Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014
Vì sao năng suất lao động
> Theo báo cáo
> của Ngài Bộ trưởng nội vụ thì cả nước
> chỉ có..................1(một) % công chức là
> chưa hoàn thành nhiệm vụ!!!
> Không lẽ ILO vu cáo Việt Nam thế ư?
> Bậy quá! Oan uổng quá!
> Chính Ông Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội cũng
> có lần nói trước cuộc họp HĐND Thành phố HN
> là giao cho Bộ phận văn phòng soạn CV cảm ơn
> Lào mà sau 1 tháng vẫn chưa xong!
> > Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Lao
> động Quốc tế (ILO) thì năng suất lao động
> Việt thuộc nhóm thấp nhất Châu Á do lao động
> chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm. Đây
> có phải là nguyên nhân chủ yếu hay không? Tại
> diễn đàn chính sách về tác động của Cộng
> đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến thị trường lao
> động VN, diễn ra ở Hà Nội vào hôm mùng 4 tháng
> 9, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng VN
> phải đối diện với sự thách thức rất lớn
> khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được
> thành lập vào năm 2015. Theo báo cáo của Tổ
> chức Lao động Quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực
> lượng lao động của VN được đào tạo chuyên
> môn và không có đủ kỷ năng đáp ứng đòi hỏi
> của thị trường. Năm 2013, năng suất lao động
> của VN thấp hơn Singapore đến 15 lần và tốc
> độ tăng năng suất lao động Việt đang giảm
> dần. Đồng lương ít nên mua ở ngoài ăn thì
> lương không còn bao nhiêu. Làm thì bị ép phải
> làm cho nhiều hơn, làm cho nhanh hơn trong khi trưa
> ra ăn cơm không được thì lấy sức đâu mà làm
> nỗi. -Chị Hai Tìm hiểu vì sao công nhân Việt,
> những người có truyền thống lao động cần cù,
> siêng năng lại bị giảm năng suất lao động; có
> phải vì các nguyên nhân theo như Tổ chức Lao
> động Quốc tế (ILO) đưa ra hay không? Nhiều công
> nhân lao động tay chân
> trong các hãng, xưởng không đồng tình như vậy.
> Đại đa số những công nhân đài RFA tiếp xúc
> đồng ý trình độ chuyên môn của họ không có
> hoặc chỉ sơ sài khi mới bắt đầu được
> tuyển dụng. Tuy nhiên, sau khi nhanh chóng được
> huấn luyện căn bản, hầu hết công nhân đều
> cố gắng làm việc. Vì cuộc sống cơm áo gạo
> tiền, từ những bạn thanh niên cho đến những
> người luống tuổi đều cặm cụi, cần mẫn,
> học nghề, học việc với mong muốn ổn định
> cho bản thân và gia đình. Hòa Ái hỏi thăm một
> số công nhân hiện đang làm việc trong một công
> ty xuất khẩu đồ gỗ ở Đồng Nai, họ cho biết
> đã gắn bó với công ty trong nhiều năm, rất cố
> gắng làm việc, làm đến mức bị bệnh cũng
> không dám nghỉ vì sợ bị cắt tiền thưởng.
> Trong thời gian gần đây,
> công ty không cho giờ tăng ca nữa, bắt công nhân
> phải làm việc với cùng số lượng sản phẩm
> trong 8 giờ đồng hồ thay vì 12 tiếng như trước
> đó. Thậm chí có khi lô hàng gặp sự cố thì
> công nhân là người lãnh hậu quả nặng nề dù
> họ không phải là người gây ra lỗi. Chị Hai,
> một công nhân thâm niên trong công ty chia sẻ:
> <div style="width:305px;"
> class="image-inline captioned"> Follow the link
> below to view story imageshttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-changes-law-to-protect-rights-of-workers-TTruc--01292010125846.html/CONG-NHAN-1.jpg/@@images/52afe363-f405-4408-a176-e40ee71c2ca7.jpeg"
> alt="CONG-NHAN-1-305"
> title="CONG-NHAN-1-305"
> height="215" width="305" /> <div
> class="image-caption"
> style="width:305px;">Công nhân kỹ thuật
> làm việc tại Mitsubishi Việt Nam, ảnh minh họa
> chụp trước đây. “Do mấy người Trung Quốc gò
> ép quá thì dĩ nhiên công nhân bất mãn. Ví dụ
> mấy chuyên gia Trung Quốc ở trên la mắng mấy
> người chủ quản, giám đốc xưởng người VN
> thì mấy người này chửi xuống. Nhiều khi hàng
> do trời mưa ẩm bị lên sơn, xớ lông còn thì
> không làm sao chà sạch được. Mà chà không sạch
> thì bị chửi. Nhiều lúc công nhân bị oan ức cho
> nên công nhân chán nản. Với lại tiêu chuẩn ăn
> của họ không đúng nữa. Một suất ăn cơm trưa,
> 13 ngàn, mà chỉ có sơ sài vài lát thịt. Có bữa
> đồ ăn bị giòi, có bữa đồ ăn bị hư, có
> bữa canh rau sâu, cơm thì chèm nhẹp. Ăn cũng
> không được bình tĩnh, đàng
> hoàng. Đi ăn hấp tấp này kia nên công nhân bất
> mãn. Nhiều người không ăn cơm, phải mua ở
> ngoài ăn. Đồng lương ít nên mua ở ngoài ăn thì
> lương không còn bao nhiêu. Làm thì bị ép phải
> làm cho nhiều hơn, làm cho nhanh hơn trong khi trưa
> ra ăn cơm không được thì lấy sức đâu mà làm
> nỗi”. Chia sẻ vừa rồi của chị Hai cũng là
> những tiếng nói của nhiều công nhân mong mỏi
> được cấp lãnh đạo của nhà máy, của công ty
> và của cả chính phủ lắng nghe. <h3>Thiếu
> kỹ năng mềm?</h3> Trong khi đó, Vụ trưởng
> Kỹ năng nghề, Tổng cục Dạy nghề, ông Cao Quang
> Đại nhận định yếu điểm của lao động VN là
> thiếu kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao
> tiếp, khả năng ngoại ngữ, kỷ năng tuân thủ
> quy trình lao động… Khối nhân viên văn phòng
> trong các công ty cho
> rằng nhận định của ông Cao Quang Đại chỉ
> đúng đối với các doanh nghiệp nhà nước mà
> thôi. Những người làm việc trong các cơ quan nhà
> nước cho đài RFA biết nhiều vị trí tuy có tên
> là “nhân viên văn phòng” nhưng thực chất
> những nhân viên đó chỉ có mặt để lãnh lương
> mỗi tháng mà không được phân công làm bất cứ
> công việc gì. Về phân bổ chức vụ thì cũng
> tùy theo cảm tính, không cần xét về năng lực
> làm việc mà chỉ tùy theo mức độ tình cảm sẽ
> được cất nhắc lên vị trí lãnh đạo. Phải
> tuyển đúng năng lực mà nếu người ta xuề xòa
> không làm việc thì phải bị đuổi. Phải thẳng
> tay như vậy thì mới thay đổi được. -Anh Phan
> Mặc dù vậy, có thể làm sếp ngày hôm nay nhưng
> ngày mai bị gián xuống làm nhân viên bình
> thường mà trước đó
> được đưa lên những vị trí cao với những lý
> do không ai biết. Thêm nữa là lương của nhân
> viên đó không hề thay đổi khi bị xuống chức.
> Thường thì bộ phận nhân viên được cho là
> thuộc diện ‘con ông cháu cha’ hay quen biết
> với lãnh đạo thực sự là lực lượng góp
> phần tạo nên tình trạng năng suất lao động
> thấp ở VN. Anh Phan, tốt nghiệp cao học ở Hoa
> Kỳ, trở về VN làm việc trong một bệnh viện,
> lên tiếng: “Thật ra cũng có những người ‘con
> ông cháu cha’ có tài thực sự nhưng vì ỷ lại,
> trong đầu lúc nào cũng mặc định là có làm thì
> cũng hưởng bao nhiêu đó mà không làm thì cũng
> không bị đuổi. Chính tâm lý ỷ lại đó mà
> khiến bị chây lười trong công việc. Em nghĩ
> phải thay đổi từ người sếp và không có kiểu
> ‘con ông cháu cha’ đưa vào
> làm việc theo kiểu VN ‘con quan thì được làm
> quan’, thì cứ theo kiểu không có năng lực mà
> làm sếp. Phải tuyển đúng năng lực mà nếu
> người ta xuề xòa không làm việc thì phải bị
> đuổi. Phải thẳng tay như vậy thì mới thay
> đổi được”. Anh Phan cho biết thêm ở VN hiện
> nay, lực lượng nhân viên người Việt làm trong
> các công ty nước ngoài và công ty tư nhân đều
> làm việc năng động, sáng tạo và đạt được
> hiệu quả cao. Mới đây nhất, GS.TS Nguyễn Mại,
> Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước
> ngoài (Vafie) nói với báo giới rằng người
> nước ngoài nhận xét về lao động Việt rất có
> thiện cảm. Ông Nguyễn Mại dẫn chứng tại tập
> đoàn Samsung ở Bắc Ninh có hơn 40 ngàn lao động
> Việt, phần lớn đều đáp ứng nhu cầu, không ai
> bị đuổi vì lười
> làm việc. Đội ngũ quản lý người Việt trong
> tập đoàn ngày càng gia tăng và có khả năng thay
> thế quản lý người Hàn Quốc. Thứ trưởng Bộ
> Kế hoạch & Đầu tư, ông Đặng Huy Đông
> nhấn mạnh trong một hội thảo rằng VN chưa thu
> hẹp khoảng cách về năng suất lao động so với
> các nước trong khu vực. Và theo các chuyên gia,
> để nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu
> quả các nguồn lực thì phải thay đổi từ gốc.
> Vậy, cái gốc cần thay đổi, có phải từ yếu
> tố chủ quan là đào tạo và quản lý, đều do
> Nhà nước định đoạt?
> >
> > Site Administrator
--
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét