NHÂN CÁCH CÁC CỤ NGHÈ XỨ NGHÊ( NGHỆ-TĨNH NGÀY NAY)
TRONG những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, có lần tôi được đi công tác cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên về Nghệ An. Trong câu chuyện, Bộ trưởng biết tôi là người con xứ Nghệ, ông đã gợi ý tôi nên viết một số chuyên khảo về ông đồ, một nhân vật trung tâm văn hóa ở vùng quê từ Bắc chí Nam, mà có thể lấy ông "đồ xứ Nghệ" làm nhân vật điển hình. Đây là một gợi ý hay của một giáo sư từng dạy ở trường Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc; nhưng đối tượng nghiên cứu đã chìm vào dĩ vãng, thuộc vào loại cổ tích “muôn năm cũ”; mặc dầu tôi có hai năm học chữ Nho với cụ Tú Bút từ thuở lên 7 - 8 tuổi cùng với hơn chục đứa trẻ người trong làng. Gần đây tôi có dịp về quê Nam Đàn, gặp một số bạn cũ tuổi ngoài 80, trong đó có những người là con cháu các cụ Nghè. Qua những câu chuyện thân tình, tôi cảm thấy họ vẫn mang trong mình dòng máu truyền thống của các cụ Nghè xưa.
Đó là lòng tự trọng, cương trực, gàn bướng, ghét xu nịnh… Những nhân cách trên gợi cho tôi ý tưởng viết bài báo, thay vì viết chuyên khảo về “ông đồ Nghệ”. Bởi tính cách và nhân cách “ông đồ Nghệ”cũng được thể hiện đậm nét ở các vị tiến sĩ mà tôi từng có dịp hầu chuyện, hoặc nghe kể lại, hay đọc sách báo thu lượm được.
Ngay trong làng xưa của quê tôi đã có 3 vị tiến sĩ triều Nguyễn. Đó là cụ Nghè Nguyễn Quế Song, Nguyễn Đình Điển, Trần Đình Chu; khác xã, cùng trong huyện Nam Đàn, còn có các vị: Vương Hữu Phu, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao, Bùi Hữu Tụy… Nếu Nam Đàn là tâm điểm của một vòng tròn có bán kính khoảng trên dưới 50 - 60 km thì còn có các vị như: Đinh Văn Chất, Đinh Văn Chấp (Nghi Lộc) Phan Sĩ Thục, Nguyễn Tài Tuyển, Nguyễn Hữu Điển (Thanh Chương), Nguyễn Văn Giá (Anh Sơn), Hoàng Kiêm, Đặng Văn Thụy (Diễn Châu), Đinh Loan Tường (Quỳnh Lưu), Nguyễn Mai (Nghi Xuân), Phan Đình Phùng (Đức Thọ), Ngô Đức Kế (Can Lộc), Nguyễn Khắc Niêm (Hương Sơn)… Nghiên cứu tiểu sử của các vị trên đều là “bạch diện thư sinh” từ hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, thi đỗ tiến sĩ, ra làm quan (mặc dù bất đắc dĩ) đều thấy toát lên những nhân cách khá thống nhất: có tinh thần tự hào dân tộc, có tinh thần yêu nước, có khí phách, trọng đạo lý và lòng nhân ái, thích tự do, ghét xu nịnh, coi thường danh lợi và địa vị… Những nhân cách trên thể hiện trong tư duy và hành động của mỗi ông Nghè đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các ông Nghè xứ Nghệ đều xuất thân từ một nho sinh, chịu khổ, ăn cơm độn khoai với cà, với nhút… vượt truông, băng đèo tìm thầy dạy giỏi xin thụ giáo để đạt khoa danh. Họ trọng chữ hơn trọng miếng ăn. Ước mơ của họ là sẽ thi đỗ, có học vị cao để ra làm quan trổ tài lương đống, hoặc kiếm chút lương bổng nuôi thân và gia đình, hoặc để làm rạng danh dòng họ… Ấy thế mà khi được toại nguyện tiến thân bằng khoa cử, phần đông các ông Nghè xứ Nghệ chỉ ra làm quan một thời gian (có người từ chối hẳn) rồi tìm cách rút lui, về quê làm nghề tự do, yên phận, ở ẩn “giữ đạo nhà”… cho đến khi qua đời. Các cụ Nghè trên đất Lam Hồng cũng từng làm thầy đồ ở những vùng quê hẻo lánh như Nguyễn Mai, Ngô Đức Kế, Phan Sĩ Thục, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao… Thuở còn là nho sinh họ từng đi bắt ốc, mò cua, tát cá, xúc tép… kiếm cái ăn, dành tiền mua giấy bút trong những tháng năm dùi mài kinh sử (có người thi hỏng 2 - 3 khoa liền) như cụ Nghè Đinh Loan Tường, Đặng Văn Thụy… Sự ước muốn rõ nhất là khi đang làm nho sinh hay là “ông đồ Nghệ” thì ai cũng có tham vọng thi đỗ cao, được ra làm quan; mà chức quan đầu tiên thường là một chức thấp trong bộ máy quan lại ở triều đình như: hành tẩu, thừa chỉ, biên tu… gì đó. Tuy vậy khi đã vào cái lồng quan chế rồi, các cụ Nghè mới thấm thía cái chức vị đó vinh ít mà nhục nhiều, cái lồng đó là “hoạn hải ba đào”, chỉ là tuồng trò của một triều đình nhu nhược, dưới sự sai bảo của viên khâm sứ Trung kỳ… Tình trạng này khiến kẻ sĩ học đạo thánh hiền chính thống sinh ra ngán ngẩm, tìm cách xa lánh chốn quan trường để giữ đạo cương thường như thánh nhân dạy “tiến vi quan, thoái vi sư”.
Nhân dân xứ Nghệ, các nho sĩ xứ này nói riêng, được nhân dân cả nước gán cho một biệt hiệu “dân cá gỗ”. Phải chăng người ta muốn ám chỉ dân xứ Nghệ sống keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn… Không! Hoàn toàn không phải như vậy, mà đó là một nét văn hóa đặc trưng: tính cần kiệm cộng với tính sĩ diện và lòng tự trọng cao.
Chuyện cụ “Nghè thợ rèn” Đặng Văn Thụy từ quan về làm ruộng, vác cuốc, xắn quần làm cỏ lúa, gặp quan Tri phủ Diễn Châu, cụ phải tạm lánh mặt… vì sĩ diện hay vì lòng tự trọng? Có cả hai!
Cụ Nghè Phan Đình Phùng hùng hổ rút kiếm ngăn đại thần Tôn Thất Thuyết phế truất ngôi vua Dục Đức, cụ bị bắt bỏ vào ngục thất, sau được cho về nguyên quán, rồi tham gia phong trào Cần Vương… đó là một hành động theo đạo lý và nhân cách một sĩ phu đầy lòng tự trọng.
Cụ Nghè Nguyễn Tài Tuyển viết bài luận văn do vua Tự Đức ra để hỏi việc nên hòa hay nên đánh Pháp. Nhiều người trả lời nước đôi, vì đã biết ý vua và triều đình tỏ muốn xin cầu hòa, riêng bài của cụ Tuyển đã khẳng định cần phải đánh, nhất quyết không đầu hàng: “thà mang tội với triều đình, chứ thà không mang tội với thiên hạ hậu thế” (Nguyên văn: Ninh đắc tội ư triều đình, vô ninh đắc tội ư thiên hạ hậu thế).
Đó là tính cương trực, không tự dối lòng, cộng với lòng tự trọng...
Cụ Nghè Nguyễn Mai, mấy năm trời bí mật nuôi cậu Huynh (con cụ Phan Bội Châu) từ lúc tuổi còn nhỏ, lớn lên tìm cách cho đi học chữ Hán, tuyệt nhiên không sợ triều đình và thực dân Pháp cho là đồng lõa với kẻ “đại phản nghịch” Phan Bội Châu, từng bị chúng xử án tử hình vắng mặt.
Hiệu trưởng người Pháp trường Hậu Bổ hỏi ông Nghè Vương Hữu Phu có yêu thích nước Đại Pháp không? Vương Hữu Phu đã trả lời bằng tiếng Pháp: J’aime bien ma Patrie (Tôi chỉ yêu Tổ quốc tôi).
Cụ Vương Hữu Phu từng tham gia “hội kín” với tú tài Phạm Văn Ngôn (hiệu Tùng Nham) nhưng vì phải trả hiếu cha mẹ, cụ đành phải ở nhà chăm chỉ học hành, thi đỗ Tiến sĩ (Đình Nguyên). Cụ có ý định cho hai con trai lớn xuất dương sang Xiêm hoạt động cách mạng với Đặng Thái Thuyến, (con trai duy nhất của Đặng Thái Thân) chưa kịp ra đi thì Đặng Thái Thuyến bị bắt ở Bangkok. Từ đó cụ mất liên lạc...
Sau đây là nhân cách được thể hiện ở một số cụ Nghè xứ Nghệ.
KHẢNG KHÁI, TIẾT THÁO, YÊU NƯỚC, TỰ TÔN DÂN TỘC
Nổi bật nhất các nhân cách trên là cụ Nghè Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Văn Chất, Ngô Đức Kế… Về các cụ Nghè trên, lịch sử đã nói nhiều, có cụ đã được hậu thế ghi thành tập sách dày. Ở đây xin nêu cụ Nghè Đinh Văn Chất vì ít có tư liệu. Cụ người làng Kim Khê, huyện Nghi Lộc, đậu tiến sĩ khoa Ất Hợi (1875). Năm 1883 cụ làm quan ở Nam Định, thực dân Pháp đánh chiếm thành, cụ cố giữ, Pháp phải lui quân… Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ. Cụ bỏ quan về quê lập căn cứ, mộ nghĩa quân, tham gia phong trào Cần Vương, cùng thời gian với Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… Khi thực dân Pháp đưa quân đến đàn áp, cụ kéo nghĩa quân lên vùng đồi núi Thanh Chương lập lại căn cứ bố phòng… Pháp lại đưa quân lên bao vây, tình thế ngày càng khó khăn kéo dài, do thiếu lương thực, vũ khí… nghĩa quân ngày càng hao mòn. Cụ bị Pháp bắt, chúng buộc triều đình vua Đồng Khánh phải xử chém và chu di tam tộc (1887). Cái chết dũng cảm của cụ làm các sĩ phu và nhân dân thương tiếc, họ lượm lặt thi thể đem đi chôn cất, lập đền thờ cụ. Về sau Phan Bội Châu viết một bài văn tưởng niệm cụ rất cảm động trong tác phẩm “Việt Nam Vong quốc sử”… Cụ Nghè Ngô Đức Kế thấy nỗi đau mất nước không đành tâm bước vào con đường hoan lộ, mà ở nhà dạy học, lấy nhà trường làm nơi liên lạc kết giao với những người yêu nước cùng chí hướng. Việc bị lộ. Cụ bị bắt đày ra Côn Đảo.
XA LÁNH CHỐN QUAN TRƯỜNG, GHÉT XU NỊNH
Nhân cách này thể hiện rất rõ ở tất cả cụ Nghè xứ Nghệ. Điển hình cho nhân cách này là cụ Nghè Nguyễn Mai (1876 - 1954) người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, dòng dõi thi hào Nguyễn Du. Sau khi đỗ tiến sĩ, nhiều lần triều đình mời ra làm quan, có lần như áp đặt, nhưng cụ vẫn từ chối. Lúc tuổi đã cao, để được yên thân khỏi bị ai làm khó dễ…, cụ đành phải nhận một chức vị "dân chủ giả hiệu", gọi là cho có: “dân biểu Trung kỳ”. Có chức, nhưng không phải sớm vác ô đi, tối vác về… cụ vẫn được ở nhà vui thú điền viên với một cái hàm quan chế Hồng lô hay Quang lộc… gì đó! Cùng với nhân cách này còn có các cụ Nghè: Trần Đình Chu, Vương Hữu Phu, Đặng Văn Thụy, Đinh Văn Chấp (Con Đinh Văn Chất)... cụ Nghè Đinh Văn Chấp, lúc cha là Đinh Văn Chất bị tru di tam tộc, có tên là Chí, được một người bà con bên ngoại nhanh tay bế chạy khỏi pháp trường, trốn xuống biển, ra Hải Phòng, đem sang tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Hơn 10 năm sau, sự việc đã lắng xuống, anh Chí được đưa về nước, nhà nghèo, phải nhờ bên ngoại nuôi ăn học. Để xóa lý lịch, anh đổi tên là Chấp, khai hạ tuổi 10 năm… Nhờ thông minh và chăm học, năm 1913, dưới triều vua Duy Tân cụ đỗ Tiến sĩ đệ nhị giáp (Hoàng giáp) rồi ra làm quan; ở trong triều bấy giờ có kẻ xu nịnh, bợ đỡ… phát hiện ra lý lịch có vấn đề… Tức giận kẻ tiểu nhân cụ xin về quê với một quan niệm của nhà nho chính thống “vô cầu phẩm tự cao” không thèm cầu cạnh ai mà tự mình làm cao phẩm giá mình.
GÀN BƯỚNG, CƯƠNG TRỰC, BẤT PHỤC TÙNG
Nhân cách này nằm trong phạm trù tính cách của người xứ Nghệ. Có câu chuyện sau đây xin ghi lại để chúng ta cùng suy ngẫm. Năm 1940, Toàn quyền Đông Dương J.Decoux đến nhậm chức. Ông ta muốn tuyên truyền cho nhân dân ở chính quốc Pháp về những “thành tích” khai hóa bảo hộ của chính phủ Pháp ở Đông Dương. Ông bèn ra lệnh cho các Thống đốc, Thống sứ và Khâm sứ ở các miền và các công sứ ở các tỉnh, thành lập danh sách, ảnh và kê khai lý lịch, chức vụ, khen thưởng… của một số quan lại ở các địa phương có học vị cao, kể cả những vị Tây học. Mẫu tờ khai được các tri huyện, tri phủ sai lính lệ đem đến tận nhà hoặc qua đường bưu điện. Năm 1943, cuốn sách có tiêu đề:“Souverains et Notabilités d’ Indochine” ra đời. (Tạm dịch: Vua chúa và danh nhân xứ Đông Dương) do Toàn quyền Đông Dương xuất bản (Éditions du Gouvernement Général de l’Indochine - IDEO - 1943). Sách gồm có 451 nhân vật, khổ rộng (20cm x 29) dày 112 trang, có cả ảnh và tiểu sử viết bằng tiếng Pháp, chữ nhỏ. Tôi đã có dịp được đọc trực tiếp cuốn sách này, nhưng chỉ thấy có vài vị ông Nghè xứ Nghệ. Theo tôi biết thời bấy giờ các cụ Nghè: Trần Đình Chu, Đinh Văn Chấp, Nguyễn Mai, Nguyễn Khắc Niêm… vẫn còn sống. Hành động này không chỉ các cụ coi thường thượng cấp, mà còn chứng tỏ tính cách bướng bỉnh, bất phục tùng cả triều đình lẫn cả bộ máy cai trị của Pháp.
THÍCH TỰ DO, KHÔNG HÁM DANH LỢI, ĐỊA VỊ
Nhân cách trên được thể hiện rõ nét qua các cụ Nghè: Nguyễn Đức Đạt từ quan về nhà dạy học, nghiên cứu triết lý đạo Nho; Vương Hữu Phu, Nguyễn Đình Điển về quê làm thầy thuốc, đọc sách Đông y như câu nói của Tư Mã Quang đời Tống bên Tàu “bất vi lương tướng, đương vi lương y”. Cụ Nghè Trần Đình Chu về đi tu ở chùa Tiền Đường bên dòng sông Đào gần thị trấn Sa Nam (Nam Đàn); Ngô Đức Kế về làm nghề viết báo, Đặng Văn Thụy về quê cày ruộng; Đinh Văn Chấp bỏ quan về nghiên cứu đạo Phật rồi dịch thơ các Thiền sư thời Lý - Trần được hơn 100 bài đăng dần trên Tạp chí Nam Phong… Quả thật là tự do thoải mái “quân bất phiền, dân bất nhiễu”. Câu chuyện sau đây của cụ Nghè Đặng Văn Thụy do anh Đặng Vặn Việt (cháu nội) kể, xin tóm lược như sau. Có một ngày nọ, như thường lệ, cụ Nghè Đặng xắn quần, đội nón, vác cuốc ra đồng làm cỏ. Đang làm, bỗng nghe tiếng trống đánh từng nhịp một ở xa vọng lại. Đó là tiếng trống dọn đường cho quan tri phủ Diễn Châu, người ở tỉnh khác, mới đến nhậm chức, tìm về nhà cụ Nghè chào xã giao. Tiếng trống đến gần. Một đoàn lính lệ tiền hô hậu ủng, đưa rước quan phủ về làng… Lính lệ chưa thuộc đường, bèn dừng chân bên bờ ruộng hỏi “ông nông dân” nhà cụ Đặng. Cụ tỉnh bơ, trỏ đường vào nhà cụ theo hướng tay chỉ. Quan phủ đi vào thôn. Cụ Nghè liền vác cuốc đi tắt về cổng sau, vào nhà trước, thay quần áo, đội khăn đóng, thản nhiên ra tiếp khách. Quan phủ trông thấy mặt, thì ra “ông nông dân” đã chỉ đường. Quan phủ lúng túng, đứng ngây ra, đến mức không nghe rõ lời mời ngồi của cụ Nghè Đặng. Theo lối lịch sự, cụ đón tiếp khách ân cần, nhưng cũng khéo léo cho quan phủ một bài học tránh khoa trương, giữ giản ước.
TRỌNG ĐẠO LÝ, SỐNG NGAY THẲNG VÀ NHÂN ÁI
Nhân cách “quân tử” này thuộc về các nhà Nho chính thống như các cụ Nghè. Ai đã đọc Tứ thư - Ngũ kinh đều phải biết mà hành động theo lời dạy trong sách. Đã là con người thì sống phải có lòng nhân nghĩa, có cái “tâm” ngay thẳng như cây thông, tinh khiết như nước suối, trong suốt như pha lê… Nhìn chung thời các cụ mới ra làm quan, phần nhiều chức hàm thấp, sau lên dần chức vị cao hơn, nhưng vẫn luôn giữ trọng chánh danh, chánh đạo như cụ Nghè Nguyễn Quý Song, Nguyễn Khắc Niêm, Hoàng Kiêm, Đặng Văn Thụy… Nếu cụ Đặng dạy khéo cho quan phủ Diễn Châu bài học tránh khoa trương, giữ giản ước, thì cụ Hoàng Kiêm lại dạy cho thuộc cấp bài học đạo lý, khi cụ bí mật sai tìm khắp tỉnh Hà Tĩnh người con trai trưởng của cụ Phan Sào Nam đem về cho đi học chữ quốc ngữ. Cụ Nghè Nguyễn Quý Song ghi đôi câu đối tại công đường lúc làm Huấn Đạo(1) ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, để tự răn mình: “Thế thượng câu thị nhân, ái nhân nhân ái; Thiên hạ bản vô sự, sinh sự sự sinh” (Tạm dịch: Trên đời đều là người, mến người (thì) người mến; Thiên hạ thảy vô sự, sinh sự (ắt) sự sinh). Cụ Nghè Ngô Đức Kế không hề ra làm quan, sau khi bị tù được tha về, cụ sống bằng nghề cầm bút viết báo, nổi tiếng về bài“Luận về chánh đạo cùng tà thuyết” (1924) để vạch mặt âm mưu thực dân Pháp và tay sai đề cao quá đáng Truyện Kiều nhằm đánh lạc hướng thanh niên. Có một câu chuyện ít người biết như sau: Khi nghe tin cụ Nghè Ngô Đức Kế qua đời (1929), cô Thanh (chị Bác Hồ) đã khóc ròng và muốn xin chịu tang. Có người gặng hỏi mới biết thân phụ cụ Nghè Kế là cụ Ngô Huệ Liên, hồi năm 1901, chính là người lo liệu ma chay tang lễ cho bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế, nơi đất khách quê người, trong hoàn cảnh neo đơn không có chồng là cụ Nguyễn Sinh Sắc và các con lớn bên cạnh... Lòng nhân nghĩa của cụ Ngô Huệ Liên cũng giống như nhân cách cụ Nghè Hoàng Kiêm, Nguyễn Mai... đã nói ở trên, hay như cụ Nguyễn Đình Điển, Vương Hữu Phu từ quan về quê làm nghề Đông y bốc thuốc cho người nghèo không bao giờ lấy tiền. Năm 1945, nạn đói hoành hành, cụ Nghè Nguyễn Khắc Niêm đã lặn lội tàu xe vào kinh đô Huế gặp vua Bảo Đại đề xuất mở kho thóc “nghĩa thương” cứu dân, cụ xin chịu trách nhiệm đứng ra phát chẩn ở Hà Tĩnh. Tôi đã được hầu chuyện cụ trên chuyến tàu hỏa, vé hạng tư (vé hạng chót) từ Huế ra Vinh. Những việc làm của các cụ nhà Nho trên thật đúng câu người xưa dạy “thi ân bất cầu báo” (làm ơn không cần báo đáp). Nhân đây xin ghi lại 4 câu “tứ tôn châm” của cụ Nghè Nguyễn Khắc Niêm dâng bản kế sách lên vua Thành Thái, khi vua hỏi các vị tiến sỹ tân khoa năm 1907 về vấn đề “ổn định dân sinh, phục hưng đất nước”. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm viết: Tôn tộc đại quý/ Tôn lộc đại nguy/ Tôn tài đại thịnh/ Tôn nịnh đại suy (tạm dịch: Tôn trọng nòi giống ắt đại hòa hợp; Tôn trọng bổng lộc ắt đại nguy nan; Tôn trọng tài năng ắt đại phồn thịnh; Tôn trọng xu nịnh ắt đại suy vong). Đây cũng là nhân cách “sống ngay thẳng” của cụ Nghè xứ Nghệ.
*
* *
Các cụ Nghè nêu trên đây đều thi đỗ từ đời vua Tự Đức trở về sau. Đây là thời kỳ rối ren nhất do đất nước ta bị quân Tây dương đánh chiếm, đưa dân tộc ta, nhân dân ta vào vòng nô lệ. Một số vua quan có tinh thần yêu nước, đều bị Pháp đem đi đày biệt xứ. Hoàn cảnh lịch sử xã hội như vậy thật khó có thể cho các sỹ phu thực hiện những gì mà triết lý các đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão đưa ra. Đạo này cũng khuyên dạy con người nên vứt bỏ lòng ham muốn để thanh thản tâm hồn. Đạo Phật đề ra “diệt dục”, đạo Lão dùng từ “vô dục”, đạo Nho khuyên “bất dục”. Tuy chữ khác nhau nhưng đều có ý khuyên con người phải biết “tu tâm” theo triết lý “nhân quả” của nhà Phật, “tích thiện phùng thiện”. Vua phải yêu thương dân là lẽ đương nhiên, nhưng nếu đi sâu vào “tâm” thì không chỉ yêu dân mà phải kính trọng dân; giữa quan và dân là quan hệ bổn phận, con người với con người, quan yêu dân như yêu thân mình. Với Nho giáo thì làm người phải có đức, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; lấy Đức dẫn Đạo, sống phải có đạo lý, có tình nghĩa.... Triết lý là vậy, nhưng hoàn cảnh, thời thế... không cho phép các nhà Nho xứ Nghệ nói riêng, cả nước nói chung, được thi thố tài năng với đời. Ấy thế mà các thế hệ Nho sĩ vẫn dùi mài kinh sử lập công danh bằng khoa bảng là để nói lên cái nhân cách của mình, chứ không phải là ai khác. Nhân cách các cụ Nghè xứ Nghệ nói trên cũng là một nét văn hóa đặc sắc của mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư trên đất Hoan Châu ngày xưa. Phương thức sản xuất lúa nước và cộng đồng dân cư của mỗi làng, xã... cũng có nhiều ảnh hưởng đến nhân cách và tính cách của nhân dân xứ Nghệ, trong đó có tầng lớp Nho sĩ. Họ được xếp hàng đầu trong một xã hội thuần làm nông nghiệp. Họ có lối sống giản dị, cần mẫn, thanh bạch, dè xẻn... bởi lao động vất vả, cộng với thiên nhiên khắc nghiệt... nên đã tạo ra tâm lý “tiếc của trời”. Tâm hồn họ phóng khoáng gắn với đồng ruộng, làng mạc quê hương... và được nhân dân kính trọng.
Đây là một bài báo viết theo sự cảm nhận của cá nhân tôi, chắc chắn chưa sâu và thấu đáo. Mong bạn đọc lượng tình thông cảm.
Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp | Khác
---------- Forwarded message ----------
From: Trong Tran <vtrong@gmail.com>
Date: 2014-09-09 0:43 GMT-05:00
Subject: Fwd: FW: NHÂN CÁCH CÁC CỤ NGHÈ XỨ NGHÊ( NGHỆ-TĨNH NGÀY NAY)
To:
Subject: NHÂN CÁCH CÁC CỤ NGHÈ XỨ NGHÊ( NGHỆ-TĨNH NGÀY NAY)
From: Trong Tran <vtrong@gmail.com>
Date: 2014-09-09 0:43 GMT-05:00
Subject: Fwd: FW: NHÂN CÁCH CÁC CỤ NGHÈ XỨ NGHÊ( NGHỆ-TĨNH NGÀY NAY)
To:
Subject: NHÂN CÁCH CÁC CỤ NGHÈ XỨ NGHÊ( NGHỆ-TĨNH NGÀY NAY)
TRONG những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, có lần tôi được đi công tác cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên về Nghệ An. Trong câu chuyện, Bộ trưởng biết tôi là người con xứ Nghệ, ông đã gợi ý tôi nên viết một số chuyên khảo về ông đồ, một nhân vật trung tâm văn hóa ở vùng quê từ Bắc chí Nam, mà có thể lấy ông "đồ xứ Nghệ" làm nhân vật điển hình. Đây là một gợi ý hay của một giáo sư từng dạy ở trường Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc; nhưng đối tượng nghiên cứu đã chìm vào dĩ vãng, thuộc vào loại cổ tích “muôn năm cũ”; mặc dầu tôi có hai năm học chữ Nho với cụ Tú Bút từ thuở lên 7 - 8 tuổi cùng với hơn chục đứa trẻ người trong làng. Gần đây tôi có dịp về quê Nam Đàn, gặp một số bạn cũ tuổi ngoài 80, trong đó có những người là con cháu các cụ Nghè. Qua những câu chuyện thân tình, tôi cảm thấy họ vẫn mang trong mình dòng máu truyền thống của các cụ Nghè xưa.
Đó là lòng tự trọng, cương trực, gàn bướng, ghét xu nịnh… Những nhân cách trên gợi cho tôi ý tưởng viết bài báo, thay vì viết chuyên khảo về “ông đồ Nghệ”. Bởi tính cách và nhân cách “ông đồ Nghệ”cũng được thể hiện đậm nét ở các vị tiến sĩ mà tôi từng có dịp hầu chuyện, hoặc nghe kể lại, hay đọc sách báo thu lượm được.
Ngay trong làng xưa của quê tôi đã có 3 vị tiến sĩ triều Nguyễn. Đó là cụ Nghè Nguyễn Quế Song, Nguyễn Đình Điển, Trần Đình Chu; khác xã, cùng trong huyện Nam Đàn, còn có các vị: Vương Hữu Phu, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao, Bùi Hữu Tụy… Nếu Nam Đàn là tâm điểm của một vòng tròn có bán kính khoảng trên dưới 50 - 60 km thì còn có các vị như: Đinh Văn Chất, Đinh Văn Chấp (Nghi Lộc) Phan Sĩ Thục, Nguyễn Tài Tuyển, Nguyễn Hữu Điển (Thanh Chương), Nguyễn Văn Giá (Anh Sơn), Hoàng Kiêm, Đặng Văn Thụy (Diễn Châu), Đinh Loan Tường (Quỳnh Lưu), Nguyễn Mai (Nghi Xuân), Phan Đình Phùng (Đức Thọ), Ngô Đức Kế (Can Lộc), Nguyễn Khắc Niêm (Hương Sơn)… Nghiên cứu tiểu sử của các vị trên đều là “bạch diện thư sinh” từ hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, thi đỗ tiến sĩ, ra làm quan (mặc dù bất đắc dĩ) đều thấy toát lên những nhân cách khá thống nhất: có tinh thần tự hào dân tộc, có tinh thần yêu nước, có khí phách, trọng đạo lý và lòng nhân ái, thích tự do, ghét xu nịnh, coi thường danh lợi và địa vị… Những nhân cách trên thể hiện trong tư duy và hành động của mỗi ông Nghè đậm nhạt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các ông Nghè xứ Nghệ đều xuất thân từ một nho sinh, chịu khổ, ăn cơm độn khoai với cà, với nhút… vượt truông, băng đèo tìm thầy dạy giỏi xin thụ giáo để đạt khoa danh. Họ trọng chữ hơn trọng miếng ăn. Ước mơ của họ là sẽ thi đỗ, có học vị cao để ra làm quan trổ tài lương đống, hoặc kiếm chút lương bổng nuôi thân và gia đình, hoặc để làm rạng danh dòng họ… Ấy thế mà khi được toại nguyện tiến thân bằng khoa cử, phần đông các ông Nghè xứ Nghệ chỉ ra làm quan một thời gian (có người từ chối hẳn) rồi tìm cách rút lui, về quê làm nghề tự do, yên phận, ở ẩn “giữ đạo nhà”… cho đến khi qua đời. Các cụ Nghè trên đất Lam Hồng cũng từng làm thầy đồ ở những vùng quê hẻo lánh như Nguyễn Mai, Ngô Đức Kế, Phan Sĩ Thục, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao… Thuở còn là nho sinh họ từng đi bắt ốc, mò cua, tát cá, xúc tép… kiếm cái ăn, dành tiền mua giấy bút trong những tháng năm dùi mài kinh sử (có người thi hỏng 2 - 3 khoa liền) như cụ Nghè Đinh Loan Tường, Đặng Văn Thụy… Sự ước muốn rõ nhất là khi đang làm nho sinh hay là “ông đồ Nghệ” thì ai cũng có tham vọng thi đỗ cao, được ra làm quan; mà chức quan đầu tiên thường là một chức thấp trong bộ máy quan lại ở triều đình như: hành tẩu, thừa chỉ, biên tu… gì đó. Tuy vậy khi đã vào cái lồng quan chế rồi, các cụ Nghè mới thấm thía cái chức vị đó vinh ít mà nhục nhiều, cái lồng đó là “hoạn hải ba đào”, chỉ là tuồng trò của một triều đình nhu nhược, dưới sự sai bảo của viên khâm sứ Trung kỳ… Tình trạng này khiến kẻ sĩ học đạo thánh hiền chính thống sinh ra ngán ngẩm, tìm cách xa lánh chốn quan trường để giữ đạo cương thường như thánh nhân dạy “tiến vi quan, thoái vi sư”.
Nhân dân xứ Nghệ, các nho sĩ xứ này nói riêng, được nhân dân cả nước gán cho một biệt hiệu “dân cá gỗ”. Phải chăng người ta muốn ám chỉ dân xứ Nghệ sống keo kiệt, hà tiện, bủn xỉn… Không! Hoàn toàn không phải như vậy, mà đó là một nét văn hóa đặc trưng: tính cần kiệm cộng với tính sĩ diện và lòng tự trọng cao.
Chuyện cụ “Nghè thợ rèn” Đặng Văn Thụy từ quan về làm ruộng, vác cuốc, xắn quần làm cỏ lúa, gặp quan Tri phủ Diễn Châu, cụ phải tạm lánh mặt… vì sĩ diện hay vì lòng tự trọng? Có cả hai!
Cụ Nghè Phan Đình Phùng hùng hổ rút kiếm ngăn đại thần Tôn Thất Thuyết phế truất ngôi vua Dục Đức, cụ bị bắt bỏ vào ngục thất, sau được cho về nguyên quán, rồi tham gia phong trào Cần Vương… đó là một hành động theo đạo lý và nhân cách một sĩ phu đầy lòng tự trọng.
Cụ Nghè Nguyễn Tài Tuyển viết bài luận văn do vua Tự Đức ra để hỏi việc nên hòa hay nên đánh Pháp. Nhiều người trả lời nước đôi, vì đã biết ý vua và triều đình tỏ muốn xin cầu hòa, riêng bài của cụ Tuyển đã khẳng định cần phải đánh, nhất quyết không đầu hàng: “thà mang tội với triều đình, chứ thà không mang tội với thiên hạ hậu thế” (Nguyên văn: Ninh đắc tội ư triều đình, vô ninh đắc tội ư thiên hạ hậu thế).
Đó là tính cương trực, không tự dối lòng, cộng với lòng tự trọng...
Cụ Nghè Nguyễn Mai, mấy năm trời bí mật nuôi cậu Huynh (con cụ Phan Bội Châu) từ lúc tuổi còn nhỏ, lớn lên tìm cách cho đi học chữ Hán, tuyệt nhiên không sợ triều đình và thực dân Pháp cho là đồng lõa với kẻ “đại phản nghịch” Phan Bội Châu, từng bị chúng xử án tử hình vắng mặt.
Hiệu trưởng người Pháp trường Hậu Bổ hỏi ông Nghè Vương Hữu Phu có yêu thích nước Đại Pháp không? Vương Hữu Phu đã trả lời bằng tiếng Pháp: J’aime bien ma Patrie (Tôi chỉ yêu Tổ quốc tôi).
Cụ Vương Hữu Phu từng tham gia “hội kín” với tú tài Phạm Văn Ngôn (hiệu Tùng Nham) nhưng vì phải trả hiếu cha mẹ, cụ đành phải ở nhà chăm chỉ học hành, thi đỗ Tiến sĩ (Đình Nguyên). Cụ có ý định cho hai con trai lớn xuất dương sang Xiêm hoạt động cách mạng với Đặng Thái Thuyến, (con trai duy nhất của Đặng Thái Thân) chưa kịp ra đi thì Đặng Thái Thuyến bị bắt ở Bangkok. Từ đó cụ mất liên lạc...
Sau đây là nhân cách được thể hiện ở một số cụ Nghè xứ Nghệ.
KHẢNG KHÁI, TIẾT THÁO, YÊU NƯỚC, TỰ TÔN DÂN TỘC
Nổi bật nhất các nhân cách trên là cụ Nghè Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Văn Chất, Ngô Đức Kế… Về các cụ Nghè trên, lịch sử đã nói nhiều, có cụ đã được hậu thế ghi thành tập sách dày. Ở đây xin nêu cụ Nghè Đinh Văn Chất vì ít có tư liệu. Cụ người làng Kim Khê, huyện Nghi Lộc, đậu tiến sĩ khoa Ất Hợi (1875). Năm 1883 cụ làm quan ở Nam Định, thực dân Pháp đánh chiếm thành, cụ cố giữ, Pháp phải lui quân… Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ. Cụ bỏ quan về quê lập căn cứ, mộ nghĩa quân, tham gia phong trào Cần Vương, cùng thời gian với Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng… Khi thực dân Pháp đưa quân đến đàn áp, cụ kéo nghĩa quân lên vùng đồi núi Thanh Chương lập lại căn cứ bố phòng… Pháp lại đưa quân lên bao vây, tình thế ngày càng khó khăn kéo dài, do thiếu lương thực, vũ khí… nghĩa quân ngày càng hao mòn. Cụ bị Pháp bắt, chúng buộc triều đình vua Đồng Khánh phải xử chém và chu di tam tộc (1887). Cái chết dũng cảm của cụ làm các sĩ phu và nhân dân thương tiếc, họ lượm lặt thi thể đem đi chôn cất, lập đền thờ cụ. Về sau Phan Bội Châu viết một bài văn tưởng niệm cụ rất cảm động trong tác phẩm “Việt Nam Vong quốc sử”… Cụ Nghè Ngô Đức Kế thấy nỗi đau mất nước không đành tâm bước vào con đường hoan lộ, mà ở nhà dạy học, lấy nhà trường làm nơi liên lạc kết giao với những người yêu nước cùng chí hướng. Việc bị lộ. Cụ bị bắt đày ra Côn Đảo.
XA LÁNH CHỐN QUAN TRƯỜNG, GHÉT XU NỊNH
Nhân cách này thể hiện rất rõ ở tất cả cụ Nghè xứ Nghệ. Điển hình cho nhân cách này là cụ Nghè Nguyễn Mai (1876 - 1954) người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, dòng dõi thi hào Nguyễn Du. Sau khi đỗ tiến sĩ, nhiều lần triều đình mời ra làm quan, có lần như áp đặt, nhưng cụ vẫn từ chối. Lúc tuổi đã cao, để được yên thân khỏi bị ai làm khó dễ…, cụ đành phải nhận một chức vị "dân chủ giả hiệu", gọi là cho có: “dân biểu Trung kỳ”. Có chức, nhưng không phải sớm vác ô đi, tối vác về… cụ vẫn được ở nhà vui thú điền viên với một cái hàm quan chế Hồng lô hay Quang lộc… gì đó! Cùng với nhân cách này còn có các cụ Nghè: Trần Đình Chu, Vương Hữu Phu, Đặng Văn Thụy, Đinh Văn Chấp (Con Đinh Văn Chất)... cụ Nghè Đinh Văn Chấp, lúc cha là Đinh Văn Chất bị tru di tam tộc, có tên là Chí, được một người bà con bên ngoại nhanh tay bế chạy khỏi pháp trường, trốn xuống biển, ra Hải Phòng, đem sang tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Hơn 10 năm sau, sự việc đã lắng xuống, anh Chí được đưa về nước, nhà nghèo, phải nhờ bên ngoại nuôi ăn học. Để xóa lý lịch, anh đổi tên là Chấp, khai hạ tuổi 10 năm… Nhờ thông minh và chăm học, năm 1913, dưới triều vua Duy Tân cụ đỗ Tiến sĩ đệ nhị giáp (Hoàng giáp) rồi ra làm quan; ở trong triều bấy giờ có kẻ xu nịnh, bợ đỡ… phát hiện ra lý lịch có vấn đề… Tức giận kẻ tiểu nhân cụ xin về quê với một quan niệm của nhà nho chính thống “vô cầu phẩm tự cao” không thèm cầu cạnh ai mà tự mình làm cao phẩm giá mình.
GÀN BƯỚNG, CƯƠNG TRỰC, BẤT PHỤC TÙNG
Nhân cách này nằm trong phạm trù tính cách của người xứ Nghệ. Có câu chuyện sau đây xin ghi lại để chúng ta cùng suy ngẫm. Năm 1940, Toàn quyền Đông Dương J.Decoux đến nhậm chức. Ông ta muốn tuyên truyền cho nhân dân ở chính quốc Pháp về những “thành tích” khai hóa bảo hộ của chính phủ Pháp ở Đông Dương. Ông bèn ra lệnh cho các Thống đốc, Thống sứ và Khâm sứ ở các miền và các công sứ ở các tỉnh, thành lập danh sách, ảnh và kê khai lý lịch, chức vụ, khen thưởng… của một số quan lại ở các địa phương có học vị cao, kể cả những vị Tây học. Mẫu tờ khai được các tri huyện, tri phủ sai lính lệ đem đến tận nhà hoặc qua đường bưu điện. Năm 1943, cuốn sách có tiêu đề:“Souverains et Notabilités d’ Indochine” ra đời. (Tạm dịch: Vua chúa và danh nhân xứ Đông Dương) do Toàn quyền Đông Dương xuất bản (Éditions du Gouvernement Général de l’Indochine - IDEO - 1943). Sách gồm có 451 nhân vật, khổ rộng (20cm x 29) dày 112 trang, có cả ảnh và tiểu sử viết bằng tiếng Pháp, chữ nhỏ. Tôi đã có dịp được đọc trực tiếp cuốn sách này, nhưng chỉ thấy có vài vị ông Nghè xứ Nghệ. Theo tôi biết thời bấy giờ các cụ Nghè: Trần Đình Chu, Đinh Văn Chấp, Nguyễn Mai, Nguyễn Khắc Niêm… vẫn còn sống. Hành động này không chỉ các cụ coi thường thượng cấp, mà còn chứng tỏ tính cách bướng bỉnh, bất phục tùng cả triều đình lẫn cả bộ máy cai trị của Pháp.
THÍCH TỰ DO, KHÔNG HÁM DANH LỢI, ĐỊA VỊ
Nhân cách trên được thể hiện rõ nét qua các cụ Nghè: Nguyễn Đức Đạt từ quan về nhà dạy học, nghiên cứu triết lý đạo Nho; Vương Hữu Phu, Nguyễn Đình Điển về quê làm thầy thuốc, đọc sách Đông y như câu nói của Tư Mã Quang đời Tống bên Tàu “bất vi lương tướng, đương vi lương y”. Cụ Nghè Trần Đình Chu về đi tu ở chùa Tiền Đường bên dòng sông Đào gần thị trấn Sa Nam (Nam Đàn); Ngô Đức Kế về làm nghề viết báo, Đặng Văn Thụy về quê cày ruộng; Đinh Văn Chấp bỏ quan về nghiên cứu đạo Phật rồi dịch thơ các Thiền sư thời Lý - Trần được hơn 100 bài đăng dần trên Tạp chí Nam Phong… Quả thật là tự do thoải mái “quân bất phiền, dân bất nhiễu”. Câu chuyện sau đây của cụ Nghè Đặng Văn Thụy do anh Đặng Vặn Việt (cháu nội) kể, xin tóm lược như sau. Có một ngày nọ, như thường lệ, cụ Nghè Đặng xắn quần, đội nón, vác cuốc ra đồng làm cỏ. Đang làm, bỗng nghe tiếng trống đánh từng nhịp một ở xa vọng lại. Đó là tiếng trống dọn đường cho quan tri phủ Diễn Châu, người ở tỉnh khác, mới đến nhậm chức, tìm về nhà cụ Nghè chào xã giao. Tiếng trống đến gần. Một đoàn lính lệ tiền hô hậu ủng, đưa rước quan phủ về làng… Lính lệ chưa thuộc đường, bèn dừng chân bên bờ ruộng hỏi “ông nông dân” nhà cụ Đặng. Cụ tỉnh bơ, trỏ đường vào nhà cụ theo hướng tay chỉ. Quan phủ đi vào thôn. Cụ Nghè liền vác cuốc đi tắt về cổng sau, vào nhà trước, thay quần áo, đội khăn đóng, thản nhiên ra tiếp khách. Quan phủ trông thấy mặt, thì ra “ông nông dân” đã chỉ đường. Quan phủ lúng túng, đứng ngây ra, đến mức không nghe rõ lời mời ngồi của cụ Nghè Đặng. Theo lối lịch sự, cụ đón tiếp khách ân cần, nhưng cũng khéo léo cho quan phủ một bài học tránh khoa trương, giữ giản ước.
TRỌNG ĐẠO LÝ, SỐNG NGAY THẲNG VÀ NHÂN ÁI
Nhân cách “quân tử” này thuộc về các nhà Nho chính thống như các cụ Nghè. Ai đã đọc Tứ thư - Ngũ kinh đều phải biết mà hành động theo lời dạy trong sách. Đã là con người thì sống phải có lòng nhân nghĩa, có cái “tâm” ngay thẳng như cây thông, tinh khiết như nước suối, trong suốt như pha lê… Nhìn chung thời các cụ mới ra làm quan, phần nhiều chức hàm thấp, sau lên dần chức vị cao hơn, nhưng vẫn luôn giữ trọng chánh danh, chánh đạo như cụ Nghè Nguyễn Quý Song, Nguyễn Khắc Niêm, Hoàng Kiêm, Đặng Văn Thụy… Nếu cụ Đặng dạy khéo cho quan phủ Diễn Châu bài học tránh khoa trương, giữ giản ước, thì cụ Hoàng Kiêm lại dạy cho thuộc cấp bài học đạo lý, khi cụ bí mật sai tìm khắp tỉnh Hà Tĩnh người con trai trưởng của cụ Phan Sào Nam đem về cho đi học chữ quốc ngữ. Cụ Nghè Nguyễn Quý Song ghi đôi câu đối tại công đường lúc làm Huấn Đạo(1) ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, để tự răn mình: “Thế thượng câu thị nhân, ái nhân nhân ái; Thiên hạ bản vô sự, sinh sự sự sinh” (Tạm dịch: Trên đời đều là người, mến người (thì) người mến; Thiên hạ thảy vô sự, sinh sự (ắt) sự sinh). Cụ Nghè Ngô Đức Kế không hề ra làm quan, sau khi bị tù được tha về, cụ sống bằng nghề cầm bút viết báo, nổi tiếng về bài“Luận về chánh đạo cùng tà thuyết” (1924) để vạch mặt âm mưu thực dân Pháp và tay sai đề cao quá đáng Truyện Kiều nhằm đánh lạc hướng thanh niên. Có một câu chuyện ít người biết như sau: Khi nghe tin cụ Nghè Ngô Đức Kế qua đời (1929), cô Thanh (chị Bác Hồ) đã khóc ròng và muốn xin chịu tang. Có người gặng hỏi mới biết thân phụ cụ Nghè Kế là cụ Ngô Huệ Liên, hồi năm 1901, chính là người lo liệu ma chay tang lễ cho bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế, nơi đất khách quê người, trong hoàn cảnh neo đơn không có chồng là cụ Nguyễn Sinh Sắc và các con lớn bên cạnh... Lòng nhân nghĩa của cụ Ngô Huệ Liên cũng giống như nhân cách cụ Nghè Hoàng Kiêm, Nguyễn Mai... đã nói ở trên, hay như cụ Nguyễn Đình Điển, Vương Hữu Phu từ quan về quê làm nghề Đông y bốc thuốc cho người nghèo không bao giờ lấy tiền. Năm 1945, nạn đói hoành hành, cụ Nghè Nguyễn Khắc Niêm đã lặn lội tàu xe vào kinh đô Huế gặp vua Bảo Đại đề xuất mở kho thóc “nghĩa thương” cứu dân, cụ xin chịu trách nhiệm đứng ra phát chẩn ở Hà Tĩnh. Tôi đã được hầu chuyện cụ trên chuyến tàu hỏa, vé hạng tư (vé hạng chót) từ Huế ra Vinh. Những việc làm của các cụ nhà Nho trên thật đúng câu người xưa dạy “thi ân bất cầu báo” (làm ơn không cần báo đáp). Nhân đây xin ghi lại 4 câu “tứ tôn châm” của cụ Nghè Nguyễn Khắc Niêm dâng bản kế sách lên vua Thành Thái, khi vua hỏi các vị tiến sỹ tân khoa năm 1907 về vấn đề “ổn định dân sinh, phục hưng đất nước”. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm viết: Tôn tộc đại quý/ Tôn lộc đại nguy/ Tôn tài đại thịnh/ Tôn nịnh đại suy (tạm dịch: Tôn trọng nòi giống ắt đại hòa hợp; Tôn trọng bổng lộc ắt đại nguy nan; Tôn trọng tài năng ắt đại phồn thịnh; Tôn trọng xu nịnh ắt đại suy vong). Đây cũng là nhân cách “sống ngay thẳng” của cụ Nghè xứ Nghệ.
*
* *
Các cụ Nghè nêu trên đây đều thi đỗ từ đời vua Tự Đức trở về sau. Đây là thời kỳ rối ren nhất do đất nước ta bị quân Tây dương đánh chiếm, đưa dân tộc ta, nhân dân ta vào vòng nô lệ. Một số vua quan có tinh thần yêu nước, đều bị Pháp đem đi đày biệt xứ. Hoàn cảnh lịch sử xã hội như vậy thật khó có thể cho các sỹ phu thực hiện những gì mà triết lý các đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão đưa ra. Đạo này cũng khuyên dạy con người nên vứt bỏ lòng ham muốn để thanh thản tâm hồn. Đạo Phật đề ra “diệt dục”, đạo Lão dùng từ “vô dục”, đạo Nho khuyên “bất dục”. Tuy chữ khác nhau nhưng đều có ý khuyên con người phải biết “tu tâm” theo triết lý “nhân quả” của nhà Phật, “tích thiện phùng thiện”. Vua phải yêu thương dân là lẽ đương nhiên, nhưng nếu đi sâu vào “tâm” thì không chỉ yêu dân mà phải kính trọng dân; giữa quan và dân là quan hệ bổn phận, con người với con người, quan yêu dân như yêu thân mình. Với Nho giáo thì làm người phải có đức, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; lấy Đức dẫn Đạo, sống phải có đạo lý, có tình nghĩa.... Triết lý là vậy, nhưng hoàn cảnh, thời thế... không cho phép các nhà Nho xứ Nghệ nói riêng, cả nước nói chung, được thi thố tài năng với đời. Ấy thế mà các thế hệ Nho sĩ vẫn dùi mài kinh sử lập công danh bằng khoa bảng là để nói lên cái nhân cách của mình, chứ không phải là ai khác. Nhân cách các cụ Nghè xứ Nghệ nói trên cũng là một nét văn hóa đặc sắc của mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư trên đất Hoan Châu ngày xưa. Phương thức sản xuất lúa nước và cộng đồng dân cư của mỗi làng, xã... cũng có nhiều ảnh hưởng đến nhân cách và tính cách của nhân dân xứ Nghệ, trong đó có tầng lớp Nho sĩ. Họ được xếp hàng đầu trong một xã hội thuần làm nông nghiệp. Họ có lối sống giản dị, cần mẫn, thanh bạch, dè xẻn... bởi lao động vất vả, cộng với thiên nhiên khắc nghiệt... nên đã tạo ra tâm lý “tiếc của trời”. Tâm hồn họ phóng khoáng gắn với đồng ruộng, làng mạc quê hương... và được nhân dân kính trọng.
Đây là một bài báo viết theo sự cảm nhận của cá nhân tôi, chắc chắn chưa sâu và thấu đáo. Mong bạn đọc lượng tình thông cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét