Tình hình Ukraine: Điều gì đang được đặt lên bàn đàm phán?
- Phương Tây, Nga, Ukraine, ly khai đều có những quân bài riêng của mình để đặt lên bàn đàm phán. Và cái kết cho Ukraine đang dần dần hé mở
Bước ngoặt của khủng hoảng Ukraine
Ngày 5/9/2014, cuộc nội chiến ở Ukraine có một bước ngoặt, Tổng thống Petro Poroshenko xác nhận rằng họ đã ký thỏa thuận ngừng bắn "sơ bộ" với lực lượng ly khai, có hiệu lực lập tức vào lúc 18h tối cùng ngày (giờ địa phương).
Phải đến phút chót, khi được tuyên bố từ chính ông Tổng thống Poroshenko, người ta mới có thể tin được thỏa thuận này đã diễn ra. Bởi dù ông Tổng thống Putin của nước Nga có dự đoán sẽ có thỏa thuận vào mùng 5/9, thì trước đó, chỉ vài giờ thôi, miền Đông Ukraine vẫn chìm trong khói lửa.
Tại Donetsk, thủ phủ của lực lượng đòi ly khai vẫn rung lên bởi những màn pháo kích, không kích với cường độ lớn hơn hẳn bình thường. Trong khi đó, ở thành phố ven biển sát bán đảo Crimea là Mariupol, một thành phố có vị trí chiến lược đang do quân đội Ukraine kiểm soát, cùng đã phải oằn mình chống chọi màn tập kích dữ dội của quân ly khai.
Giao tranh kh?c li?t t?i Mariupol<http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/09/06/3446/ukraine-nga-my-eu-nato-ngung-ban-ly-khai-baodatviet.vn-1_641166.jpg>
Giao tranh khốc liệt tại Mariupol
Kiev muốn thể hiện những uy lực cuối cùng của sức mạnh quân đội mà họ đang có để đe dọa được chút nào hay chút đó với phe đối lập trên bàn đàm phán. Còn ly khai, họ cũng muốn giành thêm nhiều đất hơn trước khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết.
Nhưng cuối cùng, mọi nỗ lực của cả hai bên dừng lại, trước mặt Nga, EU, hai bên đã phải đình chiến với nhau.
Vì sao Ukraine muốn đình chiến?
Phải nói rằng việc ngừng bắn này đã đẩy chính quyền Ukraine vào một tình hình thực sự bi đát. Họ đã buộc phải công nhận lực lượng ly khai là một phần của vấn đề, công nhận sự có mặt và phải lắng nghe những yêu cầu của lực lượng này.
Và cái điều kiện để có thỏa thuận ngừng bắn này, mất mặt hơn cho phương Tây là họ đàm phán dựa trên "thỏa thuận 7 điểm" mà Tổng thống Nga Putin vui vẻ vạch ra trên chuyên cơ bay từ Nga sang Mông Cổ để công tác.
Thêm một dấu hiệu cho thấy sự thắng thế của ly khai, họ đã có quyền ra yêu sách khi khẳng định dù cho Ukraine có đạt được thỏa thuận với bất kỳ ai, kể cả Nga về tương lai của họ, thì lực lượng này sẽ vẫn tiếp tục chiến tranh. Bởi họ là một phần của cuộc chơi và Kiev phải tôn trọng điều đó.
Những điểm này cho thấy sự yếu thế rõ rệt của Ukraine trong cục diện này. Mọi kết quả trên bàn đàm phán đều phải dựa vào thực tế chiến trường, và lực lượng ly khai thì đang trên thế thắng. Thực tế thì nếu không có ngừng bắn thì người thiệt nhiều hơn sẽ là Kiev chứ không phải ly khai.
Quân d?i Ukraine chu?n b? phòng th? quân ly khai<http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/09/06/3446/tinh-hinh-cuc-dien-putin-nga-ukraine-kiev-nato-donetsk-ly-khai-baodatviet.vn-6_64274.jpg>
Quân đội Ukraine chuẩn bị phòng thủ quân ly khai
Bởi bao nhiêu ngày ròng rã tấn công Donetsk bằng đủ biện pháp, thành trì này vẫn vững vàng. Trong khi một loạt thành phố ven biển vào tay ly khai. Thêm Mariupol vào danh sách đó, Ukraine sẽ mất toàn bộ 1/4 lãnh thổ ở Đông và Đông Nam. Và nguy cơ này là rất cao.
Ngừng bắn vào thời điểm này đồng nghĩa với việc Kiev sẽ không tổn thất thêm khi họ đã mất mát quá nhiều.
Cũng trong ngày mà Ukraine ngồi với đại diện EU, Nga, Lugasnk và Donetsk để bàn về cái thỏa thuận ngừng bắn đó, thì NATO cũng đang họp thượng đỉnh. Kết thúc cuộc họp này, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ra tuyên bố sát cánh cùng Ukraine, cung cấp các thiết bị quân sự sát thương và phi sát thương trị giá 15 triệu euro, hỗ trợ thêm 15 triệu euro, và để ngỏ khả năng sẽ cho Ukraine trở thành thành viên của NATO.
Sẽ có những ý kiến cho rằng Kiev đã quá vội vàng khi ký vào thỏa thuận ngừng bắn này. Nhưng thực sự, những lời hứa của NATO vẫn trên chót lưỡi đầu môi, khi không có một thời hạn nào cụ thể. Một tháng, ba tháng, hay sau mùa đông? Nếu như vậy, có lẽ lực lượng ly khai cũng hoàn thành xong việc chiếm đoạt lãnh thổ và chắc chân ở những nơi chiếm được.
Nó giống như những khoản tiền mà EU hay Mỹ hứa tặng cho Ukraine với tổng giá trị nhiều tỷ USD đầy hấp dẫn, nhưng chưa có lời hứa nào đi vào thực tế.
Lính ly khai trên m?t xe thi?t giáp<http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/09/06/3446/tinh-hinh-cuc-dien-putin-nga-ukraine-kiev-nato-donetsk-ly-khai-baodatviet.vn-2_643439.jpg>
Lính Ukraine trên một xe thiết giáp
Một diễn biến khá liên quan về phía phương Tây thì ngày 5/9, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã tuyên bố lệnh trừng phạt gia tăng lên Nga sẽ được dỡ bỏ nếu lệnh ngừng bắn được thực thi.
Như vậy, Kiev có trong tay những gì từ thế lực chống lưng cho mình? Những lời hứa không hẹn ngày thực hiện, và cơ sở đáng trông cậy nhất là trừng phạt kinh tế gia tăng có nguy cơ bị hủy bỏ. Vậy Kiev chẳng còn gì để níu kéo ngoài việc ký vào bản đình chiến đó.
Phải nói rằng, họ đã bị dồn vào thế đường cùng, và ngừng bắn lúc này, họ còn được lợi khi không mất mát thêm điều gì.
Trừng phạt Nga: Đồng minh đã hiểu 'tim đen' của Mỹ <http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-phat-nga-dong-minh-da-hieu-tim-den-cua-my-3056399/>
Nga, phương Tây được gì ở Ukraine
Khủng hoảng Ukraine đang đi vào những ngày cuối cùng. Sức ép mà phe ly khai tạo ra đủ để Kiev phải xuống nước để thỏa thuận về quy chế liên bang, như điều mà Nga đã thúc giục từ đầu xung đột. Với quy chế này, phe ly khai sẽ được quyền có pháp luật riêng, quân đội riêng, được quyền tự quyết trong các chiến lược hay quyết sách của mình mà không phải thông qua Ukraine.
Còn tính đến thời điểm này, bản thân Nga đã được quá nhiều ở Ukraine. Nga đã thâu tóm được Crimea, giải quyết được dứt điểm vấn đề trú thân cho hạm đội Biển Đen và kiểm soát vùng biển quan trọng về địa chính trị này. Moscow xây dựng được một vùng đệm thân Nga ngay trước cửa nhà, đó là miền Đông Ukraine nơi lực lượng ly khai đang chiếm giữ.
Điều đáng tiếc cho Kiev, miền Đông là nơi tập trung đa số nhà máy, khu công nghiệp của Ukraine. Các vùng Donetsk, Luhansk chiếm đến 16% GDP và 1/4 lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ công nghiệp của Ukraine.
C?nh d? nát ? mi?n Ðông Ukraine<http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/09/06/3446/tinh-hinh-cuc-dien-putin-nga-ukraine-kiev-nato-donetsk-ly-khai-baodatviet.vn-4_643624.jpg>
Cảnh đổ nát ở miền Đông Ukraine
Thậm chí nếu không giải quyết sớm cuộc xung đột vũ trang tại quốc gia này, và tiếp diễn thế thắng của ly khai, chính quyền Kiev sẽ chỉ sở hữu những phần lãnh thổ không có biển. Còn vùng biển Azov giàu tài nguyên, giàu giá trị địa chính trị sẽ thuộc về những người ly khai thân Nga.
Phải nói rằng trong cục diện này, Nga đã hưởng lợi quá nhiều. Còn phương Tây và chính quyền Ukraine, điều mà họ được nhiều nhất lúc này, chính là những bài học kinh nghiệm trong cuộc đối đầu với Nga. Đồng thời, có lẽ EU và Ukraine cũng hiểu rằng, cần sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga càng sớm càng tốt, một khi đã lựa chọn đường hướng đối đầu.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã đến lúc phải khép lại, bởi thế giới đang phải chú ý đến một vấn đề nguy hiểm hơn: lực lượng khủng bố IS. Nước Mỹ đã bắt đầu tham chiến, đồng minh Mỹ cũng ráo riết chuẩn bị lực lượng, NATO dồn hệ thống phòng thủ về đây. Và thậm chí, IS còn dọa khủng bố cả Tổng thống Putin vì quan hệ mật thiết với chính quyền Bashar al-Assad.
Nga, Mỹ có những nguy cơ chung, nhưng cũng mở ra những cuộc đối đầu mới trong vấn đề tranh giành ảnh hưởng. Khi sự chú ý được dành cho Trung Đông, có lẽ Ukraine buộc phải tạm gác sang một bên.
Mỹ-NATO! Hãy quên Ukraine đi <http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-nato-hay-quen-ukraine-di-3056425/>
Đỗ Minh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét