Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Thơ tình cảm

TÂM SỰ VỚI CON

Mẹ ghi vào đây những dòng thơ bé nhỏ
Gửi các con yêu quý trên đời.
Tuổi xuân tàn theo mái tóc trắng ngời
Dĩ vãng qua đi thời gian lặng lẽ
Các con ạ! Ai thương con bằng mẹ
Dưỡng nuôi từ hòn máu đỏ tươi
Đến hôm nay các con đã thành người
Mẹ phải chịu bao nhiêu là gian khổ
Con càng khôn mẹ càng lo tần tảo
Chạy ngược xuôi buôn bán để nuôi con
Từ sớm mai cho đến lúc hoàng hôn
Đông lạnh, mưa rơi, bão bùng buốt giá
Cả những ngày bức oi trời nắng hạ
Một nắng hai sương dầu dãi vất vả thân mình
Các con đau mẹ xót cả thân mình
Các con khóc – mẹ con tim tan vỡ
Xa các con lòng ngập tràn nhung nhớ
Một ngày trôi mà như cả năm trường
Cứ vào ra cho nặng trĩu yêu thương
Lòng phập phồng lo âu bao suy nghĩ
Mẹ sợ rằng con chưa đầy đủ trí
Tuy có tài nhưng phúc đức mong manh
Các con hôm nay sự nghiệp đã thành danh
Hãy nhớ tới những ngày xưa cực khổ
Có tiền tài phải chi tiêu đúng chỗ
Bớt ăn chơi để bố thí chúng sanh
Giúp đỡ người ta với tấm lòng thành
Để tạo phúc cho sau này an lạc
Điều quý giá không phải là tiền bạc
Vì tình người mới cao cả con ơi!
Sống làm người phải trung hiếu trọn đời
Gieo nhân nào con sau này hưởng quả
Nợ nhân gian đều phải lo mà trả
Thế thái nhân tình khó lắm con ơi!
Mấy chục năm mẹ sống với cảnh đời
Giờ hiểu ra mẹ thường lo sám hối
Tu phước lành cho con hưởng về sau
Mẹ chẳng mong chi đến cảnh sang giàu
Mẹ chỉ cần sống vui tươi mạnh khỏe
Vì giàu có ốm đau càng khổ
Nằm nệm nhưng mà nhức nhối thân già
Tâm không sạch vì mơ ước xa hoa
Cứ lo âu vì sự đời sống – chết
Khi con người đường trần gian đã hết
Lại trắng tay khi nhắm mắt lìa trần
Mẹ thường lo các con mình lầm lỗi
Mẹ thầm lo mối con đi mù tối
Nào bạc vàng co cứu được con đâu
Thà thảnh thơi sống chẵng có khổ sầu
Hồn thanh tịnh khi rời trần thế
Các con ơi hãy nghe lời mẹ nhé
Không ăn chay thì con hãy phóng sanh
Cứu muôn loài thì sống mới an lành
Hãy bố thí cúng dưỡng Chư Phật
Của bố thí không bao giờ bị mất
Cũng như đem của cải gửi ngân hàng
Một ngày khi phúc báo vện toàn
Của bố thí sẽ về con trở lại
Mẹ khuyên con chớ nên ngần ngại
Hãy cố mà nghe lấy lời mẹ khuyên răn
DDwwngf để rồi đây hối hận ăn năn
Nước tới ngực làm sao con kịp nhảy
Đường đạo sư các con nên bước tiếp
Rồi ngày mai hạnh phúc sẽ về con
Làm phúc đi rồi mãi mãi vẫn còn
Đó là giàu sang đó là phú quý
Hãy lắng nghe rồi con suy nghĩ
Vì dù cho mẹ để lại cả kho vàng
Cũng không bằng mẹ dành con phúc đức
Mẹ chấp nhận tu hành là khổ cực
Khổ cực qua đi hạnh phúc sẽ tràn đầy
Bao nhiêu nỗi niềm mẹ gửi gắm vào đây
Mong các con khắc ghi học hỏi!

 TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

Con ơi, Mẹ chẳng cần chi,
Mong con ứng xử trong khi mẹ còn:
Cho đúng bổn phận làm con,
Là tấm gương sáng để con – con soi vào
Dù cho sức khỏe thế nào,
Tuổi già, tất phải dựa vào con thôi!
Nuôi con, trả nghĩa cho đời,
Chỉ mong nghe được những lời thân thương,
Cuộc đời vất vả trăm đường,
Đắng cay mẹ chịu, ngọt nhường phần con
Năm qua, tháng lại mỏi mòn,
Ngược xuôi, tần tảo nuôi con lớn dần…
Ầu ơ, nước mắt trong ngần,
Mẹ tràn ngập cả, mọi phần hẩm hiu.
Giờ đây, tuổi già xế chiều,
Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn
Còn khi đã khuất núi non,
Chẳng cầu con khóc nỉ non làm gì.
Ngày dỗ cũng chẳng cần chi
Làm mâm cỗ lớn, đêm đi cúng ruồi!
Chỉ cần lúc sống này thôi,
Công cha, nghĩa mẹ, con thời nhớ ghi.
Chẳng cần quà biếu làm chi,
Rất cầu thăm hỏi bởi vì cô đơn.
Ân cần tỏ tấm lòng son,
Như miếng trầu đắng, hai tay đón mời.
Nhân quả, phải nhớ lấy lời,
Dù là cao quý, hèn đời con ơi!
Cuộc đời thiện – ác thế thôi,
Tin sâu nhân quả, mẹ thời an vui…



Nồi cơm 70% dân bị bỏ mặc cho b

  
Không hiểu của dân, do dân, vì dân cái kiểu gì mà
lạ lùng thế này?Đúng chỉ là hô khẩu
hiệu!

  

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Noi-com-70-dan-bi-bo-mac-cho-ben-ngoai-thao-tung/22170031/157/

Làm bộ trưởng ngày càng khó

Neu thay kho, cac vi cu tu nhiem ngay
di. 90 trieu dan VN co ca van nguoi lam tot gap muoi cac vi.
Neu cac Vi thuc su vi dan, khong vi quyen loi nhom( NQL), vi
nuoc VN hung manh thi moi viec se de dang.
Lieu cac vi co dam thach dau khong?

http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/172839/lam-bo-truong-ngay-cang-kho.html

Của mày là của mày, của tao là của tao

Chuyện kể rằng, có một tên công bộc đi chơi về khuya. Tới bến đò thì người lái đò đã trở về bên kia sông nghỉ ngơi.Tên công bộc bực lắm nhưng cố gọi thật lớn cho người lái đò nghe thấy. Mãi một hồi lâu, người lái đò cũng cố chèo thuyền sang chở tên CB qua sông. Thay vì lời cảm ơn, quen thói hách dịch nơi công đường, tên NB quay mặt chửi người lái đò: Mày như con C.... tao! Người lái đò bực lắm nhưng nể hắn là quan nên đành phải im miệng.
Vợ thấy chồng về tuy trong lòng rất bực nhưng chỉ dám ném một cái nguýt dài về phía chồng. Anh chồng được thể khoe với vợ về quyền thế của mình đã bắt lái đò đêm hôm cũng phải chở hắn qua sông, chang nhung the con bi nghe han chui.
- The minh chui no the nao?
- May nhu con C... tao. Anh chong dap.
Vo nghe ten CB noi vay ben chu cheo meo hoc len quat chong:
Ngu oi la ngu! Ong chui no the chang khac nao no an nam voi toi a?( may nhu C.... tao).
Anh chong biet minh dai nen nin thing khong noi gi them.
Mot lan khac, han cung di choi khuya ve muon. Han cung ho do sang cho nhu lan truoc. Truoc khi ve han cung khong quen chui voi nguoi lai do:
- " Tao nhu con C.... may".
Khi ve toi nha, vo hoi ngay ten CB:
- The hom nay minh chui the nao?
- Anh noi nguoc lai lan truoc, tuc la " Tao nhu con C may!"
Vo het len ram ri. Noi the con ngu hon, cha hoa ra ong di ngu voi vo no a? Nguoi dau sao ma kho the?
Ten CB biet minh hio nen danh I'm lang.
Lan khac han lai di choi khuya ve muon. Sau khi nguoi lai do dua han qua song, han quyet chui lan nua cho bo tuc. Thay vi cau cam on, han noi:
- Thoi nhe! Tu nay tro di:!C.... may la C.... may, C.... tao la cac tao".
Han rao buoc ve nha, thuat lai cau chui cho vo nghe. Vo noi: 
- Co the chu! Tu nay tro di dung co an noi xang bay nua nhe . 
Ten CB biet minh ngu nen danh I'm lang.
                  ( Het chuyen))

-- 

Dịch cân kinh : đơn giản, dễ tập, chữa

Đạt Ma Dịch Cân Kinh (Nguyên bản Việt ngữ của Bác sĩ Lê Quốc Khánh
đăng trong nhật báo Người Việt ở Hoa Kỳ)

Bài này được đăng trên nhật báo Người Việt lần đầu vào ngày 17 tháng 11 năm năm 2000. Tiếp theo trên số báo ra ngày 24 tháng 2 mới đây cũng đăng thêm bài Kinh nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh. Nay do sự yêu cầu của nhiều độc giả, chúng tôi in lại bài đầu tiên về Dịch Cân Kinh để độc giả tiện tra cứu và tìm hiểu thêm. Lời thưa :Sau khi đọc lần đầu tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi chỉ mỉm cười, không mấy tin tưởng vì thấy phương pháp chữa trị những bịnh nan y một cách dễ dàng và quá đơn giản.

Tôi cũng xin tự giới thiệu để quý vị thấy rằng tôi đã được đào tạo và phục vụ Tây y qua nhiều thời kỳ. Đến nay tôi đã có bốn mươi chín năm y nghiệp, đã từng làm việc trong các bịnh viện Quân và Dân Y lớn nhất nhì trong nước Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm việc với người Pháp. Mỹ và Phi Luật Tân; đã từng là cộng sự viên của Bác sĩ Đinh văn Tùng, nghiên cứu chữa trị binh ung thư qua phẫu thuật (1936-1965). Tôi muốn nói rằng tôi có lý do để tin tưởng Tây y là một ngành khoa học có nhiều thành tích đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Cũng vì vậy mà tôi gần như có thái độ thờ ơ khi tiếp nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Thế rồi một hôm, có người bạn cùng tuổi với tôi (sanh năm 1932) đi xe đạp ghé thăm. Tôi được nghe anh kể là anh đã khám bịnh ở Bịnh viện Chợ Rẩy, qua các xét nghiệm y khoa tối tân và các bác sĩ đã định bịnh cho anh: 
Ung thư gan Lao thận. 
Anh thấy hoàn toàn thất vọng. Vì nếu vấp phải một trong hai chứng bịnh ấy cũng đủ chết rồi, huống chi mắc cả hai chứng bịnh nan y cùng một lúc. Cuối cùng anh có được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh. “Cái phao mà anh đã níu được khi đang chới với giữa biển khơi” . Anh cố gắng tập, kiên trì thực hiện theo đúng tài liệu, và kết quả là anh đã thắng bịnh tật. Hiện nay anh sống khỏe mạnh bình thường, làm việc hớt tóc, có khi anh phải đứng hàng giờ để làm công việc, thế mà anh vẫn bình thường như bao người khác. Từ đó đến nay, đã bốn năm, anh vẫn tập đều đặn. Nhìn tư thế và sắc diện, không ai nghĩ là anh đã mắc phải bịnh nan y. Thỉnh thoảng anh đi xe đạp đến thăm tôi. Cũng từ đó, tôi chú tâm nghiên cứu Dịch Cân Kinh. Đầu năm
1986, tôi đã truyền đạt tài liệu này cho một người bạn trẻ bị bịnh lao phổi, không được điều trị đúng cách vì hoàn cảnh bản thân cũng như xã hội vào thập niên 80. Cuối cùng anh đã gầy guộc chỉ còn có 32kg trong cơ thể suy nhược, đã mấy lần cứ tưởng là không qua khỏi. Và anh đã vớt vát chút hy vọng còn lại, anh đã tập Yoga. Kết quả cơ thể có phần nào phục hồi nhưng vẫn yếu đuối. Suốt mùa Đông, anh vẫn không ra khỏi nhà, nhìn sắc diện, vẫn lộ những nét bịnh hoạn. 

Sau khi nhận được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh , anh đã cố gắng kiên trì luyện tập, thời gian đầu bạn tôi cũng gặp những phản ứng như ghi trong tài liệu. Dần dần anh qua được bước đầu vất vả, và gần cuối năm 1986, sau bốn tháng luyện tập, anh đã ho tống ra một khối huyết cứng to bằng trứng chim cút, và sau đó anh từ từ hồi phục sức khỏe, da dẻ hồng hào, vẻ mặt vui tươi, và mãi đến nay anh vẫn giữ được sắc thái của người bình thường không bịnh hoạn. 

Một trường hợp khác, bạn tôi, sinh năm 1931, bị bịnh Parkinson đã bốn năm nay, đã chữa trị Đông, Tây y, thuốc gia truyền và nhân điện...Lẽ dĩ nhiên là bịnh không khỏi. Vì bịnh Parkinson cho đến nay, loài người vẫn bó tay.

Sau khi nghiên cứu và luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, bạn tôi cũng gặp phản ứng như ghi trong tài liệu. Tuy vậy, anh vẫn kiên trì tập đều đặn. Tuy hiện nay bịnh Parkinson không lành hẵn, song bịnh được ngăn chận giới hạn ở mức chỉ rung có hai bàn tay. Còn các khớp, nhất là khớp tay và chân, vẫn cử động bình thường, không gặp một khó khăn trở ngại nào mà lẽ ra, đúng theo các triệu chứng điển hình, thì bịnh càng lâu, các khớp bị cứng và hạn chế cử động cho đến một lúc nào đó sẽ bị cứng khớp, không cử động được nữa. Bịnh kéo dài bốn năm nay nhưng anh vẫn sinh hoạt bình thường, có nghĩa là bịnh bị ngăn chận ở một mức độ có thể chấp nhận được.

Một trường hợp nữa là một anh bạn sinh năm 1930 bị béo phì, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa kinh niên. Từ hơn ba mươi năm nay, anh đã dùng vô số thuốc Đông, Tây y và châm cứu nhưng vẫn quanh quẩn hết chứng này đến tật khác, không ngày nào vắng thuốc. Anh đã tiếp nhận Dịch Cân Kinh, và sau thời gian tập luyện cũng có những phản ứng như đã ghi trong tài liệu, và sau đó, anh phục hồi sức khỏe, nhất là rối loạn tiêu hóa không còn nữa, ít khi phải dùng thuốc trị cao huyết áp. Anh ca ngợi Dịch Cân Kinh là môn thuốc trị bá bịnh. 

Qua bốn trường hợp mà tôi đã theo dõi hai năm nay, chưa phải là nhiều, tôi đã phải công nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương pháp chữa được nhiều bịnh hiểm nghèo mà hiện nay Tây y nhiều khi phải bó tay. 

Đọc qua tài liệu Dịch Cân Kinh, chúng ta thấy vấn đề kỹ thuật luyện tập không có gì khó khăn, rất dễ tập. Điều cần nhấn mạnh ở đây là ý chí, quyết tâm. kiên trì và thường xuyên. Nếu vượt qua được những điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả mỹ mãn.

Năm 1943, khi giảng lớp Quân y Khóa 1, Phân khu Bình Trị Thiên và Trung Lào, thầy tôi, Bác sĩ Bùi Thiện Sự đã nói: “Nghề nghiệp của chúng ta có nhiệm vụ cao cả là phụng sự và làm vơi đi những đau khổ của nhân loại”. Để ghi nhớ lời dạy ấy của Thầy, tôi nguyện truyền đạt cho bất cứ ai, những gì mà tôi nghĩ sẽ giúp ích được cho mọi người.

Bây giờ tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh đối với tôi là một phương thuốc quý giá giúp cho đời. Tôi đã hối hận về nỗi thờ ơ của mình buổi ban đầu, khi mới tiếp nhận tài liệu này.Miền Đông ngày 7 tháng 3 năm 1997
Bác sĩ Lê Quốc Khánh Sự Tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh
Năm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (Môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém, không thể luyện võ được, Tổ Sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả to lớn vì tiêu trừ được các bịnh tật hiểm nghèo.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bịnh, ngay cả bịnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết khí huyết của Đông y để chứng minh. Sức khỏe của con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về điều này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Đông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc, hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào...mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và quá trình tuần hoàn của huyết mà xem xét. Theo Đông y, mộy khi khí huyết không thông là tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch, gân và các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, làm các vật chèn ép mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bịnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng, thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bịnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:
Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày ba buổi. Mỗi buổi 1800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u và khỏi bịnh. Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bịnh. Đã ba năm nay vẫn khỏe mạnh. Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau 3 tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất. 
Nguyên nhân bịnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể của con người là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp giữa cái sống và sự chết. giữa lành mạnh và bịnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chớ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp tất cả các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bịnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bịnh ung thư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở trong cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bịnh ung thư là bịnh chữa được. 

Đương nhiên bịnh tật là do sự trì trệ khí huyết mà nó làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bịnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bịnh đối với việc tự chữa được bịnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bịnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bịnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bịnh như : suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bịnh tim các loại, bán thân bất toại,
bịnh thận, hen suyễn, lao phổi, trúng gió méo mồm và lệch mắt.

Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bịnh tật là do khí huyết (âm, dương) mất thăng bằng mà sanh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này. Nên đối với đa số các loại bịnh, nhất là bịnh mãn tính đều có thể chữa được cả.Phương Pháp Luyện Tập Dịch Cân Kinh Đầu tiên là nói về tư tưởng:
Phải có hào khí, nghĩa là có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bịnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bịnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.Tư Thế Luyện Tập :
1. Lên không xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Đầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

2. Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập. Xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhên, không mím môi, ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất. Bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẫm câu: “Lên có xuống không”. Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng
sức đưa tay ra phía trước (xuống).

3. Trên ba dưới bảy : Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức độ bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

4. Mắt nhìn thẳng : không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẫm đếm số lần vẫy. 

Các bước tập cụ thể như sau : 
a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai. b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra phía sau. c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường. d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng. e) Hai mắt chọn một điểm ở đàng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi và bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm. f) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay về phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả. g) Vẫy tay từ 200, 300, 400,500, 600, 700 lần,
dần dần tăng lên đến 1800 lần vẫy (tương đương với 30 phút). h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nên nóng, tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không nên tùy tiện, bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong sự luyện tập, khó có hiệu quả. 

Bắt đầu tập luyện, không nên làm tổn thương các ngón chân (Sau mỗi buổi tập, vuốt ve các ngón chân mỗi ngón chín lần). Nôn nóng muốn khỏi bịnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách và kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nặng dưới nhẹ” là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thì thườg hay có trung tiện (đánh giấm), hắt hơi và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng..... chỉ là hiện tượng bình thường, đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là “Thiên khinh Địa trọng” (Trên nhẹ dưới nặng), đấy là quy luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh Địa trọng.

Sở dĩ bịnh gan là do khí huyết của tạng gan không tốt gây nên khi bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết. Do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là kết quả tốt.

Về bịnh mắt, luyện Dịch cân kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí chữa được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được. Khi khí huyết không dẫn đến được các bộ phận của mắt thì thường sinh ra các bệnh tật của mắt. 
Đôi mắt là bộ phận của thị giác và cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.Những Phản Ứng Khi Luyện Tập Dịch Cân Kinh
Khi luyện tập, cơ thể có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bịnh, không nên lo nghĩ. Sau đây là 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng khác không kể ra hết được.1. Đau buốt, 2. Tê dại, 3. Lạnh, 4. Nóng, 5. Đầy Hơi, 6. Sưng
7. Ngứa, 8. Ứa nước giải, 9. Ra mồ hôi, 10. Cảm giác như kiến bò
11. Giật gân, giật thịt, 12. Đầu khớp xương có tiếng kêu lụp cụp
13. Cảm giác máu chảy dồn dập, 14. Lông tóc dựng đứng
15. Âm nang to lên, 16. Lưng đau, 17. Máy mắt mi giật
18. Đầu nặng, 19. Hơi thở nhiều, 20. Nấc, 21. Trung tiện
22. Gót chân nhức như mưng mủ, 23. Cáu trắng dưới lưỡi
24. Đau mỏi toàn thân, 25. Da cứng, da chân chai rụng đi, 
26. Sắc mặt biến đi,27. Huyết áp biến đổi, 28. Đại tiện ra máu, 
29. Tiểu tiện nhiều, 30. Nôn mửa, ho, 31. Bịnh từ trong da thịt bài tiết ra, 32. Trên đỉnh đầu mọc mụt, 33. Ngứa từng chỗ hay toàn thân, 
34. Chảy máu cam. 
Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bịnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh ra các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng.. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau :Nội trung :Tức là nâng cao can
khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu. Tứ trưởng tố : Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh. Ngũ tam phát :Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là 
Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu, Gio cung : huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân. 
Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ. Lục phủ minh :Đó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng. Một số điều cần lưu ý khi luyện tập :
Số lần vẫy tay: không dưới 800 lần, từ 800 lần trở lên dần dần đến 1800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bịnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm 10 đầu ngón chân. Số buổi tập : Sáng thành tâm tập mạnh, Trưa trước khi ăn tập vừa. Tối trước khi ngủ tập nhẹ. Có thể tập nhiều tùy theo bịnh trạng: Có những bịnh nhân nâng số lần vẫy tay lên đến 5 hay 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp. Tốc độ vẫy tay : Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1800 lần là hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút. Khi đã
thuần thì vẫy hẹp vòng. Bịnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bịnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông. Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ: Vẫy tay là môn thể dục chữa bịnh chớ không phải là một môn thể thao khác biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bịnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút.
Bịnh huyết áp thì nên dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm. 

Nói tóm lại phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng, là tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), còn động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

Khi vẫy tay về phía sau dùng sức bảy phần. Khi vẫy tay về phía trước thuộc về quán tính, còn chừng 5 phần. 

Đếm số lần vẫy tay, đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tỉnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân âm được bồi dưỡng.

Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn) : Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được. Dĩ nhiên nơi nào không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

Trước và sau khi tập : Trước khi tập, đứng bình tỉnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về tâm lý và sinh lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng, thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh, nên cần chú ý đến điểm này,

Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép : Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi luyện tập, đa số thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không. 

Khi tập cần chú ý các điểm sau đây : 
Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư) Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực), Khi tay trả về phía trước, không dùng sức (nhẹ), Tay vẫy về phía sau, dùng sức (nặng, mạnh), Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay, 

Tập ngày 3 buổi, kiên quyết tự chữa bịnh cho mình.  
Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện : Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhứt định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hiệu quả. Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không ? Có thể sinh bịnh do tư thế không đúng, làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng han hữu, không tới 1%. Khi tập nên tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông. Tóm lại cần lưu tâm những điểm sau : 
Khi tập luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất. Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế “thượng hư hạ thật”. Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1800 trở lên mới có hiệu quả. Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng sẽ tăng số lần vẫy tay lên. Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bịnh tật ta đang mắc phải. Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bịnh mà còn là một phương pháp phòng bịnh rất hữu hiệu. 4.        
From: Phuong1110@aol.comDate: Tue Jun 5, 2001 3:41pmSubject: Kinh Nghiệm luyện tập Đạt Ma Dịch Cân KinhNguyễn Sanh28 sưu tầmKinh Nghiệm luyện tập Đạt Ma Dịch Cân KinhHuỳnh Bửu KhươngLTS. - Số báo trước, NVTB đã đăng bài viết của BS Lê Phước Khánh nói về môn luyện “ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH”, và những hiệu quả chữa bịnh, giữ gìn sức khoẻ cho nhiều ngườịBài viết đã được đăng vào tháng 11 năm ngoái trên nhật báo Người Việt ở California. Sau đó, cách đây 3 tuần, trên mạng lưới internet có phổ biến bài của một đọc giả góp ý thêm về kinh nghiệm tập môn nói trên. Chúng tôi trích đăng lại nguyên văn để bạn đọc tiện tra cứu (NVTB).Gần đây tôi có đọc loạt bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh của BS Lê Quốc Khánh trong nhật báo Người Việt ngày 17 và 18/1 1/2000và
thấy rất vui mừng khi biết tập Cân Kinh thấy rõ, người nào có bệnh thì Cân Kinh có thể chữa được nhiều bịnh nan y trong đó có cả bịnh ung thư. Do đó tôi muốn góp thêm ý kiến bằng cách nói lên kinh nghiệm bản thân về việc tập Dịch Cân Kinh để giúp đỡ đọc giả hiểu rõ hơn cách luyện tập và củng cố lòng tin vào phương pháp tập luyện nàỵVào năm 1974, chúng tôi được anh Nguyễn Kim Tri, Thiếu tá ở Võ Phòng Tổng Thống, cho chúng tôi phóng ảnh của quyển Dịch Cân Kinh bằng tiếng Tàu và khuyên chúng tôi nên tập luyện theo sách ấy, rất tốt cho sức khoẻ, vì đây là cách luyện tập của chùa Thiếu Lâm dành cho môn sinh luyện trước khi học võ.Sau đó chúng tôi nhờ người dịch đại ý của quyển sách và tập luyện. Sau bốn tháng tập luyện mọi người
trong phòng tôi (Khối Đặc Biệt, Trung Tâm Phối Hợp Thi Hành Hiệp Định Ba Lê, Phủ Tổng Thống) đều đạt kết quả tốt. Người nào không có bịnh thì đều lên cân, da dẻ hồng hào thấy rõ, người nào có bịnh thì bớt bịnh. Ông Long, thư ký đánh máy, bị huyết áp cao thì sau 4 tháng tập, huyết áp xuống bình thường mặc dầu không có uống thuốc. Lúc ấy ngày nào tôi cũng tập 1,200 cái đánh tay (Lúc mới khởi sự tập 200, về sau tăng dần)…Sau tháng 4 năm 1975, suốt thời gian ở trong các trại cải tạo từ miền Nam ra tới miền Bắc, ngày nào tôi cũng tôi cũng tập Dịch Cân Kinh một lần, và vẫn giữ mức 1200 cái đánh taỵ Nhờ vậy mà mặc dù ăn đói và rất ốm yếu, tôi vẫn có thể chịu được và ít bịnh. Anh em nói vì tôi là quan văn trong nghành võ (luật sư Toà
Thượng Thẩm Sài Gòn, thiếu tá) nên không có sức chịu đựng bằng các anh em khác, phần đông là tiểu đoàn trưởng tác chiến, quận trưởng hoặc hạm trưởng Hải quan cấp chỉ huy Biệt Kích Dù, an ninh quân đội v.v…Hồi mới ra Hoàng Liên Sơn ở huyện Văn Chấn, thuộc tỉnh Nghĩa Lộc cũ, vào tháng 7 năm 1976, mỗi lần đi lấy gạo, tôi cùng một anh nữa khiêng lối 20, 25 kí đi bộ 7,8 cây số đường rừng. Khi về gần tới trại có đèo 19 tháng 5 rất cao, thường tôi yêu cầu anh cùng khiêng với tôi phải ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp. Sau đó tôi nói với thầy Thuần, một Đại Đức, thiếu tá tuyên úy Phật giáo, người ở cùng một láng và cùng tập Dịch Cân Kinh với tôi mỗi ngày, về việc tôi qua không nổi đèo 19 tháng 5. Thầy nói: “Bác cứ tập lên 2000
cái cho tôi, bác sẽ qua nổi đèo ấỵ Nghe lời thầy Thuần, tôi tập lên đến 2000 cái đánh tay mỗi ngàỵ Và lối nửa tháng sau, khi đi lấy gạo, tôi được giao phải vác một mình 20 kí, (vì họ cho rằng chúng tôi ra Bắc một thời gian rồi, phải vác nổi 20 kí đi xa), nặng gấp đôi lần trước, thế mà khi qua đèo 19 tháng 5 tôi qua luôn, không phải ngừng lại để nghỉ như trước. Tôi biết ngay là nhờ tập Dịch Cân Kinh theo lối thầy Thuần chỉ nên mới đạt được kết quả ấy, chớ việc ăn uống thì chúng tôi vẫn bị đói dài dài (ở miền Bắc trong ba năm đầu gia đình không được gởi thực phẩm cho chúng tôi).Hồi đó tôi tập nổi 2200 cái đánh tay cho mỗi lần là nhờ hằng ngày tôi phải leo núi, đồi, phải làm việc nặng nên chân mạnh hơn lúc ở Sài Gòn. Chân
phải mạnh, rắn chắc thì tập mới lâu được, vì suốt buổi tập mình phải đứng tấn.Tôi còn nhớ, có một hôm chúng tôi phải khiêng một khúc cây to. Anh bộ đội nói “Chỉ cần 10 người khiêng cây này, anh nào yếu cho khỏi khiêng.” Tôi đưa tay lên xin khỏi khiêng vì tôi biết là tôi yếu nhất trong anh em. Đồng thời có một anh nữa, anh Duyệt cũng đưa tay. Anh bộ đội trỏ tôi và nói: “Anh không yếu bằng anh này” vưà chỉ anh Duyệt. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy anh Duyệt mặt mày xanh xao mặc dù thực sự anh mạnh hơn tôi. Nhờ tập Dịch Cân Kinh mỗi ngày nên dù ăn đói nhưng da mặt tôi không xanh mét như một số anh khác.Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da
dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy, và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh:1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giầy hay dép, không nên đi chân đất, Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngói chân cái bằng khoảng cách của hai vai, hai bàn chân bám chặt xuống giầy hay dép2.  Gồng cứng bắp chuối và bắp vế chân, hậu môn nhíu lại và thót lên. Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống
đất, từ thắt lưng trở  xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyểnTóm lại đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giầy, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch.Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế.Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn. 3.  Đầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.4.  Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau,
không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau (đầu chót luỡi chạm nướu răng trên để luồng điện được lưu thông)5.  Ở mỗi bàn tay, các ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa ra phía trước). Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ. Khi đánh tay ra phía sau, một góc 60 độ. Tóm lại khi đánh tay ra phía sau, đánh hết tay. Khi đưa hai tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ có 30 độ.Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì kể một cái đánh tay. Khi mới bắt
đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày hai lần, sáng và chiều. Còn nếu có ý chí lớn hơn nửa thì tập ba lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) càng tốt.Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được miển là thoáng khí và yên tĩnh.Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức, và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.  Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập, về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350, v.v... Hồi tôi mới tập một thời gian ngắn sau là tôi lên đến 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh, và mỗi ngày tôi chỉ tập
một lần . Sau khi tập xong ta thấy khát nước (nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức . Sau khi tập tôi  thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co giản hai cánh tay. Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụt ngay. Nếu tập đúng cách tôi thấy không có bị phản ứng gì cả mà càng ngày ta càng thấy khỏe ra. Mình tập đuợc nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chứ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho được nhiều mà không gồng (lên gân) hai chân cho thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa .  Đánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu
thông  càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bệnh tật .Sách nói muốn tập trị  bệnh thì nên tập từ 2000 - 3000 cái mỗi ngày trong vòng  lối 30 phút. Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng cần phải áp dụng trong lúc tập:          1) Thượng tam hạ thất: Nếu trong thời gian tập mình dùng 10 phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng  cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên.          Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực . Đó gọi là thượng tam hạ thất, là thượng hư hạ thực, trên ba dưới bảy, hay trên hư dưới thực. Trong việc đánh tay cũng thế. Khi đưa tay ra phía sau dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ  dùng 3 phần.Trước ba sau bảy, hay trước hư sau
thực, đánh tay ra phía sau mới là thực cần thiết, và phải đánh cho hết tay.          2) Tâm bình khí tịnh:Trong  suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó) ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Đó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chứ không phải thở theo nhịp tay.Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ  Đang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay. Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, thầy Thuần thở theo nhịp tay, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt .Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập: Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó là vì ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười
ngón tay (bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có vẽ hình rõ lắm). Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo, luồng điện thay vì đi xuống lại đi nguợc lên đầu. Hồi ở  Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vi` trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa,  và mỗi cái đánh tay nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân  vậy. Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa là trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi. Thêm vào đó, ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhứt nữa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở VN
tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Đàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.

Orange, 12/12/2000Huỳnh Bửu Khươngwww.QuanTheAmBoTat.com 

Obama tiết lộ điều đáng tiếc nhất trong đời

Obama tiết lộ điều đáng tiếc nhất trong đời

Trong cuộc trò chuyện với sinh viên tại Malaysia hôm qua, Tổng thống Mỹ nói rằng nỗi hối tiếc lớn nhất trong đời ông là không dành nhiều thời gian hơn cho mẹ.
Trong chuyến công du Malaysia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói chuyện với sinh viên tại Đại học Malaya trong khoảng 80 phút hôm 27/4. Các bạn trẻ Malaysia hỏi ông hàng loạt vấn đề cá nhân, chứ không tỏ ra quan tâm tới các vấn đề chính sách, ABC News đưa tin.
Khi một sinh viên hỏi Obama về điều ông hối tiếc nhất trong đời, ông nói về Ann Dunham, mẹ của ông. Bà đã qua đời vì ung thư buồng trứng vào năm 1995, hưởng thọ 52 tuổi.
Nhập mô tả cho ảnh
Tổng thống Mỹ Barack Obama giao lưu với sinh viên trong Đại học Malaya hôm 27/4. Ảnh: AP
"Tôi tiếc vì không dành nhiều thời gian hơn cho mẹ. Bà mất sớm vì mắc ung thư. Trên thực tế, mẹ tôi mất ở tuổi 52, nghĩa là khi bà chỉ hơn một tuổi so với tôi bây giờ. Cái chết của bà diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 6 tháng", ông chủ Nhà Trắng hồi tưởng.
Obama kể rằng trong khoảng thời gian từ tuổi 20 tới 30, ông quá bận rộn với cuộc sống riêng nên ông không thường xuyên liên lạc với mẹ để hỏi thăm bà.
"Theo tôi, bạn sẽ nhớ mãi những người mà bạn yêu. Tôi nhận ra rằng tôi đã không dành nhiều thời gian cho mẹ, tìm hiểu suy nghĩ và hành động của bà. Lẽ ra tôi phải làm việc đó hàng ngày, bởi mẹ là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi", ông tâm sự.
Nhập mô tả cho ảnh
Phần lớn câu hỏi của sinh viên Malaysia trong cuộc giao lưu hôm 27/4 hướng về các vấn đề cá nhân của Tổng thống Mỹ, chứ không xoáy vào các vấn đề chính trị. Ảnh: AP
Một sinh viên khác muốn biết về mong ước của ông Obama thời trẻ và liệu ông đã đạt được mục tiêu đó hay chưa. Ông Obama kể về quãng thời gian nổi loạn thời trung học do cuộc sống gia đình phức tạp, sự thiếu vắng sự chăm sóc của cha. Đây là  khoảng thời gian ông không chú tâm nhiều tới việc học hành. 
“Đôi lúc tôi tận hưởng cuộc sống hơi quá", tổng thống Mỹ bình luận.
Công dân số một của nước Mỹ khuyên mọi người không nên quá đam mê công việc mà bớt thời gian dành cho gia đình.
"Gia đình là cội nguồn quan trọng nhất của hạnh phúc", Obama nhận định.
Khi khán giả hỏi Obama về di sản mà ông muốn để lại, Tổng thống Mỹ liệt kê hàng loạt yếu tố - bao gồm việc trở thành người cha và người chồng tốt. Đối với di sản trong nhiệm kỳ tổng thống, ông liệt kê hàng loạt thành tựu - bao gồm xử lý cuộc khủng hoảng tài chính sau khi nhậm chức vào năm 2009, tạo ra cơ hội kinh tế cho mọi người dân, ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, kiềm chế Iran, thúc đẩy hòa bình giữa Israel và Palestine. 

Quan chức và từ chức

Chung nao con gan chuc vu voi quyen
loi( tien, vat chat, bong loc, qua bieu, loi ich nhom, tao
loi the cho con chau, gia toc, dan em....) thi dung bao gio
noi toi van hoa tu chuc.
Cac cu ngay xua da tong ket: " MOT NGUOI LAM QUAN CA HO DUOC
NHO" roi la gi.
Noi mot Quoc gia nao do tham nhung la noi den bon cam quyen,
bon lanh dao cap cao THAM NHUNG con dan khong co cua de tham
nhung.
Vi vay, con qua som de noi chuyen tu chuc o Viet Nam chu
dung noi den VAN HOA TU CHUC thi lai cang xa la.


http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/173041/quan-chuc-va-tu-chuc.html

Huyền thoại đánh roi đi quyền của lão võ sư Bình Định

Huyền thoại đánh roi đi quyền của lão võ sư Bình Định

Quần nhau với heo rừng một buổi, cuối cùng võ sư Phan Thọ dùng đòn gánh đập chết con thú. Gặp sĩ quan Hàn Quốc, ông trổ ngón tấn mã tam chiến hạ nốc ao đối thủ.
Lão võ sư Phan Thọ, người được mệnh danh là huyền thoại làng võ Bình Định, vừa qua đời ở tuổi 89 tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. 
Võ sư Phan Thọ được xem là nguồn tư liệu sống về võ cổ truyền Bình Định. Sinh thời, ông là người thừa kế di sản đồ sộ của môn phái quyền An Vinh, giữ lửa cho làng quyền An Vinh trên 200 năm tuổi.
Có rất nhiều giai thoại, câu chuyện kể về cuộc đời và những thăng trầm trong nghề võ của lão sư Phan Thọ. Khi nói về ông, người ta nghĩ đến một võ sư tinh thông thập bát ban binh khí (18 môn binh khí). Vốn liếng võ nghệ của ông là kết tinh đỉnh cao của ba làng võ An Vinh, An Thái, Thuận Truyền nức tiếng của Bình Định xưa kia.
Lão võ sư Phan Thọ sinh năm 1926, người xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông chính thức theo nghiệp võ từ tuổi 17, môn võ đầu tiên mà ông học là quyền An Vinh. Dù thông thuộc 18 ban binh khí, nhưng quyền An Vinh là môn võ sở trường của võ sư, gắn với nó là những giai thoại tỷ thí để đời của ông.
vo-su-Phan-Tho-1-1-5912-1398745930.jpg
Võ sư Phan Thọ và chiêu “độc xà thám nguyệt”, nghĩa là con rắn thăm dò khuôn trăng. Chiêu thức cúi hụp người xuống để né đòn của đối phương, sau đó húc vào hạ bộ quật ngã đối phương tuyệt đối. Đây là một trong những tuyệt chiêu của lão võ sư, 3 lần hạ các võ sĩ Hàn Quốc. Ảnh tư liệu.
18 năm học võ, bao phen bán bò, bán ruộng... theo nghiệp, ông được nhiều thầy võ nổi tiếng chỉ dạy. Các môn quyền, roi, kiếm, đao, thương, ông học thầy Nguyễn An (Bảy Lụt) và Diệp Trường Phát (Tàu Sáu). Các môn kích, giản, phủ, chùy, bồ cào, lăn khiên, ông học thầy Lê Hải (Sáu Hà) và Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ). Các môn côn, thước, dây xích, xà mâu, chấn thiên cung, độc bút, chỉa ba, ông học thầy Hồ Nhu (Hồ Ngạnh)...
Có hai giai thoại về tỷ võ gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của ông Thọ sau này. Thứ nhất là giai thoại về việc ông một mình dùng quyền đánh thú dữ. Nhiều người cùng thời kể, khi võ sư Phan Thọ còn là chàng trai trẻ, ông đã giúp bà con trong làng đánh heo rừng bảo vệ mùa gặt. Khi đó, người làng báo tin có heo rừng phá hoại mùa màng, quấy nhiễu dân. Lão sư Phan Thọ nghe tin không kịp mặc áo, vớ lấy cây đòn gánh chạy ra đồng.
Đòn gánh của lão sư không phải đơn thuần như bao đòn gánh khác, nó được làm từ nguyên một gốc tre. Cuộc tử chiến ác liệt giữa người và mãnh thú diễn ra. Con heo hung hăng húc vào ông, còn ông lanh lẹ né tránh đồng thời vung những đòn búa bổ vào đầu, vào lưng nó. Dân làng kéo ra xem đông như trẩy hội, nhưng ông ra hiệu đừng có vào giúp, vì sợ vướng víu. Cứ thế, người và heo quần nhau cho đến tận chiều tà. Trước khi mặt trời lặn, ông cẩn thận nện vào đầu nó một phát nữa, rồi ra hiệu cho dân làng kéo heo về. Kỷ niệm cuộc chiến sinh tử để đời đó của ông là bộ răng nanh dài quá khổ của dã thú, mà đến nay ông vẫn còn lưu giữ.
Năm 1972, lão sư Phan Thọ hạ một võ sĩ taekwondo đệ ngũ huyền đẳng của Nam Hàn (nay là Hàn Quốc). Theo lời võ sư lúc còn sống, thời đó nghe danh ông là võ sĩ nổi tiếng ở Bình Định, một võ sĩ taekwondo đệ ngũ đẳng huyền đai mặc áo sĩ quan Nam Hàn tìm đến tận nhà thách đấu. Ông nhận lời, mời khách ra đòn trước. Không khách khí, viên sĩ quan nọ tung tiền một cước, ông lách mình, cú đá trúng vào cây cột cái làm rung chuyển cả ngôi nhà. Giữ thế thủ đến chiêu thứ ba cũng là lúc cú đá của viên sĩ quan nọ quét ngang mặt, ông liền giở ngón tấn mã tam chiến, một chân quét ngựa, một tay đỡ đòn, tay kia xòe hổ trảo hạ địa tầm châu, hạ địch thủ nốc ao trong nháy mắt.
vo-su-Phan-Tho-1-2-4767-1398745930.jpg
Võ sư Phan Thọ dạy học trò các thế võ, khi ông còn sống. Ảnh tư liệu.
Năm 1988, khi lão võ sư ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, một đoàn võ sư Nhật Bản đến thách đấu cùng ông. Tuổi già, lão sư từ chối tỷ thí nhưng đối phương nhất định không bỏ qua. Sau khi bị ông hạ gục bằng đường quyền An Vinh nức tiếng, đối phương mới chấp tay bái lạy: “Võ Tây Sơn, Bình Định danh bất hư truyền, xin chỉ giáo”.
Không chỉ nổi tiếng với giai thoại để đời, võ sư Phan Thọ còn là người thầy giỏi vừa truyền nghệ vừa truyền lòng nhân, tinh thần nghĩa hiệp cho học trò. Ông lập võ đường Phan Thọ truyền dạy quyền An Vinh và 18 môn binh khí của võ cổ truyền xuất phát từ thời phong trào nông dân Tây Sơn (thập bát ban binh khí), gồm quyền, roi, siêu, kiếm, đao, độc tiên (tức khăn xéo), thương, kích, giảng, thủ, chùy, mỏ gẩy, xà mâu, côn, xích, thước, ba chĩa và trống thiên cung. 
Thầy Phan Thọ nổi tiếng nghiêm khắc. Sinh thời ông vẫn nói: “Cái mà tui luôn dạy cho lớp con cháu là phải hiểu cội rễ sâu xa của võ thuật, đó chính là lòng nhân từ và tinh thần nghĩa hiệp”. Chính vì thế, lớp học trò hậu thế của ông thành danh rất nhiều, tiếp nối ông giữ lửa cho quyền An Vinh và giữ gìn thập bát ban binh khí. Các con của lão võ sư vẫn theo nghiệp cha nhưng đến nay vẫn chưa có ai là truyền nhân thực thụ của ông.
Minh Thùy

Các Video nhạc hay



Thân gửi: Các anh, các chị và các bạn,

Nhân những ngày nghỉ lễ 30.4 và 1.5, tôi xin gửi các anh, các chị và các bạn vài đường links để vào xem mấy videoclip nhạc để thưởng thức:

1. Bài: " Ich hab die Liebe gesehn" để hoài niệm về 1 thời ở Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=yqC_bj4mskg

2. Bài: " Die Liebe ist blau"

https://www.youtube.com/watch?v=BekDW-jvgJY

3. Nghệ sĩ vĩ cầm trẻ tài ba, Lindsey Stirling chơi và biểu diễn bài: " crystallize":


https://www.youtube.com/watch?v=aHjpOzsQ9YI

Chúc các anh, các chị và các bạn những ngày lễ thật vui vẻ và sức khỏe.

Thân: Đông Hưng