Nhưng quan trọng hơn là phản ứng của
nhân dân trước bọn chính khách nghiệp dư:
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng
bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại
tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Rõ ra một nhân dân nông nổi nhẹ dạ, dễ
bị lừa bịp.
“Nhân dân như thế
nào thì sẽ có một giai cấp
thống trị tương xứng”. Tôi nhớ đã đọc
được đâu đó một nhận xét như vậy, nay lại
thấy toát ra ở bài Khốn khổ nước
tôi.
Điều khiến chúng ta
khâm phục là cái ý cuối của
Gibran.
Quốc gia này còn là khốn khổ vì không tìm
được những người quản lý
xứng đáng.. Trong khi đánh lộn lẫn nhau, phe
chính trị nào cũng tự xưng mình là
đại diện chân chính của quốc gia.
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy
chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước
Nhân dân Tổ quốc luôn luôn được nêu
lên như một thứ bung xung.
Bài thơ kết thúc ở
đây, nhưng nó ở dạng không
hoàn thành. Mà như vẫn gợi cho chúng ta nghĩ
tiếp theo cái mạch đã
mở.
Phụ lục
* Tôi biết tới bài thơ này lần đầu
qua bài Li-băng – Trận chiến của những mảng
màu Mosaic của Nguyễn Thị Phương
Mai, in Tia sáng 13/12/2013. Đoạn thơ được trích
ở dạng nguyên văn trước rồi mới
kèm theo bản dịch.
Vương Trí Nhàn
Nguốn: Blog Vương Trí
Nhàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét