Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Cá Tháng Tư thôi!


Đứa họ Lê, đứa họ Phạm ( Đắc/ Đức) gì đó, không biết có dính tý họ Nguyễn nào không? Đáng lẽ tin này đăng ngày 1/4/2014 thì chuẩn hơn.

Ngày Dec 29, 2013, vào lúc 2:36 PM, "Ph.D.Bi" <phamdacbi@gmail.com> viết:
Hai đứa sinh đôi này có thể mỗi đứa có bố khác nhau đang sống sờ sờ...


Vào 15:33 Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Hai LP<ngochoaha33@gmail.com> đã viết:
Chắc gì là tinh trùng của chồng chết đã 3 năm. Biết đâu no cho bao nhiêu đàn ông chơi rồi đổ thừa nhờ tinh trùng chồng chết để lại. Họ tuyên truyền bậy bạ vậy mà cũng tin à? Số liệu kinh tế còn úm ba la nữa là chuyện đỉnh cao khoa học! Trẻ tiêm kháng sinh còn vô tư chết nữa là tinh trùng để 3 năm . Đại bịp bợm!

Ngày Dec 29, 2013, vào lúc 1:59 PM, Nguyen Viet Phuc <nguyenvietphucthu@yahoo.com> viết:

Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống của bạn cả!

Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống của bạn cả!

Vì đơn giản là ...

Người Tốt ... sẽ cho bạn Hạnh Phúc
Người Xấu ... sẽ cho bạn Kinh Nghiệm
Người Tồi Tệ nhất ... cho bạn Bài Học...
Người Tuyệt Vời Nhất ... sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang ... vui
Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
Đừng cười khi người khác ... không vui

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe .
Chặng đường ngàn dặm, luôn bắt đầu bằng 1 bước đi 


Thanks & 

On Saturday, December 28, 2013 12:33 AM, Dat Quoc <kitdat@yahoo.com> wrote:

Trong phòng xử, vị thẩm phán tên là Marzuki, mang một tâm trạng nặng nề khi phải xử một vụ trộm cắp, một bà lão bị buộc tội ăn cắp sắn.

Bà lão tường trình lại đầu đuôi câu chuyện của mình. Gia cảnh của bà nghèo, con trai bệnh, cháu trai đói, bất đắc dĩ bà mới đi trộm sắn. Nhưng, ông quản lý vườn sắn kiên quyết khởi tố bà lên tòa, xem đó là một sự trừng phạt dành cho bà.

Vị thẩm phán đó đọc xong bản khởi tố, thở dài và nhìn bà lão nói :
Tôi không thể không tuân thủ luật pháp, pháp luật vẫn là pháp luật, vì thế tôi kết án bà có tội, bà phải nộp phạt 1 triệu Rp, nếu không sẽ phải ngồi tù hai năm rưỡi.”

Bà lão gục mặt xuống đau khổ đến nghẹn lời.

Bất ngờ, thẩm phán cởi bỏ mũ, từ ví rút ra 1 triệu Rp, đặt vào trong mũ. Sau đó nói với tất cả mọi người trong tòa :

“Trước danh nghĩa công lý, tôi cũng tuyên phạt tất cả mọi người trong phòng xử, mức phí là 50 ngàn Rp, bởi vì các bạn sống trong thành phố này, lại để cho một người phải sống vì đói, dẫn đến hậu quả phải đi trộm thức ăn về nuôi cháu trai của mình.”

Thẩm phán lấy mũ truyền xuống dưới, những người có mặt tại hiện trường đều phải nộp phạt 50 ngàn Rp, bao gồm cả ông quản lý vườn sắn.

Trước khi rời phiên tòa, tiền phạt đã nhận được là 3 triệu 500 ngàn Rp. Số tiền ấy dùng để giúp bà lão nộp phạt, bà lão vừa vui mừng vừa cảm động đem số tiền còn lại mang về nhà.

-------------------------------------------

Nếu bạn thấy bài viết này ý nghĩa, xin hãy chia sẻ tới bạn bè và người thân của mình.



Đừng bao giờ trách móc bất kì ai trong cuộc sống của bạn cả!
 Vì đơn giản là ...

Người Tốt ... sẽ cho bạn Hạnh Phúc
Người Xấu ... sẽ cho bạn Kinh Nghiệm
Người Tồi Tệ nhất ... cho bạn Bài Học...
Người Tuyệt Vời Nhất ... sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang ... vui
Đừng trả lời khi đang ... nóng giân
Đừng quyết đinh khi đang ... buồn
Đừng cười khi người khác ... không vui

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe .
Chặng đường ngàn dặm, luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.



NẾU EM KẾT HÔN VỚI ANH ẤY THÌ...

Vào một buổi tối, Tổng Thống Obama và vợ Michelle quyết định làm một điều gì đó khác biệt không nằm trong thói quen hàng ngày, đó là đi ăn một bữa tối tại một nhà hàng không sang trọng.

Khi họ ngồi xuống, chủ nhà hàng đã xin phép tổng thống để có cuộc nói chuyện riêng với Đệ nhất phu nhân. Sau đó thì hai người đã có cuộc nói chuyện riêng với nhau.

Sau cuộc nói chuyện đó, Tổng Thống Obama đã hỏi Michelle: 

"Tại sao anh ấy lại muốn thích thú khi nói chuyện với em như vậy?

khi nói chuyện với em như vậy? Bà đã nói rằng trong những năm niên thiếu, ông ấy đã yêu bà một cách say đắm. Tổng thống Obama lại nói: “Nếu em kết hôn với anh ấy thì bây giờ em đã là bà chủ của nhà hàng tuyệt vời này.”

Michelle trả lời: “Không, nếu em kết hôn với anh ấy, anh ấy bây giờ có thể là Tổng Thống”.

Đôi khi phụ nữ sẽ giúp đàn ông trở thành con người của chính họ. Vì vậy đối những anh chàng độc thân đang tìm kiếm vợ, có thể Chúa sẽ giúp bạn thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn, từ người “Không là ai cả” thành “Một ai đó”.

Đối với những người phụ nữ đọc được bài này, có thể họ sẽ tự hào khi không đàn ông nào có thể làm tốt mà không có họ.



image

Hội Thích Cười - Timeline Photos | Facebook

Chuẩn
image

Hội Thích Cười - Timeline Photos | Facebook

Hình xăm này đẹp không...
-- 

Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa

 Chính Mao đã quyết định đánh   Hoàng Sa
Inbox
x


3:18 PM (4 hours ago)

 

Vào ngày 7:50 Chủ Nhật, 29 tháng 12 2013, Anh Tuan Nguyen <anhtuanb2tlsg@gmail.com> đã viết:
Trong cuộc hội thảo thứ ba trong Chương trình Hòa bình cho Đông Á của Đại học Upsalla, tổ chức vào 18.10.2013 tại Học viện Ngoại giao, có một sự cố đặc biệt. Tại lần thứ ba này, các nhà tổ chức đã thất bại trong việc mời một nhà lãnh đạo của Đông Á tham dự và phát biểu.
Giáo sư sử học Stein Tonnesson, người sẽ tham dự hội thảo đã có sáng kiến là thay vào bài diễn văn của một lãnh đạo Đông Á, ông sẽ trình bày một bài diễn văn về cuộc đời và những chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa từ trần ở tuổi 102, và được đồng ý. 
Và đây là đoạn cuối trong bài của ông:
"
Trong khi đó, Liên Xô không hề quan tâm tới Việt Nam.
Ý ông nói là Việt Nam từ lúc đó đã là con bài trong ván bài của Mao Trạch Đông?
Đúng. Bởi vì đối với Mao, cuộc chiến ở Đông Dương tốt hơn cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên, bởi Triều Tiên nằm gần vị trí trọng yếu của Trung Quốc. Trong khi đó, Stalin không muốn có một nước Trung Quốc mạnh, nên Stalin đã "gây ra" cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên", còn Mao thì phải trả giá với hàng triệu sinh mạng và vô số nguồn lực.
"

Chủ nghĩa quốc tế vô sản không phải là không có, nhưng tin tưởng tuyệt đối vào nó là sai lầm. Và đặt quyền lợi giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc là một sai lầm khác, còn lớn hơn và nguy hai hơn cho dân tộc.

Đã có lúc Đảng ta công khai đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết (Văn Kiện Đại hội II của Đảng năm 1951):
"Báo cáo Chính trị xác định: "Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"".
"Điều lệ ghi: “Đảng Lao động Việt Nam lấy việc phục vụ quần chúng nhân dân làm đường lối hoạt động của Đảng  - đây là tiêu chuẩn để đánh giá đường lối của lãnh đạo của Đảng".
"Chính cương xác định: “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hoà bình và dân chủ trên thế giới. Trong khi giành tự do, độc lập cho mình, dân tộc Việt Nam bảo vệ hoà bình thế giới và làm cho chế độ dân chủ phát triển ở Đông Nam Á”, có nghĩa rằng giành tự do độc lập chỉ là mục tiêu đầu tiên, trước mắt. Xây dựng chế độ dân chủ là mới là mục tiêu xuyên suốt, lâu dài"
"Tuyên ngôn tuyên bố: “Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và trí thức lao động yêu nước nhất, hǎng hái nhất, cách mạng nhất. Nó sẽ gồm những người kiên quyết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự lao động; những người chí công vô tư, làm gương mẫu trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc" - đây là tiêu chuẩn đối với đảng viên.
Nhưng rồi sự thể đã chuyển biến khác đi cho đến bây giờ thì chỉ còn là giai cấp cầm quyền, bị quyền lực tha hóa, tham nhũng vô độ và kết thành một bầy sâu.
Người tốt như ông Trần Đăng Tuấn phải vội vàng xa rời chốn 
"“Hồi chú Tuấn còn 'to' ngang Thứ trưởng, thú thực thỉnh thoảng nhìn trên tivi cũng thấy...ghét ghét, thấy…gian gian. Giờ chú không còn 'to' nữa, mà chỉ thấy chú...vĩ đại""


Thêm tư liệu lịch sử
Mao Trạch Đông chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa - 1974
        
                Tân Hoa Xã mới đây đã dẫn nguồn tin tờ Nhật báo Tế Nam giật tít: “Quyết định đánh trận cuối cùng trong đời Mao Trạch Đông: Đồng ý đánh Hoàng Sa” nói thẳng, việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là quyết định “đánh trận cuối cùng” của Mao Trạch Đông và là quyết định “đánh trận đầu tiên” của Đặng Tiểu Bình khi được phục chức.
                 Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
             .... Các chiến hạm Trung Cộng tuy nhỏ, nhưng có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hơn nên đã xử dụng chiến thuật "cận chiến." Tài liệu Trung Cộng mô tả như sau:
              Chiếm được lợi thế vì phối trí ở vòng ngoài và lợi dụng hải pháo có thể bắn xa hơn , các chiến hạm VNCH khai triển đội hình, gia tăng khoảng cách. Các chiến hạm Trung Cộng nhỏ và hỏa lực yếu hơn lại ở vào vị thế bên trong bất lợi nên phải thu hẹp chiến trường bằng cách mở hết tốc lực tiến về phía chiến hạm địch nhiều khi như cập vào nhau nên cỡ súng tuy nhỏ nhưng bắn nhanh nên các loạt đạn đều trúng mục tiêu.
             Trong lúc cận chiến, các chiến hạm Trung Cộng cũng tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu não địch, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch, trong lúc các TLH 396 và 389 hướng mọi họng súng vào TDH Lý Thường Kiệt. Do đó, hai chiến hạm VNCH bị thiệt hại nặng nề.
 
            Trong thời điểm Biển Đông liên tục căng thẳng do những động thái leo thang lấn lướt trên thực địa Bắc Kinh đã và đang gây ra, phía Trung Quốc còn tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực chất bài báo này của Tân Hoa Xã là một sự thừa nhận công khai, Mao Trạch Đông chỉ đạo quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Nhằm rộng đường dư luận và cung cấp đến độc giả thông tin về các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về Biển Đông của truyền thông nhà nước Trung Quốc, xin trân trọng đăng tải một số nội dung chính trong bài báo này của Tân Hoa Xã.
            Theo Tân Hoa Xã, năm 1974 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà hiện nay giới truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn đang bóp méo sự thật lịch sử với tên gọi “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”?!
                   Lúc này Mao Trạch Đông đã 81 tuổi, ông ta cũng tự thấy sức khỏe yếu hơn trước nhưng theo Tân Hoa Xã, đầu óc vẫn còn tỉnh táo và chính Mao Trạch Đông là người ra quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
                  Tân Hoa Xã tuyên truyền, ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra cảnh cáo (phi lý, phi pháp – PV) đối với chính quyền miền nam Việt Nam là thực thể đang quản lý, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

                 Theo đó, phía Trung Quốc nhận vơ Hoàng Sa, Trường Sa là của mình. Chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, vô hiệu của Bắc Kinh.
                Trước âm mưu của Bắc Kinh xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày càng lộ rõ, theo tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa Xã, ngày 15/1/1974 chính thể miền nam Việt Nam lúc đó đã phái 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và dội pháo vào đảo Hữu Nhật (phía Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), nơi phía Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
                  Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của miền nam Việt Nam đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh (phía Trung Quốc gọi là Kim Ngân). Ngay trong đêm 17/1/1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân Trung Quốc, sau đó cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
                   Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, đồng thời nói thêm, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
                   Thời điểm này Đặng Tiểu Bình mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo" đã lập tức bắt tay vào chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1 quân Trung Quốc nổ súng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, quân Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm hải quân miền nam Việt Nam.
                Theo tuyên truyền của Tân Hoa Xã, trong trận hải chiến này 4 chiến hạm Trung Quốc bị bắn trúng, 18 lính Trung Quốc bị bắn chết, 67 lính bị thương. Đặng Tiểu Bình được Tân Hoa Xã miêu tả, lúc đó đang “ngồi hút thuốc thơm” tại sở chỉ huy Bắc Kinh, sau khi nghe báo cáo tình hình đã chỉ thị cho đại quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.
              Cũng trong bài báo này, Tân Hoa Xã cho biết, sáng sớm ngày 14/3/1988 quân Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông thành ao nhà.
                                                                   Hồng Thủy - (nguồn báo Giáo Dục Việt Nam
 

Bài phát biểu của đồng chí Lê Duẩn về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam:
(Trích): “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này.Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”
Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.
Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!
 Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế.Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.”
 
''

Cập nhật: 17:24 GMT - thứ bảy, 28 tháng 12, 2013
Mao là người chủ xướng cuộc tấn chiếm Hoàng Sa, theo nhà nghiên cứu VN.
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.

Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu giai đoạn từ 1993-1996 khẳng định Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh do thấy Việt Nam 'là một món hàng tốt' có lợi cho vị thế và bang giao quốc tế của Trung Quốc, có thể giúp ích cho Bắc Kinh trước nguy cơ của người Mỹ ở khu vực.

Về sự kiện Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông Dy nói:
"Việc đánh chiếm Hoàng Sa lần thứ hai ngày 17/1/1974, đánh chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam, nói thẳng là Mao Trạch Đông là người quyết định đánh,"
"Mao Trạch Đông là người quyết định đánh... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
"Tôi có tài liệu, Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."
Nhà nghiên cứu nói quyết định này của Mao, cũng như các chính quyền kế thừa của ông về sau, phản ánh tính 'nhất quán' trong điều mà ông gọi là 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cái đó là âm mưu nhất quán của Trung Quốc trong vấn đề bành trướng, chiếm cứ trên đảo thôi, nó không có gì lạ cả," ông Dy nói.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng nói thêm hành động của Bắc Kinh chỉ có thể tiến hành được do có sự 'bật đèn xanh' và một thái độ được cho là 'không đứng đắn' của Washington mà khi đó đang là một đồng minh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn.
"Phải nói thẳng đây là một hành động không đứng đắn của người Mỹ...
"Thua mất mặt ở Việt Nam, họ xấu hổ, nên nhà cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ bật đèn xanh để cho Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam."

'Việt Nam là một món hàng'

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói chính Mao quyết định 'đánh Hoàng Sa' năm 1974 và không giúp Việt Nam 'vô tư'.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Dương Danh Dy nêu quan điểm cho rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với chính quyền cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ là có tính toán.
Nhả nghiên cứu Trung Quốc này nói: "Trung Quốc từ xưa tới nay chưa bao giờ vô tư viện trợ Việt Nam như họ vẫn nói đâu, mà họ viện trợ cho Việt Nam đều nhằm mục đích trục lợi trên cái đó.
"Bắt đầu từ Hội nghị Geneve về Đông Dương, Trung Quốc thấy Việt Nam là một món hàng tốt, nhờ có Việt Nam mà Trung Quốc mới được mời đến tham dự Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, với tư cách một nước lớn ở khu vực có liên quan...
"Trong quá trình diễn biến của Hội nghị Geneve, Trung Quốc càng thấy rõ Việt Nam là món hàng có thể dùng nó để trao đổi với Anh, với Pháp, sau này cả với cả Mỹ, trong quan hệ."
Theo cựu quan chức ngoại giao này, Trung Quốc đã giúp Bắc Việt 'chống Mỹ' vì quan ngại miền Bắc Việt Nam rơi vào tay người Mỹ, thì Trung Quốc 'sẽ không được yên' và không thể làm được cuộc 'cách mạng văn hóa'.
Tuy nhiên, ông Dy cũng thừa nhận Việt Nam đã nhận được những sự giúp đỡ 'to lớn' và 'quan trọng' của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh mà ông xem đó là sự 'nhường cơm, sẻ áo' của 'nhân dân Trung Quốc'.
Ông nói: "Xưa nay khẳng định đúng là nhân dân Trung Quốc nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ chúng tôi"
"Nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh đã lợi dụng những tình cảm đó của người dân Trung Quốc để dùng vào mục đích không cao đẹp tí nào cả."
Cuối cùng, đánh giá về việc chính Trung Quốc đợt này chỉ kỷ niệm sinh nhật Mao Trạch Đông 'có chừng mực', nhà nghiên cứu nhận định điều này là do phe không muốn 'đề cao' ông Mao một cách rầm rộ trong nội bộ Trung Quốc đang 'tạm thời thắng thế'.


Ngày cập nhật: 29/8/01

Phát ngôn bi hài của quan chức Việt Nam

 Phát ngôn bi hài của quan chức Việt Nam : xem tổng kết của báo "lề trái" để ... cười cuối tuần !
 

RFA 26-12-2013

Phát ngôn bi hài của quan chức Việt Nam

Nam Nguyên, phóng viên RFA
Năm 2013 được xem là năm có nhiều phát ngôn gây sốc của quan chức cao cấp Việt Nam. Nổi trôi cùng thế sự những người theo dõi thời cuộc nén tiếng thở dài theo kiểu cười mà buồn.

Lạ lùng nhất?

Đứng đầu danh mục những phát biểu chính trị trong năm 2013 được dư luận cho là lạ lùng nhất và gây chấn động nhất là của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên mạng Internet ngày 24/10/2013, báo chí lề phải trong đó có Tuổi Trẻ, Thanh Niên đã đưa tin về sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Khi góp ý về Lời nói đầu của Hiến pháp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa….” Ông Trọng đã phát biểu như vậy khi muốn sửa sai các câu chữ trong Lời nói đầu của Hiến pháp, liên quan đến việc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam và công cuộc đổi mới đất nước. Độc giả các báo chắc hẳn đầy suy tư trăn trở vì với sự nhận định của Tổng bí thư như thế, nhưng Đảng Cộng sản lại kiên quyết độc quyền lãnh đạo đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa và hiến định hẳn hoi.
Nhận định về phát biểu gây sốc được xếp hạng bậc nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
“Trong thời gian qua thì những người quan tâm đến chính trị của đất nước cũng ngạc nhiên nhiều về các phát biểu của các quan chức ở Việt Nam. Trong đó thì đúng là câu của ông Nguyễn Phú Trọng về việc ‘đến hết thế kỷ 21 này không biết có chủ nghĩa xã hội hay chưa’ thì cũng là một sự thật. Thực tế tôi có thể nói rằng lời ông Trọng xét về khía cạnh người dân là ông ấy nói đúng! vì sự yêu thích chủ nghĩa xã hội ấy, ai cũng nhìn thấy nó là một thứ không tưởng không thể xây dựng được.”
Ông Nguyễn Phú Trọng còn có một lời phát biểu nữa cũng thuộc loại gây sốc khi ông nhận định về vấn nạn tham nhũng của Việt Nam: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ…Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt… ”Tổng bí thư đã phát biểu những lời vừa nêu trong dịp tiếp xúc cử tri Hà Nội vào ngày 7/12/2013. Mạng xã hội đã phản ứng khá gay gắt về phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, trong khi báo chí Nhà nước thì lại trích dẫn để tán dương quyết tâm chống tham nhũng của Tổng bí thư.
Theo tiểu sử, ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội trước khi trở thành Giáo sư Tiến sĩ. Do vậy dư luận phật tử khá bất bình về cách ví von thiếu hiểu biết và khó chấp nhận của ông. Phật tử Phúc Thịnh có bài trên trang Blog Xuân Diện Hán Nôm giải thích là: “Đường Tăng trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.”

Ấn tượng nhất?

Sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đọc báo cũng ghi nhận phát ngôn được cho là ấn tượng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo VnExpress, VnEconomy phát biểu tại Hội nghị ngành ngân hàng được tổ chức ngày 18/12/2013 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dứt khoát độc quyền xuất nhập khẩu vàng.
Trao đổi với chúng tôi nhà giáo Đỗ Việt Khoa góp ý kiến:
Đấy là một phát biểu mà tôi cho là gây sốc, trước kia người ta ngấm ngầm làm còn bây giờ công khai nói độc quyền cho nhà nước. Như thế là anh đã không tôn trọng đúng qui luật thị trường, trong khi anh lại đòi các nước, đòi phương tây phải công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Cái này là mâu thuẫn không thể được, chúng tôi chỉ là những người dân thấp cổ bé họng nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy.”
Về chính sách độc quyền vàng được tái khẳng định bởi Thủ tướng Chính phủ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từ Hà Nội nhận định:
“Về quan điểm ông Thủ tướng nói là quyền của ông ấy. Nhưng khi ông đi ra thế giới thì trong điều kiện hội nhập mọi hoạt động phải tuân thủ thông lệ quốc tế. Độc quyền xuất nhập khẩu vàng, Ngân hàng Nhà nước đứng ra với tư cách là một người kinh doanh vàng thì hoàn toàn không phù hợp với thông lệ, không phù hợp chức năng của cơ quan quan lý tiền tệ của một đất nước. Với 8.000 tỷ chênh lệch giá đưa vào ngân sách, ông ấy nói là để làm lợi cho quốc gia. Theo cá nhân tôi, đã là một nền kinh tế thị trường thì phải tuân thủ qui luật với những chuẩn mực của nó, đồng thời phải chia sẻ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, chứ không thể nhà nước lấy tất cả những phần đó. Ở đây vô hình chung người bị thiệt là doanh nghiệp và người tiêu dùng, họ không được hưởng lợi khi giá thế giới xuống thấp mà có sự chênh lệch rất cao giữa giá thế giới và giá trong nước trên thị trường vàng. Cái chênh lệch đó ông ấy lại độc quyền xuất nhập khẩu để bán lấy lãi mà ông nói phục vụ ngân sách nhà nước. Tôi thấy việc này chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của ba chủ thể trong một nền kinh tế thị trường là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.”
Năm 2013, người đọc báo cũng ghi nhận sự kiện được gọi là Thủ tướng tự sướng khi ông công bố thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1960 USD/ năm. Theo báo chí lề phải, Thủ tướng đã rất phấn khởi khi khi phát biểu tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12/2013  tại Hà Nội là GDP đầu người của Việt Nam đã tăng 23% so với năm 2012.
Thời gian đó, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể là Tiến sĩ Nguyễn Quang A có nhận định:
Cái việc ‘tự sướng’ với các con số là một truyền thống lâu đời ít ra cũng phải ít ra mấy chục năm của Việt Nam này rồi. Người ta chỉ thích các con số mà không biết đàng sau những con số đó ý nghĩa thực của nó như thế nào. Thí dụ cái gọi là tăng trưởng GDP, con số đó có thể có nhiều ý nghĩa nhưng xét về thu nhập của người dân lấy GDP hàng năm chia cho 90 triệu người dân để ra con số thu nhập đầu người một nghìn mấy (1960 USD) thì nó không thực sự là người dân được hưởng.”

Gây sốc nhất?

Tác giả những phát ngôn gây sốc trong tốp đứng đầu của năm 2013 còn phải kể tới Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Theo Lao Động Online ngày 15/11/2013, khi bị chất vấn về vấn đề quy hoạch thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu: Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù…Đây là của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không nói về chính phủ về bộ ngành này, bộ ngành khác.”Phát biểu này đã làm nóng nghị trường, hầu hết đại biểu đều băn khoăn bức xúc không biết Bộ trưởng Công thương đang nói về cái gì.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định:
“Tôi cho rằng phát biểu này cũng theo một kiểu mô thức rất phổ biến hiện nay, đó là cứ vòng vèo rồi lẩn tránh trách nhiệm cụ thể của mình. Đây là một hiện trạng xấu do cơ chế hiện nay sinh ra. Chúng ta cũng thấy là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu mà theo tôi là câu nói sốc hơn mọi người. Đó là, chức Thủ tướng của tôi là do Đảng phân công, tôi không xin ai cả. Như vậy hình như họ không cần nhân dân, họ không cần đến dư luận. Đảng là ai là cá nhân nào thì chúng tôi cũng không biết được. Những cách nói mập mờ đó có thể mới nghe qua không để ý nhưng với những người có tuổi, giới trí thức quan tâm đều rất là xót xa cho hiện trạng ở Việt Nam hiện nay, như vậy là người ta không dám nhận trách nhiệm thậm chí đổ vấy trách nhiệm.”
Một trong những nhân vật có phát ngôn gây sốc cũng được liệt kê trong tốp 10 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Theo Kienthuc.net.vn, sau vụ việc gây chấn động ngành y là 3 trẻ sơ sinh tử vong ở Quảng Trị sau tiêm vắc xin viêm gan B hồi vào hạ tuần tháng 7/2013 bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã hăng hái phát biểu: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin sẽ xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật…”
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nhận định:
“Tôi công nhận rằng phát ngôn của bà Bộ trưởng Y tế được mọi người xếp vào dạng phát ngôn gây sốc thì cũng hợp lý. Hài hước nhất là lỗi vắc xin xử vắc xin…Người đứng đầu là Bộ trưởng Y tế phải chịu trách nhiệm cái đó. Ở đây bà ấy lại đổ cho người khác, đây là hiện trạng chung chung ở Việt Nam, khi gặp vấn đề khó người ta phát biểu loanh quanh rồi cuối cùng người ta lại đổ vấy trách nhiệm cho nhau, chứ ít có ai chịu trách nhiệm thực sự.”
Bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là tâm điểm của báo chí qua phát ngôn gây sốc không chỉ một lần của mình. Tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 13 diễn ra hồi tháng 6/2013, khi trả lời các nhà báo về vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, bà Bộ trưởng Y tế đã trả lời rằng: “Thiếu giường bệnh  thì…phải hỏi Nhà nước”.
Ghi nhận từ nghị trường cũng gom nhặt được phát ngôn khá bi hài của ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Liên quan đến vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn mà dư luận bàng hoàng về cách làm việc của ngành Công an và Tòa án, nhưng ông Quyền lại nói với báo chí: “Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc với FBI 1 tuần, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân.”
Vừa rồi là những phát ngôn gây sốc, phát ngôn ấn tượng của các quan chức cao cấp Việt Nam. Năm nào làng báo lề phải, lề trái cũng gom góp được nhiều phát ngôn ấn tượng của các quan chức Việt. Và như nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người miệt mài tranh đấu cho sự công khai minh bạch thì sang năm 2014 và sau nữa, sẽ tiếp tục có những phát ngôn gây sốc, chừng nào Việt Nam chưa cải cách thể chế chính trị của mình.
 
-- 

Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa của Tàu trên toàn Hoa-Kỳ đã bắt-đầu !

Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa của Tàu trên toàn Hoa-Kỳ đã bắt-đầu !

 
Làm-sao phân-biệt được hàng "Made in China" ?
Cách trình bày ngoài hộp những sản-phẩm Made in China thường mập-mờ,
thí-dụ Hộp Green Tea dưới đây:
 
Packed by
The royal Pacific Tea Company Inc.
Po.Box 6277.Scottdale.Arizona 85261-6277
email : 
royalpacific@syspac.com

Nhưng xem lại Mã số vạch vẫn bắt đầu từ số 690 cho tới 695 !!
Hộp, bao gói ngoài trình-bày khá sang-trọng , nhìn không có vẻ bẩn-thỉu chút nào ! Nhưng phải coi-chừng !  
Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại 
Mỹ, hoặc ở Âu Châu , Nhật Bản ..., hay Ba-Tàu?
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia ở đó sản phẩm được thực hiện.
Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng :
690, 691, 692, 693 , 694 , 695 :
Tất cả được LÀM TẠI XỨ CCCC (CHỆT-CỘNG CHÓ-CHẾT )
 
Một thí-dụ ,
Hãy nhìn kỹ mã-số "gạch đít" dưới đây :
Description:                                                            Description:                                                            Description:                                                            IMAGE_14
4 71 is Made in Taiwan .

Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm xuất xứ Đài Loan.
Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan 
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Hôm nay, các doanh nhân Ba Tàu biết rằng người tiêu dùng sẽ 
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại CCCC . Vì vậy, chúng cố gắng 
giấu tên tên của quốc gia sản xuất trên các sản phẩm của chúng !
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những 
số đầu tiên của mã vạch. 
Sản-phẩm được sản-xuất tại CCCC có mã-số bắt-đầu bằng 690 đến 695

CÁC MÃ VẠCH: 
00 ~ 13   USA & CANADA  (không cần quan-tâm con-số thứ ba)
30 ~ 37   FRANCE  (có nghĩa là từ 30 , 31 ... cho tới 37)
40 ~ 44  CHLB Đức (Những nước tân tiến mã-vạch chỉ cần 2 con-số là đủ xác-nhận) 
57   Đan Mạch 
64   Phần Lan
50   Vương Quốc Anh                                                                                                                                                                  76   Thụy Sĩ và Liechtenstein

628   Ả-Rập Saudi 
629   United Arab Emirates 
740 ~ 745   Các quốc-gia Trung Mỹ 
 
Xin hãy thông-báo cho gia-đình và bạn-bè của chúng ta  
ĐỪNG MUA BẤT CỨ SẢN-PHẨM NÀO
BẮT-ĐẦU BẰNG CÁC MÃ-SỐ SAU-ĐÂY : 
690................
691................
692................
693................
694................
695................
 
Còn một cách nữa để nhận-biết ra "Chú Ba", đó là tìm mãi không thấy tên nước sản-xuất - thì đích-thị là chú.
Thiệt là nhục-nhã cho lũ gian-manh đáng ghê-tởm , trốn chui trốn lủi , không dám nhận mình là mình nữa ! HÈN !
 
Đừng quên nhé : 690 , 691 , 692 , 693 , 694 , 695
Từ 690 đến 695 . Hãy thảy ngay xuống !
 
 
Phong-trào Tẩy-chay Hàng-hóa Tàu
trên toàn Hoa-Kỳ đã bắt-đầu !
  

Mời tham-gia và phổ-biến rộng-rãi !!

Tái mặt vì 1 tháng nhận được 15 tấm thiệp cưới

Tái mặt vì 1 tháng nhận được 15 tấm thiệp cưới

Vừa nhận tấm thiệp cưới từ bà bạn cùng lớp dưỡng sinh, bà vợ tôi đã tái mét mặt vì đây là tấm thiệp cưới thứ 15 trong tháng...
Tôi về nghỉ hưu với tiền lương gần 4 triệu đồng/ tháng, nếu không phải chi tiêu đình đám thì 2 ông bà cũng không đến mức khó khăn. Thế nhưng, cứ mỗi mùa cưới hỏi đến, là 2 ông bà lại lo ngay ngáy. 
Bảo không lo sao được khi mà tháng nào cũng nhận đến 4, 5 cái thiệp. Nào thiệp tân gia, thiệp đầy tháng cháu chắt, rồi đi đám ma chay, giỗ chạp, đến mùa cưới thì thiệp mời đến dồn dập, có tháng đỉnh điểm như tháng vừa rồi, tôi nhận đến 15 thiệp mời đám cưới. Không đi thì sau nhìn mặt nhau cũng thấy ngại. Nhưng đi thì ... khổ quá. 
đám cưới; tiết kiệm; lãng phí
Thức ăn thừa để lại vô cùng lãng phí 
15 đám, mà những đám tổ chức ở nhà, ở quê thì phong bì chỉ đồng giá khoảng 200 nghìn, nhưng những đám tổ chức ở nhà hàng, khách sạn thì bỏ 200 nghìn ai coi được, thế là lại phải 300 nghìn, thậm chí là 500 nghìn. Vị chi, đã mất 4 -5 triệu. Hết sạch cả tiền lương của tháng khiến tiền ăn sau đó của gia đình còn không có chứ đừng nói đến chuyện có tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, nếu là đi đám của họ hàng, bạn thân mời cưới con thì đã đành, đằng này có người chỉ quen sơ sơ ở quán bia, hoặc đi tập thể dục cùng nhau mấy bữa... cũng hỉ hả phát cho cái thiếp mời. 
Tóm lại là nhiều gia đình tung thiếp mời “tràng giang đại hải” đến mức người nhận được thiếp cũng khó xử, mà người mời chắc cũng chẳng sung sướng gì vì đã mời là phải chuẩn bị cỗ. 
Xong rồi vì muốn sang với anh em họ hàng, nên nhiều gia đình dù không có điều kiện nhưng vẫn cố gắng chạy vạy, vay mượn làm đến hàng trăm mâm cỗ, mà phải là cỗ thật to, mâm nào, mâm nấy đầy ụ thức ăn, khiến những vị khách như tôi chỉ nhìn thôi đã thấy hoảng. Bởi vì thời buổi bây giờ, có ai ăn uống được nhiều đâu. Có khi, cả mâm, ê hề thịt cá, mà người ăn cũng chỉ gầy gót chút ít, nên rốt cuộc là thừa đến nửa mâm cỗ. Đấy là chưa kể đến những vị khách đã mời nhưng không đến vì cách mời “tràng giang đại hải” của gia chủ nên cỗ thừa càng nhiều. Thậm chí có nhà, thừa đến cả chục mâm cỗ. 
Sau đó, số thức ăn thừa đấy, anh em trong nhà chia nhau ăn mãi không hết lại phải đổ đi trong khi gia chủ vẫn phải ì ạch kéo cầy trả nợ trong một khoảng thời gian rất dài mà chưa hết. Thậm chí có gia đình, bố mẹ trả mãi không xong, nên còn phải “chia nợ” cho chính những người con mà họ đã xây dựng gia đình trước đó.
Thế rồi, những gia đình khác, thấy vậy, nên lúc tổ chức cưới hỏi cho con cũng phải theo cho bằng anh bằng em. Như vậy, có phải là tự làm khổ nhau hay không? 
Vẫn biết là việc cưới to, làm cỗ linh đình để thết đãi họ hàng, dân làng cũng như phong tục mừng cưới lẫn nhau là cái “nợ đồng lần”. Thế nhưng người Việt chúng ta đâu đã giàu nên cứ có cỗ bàn, công việc là gia chủ phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì phải chạy vạy khắp nơi, còn người được mời thì nhìn thấy thiệp là đã sợ xanh mắt, nên có ăn cũng chẳng thấy ngon. Vậy thì tại sao lại phải theo đuổi những “hủ tục” rườm rà, tốm kém và vô cùng lãng phí như vậy để người mời và người được mời đều không thấy vui ?
Độc giả Nguyễn Tiệp (Long Biên – Hà Nội)
26/12/2013 13:56 GMT+7

Sĩ diện, tiêu hoang đã ăn vào máu người Việt!

 Kinh tế khó khăn, đời sống chật vật, nhưng dường như thói "tiêu hoang, xài sang" đã ngấm vào máu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam. VietNamNet xin mở diễn đàn về tiết kiệm mong đem lại cho độc giả một bức tranh toàn diện về câu chuyện này, qua đó hướng mỗi người dân đến thói quen sống tiết kiệm hơn vì một cuộc sống giàu có, bền vững; một quốc gia giàu mạnh, hùng cường. 
Người Việt cứ mở mồm ra là nói tiết kiệm, khuyên người ta phải tiết kiệm nhưng thói tiêu hoang, tính sĩ diện đã ăn vào máu thì lấy đâu mà tiết kiệm!
Phải công nhận là người Việt mình quá sĩ diện. Người giàu sĩ diện, người nghèo cũng sĩ diện. Vì sĩ diện nên chi tiêu, ăn uống hoang phí, làm gì cũng lãng phí. 
tiết kiệm; tiêu hoang; lãng phí
Tranh nhau ăn buffe ở một nhà hàng 
Thứ nhất là mua đồ đạc không đúng với nhu cầu sử dụng. Điện thoại chỉ cần để nghe gọi nhưng cứ phải mua loại cảm ứng đắt tiền. Có máy tính bàn, máy tính xách tay vẫn mua thêm máy tính bảng. Có iphone vẫn cứ sắm thêm ipad, trong khi ipad chỉ dùng để chơi game. Người giàu có tiền còn đỡ, đằng này nhiều người lương ba cọc ba đồng, thậm chí các em sinh viên chưa làm ra tiền cũng chạy đua, mục đích chỉ để khoe mẽ.
Thứ hai là ăn uống vô cùng lãng phí. Đi ăn hàng thì gọi đủ món rồi để thừa mứa, ăn không hết thì đổ đi chứ không bao giờ gói gém đem về. Trong khi các nước tư bản giàu có, họ chỉ gọi đủ ăn, ăn vét sạch đĩa, thừa gói mang về. Ngay cả chuyện chợ búa nấu nướng trong gia đình, nhiều người vẫn có thói quen cứ đi siêu thị là mua đủ thứ, về tống hết vào tủ lạnh, ăn không hết thì bỏ đi.
Thứ ba là sử dụng điện nước hoang phí. Có gia đình chỉ hai vợ chồng và đứa con nhỏ mà dùng hơn 1 triệu tiền điện mỗi tháng. Nhu cầu thiết yếu cần phải dùng không nói làm gì, đằng này đi vệ sinh xong không tắt điện, điện để sáng choang từ tầng trên xuống tầng dưới ra ban công, ti vi, máy tính bật song song, nóng cũng điều hòa, lạnh cũng điều hòa, nóng lạnh để rửa tay, rửa bát, rửa rau luôn.
Thứ tư là thích chơi hàng hiệu, đắt tiền. Mua xe máy phải xe tay ga mới đẳng cấp. Quần áo, giày dép phải thương hiệu nước ngoài, vài triệu một bộ hay thậm chí vài chục triệu, trăm triệu một bộ. Không phải giới nghệ sĩ mới chịu chi khoản này đâu nhé, dân thường cũng nhiều kẻ chịu chơi lắm, không tin các bạn cứ thử vào mấy trung tâm mua sắm hạng sang như Tràng Tiền, Parkson, The Garden, Royal City…thì biết.
Thứ năm là thích tiệc tùng, ăn chơi nhảy múa. Người Việt mình nghèo nhưng rất thích tiệc, lên lương ăn tiệc, thăng chức ăn tiệc, sinh nhật cũng tiệc, thôi nôi con cũng tiệc, 8/3 tiệc, 20/10 tiệc…thậm chí chả cần lý do gì cũng tiệc vì “tụ tập cho vui”. Mỗi lần tiệc là mỗi lần tốn kém. Có những người lương tháng chỉ đủ sinh hoạt mà vẫn không chịu vắng mặt bất cứ buổi tiệc nào. Thử hỏi còn đâu ra mà tích lũy.
Vì sao dân mình nghèo? Có hàng trăm hàng ngàn lý do. Nhưng một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là không biết tiết kiệm, chi tiêu hoang phí. Tôi viết bài này chỉ muốn mọi người ý thức rõ về điều này. Nhất là khi Tết đang đến gần, dịp mà nhu cầu mua sắm của gia đình lớn nhất trong năm. Tiết kiệm có nghĩa là sử dụng đồng tiền và các nguồn tài nguyên hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ và có ích. Mong mọi người đóng góp ý kiến để xây dựng ý thức tiết kiệm cho dân ta.
Độc giả Minh Thanh (Bình Định) 
Ý kiến bạn đọc (3)
Nguyễn Thị Hồng Lê11 giờ trước
Tôi đồng ý với bạn. Người Việt ta đôi lúc còn lãng phí quá.
Hà Phúc Hiệp11 giờ trước
Đồng ý với quan điểm của Bạn, nhưng cũng cần nói thêm, ý thức tiết kiệm phải được giáo dục từ nhỏ trong nhà trường (05 điếu Bác Hồ dạy), nhưng những nhà giáo dục của TA bây giờ thường phải lo cơm , áo gạo, TIỀN hơn; còn nói chung thế hệ những người đã đi qua chiến tranh thì ai cũng có Ý THỨC TIẾT KIỆM, VỆ SINH CHUNG tương đối cao. 
sac11 giờ trước
chỉ 1 từ GATO!!!! chán mấy thằng đạo đức giả này ghê!!!

27/12/2013 13:00 GMT+7

Trả nợ miệng, đám cưới quê tổ chức linh đình 4, 5 ngày

 - Vì quan niệm trả nợ miệng, làm cỗ nhỏ thì sợ anh em họ hàng chê bai, khinh bỉ, nên đám cưới nào ở quê tôi cũng thường tổ chức hoành tráng và linh đình, cỗ bàn ăn mấy ngày với cả trăm mâm.
Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào máu những người dân quê tôi, nên đám cưới nào cũng vậy, bất kể là cưới con cả, con út, con trai hay con gái, nhà giàu hay nhà nghèo, đều phải theo nhau.
Những gia đình có khách khứa cơ quan thì thuê rạp cả tuần rồi ăn uống linh đình suốt 4, 5 ngày. Những gia đình không có khách khứa cơ quan, hoặc không có nhiều anh em họ hàng ở xa thì bét nhất cũng phải ăn uống suốt 3 ngày.
đám cưới, lãng phí, tiết kiệm
Một đám cưới quê. Ảnh: CAND
Trong những ngày đó, vì tính gắn kết giữa anh em họ hàng, nên 1 nhà có đám cưới là tất cả các thành viên trong gia đình họ hàng đều đến giúp đỡ rồi ở lại ăn uống cho đến khi nào đám cưới kết thúc, rạp đám cưới bị gỡ bỏ thì mới thôi.
Vì thế cho nên, nhiều gia đình có họ to trong làng, khi tổ chức đám cưới cho con, thì riêng khoản cỗ phục vụ cho anh em, họ hàng ăn triền miên suốt 3, 4 ngày cũng đã tốn đến 7, 8 chục mâm. Mà đã là cỗ thì mâm nào mâm nấy phải có đến chục món, và món nào món nấy đầy ụ, chứ chẳng ai bầy đĩa thức ăn mà lèo tèo và toàn rau như trên thành phố.
Tuy nhiên, chính vì làm to và ăn uống linh đình suốt mấy ngày ròng rã như vậy nên tiền mừng cưới thu về so với tiền chi ra thường bị lỗ nặng, bởi tiền mừng của nông dân thường không nhiều, chỉ khoảng 100.000 đồng. Còn chỗ họ hàng thân quen thì cũng chỉ 200-300 nghìn đồng là cùng. Có khi, một hộ chỉ mừng cưới 300.000 đồng, mà hơn chục thành viên trong gia đình kéo tới ăn cỗ ròng rã mấy ngày. Trong khi đó, mỗi mâm cỗ ở quê bây giờ tính ra cũng phải 600 – 700 nghìn, đấy là còn chưa kể đến khoản tiền mua rượu bia uống tràn lan, rồi loa đài thuê về để xập xình xuốt mấy ngày...
Thế nên, sau đám cưới, từ nhà giàu đến nhà nghèo, không ai không nợ. Nhà giàu thì số nợ ít hơn chỉ khoảng vài chục triệu, vì đã có sẵn chút lưng vốn, còn nhà nghèo, có những nhà, khi cưới con mà trong tay không có lấy vài triệu nên phải đi vay toàn bộ, thậm chí vay nặng lãi đến 6, 7 chục triệu để lo liệu cưới xin cho con cho bằng làng bằng xóm, nên số nợ ấy cứ như cái gông đeo bám suốt cả cuộc đời họ.
Tuy nhiên, nếu có thêm việc cỗ bàn thì họ cũng lại vẫn phải theo đòi cho bằng anh bằng em. Thế nên có nhà, vì số nợ đám cưới con, mà trả nợ hết đời mình vẫn chưa hết nợ, phải chuyển sang cho con cho cháu trả.
Độc giả Minh Hiền (Thái Bình)