Hồi ký
TRẦN ĐỘ
Tập II
Chương 1
Trở về hậu phương lớn
Ngót mười năm ở chiến trường, sau khi hiệp định Pa-ri được ký kết, các anh ở Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh miền gợi ý tôi tranh thủ ra Bắc nghỉ ngơi một thời gian. Đầu năm 1974, sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ cần thiết và bàn giao xong mọi công việc tôi lên đường trở ra Bắc.
Cuộc chia tay thật bịn rịn. Tôi lần lượt đến các cơ quan của Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền và đặc biệt là các anh em trong cơ quan chính trị mà có thời gian tôi vừa là phó Chính ủy Miền vừa là Chủ nhiệm Chính trị, bắt tay từng người, lưu luyến. Khó mà nói hết được tình cảm hết sức cao đẹp và thiêng liêng của những người đồng chí ở nơi khói lửa chiến trường.
Lần này ra Bắc tôi không đi máy bay như hồi 1969 cùng anh Nguyễn Vãn Linh dự lễ tang Bác Hồ, mà là đi dọc Trường Sơn theo con dường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Khi được tin này tôi rất thích thú, bởi nó rất phù hợp với nguyện vọng của tôi bấy lâu nay. Cách đây mười năm, khi đi B, tôi đã đi một con đường đặc biệt: Hà Nội - Quảng Châu bằng máy bay; Quảng Châu-Xi-ha-núc-vin bằng tầu thủy: Sau đó lên Nông Pênh rồi trở về căn cứ Trung ương Cục ở sát biên giới Việt Nam-Campuchia. Lần này ra Bắc lại được đi theo đường Trường Sơn, con đường chiến lược huyền thoại, thì đối với tôi là một niềm vui lớn. Vốn từ lâu, tâm trí tôi đã luôn hướng về con đường mà hàng vạn hàng vạn đồng đội của tôi đã lần lượt băng qua để từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy và chia sẻ nỗi gian nan, vất vả với họ. Và quả thật, là người ViệtNam
trong thời đại Hồ Chí Minh, nếu ai chưa từng đặt chân tới tuyến đường lịch sử
này sẽ là một thiệt thòi lớn. Tất cả những cuốn sách đã viết ra, những bộ phim
đã hoàn thành, những lời ca ngợi của phương Tây... chỉ mới nói lên được một
phần rất nhỏ tầm vóc thời đại của con đường.
Có thể nói đường mòn Hồ Chí Minh là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình cửa Đảng. Cùng với 3 lần đánh thắng quân Nguyên, mười năm Lam Sơn tụ nghĩa dân tới "Bình Ngô Đại Cáo". Quang Trung đại phá quân Thanh... cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thực sự là một cột mốc chói lọi trong trang sử vàng bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính ở thời điểm này, vai trò của Đảng cộng sản ViệtNam
và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh được khẳng định như là yếu tố quyết định
nhất trong mỗi thắng lợi của nhân dân ta.
Sau mười năm lăn lộn ở chiến trường ác liệt, trên đường trở về hậu phương lớn, tâm hồn tôi vẫn trong trẻo một niềm tin, phơi phới một niềm tự hào chính đáng về dân tộc anh hùng, về Bác Hồ vĩ đại, về Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh do chính Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Những khuôn mặt tôi gặp trên đường đi, từ những anh bộ đội trẻ măng đến các cô thanh niên xung phong đã hy sinh cả tuổi xuân để giữ vững con đường huyết mạch, đều để lại trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ về thế hệ sinh ra và lớn lên sau Điện Biên Phủ. Chính họ cùng với thế hệ chống Pháp, đã làm nên kỳ tích của thế kỷ 20: "Một dân tộc nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Trong những năm ở chiến trường, nhìn những gương mặt gái, trai tuổi mới 18, đôi mươi ấy, nhiều lúc tôi không ngăn được nước mắt, đặc biệt là những lức tôi đến động viên họ trước khi bước vào một trận đánh, bởi tôi biết chắc trong số họ có những người sẽ không trở về. Cũng có nghĩa là những người mẹ ở miền Bắc sẽ nhận được những tờ giấy báo tử báo tin con mình đã hy sinh. Nỗi đau này là không gì so sánh được.
Đó là sự hy sinh vô giá. Bởi vậy, từ lâu tôi luôn nghĩ rằng, khi nói đến thắng lợi vĩ đại của cuộc chống Mỹ cứu nước, bên cạnh nguyên nhân là sự lãnh đạo của Đảng, phải nói đến nguyên nhân quan trọng khác là sự đóng góp to lớn của nhân dân, của hàng triệu chiến sĩ trên các mặt trận. Nhớ đến một câu nói nổi tiếng của Lê Nin: "Suy cho cùng thắng lợi của một cuộc chiến tranh tùy thuộc vào tinh thần chiến đấu của người lính ở chiến trường". Tất nhiên, để có tinh thần chiến đấu đó, những người lính phải có một hậu phương tuyệt vời như hậu phương miền Bắc của chúng ta với sự hy sinh thầm lặng của hàng triệu, hàng triệu người vợ, người mẹ anh hùng, trung hậu, đảm đang suốt ngày đêm lo toan mọi việc để chồng con yên tâm đánh giặc. Quên mất điều này là có tội. Chẳng những thế, sẽ dẫn đến những cách nghĩ không đúng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. (Nhân dân biết ơn Đảng và Đảng cũng biết ơn nhân dân, vì chính nhân dân là cội nguồn của mọi chiến thắng).
***
Trở lại miền Bắc, sau mười năm ở chiến trường, thông thường thì người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, thăm thú. Sau một tuần về quê thăm mẹ ở quê hương Tiền Hải, tôi đã đi thăm một số tỉnh ở Việt Bắc, Nam Hà, một số địa phương ở Thái Bình, gặp gỡ hỏi chuyện một số cán bộ cơ sở để nắm rõ tình hình miền Bắc trong mười năm qua...
Và tôi đã nhận ra ngay một điều là tình hình miền Bắc qua đài qua các nghị quyết được phổ biến, ít giống như những điều tôi vừa mất thấy, tai nghe, có điều còn khác rất xa. Và tôi đã sớm đi đến kết luận: ở miền Bắc đang có nhiều hiện tượng tiêu cực, không những trong xã hội, mà cả trong một số các tổ chức Đảng, trong bộ máy chính quyền.
Tôi giành thời gian nghiên cứu nghị quyết 22, xin được dọc một số báo cáo tình hình các mặt và tôi suy nghĩ, tìm hiểu để khẳng định thêm kết luận của mình. Tôi âm thầm suy nghĩ mà chưa vội nói với ai. Bởi trong thời điểm đó, người ta đang nói nhiều đến một tiền tuyến lớn anh hùng, một hậu phương lớn anh hùng, một miền Bắc xã hội chủ nghĩa ưu việt, với những năng xuất cao trong công nghiệp, những cánh đồng 5 tấn trong nông nghiệp và với một hình ảnh được khái quát nổi tiếng: "Ra ngõ gặp anh hùng".
Chỉ khi nào gặp một người bạn cũ thật thân thiết cả những người ở cương vị cao, tôi bộc lộ tâm sự về suy nghĩ của mình, thì ngay lập tức được sự cộng hưởng: Ông mới về chỉ mới thấy thế thôi. Trong một số lĩnh vực còn nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng phải có thì giờ suy nghĩ rồi mới dám nói. à ra thế! Thế là còn vấn đề lớn hơn, đáng quan tâm hơn: đó là vấn đề dân chủ, dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Phải chăng đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Tôi nhớ hồi ở Việt Bắc, đọc tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Bác, tôi đã từng kinh ngạc về một nhận định thiên tài:
Những ai nói chúng ta không dân chủ thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế.
"Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muôn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng xa rời nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tối đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.
"Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét có khi lại bị trù" là khác."
"Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng". Trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác..."[1]
Tác phẩm này Bác viết vào năm 1947, tính đến nay là ngót một nửa thế kỷ nhưng vẫn còn mang tính thời sự biết bao!
Thiên tài Hồ Chí Minh không những thể hiện ở những quyết sách lớn mang tầm chiến lược mà còn thể hiện ở những câu nói bình thường giản dị, mà sức sống của nó xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Ví như năm 1945, trong thư gửi các đồng chí tỉnh nhà (tỉnh Nghệ An) ngày 17-9, Bác đã khẳng định: Lực lượng toàn dân là vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó." Một tháng sau, cũng trong năm 1945, ngày 17 tháng 10, trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Bác lại căn dặn:
"Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta..."
Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, sau những chấn động của các sự kiện lịch sử trong thời gian gần đây, ta tưới thấm thía những lời cảnh cáo của Bác:
Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. không ai chiến thắng được lực lượng đó." "Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu kính ta."
Suy ra, nếu không như thế thì ngược lại. Diễn biến tình hình Đông Âu, tình hình Liên xô vừa qua chứng minh rất rõ những dự báo của thiên tài Hồ Chí Minh.
***
Tôi phải trăn trở nhiều đêm với một câu hỏi: Có nên nói hay không nên nói thực trạng xã hội miền Bắc và những nhận định của mình với các đồng chí lãnh đạo cao cấp Liệu các anh có cho mình là "hâm" không? Hoặc xấu hơn, các anh có quy kết mình thằng thế này, thế nọ hay không?
Tôi tin là không, và nghĩ các anh sẽ hiểu mình. Đặc biệt là đối với anh Trường Chinh, người mà tôi có vinh dự được làm người giúp việc từ năm 1944, sau khi vượt ngục từ Sơn La về. Dạo đó, tôi giống như là "Chánh văn phòng" của Tổng Bí Thư, được anh Trường Chinh yêu mến, giao nhiều việc quan trọng, và việc nào cũng hoàn thành tốt. Chính tôi được chứng kiến từ đầu sự ra đời của bản "Đề cương văn hóa" do anh Trường Chinh soạn thảo. Sau đó anh Trường Chinh đề cử tôi mang "Đề cương văn hóa" sang phổ biến cho anh Lê Quang Đạo, lúc bấy giờ là Bí thư thành ủy Hà Nội, phụ trách văn hóa cứu quốc.
Anh Đạo bố trí cho tôi gặp các văn nghệ sĩ trong nhóm để tôi trực tiếp phổ biến bản đề cương. (Cuộc họp diễn ra vào ngày mồng 2 Tết năm 1945, trong nhà anh Tô Hoài. Tôi còn nhớ đó là một căn buồng tối om, có một cái giường bằng gỗ, có một tấm ván kê làm bàn. Chúng tôi được mẹ Tô Hoài kiếm cho mấy cái bánh chưng, chấm nước mắm mà ăn vẫn rất ngon). ở đây lần đầu tiên tôi đã gặp các nhà văn, nhà thơ mà khi còn ngồi ghế nhà trường tôi rất ngưỡng mộ: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng... Trong lúc truyền đạt tôi đã cố gắng làm rõ những ý tưởng lớn mà tôi đã tiếp thu được qua những suy nghĩ mà anh Trường Chinh trao đổi với tôi trong quá trình chuẩn bị bản đề cương, đặc biệt là 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng... Có lẽ bắt đầu từ đây, từ bản đề cương văn hóa này và từ cuộc tiếp xúc đầu tiên với các nhà văn nhà thơ trong thời kỳ hoạt động bí mật, mà tôi có duyên nợ với văn hóa văn nghệ, duyên nợ cho đến suốt đời.
Tháng 2 năm 1990, có chân trong ban dự thảo cương lĩnh đại hội VII, tôi đã đề xuất một số vấn đề văn hóa Việt Nam, với tên là "Một phác thảo cương lĩnh văn hóa Việt Nam những năm 1990". Rất tiếc là lúc này anh Trường Chinh vừa mới đi xa. Không biết nếu còn sống anh sẽ đánh giá thế nào về bản phác thảo đề cương của tôi, người học trò, người em của anh hôm nay, đặc biệt là các điểm 8 và 9:
Điểm 8: Phát triển nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở quan niệm dúng đắn về bản chất và chức năng thực sự của nghệ thuật như một tiếng nói bồi đắp lương tri và đạo đức cho xã hội. Thực hiện đầy đủ chính sách tự do sáng tạo và tự do phê bình.
Điểm 9: Ra sức bảo tồn mọi di sản văn hóa của dân tộc bao gồm cả nền văn hóa của từng dân tộc ít người. Kết hợp kế thừa văn hóa cổ truyền với giao lưu văn hóa thế giới, làm cho văn hóa dân tộc ngày càng dày thêm, giàu thêm.
Đây chính là vấn đề mà nghị quyết Trung ương 9 khóa VII vừa rồi của Đảng nâng lên thành một trong số 6 quan điểm chủ yếu quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để tiến tới Đại hội VII... Rõ ràng thực tiễn cuộc sống đã đi vào Nghị Quyết không cưỡng lại được, chứ không như ta thường nói đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Với chính sách mở cửa, kéo theo sự du nhập ồ ạt các nền văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa phương Tây nếu không giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc thì không tránh khỏi nguy cơ xuống cấp đạo đức về nhiều mặt. Ngay từ tháng 2 năm 1990, tôi đã khẩn thiết đưa vấn đề này vào cương lĩnh, vào các nghị quyết, nhưng không được coi trọng đúng mức. Kể ra như thế đã là chậm. Năm 1995 mới có nghị quyết 9 về 6 quan điểm chủ yếu thì càng chậm hơn, nhưng người ta nói: chậm còn hơn không. Cũng giống như sự kiện khoán hộ của Kim Ngọc. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc do Kim Ngọc làm bí thư đã đề ra khoán hộ từ tháng 9 năm 1966, nhưng liền sau đó bị kiểm điểm, bị cấm đoán. Đảng cấm, nhưng dân cứ làm, như một câu nói vui từng có thời lan truyền rộng rãi: đảng có sách, dân có cách", vì dân có thực tiễn cuộc sống của dân. Nhưng một Đảng luôn luôn tự cho mình là sáng suốt. Nghị quyết nào cũng là một nguồn ánh sáng rực rỡ" mà để dân phải làm chui một việc đúng thì thật là đau lòng.
Như ta biết, mãi hơn 20 năm sau, 1988, Đảng mới có Nghị quyết 10 cho phép nông dân thực hiện khoán hô. Và những gì xảy ra sau đó thì chúng ta đã biết. Chỉ hai năm ViệtNam
đã từ một nước thiếu ăn triền miên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng
thứ 3 thế giới. Nhưng khi nói đến sự kiện này người ta chỉ nói đến "sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng" đến Nghị quyết 10, mà quên mất công lao hàng
đầu chính là nhân dân, là sự năng động nhạy bén của cơ sở, tiêu biểu là sự năng
động của đồng chí Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Sự kiện này đã gây thắc mắc kéo dài
trong nhân dân ở miền Bắc trước đây và lan rộng ra cả miền Nam sau ngày giải
phóng. Thử bình tĩnh nhìn lại mà xem, nếu các năm 89, 90, 91 cứ tiếp tục cái
cảnh hàng nghìn người đói khát, rách rưới từ các miền quê Thanh Hóa, Nghệ An
kéo từng đoàn dài ra Hà Nội như các năm 1977 thì tình hình sẽ ra sao?
Vấn đề lương thực không chỉ căng thẳng ở miền Bắc mà cả ở miền Nam, vựa lúa của Đông Dương, từ thời Pháp đã xuất cảng gạo, chỉ sau giải phóng miền Nam ít lâu, dân Sài Gòn đã phải ăn bo bo và cũng ăn cơm độn mì như đồng bào miền Bắc. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã sớm áp đặt mô hình hợp tác xã vào nông thôn miền Nam, khiến người nông dân tài hoa của đồng bằng sông Cửu Long khó có thể phát huy được tính tích cực năng động vốn có của mình mà phải "noi gương nông dân miền Bắc đi làm theo kẻng", "cấy chay, cày gãi, bừa chùi cho xong việc để về sớm, mặc dù có nơi thu hoạch chỉ có 3 lạng thóc một đầu người. Và kết quả tất nhiên là đói, đói từ miền Bắc đói vào, đói lan tràn khắp nước. Thật là đau lòng khi ở một đất nước nông dân thì cần cù, sáng tạo, đất đai thì màu mỡ phì nhiêu mà phải liên tục nhập khẩu gạo. Có thể nói sự kiện khoán hộ là một trong những sự kiện điển hình nhất để lại dấu ấn khá đậm trong sư lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta đừng quên mất lời dạy của Bác Hồ:
"Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính..."[2] Tôi tìm đọc lại những trang này trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc". Đọc đi, đọc lại, càng đọc càng thấy Bác Hồ thật vĩ dại. Người như thấu hiểu mọi lẽ trên đời, hiểu hiện tạ i và đoán biết cả tương lai. Nếu như ta không biết những dòng này Bác viết từ năm 1947 cứ ngỡ là Bác đang nói với chúng ta hôm nay. Tôi cảm thấy những dòng chữ của Bác như những cặp mắt đang nhìn thẳng vào tôi và nghiêm khắc hỏi: "Anh vào Đảng từ hồi bí mật, đã trải qua hai cuộc kháng chiến, đứng trước cái chết, trước kẻ thù anh không sợ, liệu anh có dám nói ra những điều anh nhìn thấy không?
Những lời dạy của Bác Hồ như khuyến khích tôi, và tôi hạ quyết tâm sẽ viết những điều tôi đang suy nghĩ lên Bộ Chính Trị bằng hình thức một lá thư để các anh tham khảo. Tôi sẽ viết một cách chân thật, thẳng thắn, với tất cả tinh thần trách nhiệm của một đảng viên cộng sản.
Tháng 3 năm 1974, tôi nhận quân hàm Trung tướng. Như vậy là từ ngày nhận quân hàm Thiếu tướng đến ngày nhận quân hàm Trung tướng, thời gian kéo dài 16 năm. Đối với tôi đó là một ngày vui đáng ghi nhớ. Bởi ra đi làm cách mạng, ngay từ đầu đã bị tù đày, tra tấn, tôi và những người cùng lứa với tôi, có ai nghĩ là mai sau sẽ trở thành tướng lĩnh hoặc ông này, ông nọ. Đánh đổ đế quốc phong kiến, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa cộng sản, công nhân làm chủ nhà máy, nông dân làm chủ ruộng đồng, mọi người đều bình đẳng, ấm no, hạnh phúc... Đó là lý tưởng cao đẹp từng theo tôi suốt chặng đường hành quân đánh giặc 30 năm qua. Bây giờ được nhận quân hàm Trung tướng, đối với tôi là một vinh dự lớn. Đây là điều tôi ít khi nghĩ đến.
Cùng nhận quân hàm đợt này với tôi có các đồng chí Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung ở Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 cũ, các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh... ở Bộ tư lệnh B2 và nhiều đồng chí khác cùng đợt phong quân hàm năm 1958. Có những đồng chí tiến bộ vượt bực như đồng chí Lê Đức Anh, Đồng Sĩ Nguyên... Năm 1958 chỉ mới được phong Thượng tá, Đại tá, nay đều nhận quân hàm Trung tướng. Tôi chúc mừng tất cả. Điều này nói lên sự lớn mạnh vượt bực của Quân đội ta.
Tôi đang suy nghĩ về bức thư gửi Bộ Chính trị thì được tin Văn phòng Trung ương cho biết, Ban bí thư bố trí cho tôi đi tham quan Cộng hòa dân chủ Đức một thời gian. Tôi nghĩ cũng là một dịp tốt để có tầm nhìn bao quát hơn, giúp cho những nội dung tôi trình bày có thêm những căn cứ khoa học.
Rất may mắn là những điều tai nghe mắt thấy ở Cộng hòa dân chủ Đức càng thôi thúc tôi viết thư cho Bộ Chính trị. Những vấn đề nung nấu trong tôi từ ngày ra Bắc càng thêm chín mùi. Không viết được, chưa viết được, lòng dạ cứ không yên chút nào. Đêm nào nằm cũng suy nghĩ có đêm hầu như thức suốt, bất chợt nảy ra ý gì mới lại vội vàng trở dậy ghi chép, sợ sáng ra lại quên mất. Cứ như thế ròng rã hơn một tháng trời tôi mới viết xong bức thư 14 trang. Tôi không đề gửi Bộ Chính trị, sợ như thế nó to tát quá. Cân nhắc mãi tôi chỉ đề gửi các anh Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, để vừa mang tính chất chung, gửi cho các anh ấy tức là gửi cho Bộ Chính trị rồi, nhưng cũng vừa mang tính chất cá nhân, thân tình bộc lộ những suy nghĩ của mình như lời tâm sự của một đứa em đối với các anh lớn...
Rất may là tôi còn giữ được bức thư cho đến ngày hôm nay. Do đó, để cho trung thực, khách quan, có tính lịch sử, tôi xin chép ra nguyên văn bức thư ấy. Mặc dầu hiện nay tình hình chung đã khác trước nhiều, Đảng ta đã qua 4 lần Đại hội, tới là Đại hội VIII. Những suy nghĩ của mình cách đây hơn 20 năm không tránh khỏi những ấu trĩ, ngây thơ nhưng tôi không sợ mọi người cười chê, bởi tôi tin ở tấm lòng chân thật của mình, mà chân thật chính là một trong những tiêu chuẩn của cái đẹp. Tôi không có tham vọng gì trong bức thư này. Có chăng là sự mong muốn cháy bỏng của một người lính từ chiến trường trở về, làm sao cho đất nước ngày càng phát triển, dời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, Đảng ta ngày càng trong sạch, chính quyền ta ngày càng vững mạnh...
Kính gửi: Anh Ba, anh Năm, anh Sáu[3]
Vừa qua trong mấy tháng, tôi đã được đọc Nghị quyết 22, nghe báo cáo một số tình hình, đi thăm các tỉnh ở Miền Bắc Nam Hà, Thái Bình, được nghe chuyện cụ thể của một số cán bộ kể có ý muốn phản ánh các khía cạnh của tình hình. Tôi được Trung ương cho đi thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, lúc về tôi qua Moscow vài ngày, Bắc Kinh vài ngày.
Qua tất cả cả các sự quan sát, thấy và nghe được tôi chưa chú ý đi sâu nghiên cứu có hệ thống được một vấn đề nào nhưng tổng hợp những điều đã thấy và nghe được, tôi có một số cảm giác, ấn tượng. Tôi không muốn chờ đợi mà tôi muốn báo cáo với các anh những cảm giác, ấn tượng là có tôi chút suy nghĩ sơ bộ với các anh. Tôi không có tham vọng đề đạt một ý kiến to tát nào. Vì tôi chắc Bộ Chính trị đã nắm tình hình và đã suy nghĩ rất nhiều đã được nghe nhiều ý kiến, đã có nhiều dự án.
Tôi chỉ muốn để các anh thấy thêm một số khía cạnh, có tác dụng làm phong phú thêm cho sự suy nghĩ, nói cách khác là tôi cũng nêu lên những thắc mắc, những mong mỏi, những câu hỏi để các anh suy nghĩ giải đáp trong lúc các anh cũng đang giải đáp những vấn đề đã đặt ra.
I
ở miền Bắc đang có nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội và cả trong các tổ chức Đảng, trong bộ máy chính quyền. Và những hiện tượng tiêu cực trong tổ chức Đảng và chính quyền tác động nhiều trong xã hội. Điều đó ai cũng thấy. Thế nhưng vấn đề là tại sao nó lại biến chuyển chậm chạp? Sự biến chuyển chậm chạp này đã tạo nên một tình trạng giảm sút lòng tin trong cán bộ, trong đảng viên, trong nhân dân và đáng lo ngại hơn cả trong thanh niên. Tôi đã gặp một số thanh niên, họ nói thực lòng Họ tin và họ phục vào lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc. Nhưng đứng trước hiện tại và tương lai họ giảm sút lòng tin
Giảm lòng tin vào những mục tiêu cụ thể của các sự nghiệp, giảm lòng tin vào lý tưởng, vào đường lối.
Những hiện tượng tiêu cực của xã hội (và trong Đảng trong chính quyền) làm vẩn đục sự trong sáng và đẹp đẽ của những lý tưởng, đầu độc những lòng say mê hăng hái có tính chất lãng mạn cách mạng, tạo nên một triết lý "sống tiêu cực tạo nên "một thế lực xã hội bao vây và xô đẩy những tâm hồn trung thực.
Tình trạng trên có những nguyên nhân và khuyết điểm là sự kém cõi trong sự lãnh đạo quản lý xã hội. Nhưng có phải nó còn đang phản ánh một cái mâu thuẫn gay gắt giữa những nhu cầu ngày càng cao do được kích thích bởi sự phát triển văn hóa và tình hình phát triển của thế giới với sự thiếu thốn của cơ sở Vật Chất của ta? Tức là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phát triển nhanh mà sức sản xuất không theo kịp. Có phải một mặt ta phải khắc phục tình trạng quản lý kém và đồng thời phải tìm cách nhanh chóng nâng cao cơ sở vật chất của ta lên không?
Về mặt quản lý có nhiều vấn đề nhưng hình như ta đang có những hiện tượng:
- Đẻ ra nhiều tổ chức quá làm cho bộ máy ngày càng nặng nề cồng kềnh mà lại vướng víu lẫn nhau?
- Đã nhiều tổ chức mà ít luật pháp. ít điều lệ quy định cụ thể rõ ràng, để bắt buộc chức trách, để buộc mọi người phải tự giác tôn trọng.
- Tổ chức thiếu ổn định, thay đổi luôn tình trạng đó biểu hiện ở một vài hiện tượng cụ thể.
- Kỷ luật lao động lỏng lẻo.
- Tùy tiện, đẻ ra tình trạng mà ta gọi là "cửa quyền", bất cứ một nhân viên nhỏ nào cũng "sáng tác ra những quy tắc cụ thể của mình, gây rất nhiều chậm trễ rắc rối trong công việc.
- Mơ hồ, trống rỗng, không cụ thể, ví dụ về luật lệ giao thông: rất ít những biển có ký hiệu luật lệ cụ thể mà nhiều khẩu hiệu vớ vẩn:
"Cấm bóp còi inh ỏi".
"Cấm phóng nhanh vượt ẩu.
"An toàn là bạn, tai nạn là thù".
Thế nào là còi inh ỏi và không inh ỏi. Thế nào là phóng
nhanh? Trong khi đó có những ký hiệu cấm còi, cấm vượt, hạn chế tốc độ có tính chất quy ước quốc tế rồi?
Nhiều công việc chưa có nội dung, quy tắc cụ thể đã có nhiều tổ chức, nhiều hội đồng nên có thể nói hữu danh vô thực.
Nhiều phê phán, mà ít phạt nghiêm, thưởng phạt khen chê, không dứt khoát, không rõ ràng. Đãi ngộ vật chất người có công lẫn lộn với trao quyền chức cho những người không có năng lực.
Đội ngũ về hưu", về hưu về công tác lao động chức quyền xã hội lại vẫn là "vai vế trong Đảng thì có hợp lý hay không?
- Báo chí thường phản ảnh không thực chất tình trạng thực tế nhất là của các sinh hoạt đoàn thể (và đáng chú ý hơn là Đoàn thanh niên và đội Thiếu niên tiền phong).
Theo tôi thấy cần phải xác định và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc, ví dụ:
- Khi nào có nội dung nhiệm vụ cụ thể xác định được các quy tắc quyền hạn quan hệ, có điều lệ cụ thể về hoạt động cụ thể hãy nên tổ chức.
- Phải làm thế nào có một sự tập trung có hiệu lực trong từng bộ phận và trong cái toàn thể để tránh tình trạng:
- Đường lối, nghị quyết hay nhưng tổ chức thực hiện (kế hoạch, chương trình) dở.
- Chủ trương cấp trên giải quyết nhanh linh hoạt dễ dàng, nhưg chuyển xuống đến bộ máy là cứ dằng dai kéo dài, thậm chí không giải quyết được. Cần phân biệt "cố vấn, nghiên cứu với chỉ đạo thực hiện.
Trước mắt tôi nghĩ không biết có nên giải quyết gấp, chấn chỉnh mấy mặt bằng luật pháp có hiệu lực.
Luật pháp về trật tự xã hội để củng cố trị an và củng cố quan hệ sản xuất.
- Trừng trị thật nặng những kẻ dựa vào chức quyền để làm giàu và những kẻ bất kể động cơ gì xâm phạm đến tự do thân thể danh dự và tài sản của người khác một cách bất hợp pháp.
- Tạo những điều quy chế có tính chất phổ cập thường xuyên ở các nơi công cộng và có lực lượng quần chúng tham gia tích cực xây dựng.
Nghiêm ngặt ban hành và tổ chức thực hiện, chấn chỉnh các phương tiện để duy trì tốt luật giao thông.
Tôi thắc mắc trong lịch sử, có những lúc những tên độc tài có thể biến chuyển tình hình xã hội trong một thời gian ngắn.
- Napôlêon trong mấy tháng chuyển một đội quân ô hợp thành một đội quân thiện chiến.
- Hitler trong mấy năm chuẩn bị nước Đức đi vào một cuộc chiến tranh lớn.
- Pierre đệ nhất của Nga cũng biến chuyển nước Nga lạc hậu trong vòng một số năm.
Tất nhiên ta không bắt chước bọn phát xít độc tài. Nhưng ta phải suy nghĩ xem bí quyết của chúng ở chỗ nào, mà có thể nhanh chóng thay đổi tình hình một xã hội?
Thông thường là ở thưởng phạt thật nghiêm khắc, có nhiều vụ thưởng phạt điển hình được truyền tụng, có những biện pháp mạnh, vừa có tính cổ vũ vừa có tinh cảnh cáo, tạo thành một sức mạnh "xã hội".
ở Đức hậu quả của các chếđộ Bismach, Friederich, Hitler còn lại phần tích cực là tính kỷ luật rất cao trong nhân dân Đức. Đó là một sự thật khách quan ta phải thừa nhận.
Cho nên ta cần có những luật pháp, những bộ luật và những lực lượng có hiệu quả thi hành những điều luật đó.
Đó là các cơ quan thanh tra kiểm soát, đó là các lực lượng Công đoàn, Thanh niên, Thiếu niên và cả Phụ nữ.
Muốn cho thật có hiệu lực, phải là một thanh Đảng nghiêm túc và có thể "công khai". Hiện ta đang có cuộc học tập vận động có tính chất thanh Đảng đấy! Nhưng tôi cảm thấy chưa đủ liều lượng. Cần tập trung:
- Đưa ra khỏi Đảng: những người lười biếng, những người lợi dụng chức quyền ăn cắp làm giàu, móc ngoặc với gian phi. Những người đã hết khả năng lãnh đạo.
- Cần có danh hiệu "Cựu Đảng viên cho những ai không có khuyết điểm nhưng hết khả năng công tác và lãnh đạo, đã về hưu... để có đãi ngộ mà không cần giao chức quyền, không cần tham gia sinh hoạt lãnh đạo để giảm bớt chất ì trong các tổ chức Đảng.
Nên thực hiện chế độ thẻ đảng viên. Cần có cuộc vận động tương tự trong Đoàn thanh niên và cũng nên có vận động phát huy đổi thẻ Đoàn viên với những nội dung có tác động tích cực thúc đẩy các yếu tố tích cực.
Tất nhiên có hàng loạt việc phải làm nhưng tôi "cảm thấy cần tập trung có trọng điểm, tập trung và biện pháp mạnh để thực hiện một sự kiên quyết nghiêm túc và có hiệu lực, có tác dụng cổ vũ nhân dân, củng cố lòng tin, nhằm biến chuyển nhanh chóng tình hình trong thời gian ngắn. Phải có những việc làm có tác động mạnh mẻ, sôi nổi về tinh thần và cổ vũ những yếu tích cực vừa ngăn chặn trấn áp mạnh mẽ những yếu tố tiêu cực. Nhưng dù sao đó cũng là một mặt có tính chất ở "thượng tầng kiến trúc. Còn vấn đề có ý nghĩa cơ bản ở "hạ tầng cơ sở" là vấn đề xây dựng kinh tế, vấn đề tạo cơ sở vật chất.
Tôi xin có mấy ý kiến như sau:
II
Về vấn đề này tôi không dám có những ý kiến gì nhiều. Vì thật ra là rất dốt, lại xa các công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hàng mười năm nay. Nhưng cũng có những cảm giác và ấn tượng muôn trình bày với các anh.
Đi tham quan nước Đức, chỉ đi chơi có tính chất du lịch, chủ yếu là quan sát và đọc vài tài liệu giới thiệu đơn giản. Nhưng qua hệ thống đường xá qua cơ sở các thị xã, thị trấn, thành phố họ đã có và đang xây dựng, qua các di tích lịch sử về văn hóa và cả về công nghiệp của họ thì tôi có ấn tượng tương đối rõ ràng về cái gọi là:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi đánh đổ chính quyền của tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Nó có hàng loạt vấn đề về quy luật đặt ra. Những quy luật cơ bản là những gì. Và những quy luật của công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa là những gì.
Có lẽ khi Đảng ta đặt vấn đề "Bước đi ban đầu có lẽ đã phát biểu triển lên một quy luật rồi chăng?
Nếu chủ nghĩa tư bản có một thời kỳ tích lũy tư bản, hết sức tàn khốc mà cũng dài lâu mới có của cải vật chất để phát triển và mới có những cơ sở vật chất, những vấn đề tổ chức, về kỷ luật kỹ thuật cho tư bản chủ nghĩa phát triển và những cái đó lại là những vốn hết sức quan trọng tạo điều kiện cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa sau này, thì chủ nghĩa xã hội với những yêu cầu về phân phối của nó rõ đang đòi hỏi một cơ sờ vật chất thế nào đây.
Có phải nội dung của bước đi ban đầu là tạo một cơ sở vật chất tối thiểu, để làm đà cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa không? Và yêu cầu của cái cơ sở vật chất tối thiểu ấy là gì?
Ví dụ lấy con số về yêu cầu điện đầu người và thép đầu người thì con số: 1500 kW/giờ đầu người/năm và 100 kg gang thép đầu người là con số yêu cầu tối thiểu hợp lý chăng?
Chủ nghĩa tư bản tạo cơ sở vật chất bằng tích lũy tư bản tàn khốc. Vậy chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa phải tạo cơ sở vật chất bằng gì? Có lẽ cơ bản bằng tích lũy lao động tập thể.
Thế nhưng đặc điểm cơ bản và cũng là điều kiện tiên quyết cốt tử cho các nước thuộc địa tiến lên xã hội chủ nghĩa là có phe xã hội chủ nghĩa, có Liên Xô. Ngoài ra còn có thế giới thứ ba, có cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới. Và riêng Việt Nam mình lại có hai miền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc và dân chủ nhân dân chưa hoàn toàn xong. Tác động của chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế miền Nam thế nào ta đánh giá chưa rõ (sẽ phát biểu phần sau). Vậy thì ta làm gì?
Yêu cầu gay gắt là trong một số năm ta phải làm những việc mà tư bản chủ nghĩa làm hàng mấy trăm năm. Ta làm thế nào và khai thác đặc điểm của thời đại ra sao? Tôi cũng thấy rõ Trung ương ta đang đặt vấn đề như vậy:
- Dựa vào phe xã hội chủ nghĩa.
- Khai thác cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Lợi dụng cả tham vọng của những nước tư bản tương đối tiến bộ hoặc cả những bọn tư bản đế quốc mà tạm thời chưa phải là kẻ thù trực tiếp.
Nhưng qua những tài liệu tôi được đọc và báo cáo tôi được nghe. Tôi có "Cảm giác ta chưa thật mạnh bạo tập trung và dứt khoát, linh hoạt.
1 Còn nhiều lúng túng trong việc xác định quy luật của kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: Quy luật của Stalin phát biểu thì có phải đấy là quy luật, hay đấy là yêu cầu của chủ nghĩa xã hội.
Lại ví dụ về quy luật giá trị thì trên thực tế thị trường thế giới chủ nghĩa tư bản dùng giá trị sử dụng làm phương tiện để thu lợi nhuận, thì giá trị sử dụng hàng hóa của tư bản lại cứ phát triển tiến bộ, còn ta giá trị sử dụng là mục đích trực tiếp của sản xuất thì giá trị sử dụng hàng hóa lại không cao, riêng Việt Nam thì cứ theo "quy luật" thụt lùi trước tốt sau xấu? Đó là hiện tượng gì?
Riêng tôi còn thấy lúng túng nhiều trong việc nhận thức những cái gọi là quy luật này. Có điều rõ ràng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát huy nhiều, phát huy đầy đủ khi nào ta có một nền công nghiệp khá. Hiện nay ta vừa phải tạo cơ sở vật chất cho nền công nghiệp đó vừa phải rèn luyện con người và tổ chức xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với nền công nghiệp đó
Cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản nó buộc con người phải sống cho phù hợp và nó cuốn tổ chức xã hội phải phù hợp với cơ sở vật chất phát triển của nó. Nhưng chủ nghĩa xã hội ta lại chuẩn bị cho con người và tổ chức xã hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa và có lẽ đó cũng là nhiệm vụ của vô sản chuyên chính chăng? Bây giờ yêu cầu cấp bách có nên đặt vấn đề ta cần phải có những chính sách hết sức táo bạo như kiểu Lênin định ra "Chính sách kinh tế mới, sau khi kết thúc nội chiến ở Nga với một nền kinh tế xơ xác tiêu điều không?
Tôi nói "như kiểu nghĩa là với một tinh thần mạnh dạn táo bạo và dứt khoát như vậy, chứ không phải theo nội dung của Lênin lúc đó, vì điều kiện lịch sử đã khác nhau hẳn. Ví dụ như thế này: Ta phát huy hết mức cái ưu thế về tài nguyên phong phú của ta, có những chính sách táo bạo mạnh dạn thu hút sự đầu tư của các nước anh em chủ yếu là các nước có kỹ thuật cao mà lại cần đến tài nguyên của ta. Thu hút mạnh dạn đầu tư của các nước tư bản chủ nghĩa chưa phải thù địch (như Thụy Điển, Pháp, Nhật). Có thể ta chịu thiệt đi một ít kể cả những thứ quý giá, kể cả một số mặt về lâu dài. Nhưng ta tập trung giải quyết mấy yêu cầu cốt tử của ta để đạt cho bằng được trong một thời gian ngắn, coi như ta phải bán tài nguyên quý đi để đạt được những yêu cầu cơ bản trước mắt là những yêu cầu cơ bản nền tảng cho lâu dài. Chứ nếu cái gì ta cũng muốn giữ cả vừa cứ nhập nhằng thì e rằng có khi thiệt (chứ không đến nỗi mất) cả chì lẫn chài. Tôi có những suy nghĩ đại khái như thế này.
Ta cần hết sức tập trung vào điện, thép, và dầu (Tôi chưa rõ ý nghĩa của cái "cơ khí là then chốt" lắm) bằng cách cho các nước đầu tư vào đứng ra làm, ta giữ vững chủ quyền về chính trị và kinh tế, làm sao sau một thời gian họ có lãi đến mức nào đó thì cái đó trở lại hoàn toàn thuộc (ta) về ta. Ví dụ như dầu có thể trao hẳn cho Nhật Bản làm cái gì đó với những điều kiện nào đó và đồng thời đòi Nhật phải giải quyết giúp ta những mặt khác. Còn những cái khác làm như đổi. Ví dụ nước anh em nào cần đồng, than... thì mời anh em đem kỹ thuật phương tiện và nhân viên đến xây dựng cơ sở khai thác và khai thác đi nhưng đổi lại, anh em làm cho tôi các cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt, đúc thép, các cơ sở nhiệt điện, thủy điện... với yêu cầu ta đạt được mục tiêu của ta, bạn có lãi có lợi (và tất nhiên về chỗ đó: đồng, apatit, titan... ta chịu thiệt). Sau một thời gian bạn đã có lãi rồi thì tất cả vẫn là của ta. Ta còn có thêm Crom, chì, kẽm thậm chí cả cái thứ "đất nặng quý giá tôi nghĩ ta vẫn có thể đổi. Làm như vậy tôi tưởng tượng quang cảnh là tự các bạn mang xe cộ phương tiện vật liệu xây dựng, xây dựng nên những cơ sở hiện đại trên đất nước ta, có thể thu hút cả công nhân ta, huấn luyện cho công nhân ta. Sau 10, 15, 20 năm thì những thứ đó là của ta và trước mắt thì cũng là làm thay đổi quang cảnh của đất nước ta ngay.
Ta tập trung trí lực, tài lực lo những cái khác. Không sợ bị xâm phạm chủ quyền, ta được tập trung vào những yêu cầu chủ yêu của ta. Ta dám hy sinh cả những thị xã, thành phố để giữ gìn độc lập, thì ta cũng có thể chịu thiệt đi một số tài nguyên để mau chóng xây dựng đất nước.
***
Lại một suy nghĩ nữa về ta khai thác lợi thiên nhiên của ta.
Ví dụ: ta mời nước nào giỏi về tổ chức du lịch (tôi thấy CHDC Đức cũng khá giỏi về cái này) ta trao cho tổ chức du lịch ở Vịnh Hạ Long, ở rừng Cúc Phương. Họ xây dựng tổ chức khách sạn và họ thu tiền ta chỉ lấy một tỉ lệ thuế đủ cho họ thu lãi và thu vốn của họ. Sau mấy chục năm ta cũng sẽ thu hồi cố nhiên việc này phức tạp và cũng không biết có nước nào họ thích thế không? Ví dụ ta dùng hình thức kết nghĩa giữa các tỉnh của hai nước, ta đưa công nhân của ta sang họ. Ví dụ đưa sang với thời gian 10, 15, 20 năm với những điều kiện:
- Họ phải để thời gian huấn luyện 2, 3 năm.
- Số người đưa sang có tỉ lệ nam, nữ là người yêu (thương binh còn khỏe) người lớn tuổi...
- Có những quy chế đi lại trong thời gian làm việc.
- Quy chế đối với những gia đình lập trong thời gian đó (việc học tập của các cháu...)
Tôi không biết vấn đề nào có liên quan gì đến quốc thể không? Và đúng là giữa các nước xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có vấn đề như thế này. Nhưng nếu ta không câu nệ, có thể đưa sang trên dưới độ 1, 2 triệu người thì ta phát huy được lực lượng ta, ta tích lũy vốn, người, kỹ thuật cho ta sau này. Tạo công ăn việc làm được cho số người càng đông của ta.
Đây có thể là một ý nghĩ ngây thơ, nhưng riêng chủ quan với cách suy nghĩ của tôi, tôi cũng thấy thiết thực và có thể là một hình thức rất mới mẻ, rất mới mẻ của sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa chăng?
***
Tôi cứ tưởng tượng thế này. Hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa anh em khó có vẻ giúp ta như Cuba được, mà Cuba cũng lại nghèo và nước nhỏ. Cách giúp là "hai bên cùng có lợi mà bên bạn đã có lợi thì bên ta là phải thiệt.
Nhưng nếu thu hút được đầu tư của bạn vào thì có thể tạo nên nhiều cái lợi khác cho ta. Ví dụ nếu cùng một lúc có hàng chục, vài chục công trường lớn của bạn triển khai thì riêng những việc bạn phải làm đường, đem vật liệu vào xây dựng cũng là tăng thêm của cải cho ta.
Nếu trong vòng 5, 7 năm ta đưa sức điện của ta lên 10 tỷ kW-giờ và sau 10, 15 năm ta cố có lấy 50, 60 tỷ kW-giờ thì mới được. Trước mắt phải xây dựng thật nhiều điện chạy than và dầu, trong khi đó ta làm các công trình thủy điện và chạy nguyên tử. Nếu không có cách tập trung rất lớn thì không có cách nào giải quyết.
Tôi không biết hiện nay mỗi năm mình phải nhập bao nhiêu sắt thép nhưng nếu trong vòng 3, 5 năm mình có sắt thép không phải nhập. Sau đó lại có thể phát triển thêm việc xây dựng và đẩy mạnh chế tạo máy thì ta mới có đà để thúc đẩy các việc khác, nếu nói cơ khí là then chốt mà không có sắt thép thì có vẻ gay go.
Việc xây dựng cơ bản hiện nay đang phát triển rộng khắp mà thiếu sắt thép cũng gay go. Ngoài ra có thể thu xếp để đổi thế nào đó thu hút được việc chế tạo phân bón và phát triển công nghiệp hóa. Tôi nghĩ rằng khi ta đã có điện và thép đến một mức nào đó là ta có thể phát triển toàn diện sang các ngành khác và lúc ấy có thể có đà để có thể phát tiến nhanh chóng được.
Trên đây là nói về những vấn đề có liên quan đến những chính sách lớn có một tinh thần táo bạo và dứt khoát nhằm có cách để nhanh chóng đẩy mạnh mọi mặt khai thác và tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết của thời kỳ bước đi ban đầu và tôi có thể quan niệm bước đi ban đầu có thể bao gồm một kế hoạch 5, 7 năm hoặc hai kế hoạch ngắn hơn.
Mặt khác cần có một chính sách cụ thể để sử dụng quy luật, quy luật giá trị, kết hợp với động viên tinh thần làm chủ của nhân dân để nâng cao chất lượng sản phẩm như:
- Chính sách khen thưởng rộng rãi và kỷ luật nghiêm ngặt đối với các hợp tác xã gia công.
- Chính sách thưởng phạt rộng rãi nghiêm minh với các xí nghiệp quốc doanh.
- Chính sách thu thập ý kiến người sử dụng (kiểu trưng cầu ý kiến) thường xuyên căn cứ vào đó mà xác định việc khen thưởng và kỷ luật.
Nói chung, trong bộ máy quản lý và điều khiển việc sản xuất cũng như trong bộ máy chính quyền của ta, việc thưởng và phạt có vẻ còn quá ít. Nên có những quy định về mặt này và có một thời gian thi hành rất kiên quyết dứt khoát. Dưới chính quyền vô sản chuyên chính phải quan niệm thưởng phạt là một biện pháp giáo dục quan trọng, sự thưởng phạt nghiêm tăng thêm tinh thần tự giác của nhân dân, cán bộ. ở nước cộng hòa dân chủ Đức, mọi người đều chấp hành khá nghiêm túc các quy định về trật tự vệ sinh công cộng và giao thông, trong đó có một tâm lý rõ rệt là ngại công an phạt, đồng thời với ý thức là cần tôn trọng tự do người khác. Thưởng phạt rõ rệt và quyết liệt mới là cách giáo dục tinh thần trách nhiệm, có hiệu lực nhất, mới góp phần hết sức quan trọng loại dần hiện tượng trì trệ, tùy tiện, làm ăn lơ mơ, đủng đỉnh. Đó là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao kỷ luật lao động và từ đó nâng cao năng xuất lao động.
Có biện pháp thưởng phạt, mỗi khi thưởng và phạt có kèm vài câu nhắc nhờ thì sẽ có hiệu lực hơn 100 lần việc cứ họp suốt tuần, họp hết tài liệu nọ đến tài liệu kia. Tôi quan niệm giáo dục không phải chỉ là lên lớp học tập và có lẽ cũng không phải là chủ yếu là lên lớp và học tập.
Muốn tạo nên một tập quán xã hội, một tư tưởng xã hội thì phải tạo hành động quen thuộc thường xuyên hằng ngày, và muôn thế phải có quy tắc cụ thể và những quy tắc đó ai vi phạm nhất định phải trừng phạt.
Mọi người đi tàu hỏa hết sức "tự giác" đúng giờ đến ga khi làu chạy (mà không cần ai giáo dục mục đích ý nghĩa cả) là vì không đến đúng giờ thì bị "sự trừng phạt đau đớn ngay: lỡ tàu.
Phải làm cho bộ máy xã hội chạy một cách quyết liệt, lạnh lùng như đoàn tàu hỏa chạy vậy, buộc mọi người phải đúng giờ ra ga..
Tôi cảm thấy đây cũng là sự mong muốn của đa số đảng viên, cán bộ, thanh niên và nhân dân tôi gặp. Họ cũng muốn tôi phản ánh nhiều tình hình cụ thể với Bộ chính trị với ý định để Bộ chính trị nắm tình hình nhiều hơn.
Tuy các anh đã thấy được những tình hình cơ bản, nhưng hiện nay mọi người trung thực đều nóng lòng mong đón một cái gì đổi mới, chuyển biến gì mạnh mẽ, loại trừ mau chóng được một số mặt tiêu cực trong xã hội, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Tôi cũng muốn qua những ý kiến trên đây mà phản ánh với các anh một cách như vậy.
Chín Vinh
Tôi không hiểu lá thư tâm huyết của tôi có đến các anh không và nếu đến được thì các anh có bỏ ít thì giờ ra để đọc và suy nghĩ điều gì không. Nhưng tôi đã chờ đợi và chờ đợi. May sao sau đó luồng gió đổi mới từ Liên xô tới.
Đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư Trường Chinh, đã nhanh chóng tiếp nhận một cách sáng tạo, với quyết tâm lớn "Đổi mới hay là chết", đã vực dậy một đất nước hầu như đang lao xuống dốc không phanh...
Thực ra những vấn đề của đổi mới đã được nhiều cán bộ, đảng viên, các nhà trí thức, khoa học trong nước phát biểu nơi này nơi nọ, bằng các hình thức khác nhau, nhưng dường như nhiều đồng chí vẫn còn e ngại. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, là nguyên nhân của nhiều sai lầm được lặp đi lặp lại, và tiếc thay, vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay...
Nhớ năm 1946, khi chính quyền non trẻ mới thành lập, tài ba như Bác mà vẫn kêu gọi tìm người tài đức trong thiên hạ để giúp nước. Báo Cứu quốc ngày 20-11-1964 đã đăng thông cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nhan đề: Tìm người tài đức.
Thông cáo viết:
"Nước nhà cần phải kiến thiết kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức.
E vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các đia phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ Báo cáo phải nói rõ: Tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó.
Hạn trong một tháng, các cơ quan đia phương phải báo cho đầy đủ.
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Hồ Chí Minh[4]
Bác Hồ thì như thế, còn chúng ta ngày nay thì sao? Hơn lúc nào hết, muốn cho công cuộc đổi mới hiện nay giành được thắng lợi, ta cần nhớ và thực hiện đúng những lời dạy quý báu của Bác Hồ:
"Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác... Họ quên rằng, chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Họ quên rằng, so với nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu... Nêu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết.
"Vì vậy ta cần phải hợp tác với những người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ. Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc, cô độc thì nhất định thất bại. "Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết, ôm lấy dĩ nhiên là làm không nổi. "Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết cách xử trí khôn khéo với các hạng đồng bào (như tôn giáo, quốc dân thiểu sô anh em tri thức, các quan lại cũ...) "Từ nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chữa cái bệnh hẹp hòi đó để thực hiện chính sách đại đoàn kết. "Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi... mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ bên trong phá ra[5]
Chương 1
Trở về hậu phương lớn
Ngót mười năm ở chiến trường, sau khi hiệp định Pa-ri được ký kết, các anh ở Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh miền gợi ý tôi tranh thủ ra Bắc nghỉ ngơi một thời gian. Đầu năm 1974, sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ cần thiết và bàn giao xong mọi công việc tôi lên đường trở ra Bắc.
Cuộc chia tay thật bịn rịn. Tôi lần lượt đến các cơ quan của Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền và đặc biệt là các anh em trong cơ quan chính trị mà có thời gian tôi vừa là phó Chính ủy Miền vừa là Chủ nhiệm Chính trị, bắt tay từng người, lưu luyến. Khó mà nói hết được tình cảm hết sức cao đẹp và thiêng liêng của những người đồng chí ở nơi khói lửa chiến trường.
Lần này ra Bắc tôi không đi máy bay như hồi 1969 cùng anh Nguyễn Vãn Linh dự lễ tang Bác Hồ, mà là đi dọc Trường Sơn theo con dường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Khi được tin này tôi rất thích thú, bởi nó rất phù hợp với nguyện vọng của tôi bấy lâu nay. Cách đây mười năm, khi đi B, tôi đã đi một con đường đặc biệt: Hà Nội - Quảng Châu bằng máy bay; Quảng Châu-Xi-ha-núc-vin bằng tầu thủy: Sau đó lên Nông Pênh rồi trở về căn cứ Trung ương Cục ở sát biên giới Việt Nam-Campuchia. Lần này ra Bắc lại được đi theo đường Trường Sơn, con đường chiến lược huyền thoại, thì đối với tôi là một niềm vui lớn. Vốn từ lâu, tâm trí tôi đã luôn hướng về con đường mà hàng vạn hàng vạn đồng đội của tôi đã lần lượt băng qua để từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy và chia sẻ nỗi gian nan, vất vả với họ. Và quả thật, là người Việt
Có thể nói đường mòn Hồ Chí Minh là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình cửa Đảng. Cùng với 3 lần đánh thắng quân Nguyên, mười năm Lam Sơn tụ nghĩa dân tới "Bình Ngô Đại Cáo". Quang Trung đại phá quân Thanh... cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thực sự là một cột mốc chói lọi trong trang sử vàng bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính ở thời điểm này, vai trò của Đảng cộng sản Việt
Sau mười năm lăn lộn ở chiến trường ác liệt, trên đường trở về hậu phương lớn, tâm hồn tôi vẫn trong trẻo một niềm tin, phơi phới một niềm tự hào chính đáng về dân tộc anh hùng, về Bác Hồ vĩ đại, về Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh do chính Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Những khuôn mặt tôi gặp trên đường đi, từ những anh bộ đội trẻ măng đến các cô thanh niên xung phong đã hy sinh cả tuổi xuân để giữ vững con đường huyết mạch, đều để lại trong tôi những ấn tượng đẹp đẽ về thế hệ sinh ra và lớn lên sau Điện Biên Phủ. Chính họ cùng với thế hệ chống Pháp, đã làm nên kỳ tích của thế kỷ 20: "Một dân tộc nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Trong những năm ở chiến trường, nhìn những gương mặt gái, trai tuổi mới 18, đôi mươi ấy, nhiều lúc tôi không ngăn được nước mắt, đặc biệt là những lức tôi đến động viên họ trước khi bước vào một trận đánh, bởi tôi biết chắc trong số họ có những người sẽ không trở về. Cũng có nghĩa là những người mẹ ở miền Bắc sẽ nhận được những tờ giấy báo tử báo tin con mình đã hy sinh. Nỗi đau này là không gì so sánh được.
Đó là sự hy sinh vô giá. Bởi vậy, từ lâu tôi luôn nghĩ rằng, khi nói đến thắng lợi vĩ đại của cuộc chống Mỹ cứu nước, bên cạnh nguyên nhân là sự lãnh đạo của Đảng, phải nói đến nguyên nhân quan trọng khác là sự đóng góp to lớn của nhân dân, của hàng triệu chiến sĩ trên các mặt trận. Nhớ đến một câu nói nổi tiếng của Lê Nin: "Suy cho cùng thắng lợi của một cuộc chiến tranh tùy thuộc vào tinh thần chiến đấu của người lính ở chiến trường". Tất nhiên, để có tinh thần chiến đấu đó, những người lính phải có một hậu phương tuyệt vời như hậu phương miền Bắc của chúng ta với sự hy sinh thầm lặng của hàng triệu, hàng triệu người vợ, người mẹ anh hùng, trung hậu, đảm đang suốt ngày đêm lo toan mọi việc để chồng con yên tâm đánh giặc. Quên mất điều này là có tội. Chẳng những thế, sẽ dẫn đến những cách nghĩ không đúng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. (Nhân dân biết ơn Đảng và Đảng cũng biết ơn nhân dân, vì chính nhân dân là cội nguồn của mọi chiến thắng).
***
Trở lại miền Bắc, sau mười năm ở chiến trường, thông thường thì người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, thăm thú. Sau một tuần về quê thăm mẹ ở quê hương Tiền Hải, tôi đã đi thăm một số tỉnh ở Việt Bắc, Nam Hà, một số địa phương ở Thái Bình, gặp gỡ hỏi chuyện một số cán bộ cơ sở để nắm rõ tình hình miền Bắc trong mười năm qua...
Và tôi đã nhận ra ngay một điều là tình hình miền Bắc qua đài qua các nghị quyết được phổ biến, ít giống như những điều tôi vừa mất thấy, tai nghe, có điều còn khác rất xa. Và tôi đã sớm đi đến kết luận: ở miền Bắc đang có nhiều hiện tượng tiêu cực, không những trong xã hội, mà cả trong một số các tổ chức Đảng, trong bộ máy chính quyền.
Tôi giành thời gian nghiên cứu nghị quyết 22, xin được dọc một số báo cáo tình hình các mặt và tôi suy nghĩ, tìm hiểu để khẳng định thêm kết luận của mình. Tôi âm thầm suy nghĩ mà chưa vội nói với ai. Bởi trong thời điểm đó, người ta đang nói nhiều đến một tiền tuyến lớn anh hùng, một hậu phương lớn anh hùng, một miền Bắc xã hội chủ nghĩa ưu việt, với những năng xuất cao trong công nghiệp, những cánh đồng 5 tấn trong nông nghiệp và với một hình ảnh được khái quát nổi tiếng: "Ra ngõ gặp anh hùng".
Chỉ khi nào gặp một người bạn cũ thật thân thiết cả những người ở cương vị cao, tôi bộc lộ tâm sự về suy nghĩ của mình, thì ngay lập tức được sự cộng hưởng: Ông mới về chỉ mới thấy thế thôi. Trong một số lĩnh vực còn nghiêm trọng hơn nhiều, nhưng phải có thì giờ suy nghĩ rồi mới dám nói. à ra thế! Thế là còn vấn đề lớn hơn, đáng quan tâm hơn: đó là vấn đề dân chủ, dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Phải chăng đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Tôi nhớ hồi ở Việt Bắc, đọc tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Bác, tôi đã từng kinh ngạc về một nhận định thiên tài:
Những ai nói chúng ta không dân chủ thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế.
"Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muôn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng xa rời nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tối đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.
"Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét có khi lại bị trù" là khác."
"Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng". Trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác..."[1]
Tác phẩm này Bác viết vào năm 1947, tính đến nay là ngót một nửa thế kỷ nhưng vẫn còn mang tính thời sự biết bao!
Thiên tài Hồ Chí Minh không những thể hiện ở những quyết sách lớn mang tầm chiến lược mà còn thể hiện ở những câu nói bình thường giản dị, mà sức sống của nó xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Ví như năm 1945, trong thư gửi các đồng chí tỉnh nhà (tỉnh Nghệ An) ngày 17-9, Bác đã khẳng định: Lực lượng toàn dân là vĩ đại hơn hết, không ai chiến thắng được lực lượng đó." Một tháng sau, cũng trong năm 1945, ngày 17 tháng 10, trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Bác lại căn dặn:
"Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta..."
Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua, sau những chấn động của các sự kiện lịch sử trong thời gian gần đây, ta tưới thấm thía những lời cảnh cáo của Bác:
Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. không ai chiến thắng được lực lượng đó." "Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu kính ta."
Suy ra, nếu không như thế thì ngược lại. Diễn biến tình hình Đông Âu, tình hình Liên xô vừa qua chứng minh rất rõ những dự báo của thiên tài Hồ Chí Minh.
***
Tôi phải trăn trở nhiều đêm với một câu hỏi: Có nên nói hay không nên nói thực trạng xã hội miền Bắc và những nhận định của mình với các đồng chí lãnh đạo cao cấp Liệu các anh có cho mình là "hâm" không? Hoặc xấu hơn, các anh có quy kết mình thằng thế này, thế nọ hay không?
Tôi tin là không, và nghĩ các anh sẽ hiểu mình. Đặc biệt là đối với anh Trường Chinh, người mà tôi có vinh dự được làm người giúp việc từ năm 1944, sau khi vượt ngục từ Sơn La về. Dạo đó, tôi giống như là "Chánh văn phòng" của Tổng Bí Thư, được anh Trường Chinh yêu mến, giao nhiều việc quan trọng, và việc nào cũng hoàn thành tốt. Chính tôi được chứng kiến từ đầu sự ra đời của bản "Đề cương văn hóa" do anh Trường Chinh soạn thảo. Sau đó anh Trường Chinh đề cử tôi mang "Đề cương văn hóa" sang phổ biến cho anh Lê Quang Đạo, lúc bấy giờ là Bí thư thành ủy Hà Nội, phụ trách văn hóa cứu quốc.
Anh Đạo bố trí cho tôi gặp các văn nghệ sĩ trong nhóm để tôi trực tiếp phổ biến bản đề cương. (Cuộc họp diễn ra vào ngày mồng 2 Tết năm 1945, trong nhà anh Tô Hoài. Tôi còn nhớ đó là một căn buồng tối om, có một cái giường bằng gỗ, có một tấm ván kê làm bàn. Chúng tôi được mẹ Tô Hoài kiếm cho mấy cái bánh chưng, chấm nước mắm mà ăn vẫn rất ngon). ở đây lần đầu tiên tôi đã gặp các nhà văn, nhà thơ mà khi còn ngồi ghế nhà trường tôi rất ngưỡng mộ: Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng... Trong lúc truyền đạt tôi đã cố gắng làm rõ những ý tưởng lớn mà tôi đã tiếp thu được qua những suy nghĩ mà anh Trường Chinh trao đổi với tôi trong quá trình chuẩn bị bản đề cương, đặc biệt là 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng... Có lẽ bắt đầu từ đây, từ bản đề cương văn hóa này và từ cuộc tiếp xúc đầu tiên với các nhà văn nhà thơ trong thời kỳ hoạt động bí mật, mà tôi có duyên nợ với văn hóa văn nghệ, duyên nợ cho đến suốt đời.
Tháng 2 năm 1990, có chân trong ban dự thảo cương lĩnh đại hội VII, tôi đã đề xuất một số vấn đề văn hóa Việt Nam, với tên là "Một phác thảo cương lĩnh văn hóa Việt Nam những năm 1990". Rất tiếc là lúc này anh Trường Chinh vừa mới đi xa. Không biết nếu còn sống anh sẽ đánh giá thế nào về bản phác thảo đề cương của tôi, người học trò, người em của anh hôm nay, đặc biệt là các điểm 8 và 9:
Điểm 8: Phát triển nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở quan niệm dúng đắn về bản chất và chức năng thực sự của nghệ thuật như một tiếng nói bồi đắp lương tri và đạo đức cho xã hội. Thực hiện đầy đủ chính sách tự do sáng tạo và tự do phê bình.
Điểm 9: Ra sức bảo tồn mọi di sản văn hóa của dân tộc bao gồm cả nền văn hóa của từng dân tộc ít người. Kết hợp kế thừa văn hóa cổ truyền với giao lưu văn hóa thế giới, làm cho văn hóa dân tộc ngày càng dày thêm, giàu thêm.
Đây chính là vấn đề mà nghị quyết Trung ương 9 khóa VII vừa rồi của Đảng nâng lên thành một trong số 6 quan điểm chủ yếu quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để tiến tới Đại hội VII... Rõ ràng thực tiễn cuộc sống đã đi vào Nghị Quyết không cưỡng lại được, chứ không như ta thường nói đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Với chính sách mở cửa, kéo theo sự du nhập ồ ạt các nền văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa phương Tây nếu không giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc thì không tránh khỏi nguy cơ xuống cấp đạo đức về nhiều mặt. Ngay từ tháng 2 năm 1990, tôi đã khẩn thiết đưa vấn đề này vào cương lĩnh, vào các nghị quyết, nhưng không được coi trọng đúng mức. Kể ra như thế đã là chậm. Năm 1995 mới có nghị quyết 9 về 6 quan điểm chủ yếu thì càng chậm hơn, nhưng người ta nói: chậm còn hơn không. Cũng giống như sự kiện khoán hộ của Kim Ngọc. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc do Kim Ngọc làm bí thư đã đề ra khoán hộ từ tháng 9 năm 1966, nhưng liền sau đó bị kiểm điểm, bị cấm đoán. Đảng cấm, nhưng dân cứ làm, như một câu nói vui từng có thời lan truyền rộng rãi: đảng có sách, dân có cách", vì dân có thực tiễn cuộc sống của dân. Nhưng một Đảng luôn luôn tự cho mình là sáng suốt. Nghị quyết nào cũng là một nguồn ánh sáng rực rỡ" mà để dân phải làm chui một việc đúng thì thật là đau lòng.
Như ta biết, mãi hơn 20 năm sau, 1988, Đảng mới có Nghị quyết 10 cho phép nông dân thực hiện khoán hô. Và những gì xảy ra sau đó thì chúng ta đã biết. Chỉ hai năm Việt
Vấn đề lương thực không chỉ căng thẳng ở miền Bắc mà cả ở miền Nam, vựa lúa của Đông Dương, từ thời Pháp đã xuất cảng gạo, chỉ sau giải phóng miền Nam ít lâu, dân Sài Gòn đã phải ăn bo bo và cũng ăn cơm độn mì như đồng bào miền Bắc. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã sớm áp đặt mô hình hợp tác xã vào nông thôn miền Nam, khiến người nông dân tài hoa của đồng bằng sông Cửu Long khó có thể phát huy được tính tích cực năng động vốn có của mình mà phải "noi gương nông dân miền Bắc đi làm theo kẻng", "cấy chay, cày gãi, bừa chùi cho xong việc để về sớm, mặc dù có nơi thu hoạch chỉ có 3 lạng thóc một đầu người. Và kết quả tất nhiên là đói, đói từ miền Bắc đói vào, đói lan tràn khắp nước. Thật là đau lòng khi ở một đất nước nông dân thì cần cù, sáng tạo, đất đai thì màu mỡ phì nhiêu mà phải liên tục nhập khẩu gạo. Có thể nói sự kiện khoán hộ là một trong những sự kiện điển hình nhất để lại dấu ấn khá đậm trong sư lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta đừng quên mất lời dạy của Bác Hồ:
"Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính..."[2] Tôi tìm đọc lại những trang này trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc". Đọc đi, đọc lại, càng đọc càng thấy Bác Hồ thật vĩ dại. Người như thấu hiểu mọi lẽ trên đời, hiểu hiện tạ i và đoán biết cả tương lai. Nếu như ta không biết những dòng này Bác viết từ năm 1947 cứ ngỡ là Bác đang nói với chúng ta hôm nay. Tôi cảm thấy những dòng chữ của Bác như những cặp mắt đang nhìn thẳng vào tôi và nghiêm khắc hỏi: "Anh vào Đảng từ hồi bí mật, đã trải qua hai cuộc kháng chiến, đứng trước cái chết, trước kẻ thù anh không sợ, liệu anh có dám nói ra những điều anh nhìn thấy không?
Những lời dạy của Bác Hồ như khuyến khích tôi, và tôi hạ quyết tâm sẽ viết những điều tôi đang suy nghĩ lên Bộ Chính Trị bằng hình thức một lá thư để các anh tham khảo. Tôi sẽ viết một cách chân thật, thẳng thắn, với tất cả tinh thần trách nhiệm của một đảng viên cộng sản.
Tháng 3 năm 1974, tôi nhận quân hàm Trung tướng. Như vậy là từ ngày nhận quân hàm Thiếu tướng đến ngày nhận quân hàm Trung tướng, thời gian kéo dài 16 năm. Đối với tôi đó là một ngày vui đáng ghi nhớ. Bởi ra đi làm cách mạng, ngay từ đầu đã bị tù đày, tra tấn, tôi và những người cùng lứa với tôi, có ai nghĩ là mai sau sẽ trở thành tướng lĩnh hoặc ông này, ông nọ. Đánh đổ đế quốc phong kiến, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa cộng sản, công nhân làm chủ nhà máy, nông dân làm chủ ruộng đồng, mọi người đều bình đẳng, ấm no, hạnh phúc... Đó là lý tưởng cao đẹp từng theo tôi suốt chặng đường hành quân đánh giặc 30 năm qua. Bây giờ được nhận quân hàm Trung tướng, đối với tôi là một vinh dự lớn. Đây là điều tôi ít khi nghĩ đến.
Cùng nhận quân hàm đợt này với tôi có các đồng chí Lê Trọng Tấn, Đàm Quang Trung ở Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 cũ, các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh... ở Bộ tư lệnh B2 và nhiều đồng chí khác cùng đợt phong quân hàm năm 1958. Có những đồng chí tiến bộ vượt bực như đồng chí Lê Đức Anh, Đồng Sĩ Nguyên... Năm 1958 chỉ mới được phong Thượng tá, Đại tá, nay đều nhận quân hàm Trung tướng. Tôi chúc mừng tất cả. Điều này nói lên sự lớn mạnh vượt bực của Quân đội ta.
Tôi đang suy nghĩ về bức thư gửi Bộ Chính trị thì được tin Văn phòng Trung ương cho biết, Ban bí thư bố trí cho tôi đi tham quan Cộng hòa dân chủ Đức một thời gian. Tôi nghĩ cũng là một dịp tốt để có tầm nhìn bao quát hơn, giúp cho những nội dung tôi trình bày có thêm những căn cứ khoa học.
Rất may mắn là những điều tai nghe mắt thấy ở Cộng hòa dân chủ Đức càng thôi thúc tôi viết thư cho Bộ Chính trị. Những vấn đề nung nấu trong tôi từ ngày ra Bắc càng thêm chín mùi. Không viết được, chưa viết được, lòng dạ cứ không yên chút nào. Đêm nào nằm cũng suy nghĩ có đêm hầu như thức suốt, bất chợt nảy ra ý gì mới lại vội vàng trở dậy ghi chép, sợ sáng ra lại quên mất. Cứ như thế ròng rã hơn một tháng trời tôi mới viết xong bức thư 14 trang. Tôi không đề gửi Bộ Chính trị, sợ như thế nó to tát quá. Cân nhắc mãi tôi chỉ đề gửi các anh Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, để vừa mang tính chất chung, gửi cho các anh ấy tức là gửi cho Bộ Chính trị rồi, nhưng cũng vừa mang tính chất cá nhân, thân tình bộc lộ những suy nghĩ của mình như lời tâm sự của một đứa em đối với các anh lớn...
Rất may là tôi còn giữ được bức thư cho đến ngày hôm nay. Do đó, để cho trung thực, khách quan, có tính lịch sử, tôi xin chép ra nguyên văn bức thư ấy. Mặc dầu hiện nay tình hình chung đã khác trước nhiều, Đảng ta đã qua 4 lần Đại hội, tới là Đại hội VIII. Những suy nghĩ của mình cách đây hơn 20 năm không tránh khỏi những ấu trĩ, ngây thơ nhưng tôi không sợ mọi người cười chê, bởi tôi tin ở tấm lòng chân thật của mình, mà chân thật chính là một trong những tiêu chuẩn của cái đẹp. Tôi không có tham vọng gì trong bức thư này. Có chăng là sự mong muốn cháy bỏng của một người lính từ chiến trường trở về, làm sao cho đất nước ngày càng phát triển, dời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, Đảng ta ngày càng trong sạch, chính quyền ta ngày càng vững mạnh...
Kính gửi: Anh Ba, anh Năm, anh Sáu[3]
Vừa qua trong mấy tháng, tôi đã được đọc Nghị quyết 22, nghe báo cáo một số tình hình, đi thăm các tỉnh ở Miền Bắc Nam Hà, Thái Bình, được nghe chuyện cụ thể của một số cán bộ kể có ý muốn phản ánh các khía cạnh của tình hình. Tôi được Trung ương cho đi thăm nước Cộng hòa Dân chủ Đức, lúc về tôi qua Moscow vài ngày, Bắc Kinh vài ngày.
Qua tất cả cả các sự quan sát, thấy và nghe được tôi chưa chú ý đi sâu nghiên cứu có hệ thống được một vấn đề nào nhưng tổng hợp những điều đã thấy và nghe được, tôi có một số cảm giác, ấn tượng. Tôi không muốn chờ đợi mà tôi muốn báo cáo với các anh những cảm giác, ấn tượng là có tôi chút suy nghĩ sơ bộ với các anh. Tôi không có tham vọng đề đạt một ý kiến to tát nào. Vì tôi chắc Bộ Chính trị đã nắm tình hình và đã suy nghĩ rất nhiều đã được nghe nhiều ý kiến, đã có nhiều dự án.
Tôi chỉ muốn để các anh thấy thêm một số khía cạnh, có tác dụng làm phong phú thêm cho sự suy nghĩ, nói cách khác là tôi cũng nêu lên những thắc mắc, những mong mỏi, những câu hỏi để các anh suy nghĩ giải đáp trong lúc các anh cũng đang giải đáp những vấn đề đã đặt ra.
I
ở miền Bắc đang có nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội và cả trong các tổ chức Đảng, trong bộ máy chính quyền. Và những hiện tượng tiêu cực trong tổ chức Đảng và chính quyền tác động nhiều trong xã hội. Điều đó ai cũng thấy. Thế nhưng vấn đề là tại sao nó lại biến chuyển chậm chạp? Sự biến chuyển chậm chạp này đã tạo nên một tình trạng giảm sút lòng tin trong cán bộ, trong đảng viên, trong nhân dân và đáng lo ngại hơn cả trong thanh niên. Tôi đã gặp một số thanh niên, họ nói thực lòng Họ tin và họ phục vào lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc. Nhưng đứng trước hiện tại và tương lai họ giảm sút lòng tin
Giảm lòng tin vào những mục tiêu cụ thể của các sự nghiệp, giảm lòng tin vào lý tưởng, vào đường lối.
Những hiện tượng tiêu cực của xã hội (và trong Đảng trong chính quyền) làm vẩn đục sự trong sáng và đẹp đẽ của những lý tưởng, đầu độc những lòng say mê hăng hái có tính chất lãng mạn cách mạng, tạo nên một triết lý "sống tiêu cực tạo nên "một thế lực xã hội bao vây và xô đẩy những tâm hồn trung thực.
Tình trạng trên có những nguyên nhân và khuyết điểm là sự kém cõi trong sự lãnh đạo quản lý xã hội. Nhưng có phải nó còn đang phản ánh một cái mâu thuẫn gay gắt giữa những nhu cầu ngày càng cao do được kích thích bởi sự phát triển văn hóa và tình hình phát triển của thế giới với sự thiếu thốn của cơ sở Vật Chất của ta? Tức là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phát triển nhanh mà sức sản xuất không theo kịp. Có phải một mặt ta phải khắc phục tình trạng quản lý kém và đồng thời phải tìm cách nhanh chóng nâng cao cơ sở vật chất của ta lên không?
Về mặt quản lý có nhiều vấn đề nhưng hình như ta đang có những hiện tượng:
- Đẻ ra nhiều tổ chức quá làm cho bộ máy ngày càng nặng nề cồng kềnh mà lại vướng víu lẫn nhau?
- Đã nhiều tổ chức mà ít luật pháp. ít điều lệ quy định cụ thể rõ ràng, để bắt buộc chức trách, để buộc mọi người phải tự giác tôn trọng.
- Tổ chức thiếu ổn định, thay đổi luôn tình trạng đó biểu hiện ở một vài hiện tượng cụ thể.
- Kỷ luật lao động lỏng lẻo.
- Tùy tiện, đẻ ra tình trạng mà ta gọi là "cửa quyền", bất cứ một nhân viên nhỏ nào cũng "sáng tác ra những quy tắc cụ thể của mình, gây rất nhiều chậm trễ rắc rối trong công việc.
- Mơ hồ, trống rỗng, không cụ thể, ví dụ về luật lệ giao thông: rất ít những biển có ký hiệu luật lệ cụ thể mà nhiều khẩu hiệu vớ vẩn:
"Cấm bóp còi inh ỏi".
"Cấm phóng nhanh vượt ẩu.
"An toàn là bạn, tai nạn là thù".
Thế nào là còi inh ỏi và không inh ỏi. Thế nào là phóng
nhanh? Trong khi đó có những ký hiệu cấm còi, cấm vượt, hạn chế tốc độ có tính chất quy ước quốc tế rồi?
Nhiều công việc chưa có nội dung, quy tắc cụ thể đã có nhiều tổ chức, nhiều hội đồng nên có thể nói hữu danh vô thực.
Nhiều phê phán, mà ít phạt nghiêm, thưởng phạt khen chê, không dứt khoát, không rõ ràng. Đãi ngộ vật chất người có công lẫn lộn với trao quyền chức cho những người không có năng lực.
Đội ngũ về hưu", về hưu về công tác lao động chức quyền xã hội lại vẫn là "vai vế trong Đảng thì có hợp lý hay không?
- Báo chí thường phản ảnh không thực chất tình trạng thực tế nhất là của các sinh hoạt đoàn thể (và đáng chú ý hơn là Đoàn thanh niên và đội Thiếu niên tiền phong).
Theo tôi thấy cần phải xác định và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc, ví dụ:
- Khi nào có nội dung nhiệm vụ cụ thể xác định được các quy tắc quyền hạn quan hệ, có điều lệ cụ thể về hoạt động cụ thể hãy nên tổ chức.
- Phải làm thế nào có một sự tập trung có hiệu lực trong từng bộ phận và trong cái toàn thể để tránh tình trạng:
- Đường lối, nghị quyết hay nhưng tổ chức thực hiện (kế hoạch, chương trình) dở.
- Chủ trương cấp trên giải quyết nhanh linh hoạt dễ dàng, nhưg chuyển xuống đến bộ máy là cứ dằng dai kéo dài, thậm chí không giải quyết được. Cần phân biệt "cố vấn, nghiên cứu với chỉ đạo thực hiện.
Trước mắt tôi nghĩ không biết có nên giải quyết gấp, chấn chỉnh mấy mặt bằng luật pháp có hiệu lực.
Luật pháp về trật tự xã hội để củng cố trị an và củng cố quan hệ sản xuất.
- Trừng trị thật nặng những kẻ dựa vào chức quyền để làm giàu và những kẻ bất kể động cơ gì xâm phạm đến tự do thân thể danh dự và tài sản của người khác một cách bất hợp pháp.
- Tạo những điều quy chế có tính chất phổ cập thường xuyên ở các nơi công cộng và có lực lượng quần chúng tham gia tích cực xây dựng.
Nghiêm ngặt ban hành và tổ chức thực hiện, chấn chỉnh các phương tiện để duy trì tốt luật giao thông.
Tôi thắc mắc trong lịch sử, có những lúc những tên độc tài có thể biến chuyển tình hình xã hội trong một thời gian ngắn.
- Napôlêon trong mấy tháng chuyển một đội quân ô hợp thành một đội quân thiện chiến.
- Hitler trong mấy năm chuẩn bị nước Đức đi vào một cuộc chiến tranh lớn.
- Pierre đệ nhất của Nga cũng biến chuyển nước Nga lạc hậu trong vòng một số năm.
Tất nhiên ta không bắt chước bọn phát xít độc tài. Nhưng ta phải suy nghĩ xem bí quyết của chúng ở chỗ nào, mà có thể nhanh chóng thay đổi tình hình một xã hội?
Thông thường là ở thưởng phạt thật nghiêm khắc, có nhiều vụ thưởng phạt điển hình được truyền tụng, có những biện pháp mạnh, vừa có tính cổ vũ vừa có tinh cảnh cáo, tạo thành một sức mạnh "xã hội".
ở Đức hậu quả của các chếđộ Bismach, Friederich, Hitler còn lại phần tích cực là tính kỷ luật rất cao trong nhân dân Đức. Đó là một sự thật khách quan ta phải thừa nhận.
Cho nên ta cần có những luật pháp, những bộ luật và những lực lượng có hiệu quả thi hành những điều luật đó.
Đó là các cơ quan thanh tra kiểm soát, đó là các lực lượng Công đoàn, Thanh niên, Thiếu niên và cả Phụ nữ.
Muốn cho thật có hiệu lực, phải là một thanh Đảng nghiêm túc và có thể "công khai". Hiện ta đang có cuộc học tập vận động có tính chất thanh Đảng đấy! Nhưng tôi cảm thấy chưa đủ liều lượng. Cần tập trung:
- Đưa ra khỏi Đảng: những người lười biếng, những người lợi dụng chức quyền ăn cắp làm giàu, móc ngoặc với gian phi. Những người đã hết khả năng lãnh đạo.
- Cần có danh hiệu "Cựu Đảng viên cho những ai không có khuyết điểm nhưng hết khả năng công tác và lãnh đạo, đã về hưu... để có đãi ngộ mà không cần giao chức quyền, không cần tham gia sinh hoạt lãnh đạo để giảm bớt chất ì trong các tổ chức Đảng.
Nên thực hiện chế độ thẻ đảng viên. Cần có cuộc vận động tương tự trong Đoàn thanh niên và cũng nên có vận động phát huy đổi thẻ Đoàn viên với những nội dung có tác động tích cực thúc đẩy các yếu tố tích cực.
Tất nhiên có hàng loạt việc phải làm nhưng tôi "cảm thấy cần tập trung có trọng điểm, tập trung và biện pháp mạnh để thực hiện một sự kiên quyết nghiêm túc và có hiệu lực, có tác dụng cổ vũ nhân dân, củng cố lòng tin, nhằm biến chuyển nhanh chóng tình hình trong thời gian ngắn. Phải có những việc làm có tác động mạnh mẻ, sôi nổi về tinh thần và cổ vũ những yếu tích cực vừa ngăn chặn trấn áp mạnh mẽ những yếu tố tiêu cực. Nhưng dù sao đó cũng là một mặt có tính chất ở "thượng tầng kiến trúc. Còn vấn đề có ý nghĩa cơ bản ở "hạ tầng cơ sở" là vấn đề xây dựng kinh tế, vấn đề tạo cơ sở vật chất.
Tôi xin có mấy ý kiến như sau:
II
Về vấn đề này tôi không dám có những ý kiến gì nhiều. Vì thật ra là rất dốt, lại xa các công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hàng mười năm nay. Nhưng cũng có những cảm giác và ấn tượng muôn trình bày với các anh.
Đi tham quan nước Đức, chỉ đi chơi có tính chất du lịch, chủ yếu là quan sát và đọc vài tài liệu giới thiệu đơn giản. Nhưng qua hệ thống đường xá qua cơ sở các thị xã, thị trấn, thành phố họ đã có và đang xây dựng, qua các di tích lịch sử về văn hóa và cả về công nghiệp của họ thì tôi có ấn tượng tương đối rõ ràng về cái gọi là:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khi đánh đổ chính quyền của tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Nó có hàng loạt vấn đề về quy luật đặt ra. Những quy luật cơ bản là những gì. Và những quy luật của công việc xây dựng xã hội chủ nghĩa là những gì.
Có lẽ khi Đảng ta đặt vấn đề "Bước đi ban đầu có lẽ đã phát biểu triển lên một quy luật rồi chăng?
Nếu chủ nghĩa tư bản có một thời kỳ tích lũy tư bản, hết sức tàn khốc mà cũng dài lâu mới có của cải vật chất để phát triển và mới có những cơ sở vật chất, những vấn đề tổ chức, về kỷ luật kỹ thuật cho tư bản chủ nghĩa phát triển và những cái đó lại là những vốn hết sức quan trọng tạo điều kiện cho việc xây dựng xã hội chủ nghĩa sau này, thì chủ nghĩa xã hội với những yêu cầu về phân phối của nó rõ đang đòi hỏi một cơ sờ vật chất thế nào đây.
Có phải nội dung của bước đi ban đầu là tạo một cơ sở vật chất tối thiểu, để làm đà cho sự phát triển xã hội chủ nghĩa không? Và yêu cầu của cái cơ sở vật chất tối thiểu ấy là gì?
Ví dụ lấy con số về yêu cầu điện đầu người và thép đầu người thì con số: 1500 kW/giờ đầu người/năm và 100 kg gang thép đầu người là con số yêu cầu tối thiểu hợp lý chăng?
Chủ nghĩa tư bản tạo cơ sở vật chất bằng tích lũy tư bản tàn khốc. Vậy chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa phải tạo cơ sở vật chất bằng gì? Có lẽ cơ bản bằng tích lũy lao động tập thể.
Thế nhưng đặc điểm cơ bản và cũng là điều kiện tiên quyết cốt tử cho các nước thuộc địa tiến lên xã hội chủ nghĩa là có phe xã hội chủ nghĩa, có Liên Xô. Ngoài ra còn có thế giới thứ ba, có cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới. Và riêng Việt Nam mình lại có hai miền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc và dân chủ nhân dân chưa hoàn toàn xong. Tác động của chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế miền Nam thế nào ta đánh giá chưa rõ (sẽ phát biểu phần sau). Vậy thì ta làm gì?
Yêu cầu gay gắt là trong một số năm ta phải làm những việc mà tư bản chủ nghĩa làm hàng mấy trăm năm. Ta làm thế nào và khai thác đặc điểm của thời đại ra sao? Tôi cũng thấy rõ Trung ương ta đang đặt vấn đề như vậy:
- Dựa vào phe xã hội chủ nghĩa.
- Khai thác cách mạng khoa học kỹ thuật.
- Lợi dụng cả tham vọng của những nước tư bản tương đối tiến bộ hoặc cả những bọn tư bản đế quốc mà tạm thời chưa phải là kẻ thù trực tiếp.
Nhưng qua những tài liệu tôi được đọc và báo cáo tôi được nghe. Tôi có "Cảm giác ta chưa thật mạnh bạo tập trung và dứt khoát, linh hoạt.
1 Còn nhiều lúng túng trong việc xác định quy luật của kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: Quy luật của Stalin phát biểu thì có phải đấy là quy luật, hay đấy là yêu cầu của chủ nghĩa xã hội.
Lại ví dụ về quy luật giá trị thì trên thực tế thị trường thế giới chủ nghĩa tư bản dùng giá trị sử dụng làm phương tiện để thu lợi nhuận, thì giá trị sử dụng hàng hóa của tư bản lại cứ phát triển tiến bộ, còn ta giá trị sử dụng là mục đích trực tiếp của sản xuất thì giá trị sử dụng hàng hóa lại không cao, riêng Việt Nam thì cứ theo "quy luật" thụt lùi trước tốt sau xấu? Đó là hiện tượng gì?
Riêng tôi còn thấy lúng túng nhiều trong việc nhận thức những cái gọi là quy luật này. Có điều rõ ràng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát huy nhiều, phát huy đầy đủ khi nào ta có một nền công nghiệp khá. Hiện nay ta vừa phải tạo cơ sở vật chất cho nền công nghiệp đó vừa phải rèn luyện con người và tổ chức xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với nền công nghiệp đó
Cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản nó buộc con người phải sống cho phù hợp và nó cuốn tổ chức xã hội phải phù hợp với cơ sở vật chất phát triển của nó. Nhưng chủ nghĩa xã hội ta lại chuẩn bị cho con người và tổ chức xã hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa và có lẽ đó cũng là nhiệm vụ của vô sản chuyên chính chăng? Bây giờ yêu cầu cấp bách có nên đặt vấn đề ta cần phải có những chính sách hết sức táo bạo như kiểu Lênin định ra "Chính sách kinh tế mới, sau khi kết thúc nội chiến ở Nga với một nền kinh tế xơ xác tiêu điều không?
Tôi nói "như kiểu nghĩa là với một tinh thần mạnh dạn táo bạo và dứt khoát như vậy, chứ không phải theo nội dung của Lênin lúc đó, vì điều kiện lịch sử đã khác nhau hẳn. Ví dụ như thế này: Ta phát huy hết mức cái ưu thế về tài nguyên phong phú của ta, có những chính sách táo bạo mạnh dạn thu hút sự đầu tư của các nước anh em chủ yếu là các nước có kỹ thuật cao mà lại cần đến tài nguyên của ta. Thu hút mạnh dạn đầu tư của các nước tư bản chủ nghĩa chưa phải thù địch (như Thụy Điển, Pháp, Nhật). Có thể ta chịu thiệt đi một ít kể cả những thứ quý giá, kể cả một số mặt về lâu dài. Nhưng ta tập trung giải quyết mấy yêu cầu cốt tử của ta để đạt cho bằng được trong một thời gian ngắn, coi như ta phải bán tài nguyên quý đi để đạt được những yêu cầu cơ bản trước mắt là những yêu cầu cơ bản nền tảng cho lâu dài. Chứ nếu cái gì ta cũng muốn giữ cả vừa cứ nhập nhằng thì e rằng có khi thiệt (chứ không đến nỗi mất) cả chì lẫn chài. Tôi có những suy nghĩ đại khái như thế này.
Ta cần hết sức tập trung vào điện, thép, và dầu (Tôi chưa rõ ý nghĩa của cái "cơ khí là then chốt" lắm) bằng cách cho các nước đầu tư vào đứng ra làm, ta giữ vững chủ quyền về chính trị và kinh tế, làm sao sau một thời gian họ có lãi đến mức nào đó thì cái đó trở lại hoàn toàn thuộc (ta) về ta. Ví dụ như dầu có thể trao hẳn cho Nhật Bản làm cái gì đó với những điều kiện nào đó và đồng thời đòi Nhật phải giải quyết giúp ta những mặt khác. Còn những cái khác làm như đổi. Ví dụ nước anh em nào cần đồng, than... thì mời anh em đem kỹ thuật phương tiện và nhân viên đến xây dựng cơ sở khai thác và khai thác đi nhưng đổi lại, anh em làm cho tôi các cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt, đúc thép, các cơ sở nhiệt điện, thủy điện... với yêu cầu ta đạt được mục tiêu của ta, bạn có lãi có lợi (và tất nhiên về chỗ đó: đồng, apatit, titan... ta chịu thiệt). Sau một thời gian bạn đã có lãi rồi thì tất cả vẫn là của ta. Ta còn có thêm Crom, chì, kẽm thậm chí cả cái thứ "đất nặng quý giá tôi nghĩ ta vẫn có thể đổi. Làm như vậy tôi tưởng tượng quang cảnh là tự các bạn mang xe cộ phương tiện vật liệu xây dựng, xây dựng nên những cơ sở hiện đại trên đất nước ta, có thể thu hút cả công nhân ta, huấn luyện cho công nhân ta. Sau 10, 15, 20 năm thì những thứ đó là của ta và trước mắt thì cũng là làm thay đổi quang cảnh của đất nước ta ngay.
Ta tập trung trí lực, tài lực lo những cái khác. Không sợ bị xâm phạm chủ quyền, ta được tập trung vào những yêu cầu chủ yêu của ta. Ta dám hy sinh cả những thị xã, thành phố để giữ gìn độc lập, thì ta cũng có thể chịu thiệt đi một số tài nguyên để mau chóng xây dựng đất nước.
***
Lại một suy nghĩ nữa về ta khai thác lợi thiên nhiên của ta.
Ví dụ: ta mời nước nào giỏi về tổ chức du lịch (tôi thấy CHDC Đức cũng khá giỏi về cái này) ta trao cho tổ chức du lịch ở Vịnh Hạ Long, ở rừng Cúc Phương. Họ xây dựng tổ chức khách sạn và họ thu tiền ta chỉ lấy một tỉ lệ thuế đủ cho họ thu lãi và thu vốn của họ. Sau mấy chục năm ta cũng sẽ thu hồi cố nhiên việc này phức tạp và cũng không biết có nước nào họ thích thế không? Ví dụ ta dùng hình thức kết nghĩa giữa các tỉnh của hai nước, ta đưa công nhân của ta sang họ. Ví dụ đưa sang với thời gian 10, 15, 20 năm với những điều kiện:
- Họ phải để thời gian huấn luyện 2, 3 năm.
- Số người đưa sang có tỉ lệ nam, nữ là người yêu (thương binh còn khỏe) người lớn tuổi...
- Có những quy chế đi lại trong thời gian làm việc.
- Quy chế đối với những gia đình lập trong thời gian đó (việc học tập của các cháu...)
Tôi không biết vấn đề nào có liên quan gì đến quốc thể không? Và đúng là giữa các nước xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có vấn đề như thế này. Nhưng nếu ta không câu nệ, có thể đưa sang trên dưới độ 1, 2 triệu người thì ta phát huy được lực lượng ta, ta tích lũy vốn, người, kỹ thuật cho ta sau này. Tạo công ăn việc làm được cho số người càng đông của ta.
Đây có thể là một ý nghĩ ngây thơ, nhưng riêng chủ quan với cách suy nghĩ của tôi, tôi cũng thấy thiết thực và có thể là một hình thức rất mới mẻ, rất mới mẻ của sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa chăng?
***
Tôi cứ tưởng tượng thế này. Hiện nay một số nước xã hội chủ nghĩa anh em khó có vẻ giúp ta như Cuba được, mà Cuba cũng lại nghèo và nước nhỏ. Cách giúp là "hai bên cùng có lợi mà bên bạn đã có lợi thì bên ta là phải thiệt.
Nhưng nếu thu hút được đầu tư của bạn vào thì có thể tạo nên nhiều cái lợi khác cho ta. Ví dụ nếu cùng một lúc có hàng chục, vài chục công trường lớn của bạn triển khai thì riêng những việc bạn phải làm đường, đem vật liệu vào xây dựng cũng là tăng thêm của cải cho ta.
Nếu trong vòng 5, 7 năm ta đưa sức điện của ta lên 10 tỷ kW-giờ và sau 10, 15 năm ta cố có lấy 50, 60 tỷ kW-giờ thì mới được. Trước mắt phải xây dựng thật nhiều điện chạy than và dầu, trong khi đó ta làm các công trình thủy điện và chạy nguyên tử. Nếu không có cách tập trung rất lớn thì không có cách nào giải quyết.
Tôi không biết hiện nay mỗi năm mình phải nhập bao nhiêu sắt thép nhưng nếu trong vòng 3, 5 năm mình có sắt thép không phải nhập. Sau đó lại có thể phát triển thêm việc xây dựng và đẩy mạnh chế tạo máy thì ta mới có đà để thúc đẩy các việc khác, nếu nói cơ khí là then chốt mà không có sắt thép thì có vẻ gay go.
Việc xây dựng cơ bản hiện nay đang phát triển rộng khắp mà thiếu sắt thép cũng gay go. Ngoài ra có thể thu xếp để đổi thế nào đó thu hút được việc chế tạo phân bón và phát triển công nghiệp hóa. Tôi nghĩ rằng khi ta đã có điện và thép đến một mức nào đó là ta có thể phát triển toàn diện sang các ngành khác và lúc ấy có thể có đà để có thể phát tiến nhanh chóng được.
Trên đây là nói về những vấn đề có liên quan đến những chính sách lớn có một tinh thần táo bạo và dứt khoát nhằm có cách để nhanh chóng đẩy mạnh mọi mặt khai thác và tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết của thời kỳ bước đi ban đầu và tôi có thể quan niệm bước đi ban đầu có thể bao gồm một kế hoạch 5, 7 năm hoặc hai kế hoạch ngắn hơn.
Mặt khác cần có một chính sách cụ thể để sử dụng quy luật, quy luật giá trị, kết hợp với động viên tinh thần làm chủ của nhân dân để nâng cao chất lượng sản phẩm như:
- Chính sách khen thưởng rộng rãi và kỷ luật nghiêm ngặt đối với các hợp tác xã gia công.
- Chính sách thưởng phạt rộng rãi nghiêm minh với các xí nghiệp quốc doanh.
- Chính sách thu thập ý kiến người sử dụng (kiểu trưng cầu ý kiến) thường xuyên căn cứ vào đó mà xác định việc khen thưởng và kỷ luật.
Nói chung, trong bộ máy quản lý và điều khiển việc sản xuất cũng như trong bộ máy chính quyền của ta, việc thưởng và phạt có vẻ còn quá ít. Nên có những quy định về mặt này và có một thời gian thi hành rất kiên quyết dứt khoát. Dưới chính quyền vô sản chuyên chính phải quan niệm thưởng phạt là một biện pháp giáo dục quan trọng, sự thưởng phạt nghiêm tăng thêm tinh thần tự giác của nhân dân, cán bộ. ở nước cộng hòa dân chủ Đức, mọi người đều chấp hành khá nghiêm túc các quy định về trật tự vệ sinh công cộng và giao thông, trong đó có một tâm lý rõ rệt là ngại công an phạt, đồng thời với ý thức là cần tôn trọng tự do người khác. Thưởng phạt rõ rệt và quyết liệt mới là cách giáo dục tinh thần trách nhiệm, có hiệu lực nhất, mới góp phần hết sức quan trọng loại dần hiện tượng trì trệ, tùy tiện, làm ăn lơ mơ, đủng đỉnh. Đó là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao kỷ luật lao động và từ đó nâng cao năng xuất lao động.
Có biện pháp thưởng phạt, mỗi khi thưởng và phạt có kèm vài câu nhắc nhờ thì sẽ có hiệu lực hơn 100 lần việc cứ họp suốt tuần, họp hết tài liệu nọ đến tài liệu kia. Tôi quan niệm giáo dục không phải chỉ là lên lớp học tập và có lẽ cũng không phải là chủ yếu là lên lớp và học tập.
Muốn tạo nên một tập quán xã hội, một tư tưởng xã hội thì phải tạo hành động quen thuộc thường xuyên hằng ngày, và muôn thế phải có quy tắc cụ thể và những quy tắc đó ai vi phạm nhất định phải trừng phạt.
Mọi người đi tàu hỏa hết sức "tự giác" đúng giờ đến ga khi làu chạy (mà không cần ai giáo dục mục đích ý nghĩa cả) là vì không đến đúng giờ thì bị "sự trừng phạt đau đớn ngay: lỡ tàu.
Phải làm cho bộ máy xã hội chạy một cách quyết liệt, lạnh lùng như đoàn tàu hỏa chạy vậy, buộc mọi người phải đúng giờ ra ga..
Tôi cảm thấy đây cũng là sự mong muốn của đa số đảng viên, cán bộ, thanh niên và nhân dân tôi gặp. Họ cũng muốn tôi phản ánh nhiều tình hình cụ thể với Bộ chính trị với ý định để Bộ chính trị nắm tình hình nhiều hơn.
Tuy các anh đã thấy được những tình hình cơ bản, nhưng hiện nay mọi người trung thực đều nóng lòng mong đón một cái gì đổi mới, chuyển biến gì mạnh mẽ, loại trừ mau chóng được một số mặt tiêu cực trong xã hội, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Tôi cũng muốn qua những ý kiến trên đây mà phản ánh với các anh một cách như vậy.
Chín Vinh
Tôi không hiểu lá thư tâm huyết của tôi có đến các anh không và nếu đến được thì các anh có bỏ ít thì giờ ra để đọc và suy nghĩ điều gì không. Nhưng tôi đã chờ đợi và chờ đợi. May sao sau đó luồng gió đổi mới từ Liên xô tới.
Đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư Trường Chinh, đã nhanh chóng tiếp nhận một cách sáng tạo, với quyết tâm lớn "Đổi mới hay là chết", đã vực dậy một đất nước hầu như đang lao xuống dốc không phanh...
Thực ra những vấn đề của đổi mới đã được nhiều cán bộ, đảng viên, các nhà trí thức, khoa học trong nước phát biểu nơi này nơi nọ, bằng các hình thức khác nhau, nhưng dường như nhiều đồng chí vẫn còn e ngại. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, là nguyên nhân của nhiều sai lầm được lặp đi lặp lại, và tiếc thay, vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay...
Nhớ năm 1946, khi chính quyền non trẻ mới thành lập, tài ba như Bác mà vẫn kêu gọi tìm người tài đức trong thiên hạ để giúp nước. Báo Cứu quốc ngày 20-11-1964 đã đăng thông cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nhan đề: Tìm người tài đức.
Thông cáo viết:
"Nước nhà cần phải kiến thiết kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức.
E vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các đia phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho chính phủ Báo cáo phải nói rõ: Tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó.
Hạn trong một tháng, các cơ quan đia phương phải báo cho đầy đủ.
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Hồ Chí Minh[4]
Bác Hồ thì như thế, còn chúng ta ngày nay thì sao? Hơn lúc nào hết, muốn cho công cuộc đổi mới hiện nay giành được thắng lợi, ta cần nhớ và thực hiện đúng những lời dạy quý báu của Bác Hồ:
"Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác... Họ quên rằng, chỉ đoàn kết trong Đảng, cách mạng cũng không thành công được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Họ quên rằng, so với nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu... Nêu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết.
"Vì vậy ta cần phải hợp tác với những người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ. Ta phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc, cô độc thì nhất định thất bại. "Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết, ôm lấy dĩ nhiên là làm không nổi. "Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết cách xử trí khôn khéo với các hạng đồng bào (như tôn giáo, quốc dân thiểu sô anh em tri thức, các quan lại cũ...) "Từ nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chữa cái bệnh hẹp hòi đó để thực hiện chính sách đại đoàn kết. "Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi... mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ bên trong phá ra[5]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét