Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

GWANGJU – Cái nôi của phong trào Dân chủ

GWANGJU – Cái nôi của phong trào  Dân chủ
Thành phố Gwangju là thành phố lớn thứ 6 của Hàn Quốc , nhưngmột trung tâm chính trị-kinh tế văn hóa lớn .Khi nói đến Gwangju không thể không nhắc đến cuộc nổi dậy của thanh niên sinh viên và nhân dân ở thành phố  này từ 18 đến 27 tháng 5 năm 1980 chống lại nền độc tài của tướng Chun Doo-hwan .Họ đã nắm quyền kiểm soát thành phố trong 9 ngày đêm , chiến đấu để tự bảo vệ mình và cuối cùng thì bị dẹp tan bởi quân đội Hàn Quốc. Sự kiện trên được người Hàn Quốc gọi một cách ngắn gọn là sự kiện “18 tháng 5 “. Trong suốt thời kỳ Chun Doo-hwan cầm quyền, sự kiện “18 tháng 5” bị gán cho là cuộc phản loạn của những người thân Cộng sản. Chỉ sau khi chính quyền dân sự được tái lập, sự kiện này mới được coi là một nỗ lực phục hồi dân chủ trước quyền lực quân sự. Chính phủ đã chính thức gửi lời xin lỗi và xây dựng một nghĩa trang quốc gia dành cho các nạn nhân
Lần đầu tiên tôi đến Gwangju là vào năm 2005 để nhận Giải thành tựu trọn đời do Liên hoan phim Quốc tế Gwangju trao tặng cùng 3 đạo diễn châu Á khác. Và tháng 8 năm 2013 tôi lại có cơ duyên đến Gwangju lần nữa để nhận Giải điện ảnh Nobel Hòa Binh Kim Dae Jung. Khi được thông báo tin này tôi không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ ( thực tình mỗi lần nhận bất cứ giải thưởng quốc tế nào tôi cũng đều bất ngờ). Ở nước ngoài mỗi khi muốn tặng ai  một Giải thưởng nào đó người ta phải tự tìm hiểu thành tích  của người đó rồi bàn bạc và quyết định . Khi quyết định xong  họ mới thông báo cho người được giải được biết và mời người đó đến nhận giải ( quy trình này có khác với ở ta : người muốn được giải hay danh hiệu nào đo phải làm đơn xin , kê khai thành tích để được xét ).  Tôi vội vàng vào Google để tìm hiểu về  Gải thưởng có cái tên hơi dài này. Kim Dae Jung là Tổng thống Hàn quốc từ 1998 đến 2003. Năm 2000 ông nhận được Giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp cho sự hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Ông là vị Tổng thống được người Hàn quốc yêu mến nhất . Người ta gọi ông là Nelson Mandela của Châu Á. Sau khi ông qua đời bà quả phụ Kim Dae Jung đã thành lập một Trung tâm Hòa bình mang tên chồng mình. Trung tâm có nhiều hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa , giáo dục . Năm 2011 Trung tâm đặt ra một Giải thưởng có tên Giải điện ảnh Nobel Hòa bình Kim Dae Jung nhằm ghi nhận công lao của những nhà làm phim Châu Á có những bộ phim nói lên khát vọng Hòa bình , bảo vệ nhân quyền và những giá trị của thiên nhiên. Năm đầu tiên giải được trao cho một đạo diễn người Iran , năm thứ hai được trao cho một đạo diễn Trung quốc và một đạo diễn Hàn quốc , và năm nay, năm thứ ba Giải được trao cho một đạo diễn Việt nam. Buổi lễ trao giải diễn ra vào tối khai mạc Liên hoan phim Gwangju. Bà phu nhân Tông thống bay từ Seoul đến Gwangju để đích thân trao giải. Cử chỉ đó làm tôi thấy thật cảm động , lại càng cảm đông hơn khi biết bà  đã trên 90 tuổi. Đây là Giải thưởng trao cho cả quá trình làm phim của một đạo diễn chứ không phải trao cho riêng một bộ phim nào. Hầu như tất cả các phim của tôi làm từ trước đên đều được đón nhận với nhiều thiện cảm ở Hàn quốc. Việc trao giải lần này là kết quả của sự theo rõi quá trình sáng tác của tôi trong một thời gian dài.
           Mỗi lần có dịp đến Hàn quốc tôi thường cố tìm hiểu xem lý do gì mà nền điện ảnh nước này trong quãng hơn 10 năm gần đây lại có những tiến bộ vượt bực như vậy , bí quyết của họ là ở đâu ? Lần này tôi có dịp được trò chuyên khá lâu với ông Hong Jeon Kim, Giáo sư khoa điện ảnh Trường Đại học quốc gia Seoul. Đây là một trường đại học của nhà nước có uy tín nhất ở Hàn quốc. Khoa đạo diễn năm vừa qua có 200 thí sinh  thi vào để chọn lấy 40 người, khoa diễn viên  thì tỷ lệ đó là 70 trên 500. Giáo sư Kim cho biết cái làm cho ĐẢ Hàn quốc trỗi dậy như ngày nay là một không khí Tự do trong sáng tác và sự đam mê của một lớp người muốn làm những phim như mình thích chứ không vì tiền. Tóm lại bí quyết nằm trong hai chữ Tự do và Đam mê. Từng có biết bao cuộc hội thảo để tìm hường đi cho điện ảnh VN, nhưng chua bao giờ tôi nghe thấy ai đề cập đến hai khái niệm này.  Lại hỏi về sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn quốc đối với điện ảnh nước nhà. Giáo sư cho biết sự hỗ trợ đó thể hiện trong các chủ trương , chính sách của Nhà nước liên quan đến điện ảnh. Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các trường đào tạo về điện ảnh, chứ không đầu tư tiền để làm phim. Cám ơn giáo sư Kim đã hé lộ cho tôi biết cái bí quyết làm nên một nền điện ảnh đứng vào hàng đầu châu Á.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét