Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Hết chê !

Hết chê !

.....................................................................XXX

Sáng trăng sáng cả vườn chè ...
Chập chờn đêm tối ...sau hè , nhà ai .
Vẳng nghe róc rách bên tai,
Em buồn...Em tắm, đừng ai "dóm lèn" !...
-- 

Phở" hơn "Cơm" ở chỗ nào?


"Phở" hơn "Cơm" ở chỗ nào?

Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ... gạo tẻ. Phở có thịt có hành, thì cơm cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn.
Dân gian (hay đúng hơn là đàn ông trong giân dan) gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì 2 "nguyên tố" ấy đều có 2 giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng xét về giá trị "nhận thức" rõ ràng có ưu thế, vì phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay pướm.
Thật vậy, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn hàng ngàn trang giấy tán tụng phở như Thuần Việt, Hồn Việt hay Đặc Việt. Chính một quan chức cấp cao đã từng kêu: Thương hiệu Việt dường như chỉ có phở, áo dài, và nón lá. Rất ít bài viết về cơm. Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về bài ký "Phở", chưa có nhà văn, thơ nào nổi tiếng về bài ký "Cơm". Thật quá ngạc nhiên!
Trở lại vấn đề chán "cơm" thèm "phở", đã có rất nhiều bài vè bài thơ và chuyện hài về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc buồn cười là "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".
Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề "cơm" và "phở". Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:

1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.

3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.

6. "Phở' có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.

8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn... thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp một cách "tự nguyện" ,"cơm" sẽ dừng ngay.

10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng ...

"Muộn còn hơn không bao

Chúng ta đã quá quen với sự dối trá!

Không biết "bao giờ cho đến ngày xưa" cái thời còn ít dối lừa!


Nói thêm về cách xin lỗi của một ngôi sao truyền hình trên VTV

Minh Nguyễn

Tôi vốn rất yêu mến ngôi sao truyền hình Thu Uyên (T.U.) kể từ khi chị phụ trách tổng hợp thời sự Quốc tế cuối tuần trên VTV1. Bẵng đi một thời gian khá dài, sau đó chị chuyển qua Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly (NCHCCCL). Chương trình ra mắt cuốn hút tôi ngay và thực tình khi xem lòng tôi rất xúc động. Thế là cứ đầu mỗi tháng tôi hay gọi cho Đại tá Đinh Hữu Tấn để anh cùng theo dõi NCHCCCL. Rồi anh tin tưởng đăng ký với Chương trình về trường hợp của anh để Chương trình tìm giúp…
Cho nên khi viết bài SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11 (xem đây) tôi cố gắng viết thật khách quan, chỉ lấy những tài liệu từ anh Đinh Hữu Tấn gửi tới, thậm chí bỏ qua rất nhiều những phần nặng nề gay gắt nhất có trong tài liệu (Điều này tôi đã nói khi T.U. gọi điện cho tôi). Hôm LS Trần Đình Triển đến tìm hiểu rồi đưa bài của tôi lên Facebook, tôi không thật thấy yên lòng. Vì tôi biết trên Facebook sự việc có thể bị đẩy đến những hệ lụy chê khen quá lời. Tôi chỉ muốn bài của tôi đăng trên một tờ báo chính thống có độ tin cậy. Nếu không thì trên một trang mạng uy tín như trang Bauxite Việt Nam do những nhà trí thức nghiêm chỉnh điều hành. Tôi thiết nghĩ, mình là người chân chính, thì mình phải nói lên sự thật. Khi bài của tôi vừa lên Facebook của Trần Đình Triển, nhiều comment nhắn tin hỏi tôi tới tấp. Tôi khuyên các bạn bình tĩnh, chờ bài chính thức trênBauxite Việt Nam xuất hiện. Thế rồi Bauxite Việt Namcũng lên bài. Ngay sáng sớm, vợ Đại tá Đinh Hữu Tấn điện vào “Hôm qua, một cô tên Linh thuộc Chương trình NCHCCCL gọi điện đến cho chị. Họ hỏi thăm gia đình qua quýt rồi hỏi Nguyễn Minh có quan hệ như thế nào với anh chị. Chị nói không có ai là Nguyễn Minh, mà Minh Nguyễn thì có. Cô Linh vội chữa: Vâng Minh Nguyễn. Chị nói đó là một người rất thân thiết với gia đình. Rồi họ hỏi địa chỉ, ghi lại số điện thoại… có thể hôm nay họ gọi cho chú đấy”.
Đang ăn cơm tối tôi nhận được cuộc gọi có số lạ 0962287xxx…. Tôi không trả lời. Cuộc gọi tiếp tôi bắt máy, thì ra đó là ngôi sao truyền hình Thu Uyên, tôi hẹn lát nữa gọi lại vì tôi đang ăn cơm. Đúng hẹn, Thu Uyên: “Có phải chú A.C. không ạ”. “Vâng tôi nghe, chị gọi tới có chuyện gì không thế?” “Chú còn nhớ cháu không?” “Nhớ chứ”. “Cháu mới xem trên Bauxite bài viết của chú…
Thế rồi ngôi sao truyền hình VTV bắt đầu trần tình về vụ Chương trình NCHCCCL lần thứ 11; rằng khi Chương trình bố trí cho Long và chú Tấn nhận nhau Chương trình chưa hề biết Long là giả mạo; rằng đến lúc mọi người biết sự giả mạo thì cháu vẫn hoàn toàn chưa biết, chưa biết tý gì cả. Mãi rất lâu sau cháu mới biết và cháu đã xin lỗi chú Tấn rồi; rằng cháu làm chương trình này với tâm nguyện đem đến sự đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán với một tấm lòng trong trắng không hề gợn sự dối lừa, không hề giả dối lương tâm, chỉ mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người mà thôi. Rồi T.U. chuyển sang hỏi tôi tập tài liệu, rồi tự trả lời ngay, à… đấy là báo cáo của Lê Cao Tâm. Lê Cao Tâm lúc ấy là Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng (CT TTSGBS) chú ạ, báo cáo ấy là lời xin lỗi chú Tấn đấy. Mà sao chú có thể quy kết về cháu và VTV nặng lời như thế chứ, chúng cháu có làm điều gì xấu đâu. Cháu rất quý chú Tấn, biết chú và chú Tấn có những tập thư trao đổi rất tình cảm, cả hai người đều yêu thích văn học. Cháu rất buồn vì chú…
Thu Uyên nói một thôi một hồi làm tôi gần như bị đóng đinh tại chỗ. Tôi bắt đầu bình tâm lại. Tôi chậm rãi trả lời những vấn đề đặt ra của T.U. trong bài viết của tôi. Tôi nói để T.U. biết đây là tài liệu do Đại tá Đinh Hữu Tấn gửi cho tôi chứ tôi không tự bịa ra để viết, và chính người viết tài liệu này đã tìm ra Võ Văn Phước, rồi lại cho tiền để Phước ra Thanh Hóa gặp bố nuôi. Tôi chỉ muốn viết sự thật, mà sự thật thì đã hiển hiện, những bức ảnh nói lên điều đó, những địa chỉ và số ĐT của Phước và những người ở Huyện đội Củ Chi trước đây từng được Chương trình NCHCCCL lần thứ 11 phỏng vấn nói lên điều đó, và họ đang mất lòng tin vào VTV, không còn tin vào Truyền hình Trung ương nữa. Sự không còn tin vào Chương trình NCHCCCL là có thật chứ tôi không bịa. Đáng lý trước khi ĐT cho tôi, chị nên ĐT tới mảnh đời bất hạnh Võ Văn Phước, để hỏi cậu ấy xem tình hình như thế nào, đời sống ra sao, rồi ít ra cũng thay mặt Chương trình có một lời xin lỗi vì đã sơ suất không tìm ra người bố nuôi thật sự cho Phước, chứ sao lại gọi cho tôi. Sau đó tôi có nói: “Cách đây hơn một tuần, trước khi bài báo gửi đi, tôi có gọi đến “Hãy lên tiếng” muốn tìm Giám đốc CT TTSGBS, nhưng họ không cho gặp, bắt phải đến CT ở Quận 4, tôi không đến được. Nói thế để chị thấy, tự bản thân tôi cũng có trách nhiệm với những gì mình viết ra. Người viết có trách nhiệm là như thế. Tôi chỉ muốn nói ra một sự thật và mong chị cũng nên nhận lấy những gì sai sót của chương trình trong lần thứ 11 ấy”.
Khi ngôi sao truyền hình nhấn mạnh đến sự nhầm lẫn chỉ được phát hiện ra sau đó rất lâu chứ không phải biết mà cứ cho gặp mặt, tôi rất lấy làm lạ, thật trái ngược với những gì tập tài liệu mà tôi có. Chính vì thế tôi mới viết trong bài báo: “Thế nhưng trong CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SÀI GÒN BUỔI SÁNG, nơi đang hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình NCHCCCL, có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đã họp, xác định điều đó và đuổi việc Phan Hiếu. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình NCHCCCL vẫn cứ tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông”. Nếu như T.U. nói đúng thì lúc Chương trình cho phát sóng Hiếu vẫn còn trong đội tìm kiếm chứ chưa thể bị đuổi. Mà chưa bị đuổi thì thông thường người được phân công tìm Võ Văn Phước sẽ tiếp gia đình Đại tá Tấn. Vậy tại sao Hiếu không tiếp ông mà một người tên Hoàng hay tên gì đó tiếp đón? Tôi hỏi ý này. T.U. nói: “Cậu tiếp chú Tấn tên là Khoa, còn Hiếu… Hiếu bị đuổi việc rồi”. “Tại sao?” “Vì cậu ta vô kỷ luật” (!?). Đúng là MC, đối đáp rất nhanh khi gặp những tình huống bất ngờ. Trong tập tài liệu tôi đang giữ làm căn cứ còn nói T.U. và chồng có 70% cổ phần trong CT SGBS. Vậy khi họp lãnh đạo tại sao cô không được biết việc Long là giả mạo, mà mãi rất nhiều năm sau này cô mới được biết?!!! Tôi hỏi tiếp sang chuyện khác:
– Chị nói rất lâu sau chị mới biết sự thật giả, vậy sao chị không tìm cách giải thích cho gia đình chú Tấn biết việc nhầm lẫn của chương trình?
– Cháu đã xin lỗi chú ấy rồi!
–  Vào lúc nào?
–  Vào thời gian… chú đột quỵ lần thứ nhất, cũng… cách đây mấy năm rồi đấy.
–  Chị xin lỗi trực tiếp với chú Tấn à?
–  Vâng, cháu gọi điện ra nói trực tiếp với chú ấy.
Từ khi kết thúc chương trình NCHCCCL 11, hai vợ chồng anh Đinh Hữu Tấn chưa bao giờ nói với tôi rằng T.U. gọi điện ra hỏi thăm, thế thì làm sao khi anh đột quỵ lại có chuyện T.U. gọi điện ra xin lỗi. Hơn nữa sau đột quỵ, mỗi lần muốn gặp gia đình anh Tấn, bao giờ những người thân trong họ hàng hoặc bạn bè dù gọi số ĐT di động của anh ấy, cũng phải qua vợ anh, sau đó có muốn gặp anh thì chị mới đưa ĐT cho anh chứ anh không tự bắt máy được nữa. Vậy làm sao T.U. gọi ra chỉ để mình anh nghe, còn vợ không biết tý gì? Vả lại, cứ gì phải có lời xin lỗi trực tiếp ông Tấn. Khi thấy sai sót, tại sao Chương trình không xin lỗi ngay trên buổi truyền hình trực tiếp ngay sau đó, để không những gia đình ông Tấn, mà hàng triệu triệu người xem truyền hình được biết thì có phải hay biết bao nhiêu không. Bởi vì chương trình NCHCCCL đã vượt qua giới hạn cá nhân, mang tính toàn quốc toàn cầu, như ta đã biết.
Nhưng thật ra, chúng tôi không cần lời xin lỗi, mà cần nhân cách trung thực của người làm Truyền hình. Đừng để những giọt nước mắt rơi không đúng chỗ! Đừng để lời xin lỗi cứ mãi chỉ là lời xin lỗi. Còn nhớ đại biểu Dương Trung Quốc từng thẳng thắn chất vấn Thủ tướng N.T.D.: “Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?” Đáng lẽ các MC trên truyền hình cần khắc ghi câu chất vấn nằm lòng này để ứng xử sao cho hợp lẽ trước NHÂN DÂN. Đằng này T.U. cứ nhắc đi nhắc lại “Sai sót của chương trình lần ấy, cháu luôn nhắc các em làm chương trình sau này nhớ đến để các em rút kinh nghiệm”.
(Để chắc chắn lời khẳng định của mình, sau khi nói chuyện với T.U. tôi gọi điện ngay cho chị Tạ Thu Nhuần để hỏi xem T.U. có xin lỗi như cô ấy nói không. Chị Nhuần khẳng định: “Chưa bao giờ cô ấy gọi điện ra thì làm gì có chuyện xin lỗi. Bịa đấy!”)
Tôi đang ngẫm nghĩ thì T.U. nói tiếp “Với lại Cao Tâm viết báo cáo là để xin lỗi chú Tấn đấy ạ”. Đến đây thì tôi hoàn toàn thất vọng về ngôi sao truyền hình này. Trong tập tài liệu mà nhân viên điều tragửi cho anh Đinh Hữu Tấn hoàn toàn nói về sự giả dối của chương trình NCHCCCL, chứ không hề là một báo cáo gửi ra xin lỗi gia đình. Tôi định nói thêm vài điều nữa nhưng ngôi sao truyền hình không nghe, cúp máy, không một lời tạm biệt xã giao, chỉ còn lại những tiếng tuýt tuýt. Thái độ của T.U. khác hẳn những gì trước ống kính máy quay, khác hẳn những gì chị từng nói khi có người hỏi: Chị đã bao giờ thất bại: “Tôi luôn là người bắt đầu, chẳng hiểu vì sao lại vậy và tôi cố gắng để không bao giờ thất bại”. Trách chi gần cuối buổi nói chuyện T.U. tỏ ra gay gắt: “Cháu bị chú đánh rất đau, nhưng cháu sẽ không đầu hàng đâu, cháu sẽ bắt Cao Tâm làm rõ vấn đề này”.
Mấy ngày trước tôi đọc trên “Quê choa” bài Đã xác định được người đánh đập, ép cung ông Chấn?!” Bài báo mở đầu nói các điều tra viên đồng loạt phủ nhận việc ép cung ông Chấn, kể cả Chánh án Tòa án NDTC cũng lên tiếng “Nếu có đánh đập, ép cung thì phải chứng minh”. Làm sao có thể chứng minh được: Không hình ảnh, không ghi âm, không ghi hình, không nhân chứng, không thương tích… Cuối cùng một kịch bản hoàn hảo “Hôm nay chúng tôi xin công bố danh tính của người trực tiếp đánh đập, ép cung ông Chấn đó là … Điều tra viên Nguyễn Văn X, nhưng đồng chí này đã chết vì bị tai nạn giao thông cách đây mấy năm. Chấm hết!”
Vậy, nên hiểu việc T.U. gọi điện ra nhà Đại tá Đinh Hữu Tấn xin lỗi là có dụng ý gì nhỉ? Tôi tạm “dịch” ý đồ của chị như thế này xem có đúng không nhé: Tôi đã xin lỗi rồi, ai dám nói chưa xin lỗi thì cứ hỏi Đại tá Đinh Hữu Tấn mà xem? Nếu ông ấy không nhớ thì chẳng qua bây giờ ông ấy mất trí nhớ chứ không phải tôi chưa xin lỗi đâu nhé! Nhé! Nhé! Đúng là “bótaychấmcom”.
Và khi bài báo này được đăng, cũng có thể Thu Uyên sẽ phản bác lại: “Tôi không gọi điện cho ông ta, hoặc là ông ta đã bịa ra mọi chuyện. Nhưng ngôi sao truyền hình Thu Uyên nên nhớ điều này: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, không phải bất cứ lời nói nào cũng bị gió bay mất đâu nhé!
26/11/2013
 
M.N.
 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

TẢN MẠN CHUYỆN LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM



Đảng CS Trung quốc vừa có những thay đổi lớn trên văn bản chủ trương chính sách khi chuyển vai trò 'nền tảng " của Thị trường trong nên kinh tế sang vai trò "Quyết định"....Phải chăng rồi các năm tới đây Việt nam cũng tương tự?

TẢN MẠN CHUYỆN LIÊN XÔ,
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Phạm Gia Minh
 
Phần 3: Đổi mới ở Việt Nam


Những căn bệnh của Đổi mới I
Quan sát từ góc độ văn hóa và lịch sử, tuy có nhiều ưu điểm nổi trội giúp cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này cho tới ngày hôm nay vẫn có thể ngẩng cao đầu để tồn tại bên người hàng xóm Phương Bắc khổng lồ luôn âm mưu thôn tính và đồng hóa, nhưng Việt Nam ta có ít nhất 3 khiếm khuyết mang tính hệ thống đang là những trở ngại lớn trên con đường phát triển phồn vinh.(1)
Khiếm khuyết thứ nhất còn có tên là “căn bệnh tập trung-quan liêu –bao cấp kiểu Liên Xô " với đầy đủ các biểu hiện của tư duy kinh tế phi thị trường, quản lý xã hội dựa trên các biện pháp hành chính - quan liêu, cửa quyền của nhà nước toàn trị. Căn bệnh Xô Viết này dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm ở Việt Nam bởi lẽ về bản chất, xã hội Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh mẽ của  “phương thức sản xuất Châu Á ” (1.1),(1.2),(1.3). Hãy cùng nhìn lại một vài (trong muôn vàn) dẫn chứng sau đây:
-    Chịu ảnh hưởng chi phối bởi mô hình Xô Viết, đặt nền móng trên học thuyết Mác- Lê về cải tạo tư sản, Việt Nam đã tiến hành “ cải tạo XHCN” (hay tận diệt ?) một cách thô bạo và cứng nhắc nền kinh tế tư nhân ở Miền Nam sau thống nhất hai miền năm 1975 (2). Điều này khác hẳn với chính sách mềm dẻo, khôn ngoan của TQ tận dụng tất cả các lợi thế của Hồng Kông khi sáp nhập vào Đại Lục để góp phần xây dựng các ngành dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường vô cùng cần thiết cho giai đoạn chuyển đổi và phát triển kinh tế sau này (1.4). Ngay như hiện nay, sau hơn 20 năm tiến hành Đổi mới nhưng cung cách quan liêu bao cấp kiểu Liên Xô vẫn còn những di chứng nặng nề trong quản lý và điều hành các doanh nghiệp nhà nước khiến những Vinashin, Vinalines … không phải là hiện tượng hiếm gặp trong nền kinh tế.
-    Trong điều kiện kinh tế thị trường nhưng Hiệp hội lương thực VN vẫn được độc quyền thu mua, xuất khẩu lúa gạo với giá rẻ mạt để bán ra thế giới các loại gạo với giá thấp hơn hẳn những nước sản xuất lúa gạo như Việt nam khiến nông dân ngày càng bị bần cùng. Giá xăng, dầu cao ngất ngưởng so với nhiều nước Đông Nam Á, giá phân đạm cao gấp 3 lần Indonesia, trong khi công ty phân bón được trợ giá đầu vào …(3)
-    Tệ cửa quyền trong cấp các loại giấy phép kinh doanh, thủ tục phiền hà và thái độ thờ ơ bàng quan, thậm chí còn trục lợi của bộ máy công quyền trong quan hệ với khu vực doanh nghiệp tư nhân phần nào đã thể hiện não trạng “ xin – cho” của một thời bao cấp.
Những vấn nạn này cho thấy sự nghèo nàn của khu vực dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường ở Việt Nam hiện nay, nó không khác mấy tình trạng tồi tệ ở Liên Xô trước kia khi mà các Bộ, Cục, Ban ngành, Hội đồng các kiểu ở mọi cấp hành chính và lãnh thổ tha hồ hành dân bằng sự thờ ơ, tác trách, vô cảm …
-     một di chứng nữa của “ căn bệnh quan liêu – bao cấp kiểu Liên Xô”  chính là hệ thống giám sát hành chính và thanh tra các cấp (của cả Đảng và chính quyền) được hình thành từ thời kế hoạch hóa tập trung nhưng nay chưa có những cải cách mang tính đột phá, bởi vậy, hệ thống này đã không theo kịp với thực tiễn kinh doanh phức tạp, đa dạng của nền kinh tế thị trường hiện đại cả về mặt nhận thức lẫn công cụ kỹ thuật hỗ trợ. Kết quả là các vụ tham nhũng thường được phát hiện quá muộn khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Khiếm khuyết thứ hai hay “căn bệnh tiểu nông” vốn được nhắc tới khi chúng ta “phê và tự phê” những tác hại của tư duy thiển cận, khôn vặt, làm ăn chụp giật, cung cách luộm thuộm, manh mún thiếu khoa học và nặng về phô trương hình thức, dễ thỏa mãn với thành tích ban đầu… Căn bệnh này là nguyên nhân của tình trạng kỳ thị “vùng, miền” dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, bệnh thành tích chạy theo “GDP tỉnh, thành ” khiến mô hình chuyên môn hóa sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế dẫm chân tại chỗ.
Lối hành xử “tiểu nông” giữa người Việt với nhau vốn đã bị chê trách, nay hội nhập quốc tế lại càng trở nên bất cập, nhất là Việt Nam phải tồn tại bên cạnh một TQ có tư tưởng Đại Hán mưu lược, nhìn xa và uyển chuyển, thực dụng theo binh pháp Tôn Tử.
Theo lời của một vị Giáo sư – bác sĩ từng chăm sóc Đại tướng Võ Nguyên Giáp những năm tháng cuối cùng, khi đề cập tới sức mạnh của đoàn kết nội bộ Đại tướng đã nói, đại ý: “chúng ta hay đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài phá hoại sự thống nhất của Đảng mà ít thấy rằng chính chúng ta đã góp phần gây mất đoàn kết, bè phái khi đưa ra nguyên tắc bổ nhiệm nhân sự theo “vùng, miền” nắm giữ các vị trí chủ chốt trong Đảng và chính quyền. Thời Bác Hồ đâu có vậy, ai có tài, có đức thì người đó được giữ trọng trách để phục vụ Dân tộc, Tổ quốc…”
Khiếm khuyết mang tính hệ thống thứ ba hay còn được gọi là “căn bệnh tha hóa khi cải cách kinh tế không đi cùng với cải cách thể chế chính trị- xã hội một cách phù hợp”. Căn bệnh này có lẽ đang gây nhiều hệ lụy và bất bình mạnh mẽ nhất trong xã hội hiện nay, tuy mới khởi phát vào thời kỳ Đổi mới nhưng đến nay nó đã biến chứng thành những ổ di căn ác tính.
Nền kinh tế thị trường “định hướng XHCN “ là sản phẩm của cuộc hôn phối giữa nền kinh tế thị trường với chế độ chính trị- xã hội XHCN mang tính toàn trị. Trong thể chế hỗn hợp Cộng sản-Tư bản kiểu “ chính sách kinh tế mới của Lê nin” đất đai, tư liệu sản xuất, truyền thông,báo chí … vẫn do Nhà nước độc quyền quản lý nhưng thông qua việc ủy thác và phân quyền cho các đại diện của mình ở các doanh nghiệp Nhà nước, các địa phương thì các nhóm trục lợi nhân danh Nhà nước đã được ban tặng một môi trường làm giàu lý tưởng.
Do những hạn chế của hệ thống thanh tra, giám sát đã lạc hậu và sự thiếu vắng các thiết chế dân chủ cộng đồng đích thực, ví dụ như sự phản biện của các tổ chức XHDS và sự cởi mở của truyền thông, báo chí nên căn bệnh tha hóa này đến nay hầu như đã “lờn” với tất cả các loại thuốc truyền thống kiểu như “phê và tự phê”, “đấu tranh xây dựng nội bộ”, “thanh tra giám sát định kỳ” hay “học tập tư tưởng Bác Hồ vĩ đại” v.v và v.v…khiến lòng tin của quần chúng vào chính quyền đang ở mức khủng hoảng nghiêm trọng.
Do cùng phát tác trên một cơ thể là nền kinh tế Việt Nam nên những căn bệnh vừa nêu luôn có sự “giao thoa và cộng hưởng” lẫn nhau khiến quá trình điều trị trở nên rất khó khăn, phức tạp.
Các nhóm trục lợi có thể hình thành theo tiêu chí “đồng hương, lãnh thổ” trên cơ sở tâm lý tiểu nông hạn hẹp hoặc có thể liên kết theo mô hình chính trị- kinh tế Nhà nước + các nhóm lợi ích ngoài xã hội. Chính vì tính đa dạng và thực dụng vốn có mà các nhóm trục lợi có thể tập hợp trong hàng ngũ của mình từ những vị ngoài miệng luôn giao giảng tư tưởng Mác- Lê theo phong cách giáo điều bảo thủ, “tả khuynh”, các yếu nhân có trọng trách ra quyết định ở tầm vĩ mô và vi mô đến các lãnh đạo doanh nghiệp có phong cách ăn chơi thời thượng, tiêu pha không tiếc tiền dân. Những sự kiện tày trời ở TQ như vụ Bạc Hy Lai hay Vinashin ở Việt Nam v.v… cho thấy một nét chung của căn bệnh tha hóa đó là vai trò phản biện, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm của các tổ chức XHDS chưa được quan tâm khai thác phục vụ cho công cuộc Đổi mới.
Vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên XHDS luôn bị những nhóm trục lợi vừa nêu trên sử dụng vị thế độc quyền trong ngành truyền thông ra sức khai thác các yếu điểm cố hữu, bóp méo và thổi phổng thành một thứ ngáo ộp, một công cụ  “ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”.
Đối với các nhóm trục lợi, đổi mới kinh tế nhưng không đổi mới chính trị là môi trường kiếm chác hoàn hảo nhất vì khi đó họ nắm độc quyền về chính trị, xã hội và đặc quyền kinh tế mà không chịu trách nhiệm giải trình công khai,minh bạch trước Nhân Dân.(4)
Lợi ích của họ hình thành trong quá trình chuyển đổi vừa qua là quá lớn khiến nảy sinh tâm lý không muốn thay đổi để dễ bề “đổ bê-tông” vị thế thuận lợi đã giành được (và phải chăng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi 2013 trước rất nhiều ý kiến phản đối mà không đưa ra trưng cầu dân ý là một minh chứng?).
Sự nghiệp Đổi mới ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua với những biến chuyển tích cực lớn lao là một thực tế không thể phủ nhận, nhưng đồng thời nó cũng cho chúng ta thấy những khiếm khuyết nghiêm trọng mang tính hệ thống khiến quá trình chuyển đổi dường như đã “khựng” lại và suy giảm bắt đầu từ giai đoạn 2007-2012. (5) Có thể nói Đổi mới giai đoạn I đã kết thúc, đất nước muốn tiếp tục đi tới để hội nhập với thế giới văn minh, dân chủ nhất thiết cần một công cuộc Đổi mới II toàn diện hơn, sâu sắc hơn.

Những điều kiện Cần và Đủ cho một nền kinh tế thịnh vượng và bền vững

Trong phần bàn về Liên Xô sụp đổ chúng ta đã đề cập tới vai trò của thị trường như là điều kiện Đủ trong khi đó các nguồn lực mang tính kỹ thuật và vật chất khác như đội ngũ nhân lực có học vấn và kỹ năng, các viện nghiên cứu, trường Đại học, máy móc, thiết bị và tài chính …là những điều kiện Cần. Khi hội đủ các điều kiện Cần và Đủ thì nền kinh tế sẽ phát triển thuận lợi.
Có thể nói, trong môi trường kinh tế vĩ mô các điều kiện mang tính thể chế là những điều kiện Đủ, chúng đóng vai trò tạo động lực và khai thông định hướng phát triển, trong khi các điều kiện mang tính kinh tế- kỹ thuật khác là những điều kiện Cần rất quan trọng để tạo nên các chỉ số về sản lượng và tốc độ.Hai nền kinh tế có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập nhưng điều đó không đồng nghĩa với sự tương đồng về thể chế. Tương đồng về thể chế nếu có sẽ không diễn ra sớm và dễ dàng như trong công nghệ và thu nhập. Những giai đoạn thu hẹp khoảng cách thu nhập có thể lại được nối tiếp bằng những giai đoạn tái nới rộng khoảng cách thu nhập (6).
Rõ ràng sau những năm đầu của Đổi mới I, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước ASEAN, nhưng gần đây đã diễn ra quá trình ngược lại (7). Điều này chứng tỏ chúng ta đang bị tụt hậu về thể chế.
Với khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng vốn đầu tư và tài sản xã hội lớn, trong điều kiện khu vực dịch vụ giao dịch thị trường kém phát triển, bộ máy hành chính của các Bộ, ngành phải đảm đương phần lớn các giao dịch thì không có cách nào để giảm bớt biên chế và quỹ lương. Bộ máy công quyền cung cấp các dịch vụ công cộng cũng phình ra nhanh trước nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên hiệu quả công tác của đội ngũ công chức nhà nước khá thấp theo nhiều đánh giá gần đây.(8)
Chưa có số liệu đánh giá về hiệu quả của hệ thống bộ máy phục vụ công tác Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội hoạt động dựa vào ngân sách.
Với những chi phí không nhỏ từ ngân sách cho bộ máy Đảng- Chính quyền- Tổ chức đoàn thể thì cách hữu hiệu để hàng hóa và dịch vụ Việt nam mang tính cạnh tranh trong toàn cầu hóa đó là nâng cao năng suất. Tuy nhiên trong những năm gần đây tăng trưởng của Việt nam chủ yếu dựa vào vốn mà không chú trọng thay đổi công nghệ - điều kiện tiên quyết để tăng năng suất.(5) Dường như chúng ta đang lặp lại tình trạng năng suất lao động suy giảm của Liên Xô vào những năm 80 thế kỷ trước.
Một giải pháp “nhất cử lưỡng tiện” là điều động đội ngũ nhân sự đông đảo nhưng kém hiệu quả từ các bộ máy của Đảng- chính quyền và đoàn thể sang xây dựng các ngành dịch vụ giao dịch phục vụ thị trường. Điều này tạo cơ sở để các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể kiện toàn lại bộ máy cho gọn nhẹ, đa năng nhưng hiệu quả cao, đồng thời góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với khu vực dịch vụ giao dịch phát triển. Nếu TQ đã học tập hình mẫu Hồng  Kông trước kia thì ngày nay chúng ta có thêm nhiều mô hình kinh tế dịch vụ thành công như Singapore, Malaysia, Israel …để tham khảo. Xin nhắc lại rằng ở Mỹ từ năm 1970 đã có tới 46% lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ thị trường và tạo ra hơn 50% GNP (Gross National Product).(6)
Bộ máy công quyền chuyên cung cấp các dịch vụ công có thể kiện toàn thu nhỏ lại nhưng hiệu năng phục vụ lại cao hơn bằng cách phát triển các hình thức tự phục vụ của các tổ chức XHDS. Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã thực hiện thành công mô hình xã hội hóa các dịch vụ công cộng.
Khi chưa đáp ứng được các điều kiện mang tính thể chế (điều kiện Đủ) liên quan tới bộ máy hành chính và khu vực dịch vụ giao dịch thị trường thì có đề ra bao nhiêu phương án tái cơ cấu nền kinh tế, phân bổ lại vốn đầu tư v.v…     (thêm các điều kiện Cần) kết quả chắc chắn vẫn sẽ gây thất vọng.
Thiết nghĩ, từ các bài học của Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta cần nhận thức rõ rằng lý thuyết chi phí giao dịch mới chính là chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp của quá trình chuyển đổi. Và do vậy, việc hình thành khu vực dịch vụ giao dịch thị trường phát triển đối với các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây là một điều kiện đồng thời Cần và Đủ.
Để có một Đổi mới II, quan trọng là làm sao khơi dậy được động lực kinh tế của toàn xã hội trong hoàn cảnh bất lợi hơn so với Đổi mới I do các nhóm trục lợi mới hình thành trong hơn 20 năm qua sẽ ra sức phản kháng.
Rõ ràng cải cách thể chế chính trị đã trở nên bức thiết để mở đường cho cải cách kinh tế tiếp tục thành công.
Thăng Long- hà nội   27/11/2013
 

Đêm động phòng khủng khiếp của bạo chúa Hung Nô

Bao lâu nay cưỡi trên ATILA mà chẳng biết ATILA nghĩa là gì?
Hóa ra là tên một Người  để lại Một bài học lớn về sự tham lam đất đai & ham gái đẹp......
Đêm động phòng khủng khiếp

của bạo chúa Hung Nô

  Chủ nhật - 24/11/2013 16:24
Vị hoàng đế bách chiến bách thắng làm bao dân tộc kinh hãi cuối cùng lại chết trên giường tân hôn.
Hoàng đế Attila của Hung Nô là một trong những mối hiểm họa đáng sợ của cả Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã. Ông đã chinh phạt bán đảo Balkan đến tận Pháp, thậm chí có lần suýt nữa tiến chiếm kinh thành Constantinopolis.
Dưới thời mình, hoàng đế Attila gây dựng một đế chế Hung Nô hùng mạnh với lý tưởng tận diệt: “Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa". Được nhắc đến với biệt danh "tai họa của trời”, ông chỉ huy cả một đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử, chinh phạt từ Bắc chí Nam, thôn tính hầu hết châu Á vào năm những 450.
Thế nhưng, trong lúc đang ở đỉnh cao của danh vọng và chiến tích, ông đã phải vĩnh biệt cõi đời ngay trên long sàng vào chính đêm động phòng hoa chúc. Người đời lắc đầu luyến tiếc cho một số phận oanh liệt không nằm xuống nơi trận tiền mà chết giữa chốn phòng the.

Kẻ hủy diệt trên chiến trận
Đó chính là mỹ danh mà thần dân Hung Nô tôn kính đặt cho người chủ của mình – Hoàng đế Attila. Trong mắt dân chúng, ông được gọi là thiền vu, tức người trị vì, đấng tối cao, tương đương với thiên tử của người Hán. Thế nhưng, với những kẻ bên kia chiến tuyến, ông là nỗi khiếp sợ, là mầm mống của chiến tranh, chinh phạt và giết chóc. Người châu Âu gọi ông là Attila Rợ Hung, và mang biệt hiệu là "Ngọn roi của Thượng đế" hay "tai họa của trời".
Người Hung Nô là tên gọi dành cho các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Hung Nô đã kiểm soát một đế chế rộng lớn trên thảo nguyên, kéo dài về phía Tây tới khu vực Kavkaz (Caucasus).
Theo những tài liệu còn ghi chép lại, Attila làm vị vua tối cao của Đế quốc Hung Nô từ năm 434 đến năm 453. Đối với bộ lạc du cư này, ông là niềm tự hào, và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic. Đối với nền văn minh phương Tây, ông là hiện thân của một kẻ tham lam và tàn bạo bậc nhất.
Hoàng đế Attila qua hình dung của hậu thế. 
Trong thời kỳ đó, ông là một trong những mối hiểm họa đáng sợ của cả Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã. Ông đã chinh phạt bán đảo Balkan đến tận Pháp. Thậm chí có lần ông còn suýt nữa tiến chiếm kinh thành Constantinopolis của người Đông La Mã. Tuy nhiên, một cơn dịch bệnh khủng khiếp đã ngăn trở bước chân của ông.
Trên đường vó ngựa chinh phạt, ông đã cướp bóc, và tàn sát rất nhiều người. Đội quân của ông sẵn sàng giết chết tất cả mọi thứ trên đường mình đi để có thể mang lại thắng lợi là đất đai, lương thực nhằm mở mang đế chế của mình. Những cuộc thanh trừng của ông khiến cho bao kẻ nước mất nhà tan, phải sống một cuộc đời nô lệ phục vụ cho quân đội của vị vua tàn bạo. Người đời vẫn truyền tụng câu nói thể hiện tư tưởng tận diệt của Hoàng đế Attila: “Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa”.
Theo hình dung và miêu tả về thiền vu Attila thì vị vua này nổi danh là một người cao lớn dũng mãnh, luôn khoác trên mình bộ áo giáp cùng cây giáo xông pha trận mạc. Cưỡi trên mình con ngựa khỏe nhất đoàn binh, Attila thét ra lửa, hô ra khói khiến cho nhiều kẻ thù kinh hồn bạt vía.
Có thể nói, dưới thời của Attila, sức mạnh Hung Nô lên tới đỉnh cao. Vị thủ lĩnh tối cao đã xây dựng một đội kỵ binh với hàng nghìn con ngựa, hàng nghìn chiến binh và những vũ khí, khiên, giáp sắt đầy đủ nhất có thể. Kỵ binh Hung Nô trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử binh nghiệp của nhân loại.
"Ngã ngựa" chốn phòng the
Người đời thường nói: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Như bất cứ ông vua nào khác trong thời kỳ đó, Attila là một người anh hùng ham mê cái đẹp. Ông có một thiên tình sử lâm ly với 7 người vợ. Sáu người vợ trước đều sinh cho Attila những đứa con chung. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng thu nạp cho mình những người vợ tiếp theo. Đối với hoàng đế này, có thêm vợ con cũng giống như việc mở mang thêm lãnh thổ của mình, là minh chứng cho sức mạnh cả trên chiến trận và trong dòng tộc.
Thế nhưng, sự đời thật tréo ngoe. Theo những tài liệu lưu lại trong sử sách, vị hoàng đế lẫm liệt trên sa trường đã chết vì chảy máu cam trong tiệc cưới của chính mình. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhưng cho đến hàng trăm năm sau người ta vẫn không thể lý giải tại sao ông lại "ngã ngựa" trong lúc "lâm trận" như vậy.
Câu chuyện được bắt đầu vào năm 453, khi Attila đã cưới Ildico, công chúa xinh đẹp người German. Ildico nổi tiếng khắp cả một vùng với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Cô là mục tiêu của rất nhiều ông vua, bạo chúa trên khắp các lãnh thổ trên thế giới. Đến tuổi cập kê, cô vẫn chưa chịu ưng ai, nhưng cha cô đã quyết định dùng con gái của mình làm lá bài phục vụ cho sự nghiệp chính trị của mình. Sau khoảng thời gian thỏa hiệp, cha của Ildico đã lựa chọn gả nàng cho bạo chúa đế quốc Hung Nô vốn đang lẫy lừng khắp thế giới hồi đó.
Không nằm ngoài dự đoán, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Attila đã bị mê hoặc bởi vẻ quyến rũ đến mê người và chút man dại của người con gái đến từ xứ sở German. Vẻ đẹp vô song đó càng được phát huy trong ngày cưới của Attila và Ildico. Người ta trang điểm cho Ildico thật xinh đẹp, lộng lẫy tưởng chừng như không có ai có thể sánh được. Ông vua đến từ xứ sở Hung Nô sung sướng không còn gì có thể tả trên đời. Vị hoàng đế mặt sắt từng sát phạt từ Bắc chí Nam cũng phải ngây ngất trước sắc đẹp của hôn thê đang tuổi xuân thì.
Thế là hôm đó, ông quyết định say tới bến. Hơi rượu ngây ngất khiến vị vua khét tiếng không kiềm chế nổi mình. Thông thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn. Tuy nhiên, vì quá hạnh phúc và tự hào, Attila đã tuyên bố cho tất cả mọi người một đêm thật no say trong yến tiệc và những lời chúc tụng liên tục vang lên khiến cho vị vua Hung Nô say mềm.
Attila lảo đảo đi khắp nơi cùng mọi người nâng chén chúc mừng đám cưới của mình. Vì quá say nên ông cũng không để ý rằng nhiều lúc trong bữa tiệc, ông đã bị chảy máu cam. Tuy nhiên, Attila không để tâm lắm và cho rằng đó là điều không quan trọng. Niềm vui đã lấn át tất cả mọi thứ.
Yến tiệc tan khi đã rất khuya. Những thân hình vạm vỡ say mềm lê lết tìm đường về chốn nghỉ. Attila cũng dìu Ildico trở về phòng tân hôn. Trong căn phòng được trang trí diêm dúa với ánh nến mờ ảo, Attila như chìm trong hoan lạc. Không chờ được lâu hơn, Attila đã lao ngay vào Ildico và tận hưởng chiến thắng của mình, còn hơn cả niềm vui của những lần thắng trận.
Sau cuộc mây mưa mặn nồng thắm thiết, vì quá mệt nên cả hai lăn ra ngủ. Và không ai biết rằng, ngay trong đêm động phòng ấy, Attila đã kết thúc cuộc đời một chiến binh anh hùng của mình. Sáng hôm sau, người nhà tỉnh dậy vì nghe thấy những tiếng la hét của cô dâu từ phòng của Attila. Mọi người cùng đổ xô chạy đến, Attila nằm chết trên một vũng máu. Tất cả đều hét lên trước hình ảnh đang bày ra trước mắt.
Nhiều giả thiết đã được đưa ra sau đó. Một số người cho rằng, ông đã quá sức trong cuộc giao hoan nên bị đột tử. Một số khác lại nghi ngờ, vị hôn thê của ông đã tước đi mạng sống của ông để phục vụ cho mưu đồ chính trị của cha mình. Tuy nhiên, các khám nghiệm sau đó chỉ ra rằng, trong đêm hôm đó, hoàng đế bị chảy máu cam nhiều lần nhưng quá say không hề ý thức được. Máu cứ thế chảy ra và cuối cùng thì Attila chết ngộp trong vũng máu của chính mình.
Có nhiều lời đồn đoán xung quanh cái chết của Attila. Có giả thiết cho rằng Attila đã chết vì một âm mưu được sắp đặt trước. Nhưng nguyên nhân được tin tưởng nhất chính là vì Attila đã quá sức trong đêm tân hôn, trong khi trước đó, ông đã bị chảy máu cam và uống rượu rất nhiều. Một vị hoàng đế uy danh khắp thế giới cuối cùng đã phải chết trên giường trong chính đêm tân hôn của mình.
Theo Hôn nhân & Pháp luật

Trần Khải Thanh Thủy

Trần Khải Thanh Thủy
dan oan1Vừa bắt đầu giờ làm việc buổi sáng (28/11/2013), gần 1500 người dân oan thuộc 63 tỉnh thành cả nước đã đồng lòng kéo nhau về khu vực tiếp dân ( số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội để biểu tình đòi quyền lợi, chế độ cũng như đất đai nhà cửa bị mất. Tất cả chia thành hai đoàn quân khổng lồ, mỗi đoàn hơn 700 người cùng quyết tâm dạy cho bè lũ tay sai của đảng cộng sản… trung quốc một bài học về lòng căm thù, sức mạnh của người dân khi bị đẩy đến đường cùng. Đó chính là ban nội chính trung ương, đứng đầu là tên Nguyễn Phú Trọng, trưởng Ban chống tham nhũng, Ba phó ban: Trần Đại Quang (bộ trưởng bộ công an) Nguyễn Bá Thanh, Lê Hồng Anh – cùng 11 ủy viên trung ương khác.
Hơn 700 người trong nhóm, không phân biệt gái trai già trẻ, tỉnh này, tỉnh kia, cùng ra sức ru đẩy cửa sắt để tràn vào bên trong khu vực tiếp dân, chất vấn các cán bộ thuộc ban bệ, ngành, sở, yêu cầu giải quyết dứt điểm hàng vạn, triệu đơn thư tồn đọng trong vài chục năm qua.
Trong vòng một buổi sáng, họ đã hai lần la hét, ru đẩy khiến cánh cổng sắt đang khóa , hai lần bị bật tung. Cả trăm người tràn vào nhưng bị lực lượng công an, côn đồ cùng bảo vệ đẩy ra ngoài , khiến ông Lại Văn Sơn (Vĩnh Phú) 70 tuổi bị trọng thương vì bị hai cánh cửa sắt đập vào người.
Không nản, đám người ngồi la liệt trên vỉa hè, lề đường , trong khu vực tiếp dân để nghỉ ngơi dưỡng sức và lại tiếp tục tràn lên, la hét, đập phá, quyết tâm xô bằng được hai cánh cửa sắt nặng nề để tràn vào… không cho chúng áp bức. Sức dân tràn lên là chúng nó sợ run.
Nhóm hai đông hơn, khoảng 800 người đang tràn ra đường như một đàn châu chấu khổng lồ chặn hết các ngả đường khiến giao thông tắc nghẽn. Cả một rừng khẩu hiệu được căng ra , từ góc độ cá nhân như bà Đinh Thị Hòa Bắc Giang (theo kiện 22 năm), Trần Ngọc Anh (Vũng Tàu -21 năm), chị Đặng thị Thông (Thái Bình-29 năm), Nguyễn thị Tư (Bình Thuận- 11 năm) v.v đến các tập thể , đơn vị, làng xã…Khẩu hiệu lớn nhất đập vào mắt mọi người là:
- “Yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đúng nhân quyền của liên hiệp quốc, đừng dùng pháp quyền Việt Nam: Các ban bệ trong phòng tiếp dân giơ tay chỉ lên, văn phòng chính phủ giơ tay chỉ xuống, ủy ban các cấp xắn tay cướp bóc của dân”
Tiếp đến là các khẩu hiệu nhỏ hơn nhưng không kém phần quyết liệt:
- “Dân oan Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn, là sự xỉ nhục đối với chính thể Việt Nam, là bán đứng tổ quốc cho tàu khựa.
-Đả đảo tham nhũng , đả đảo bè lũ phản động hại nước hại dân
-Đề nghị thủ tướng giải quyết dứt điểm vụ Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên.
-Nông dân Đắc Nông yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam trả lại quyền sống, quyền làm người cho dân.
Ấn tượng nhất vẫn là khẩu hiệu của hàng trăm người dân Tây Bắc với hình ảnh một chiếc đầu lâu với hai hốc mắt tối đen, sâu hoắm, miệng mím chặt, đặt giữa hai khúc xương xếp chéo nhau :
-Công ty Tây Bắc khai quật 840 hài cốt để lấy đất xây siêu thị. Nhân dân làm đơn khiếu kiện, chính quyền vẫn làm ngơ.
dan oan2Cho dù lực lượng công an bí mật tăng cường thêm một lượng lớn côn đồ trẻ khỏe trong độ tuổi từ 20-27, mặc thường phục, đội mũ cát két sùm sụp, đeo kính mát to bản, hoặc khẩu trang bịt mõm, để trấn áp dân, người dân vẫn tràn lên, bất chấp, lăn xả.
Từ bên này bờ đại dương, qua điện thoại, tôi nghe rõ mồn một tiếng chửi bới, la ó của bà con, từ giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung cùng tưng bừng gào thét, réo tên lãnh đạo ra mà chửi:
-Đ.mẹ chúng mày, tưởng ăn cướp của dân mà được à? Chúng tao đéo còn gì để mất, chỉ còn hai bàn tay trắng thôi, phá cửa, đập khóa đi bà con ơi
-Tổ sư cha bốn thằng tứ trụ triều đình. chúng mày là một lũ ăn cướp, bóp hầu bóp họng lừa đảo dân, chúng mày lùa quân vào cưỡng chiếm Miền Nam, bắt gia đình tao phải bán nhà cho cán bộ chúng mày ở, đưa chúng tao đi kinh tế mới , đổ mồ hôi sôi nước mắt mới khai phá được vài nghìn mét đất , thì chúng mày lại vào hùa với nhau để cướp trắng…Tao vì quyền lợi, nghĩa vụ mà đi đòi thì chúng mày bỏ tù để con lìa mẹ, vợ lìa chồng…Mả mẹ chúng mày chứ, chúng mày làm tứ trụ triều đình mà để cho dân khổ ,dân nhục thế này à? Mả mẹ chúng mày.
Chen giữa những tiếng than khóc, la lối um xùm của bà con là tiếng nói lạc lõng của công an:
- Đề nghị bà con giải tán, nếu không bắt buộc chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh.
- Á à, mày dám doạ chúng ông à, chúng ông không đánh cho tuốt xác ra thì thôi chứ. Nghị định 08 cấm đàn áp dân oan đi khiếu kiện của thằng bố chúng mày để đâu hả? Có giỏi thì cứ đánh đi, văn bản Việt Nam vào tổ chức nhân quyền thế giới còn trong tay tao đây này. Nào…
- Đ. cả lò chúng mày chứ, chúng mày lớn tiếng về tự do nhân quyền với thế giới mà cậy khỏe, cậy dùi cui đàn áp dân như thế này à? Chúng mày có giỏi cứ sai người cầm súng bắn chết hết dân đi, chúng tao thà chết một đống, còn hơn sống một người, bắn đi. Chúng tao không muốn sống nữa đâu: Nước sắp mất, còn nhà của hàng triệu triệu người dân đen chúng tao thì đã tan nát dưới bàn tay vấy máu của lũ lãnh đạo khốn nạn chúng mày rồi.
Chất giọng lanh lảnh uất ức, sôi máu của chị Đặng thị Thông (Thái Bình), không thể lẫn được trong đám đông:
- Ối ông Trọng ơi là ông Trọng ơi, có cái chế độ nào thối nát như cái chế độ cộng sản nhà các ông không?
27 năm rồi gia đình tôi bị đảng các ông cướp trắng ông ơi. Ông để quân ông đối xử với một gia đình có công với cách mạng như thế này à? Ôi Bác Mùi ơi là bác Mùi ơi, bác vào sinh ra tử, ngăn mũi tên hòn đạn cho bọn chó, đến mức bị nhiễm độc hoá học, không có nổi mụn con, giờ bác nuôi cháu làm con, chúng nó cũng lừa cả di chúc của bác để lại , để phá nhà cướp đất của con cháu bác đây này. Bác sống khôn, chết thiêng, về vật chết tươi chúng nó ra đi bác ơi. Chúng nó toàn những lũ sâu mọt hại dân thôi, từ thằng Trọng, thằng Anh, thằng Sinh, thằng Hải, thằng Dũng, thằng Quang…không thằng nào thiếu tội bán nước, giết dân đâu bác ơi. Bác sống khôn chết thiêng vật chết tươi chúng nó ra đi, đừng để chúng nó trong ban nội chính trung ương đè đầu cưỡi cổ dân oan chúng cháu như thế này ,ới Bác Mùi ơi là bác Mùi ơi.
Bên trong khu vực tiếp dân, tất cả các cán bộ dúi dụi nơi góc phòng, mặt tái xanh tái tử, cắt không ra một giọt máu. Còn bên ngoài, bà con Hà Đông dừng lại hai bên đường cùng nhấm nháy động viên:
dan oan3- Cố gắng lên bà con, cơ hội nghìn năm có một rồi, cứ la to nỗi khổ của mình lên, chúng tôi ủng hộ.
Trong khi đám công an, côn đồ mải đối phó với dân, thì nhóm phóng viên truyền hình của đảng cộng sản bị cả số đông bà con quây chặt, chửi rủa:
- Mả cha chúng mày chứ , chúng mày quay phim, chụp ảnh để về báo cáo cho thằng bố chúng mày nhận mặt, chỉ tên, bắt , nhốt chúng tao hả? Nè cái mặt tao đây nè. Quay đi, quay đi mà báo cáo. Tao là Nguyễn thị Yến, tỉnh Bình Thuận, bị thằng chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Tấn Thành cướp 3000 m2 đất trong thành phố từ năm 2002 đây. Đất của tao có giá cả tỷ bạc, chúng mày ép phải bán với giá 9.800 đồng một mét vuông, trị giá không bằng một bát phở bò. Tao không bán thì chúng mày ra lệnh cưỡng chế, coi như “giải phóng mặt bằng”. Của đau, con xót, tao không thể trơ mặt để chúng mày “giải phóng” thì chúng mày cậy khỏe, cậy đông bắt tao đi tù hai năm. Mả mẹ chúng mày chứ, chồng tao là liệt sĩ, ba chồng tao có công với cách mạng đây, chúng mày còn giở giọng “ưu tiên, ưu đãi” chỉ xử tao dưới khung. Chúng mày tưởng tao mù luật chắc? Ra tù tao đi kiện chúng mày từ bấy đến nay đây, xem chúng mày còn tồn tại được mà “giải phóng” nốt cho dân tao khỏi cái kiếp làm người thổ tả này không?. Mả mẹ chúng mày…
Đẩy bà già cùng quê ra trước ống kính, chị Yến bảo:
-Đấy chúng mày giỏi thì quay đi, bà cụ 80 tuổi, có 200 mét đất mặt đường, chúng mày trả chưa đầy 10.000 đồng một mét vuông, đầy đọa bà lão đến thân tàn, ma dại , cơm không có mà ăn, nhà không có mà ở. Bây giờ lại dỗ ngon, dỗ ngọt : “Chúng con sẽ bán lại mấy chục mét đất cho cụ với giá ưu tiên 3 triệu 600 nghìn đồng một mét”. Hỏi bà cụ lấy đâu ra tiền? Đến 2 mét để đặt quan tài sáu tấm cũng chẳng đủ tiền mà mua kia, mả mẹ chúng mày chứ…
Chưa khi nào khí thế của bà con dâng cao như lúc này , cho dù khẩu phần ăn của mỗi người chỉ là một chiếc bánh mỳ nhỏ, hớp nước trắng (vì các quán cơm bình dân quanh khu vực đã bị dẹp vãn, hơn nữa một xuất cơm 25.000 đồng qúa đắt so với túi tiền của người dân , cũng là nỗi lo trĩu nặng cho các thành viên trong ban tổ chức ( những người có nhiệm vụ lo lắng cho bà con từ giờ cho tới ngày nhân quyền thế giới (từ số tiền vừa nhận được của anh Trần Hùng ở Anaheim – California).
Vừa kịp ăn xong, tất cả 1500 con người từ Văn Giang, Dương Nội, Bình Thuận, Vũng Tàu, Đắc Nông, Thái Bình, Hà Nội, Tây Bắc v.v lại tiếp tục tràn xuống lòng đường biểu tình la lối, dâng cao khẩu hiệu, biểu ngữ. Khiến cả chặng dài từ bến xe Hà Đông, Quang Trung, Trần Phú, Nguyễn Trãi, Ngã tư Sở, tắc nghẽn … Công an dù đã mật báo xin chỉ thị từ cấp trên, điều thêm quân, cả áo vàng, áo xám, xe tù, xe cứu thương dùi cui, còng số 8 v.v nhưng giữa đường, giữa chợ, sợ thế giới nhìn thấy, bà con Hà Nội, Hà Đông trông vào nên chỉ lùi lũi theo đuôi  đầy hậm hực, bực dọc, như những con chó giái …
Tuy cách xa nửa vòng trái đất, tôi vẫn nghe ùng oàng hết cả hai tai. Hễ tai này ù đặc, lại phải chuyển sang tai kia để nghe tiếp… Đầu óc, tâm trí cùng căng ra, dõi theo những bước đi căm hờn, quả cảm, mạnh mẽ của bà con…
Đầu dây, lời bình phẩm của đám bà con Tây Bắc oang oang:
- Mẹ kiếp! Hôm nay chúng nó được ăn no đặc sản ba miền…Ác như phát xít cũng chỉ bị người dân chửi: “Trẻ không tha, già không thương”. Cái lũ cộng sản này còn ăn trên mồ mả, xác chết của đồng loại, ác hơn cả phát xít, hít le, cả cú cáo, ác điểu, diều hâu, quạ xám…
Tiếp theo, một giọng nam trầm, đùng đục cất lên, cả âm vực lẫn âm lượng mỗi lúc một tăng theo cấp số nhân:
- Ôi giời, Ai sinh ra trong thời kỳ đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền mà chẳng “nghèo ba họ, khó ba đời, tả tơi suốt kiếp làm người Việt Nam”… Cứ la lên bà con ơi, nhất định hai bên đường sẽ có người có phương tiện quay chụp, ghi hình cho bà con mình ở bên kia bờ biển nghe thấy.
Suốt chặng đường dài 5 km, cả người và xe đạp, xe máy trải dài, dăng kín (riêng bà con thuộc khu vực ba xã Phụng Công, Xuân Quan, Cao Cửu và bà con Dương Nội đã cả nghìn chiếc xe máy). Tất cả cùng đồng lòng, hạ quyết tâm dắt xe, đi bộ, biểu tình tuần hành cho chúng nó ghi nhớ lời dạy của bậc “cố nội”chúng là Các Mác –Lê Nin: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng”
Phía dưới đoàn người, các loại xe công an hú còi, lồng lộn, tìm mọi cách vượt lên chặn đầu đoàn người để đàn áp, bắt bớ, giải tán, nhưng tất cả đã kết thành một khối, mỗi người truyền năng lượng của mình vào năng lượng của số đông và đồng thời cũng nhận được năng lượng của cả đám đông tỏa ra xung quanh , tạo nên sức mạnh khổng lồ , cương quyết không cho chúng xuyên thủng, khiến chúng lồng lộn trong máy, xin chỉ thị cấp trên tăng cường lực lượng, kẻo càng để lâu càng bất lợi…Cụm từ “tự do” của tên trung tá Vũ văn Hiền liên tiếp được lũ kiêu binh, đồng bọn kiêm đồng chí nhắc đi nhắc lại:
-Đ.mẹ chúng mày, triển khai cái éo gì mà chậm như con c… Đợi…đợi cái con…c tao đây này. Mấy tiếng rồi? Để cho lũ “thế lực thù địch” nhìn vào thì…đẹp mặt. Nhanh lên … Bố mày chịu hết nổi rồi…Đ.mẹ chúng mày!
Đường dài, chân mỏi, mắt hoa, vừa mệt vừa đói, hai người khụyu chân xuống đường đầu tiên là Trần Ngọc Anh (Vũng Tàu) và chị Đặng thị Thông( Thái Bình), chiếc khẩu hiệu cũng bất ngờ chúi xuống theo, trong khi lực lượng công an tăng cường nhiều chưa từng thấy, cả đoàn dừng lại bảo nhau :
-Thôi hôm nay thế là thắng lợi rồi. Cả chục năm khiếu kiện, chưa bao giờ tôi đi được đoạn đường dài như thế. Sức người có hạn, phải bảo tồn lực lượng để ngày mai trêu ngươi chọc tức bọn chó tiếp… Hẹn gặp lại ở vườn hoa… .bớ bà con
Lập tức đoàn người tản đi, người lên xe bus về lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng nấu nướng, nghỉ ngơi, người nổ máy phóng về Hưng Yên, Dương Nội … Hai bên đường, những “tình nguyện viên” bất đắc dĩ cũng vui vẻ tản đi, tuy nhiên bao nhiêu ấn tượng vui, mừng, hồi hộp , phấn chấn , lo âu đều được số sinh viên, thanh niên và bà con Hà Nội ghi vào ống kính để lập tức phóng lên trang mạng toàn cầu.
Cuộc cách mạng cho một Việt Nam dân chủ, tự do đã bắt đầu , theo đúng lời ông tổ cộng sản nói: “ Hạnh phúc là đấu tranh” Trong gian nan, đau khổ, mất mát, đói nghèo, tủi nhục, cay đắng, 1500 người dân oan Việt Nam đã kết thành một khối để từ đây sinh nở cái oai hùng…
Sacramento, đêm 28/11/2013
TKTT
(Lược thuật )
* Ảnh rút từ trang mạng của blog Nguyễn Xuân Diện
Nguồn:https://www.facebook.com/khaithanhthuy.tran/posts/456334024471253

Những lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp

Những lý giải khoa học về sự đầu thai chuyển kiếp
- 1:7 PM, 23/06/2013
Ảnh minh họa
"Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau".
Có những đứa trẻ sinh ra không nhận cha mẹ mình hiện tại, chỉ nhận cha mẹ mình trong kiếp trước. Có nhiều trẻ nhỏ mới sinh ra đã là thần đồng âm nhạc, văn, toán học... và người ta cho rằng đó là do các siêu linh về các lĩnh vực này đầu thai vào... Thực tế có đúng như vậy và khoa học lý giải gì về các hiện tượng này?

Chết là hết hay sự sống vẫn tiếp diễn

Năm 2010 xôn xao câu chuyện kỳ lạ của cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến ở thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình. Theo đó, cháu tên là Bình sinh ngày 6.10.2002- con của anh Hoan, chị Dự nhưng cháu cứ nằng nặc nhận mình là cháu Quyết Tiến (con chị Thuận - anh Tân) - đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều "bằng chứng" chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu Bình đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

TS Vũ Thế Khanh- Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - UIA cho biết, trong 20 năm qua ông đã cùng nhiều giáo sư đầu ngành nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có nhiều trường hợp trùng lặp đến kỳ lạ như vậy. Đơn cử một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitler: Chẳng hạn, Napoléon sinh năm 1760, Hitler sinh năm 1889 - chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitler năm 1933 - chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitler năm 1938 - chênh 129 năm. Napoléon tấn công Nga năm 1912, Hitler tấn công Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitler thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitler đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56...

TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, theo thống kê, những cặp có sự tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều không sao kể hết và sự trùng lặp cũng rất đa dạng. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau.

Quy trình tái sinh được mô tả như trong truyền thuyết về cầu Nại Hà. Theo đó, nơi cõi âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông Truyền kiếp. Dưới sông lớn có đủ các thứ rắn độc, thủy quái hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn.

Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi thẩm định phước phần, sẽ cho đi đầu thai vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo (nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu...). Việc đi tái sinh không chỉ ở cõi người (thai sinh), mà còn có 5 loài: Noãn, thai, thấp, hóa, và bàng sinh. Hình dạng có: Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết...".

Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp-hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai Cập huyền bí, xứ Phật huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du ký, Liêu trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...

Phật Giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật nhân quả - luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại). Hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của luân hồi mà thôi.

Lộn kiếp truyền lại những tài năng bẩm sinh

GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu- nguyên Viện trưởng Viện Vắcxin, tác giả cuốn sách "Loài người từ đâu về đâu"- cho biết, từ xa xưa đã tồn tại học thuyết về sự luân hồi với nội dung là có người sống nhiều hơn một kiếp trên đời. Sau khi chết, linh hồn người ấy đầu thai lại trên đời và sống kiếp khác. Có thể đầu thai vào người mẹ trước của mình, cũng có thể đầu thai vào một người đàn bà khác. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8.1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954.

Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Syria vào năm 1400 trước Công nguyên, bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập; nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.

GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu nhấn mạnh, có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về chuyển kiếp và luân hồi. TS Stephenson thuộc Trường Đại học Louisana (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn đề này cho rằng, khắp nơi trên thế giới có những trường hợp lộn kiếp thường xảy ra khi trẻ mới lên 3-5 tuổi. Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà quy luật luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé lộn kiếp. Tuy nhiên, từ 7-8 tuổi trở lên đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài. Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện "Tây Tạng - tổ quốc của tôi" Đạt lai Lạt ma đời thứ 14 đã kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của mình.

GS-TS Ian Pretyman Stevenson là bác sĩ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) đã đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn luân hồi. Tổng cộng, ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó, ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không...

Theo GS-TSKH Đoàn Xuân Mượu, hiện tượng chuyển kiếp thuộc lĩnh vực tâm linh đã được thừa nhận bởi "Phật giáo" trong luật "luân hồi" 500 năm TCN và các nhà  khoa học tâm linh phương Tây đề ra cũng giống với phương pháp chọn Đạt lai Lạt ma ở Tây Tạng gồm 3 điều kiện: Có những ký ức về kiếp trước của người đã chết; người chuyển kiếp có những đặc trưng về khả năng kỹ thuật và các kỹ năng của người chết khi còn sống và những đặc điểm trên thân thể của người chết khi còn sống.                     Còn tiếp

Việc tái sinh thể hiện rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Có những người sinh ra, hình dáng bề ngoài có những nét mang dấu tích của loài vật. Các nhà sinh vật học thì giải thích rằng "loài người có nguồn gốc từ loài vật tiến hóa, nên một số trường hợp vẫn còn mang theo di chứng của loài vật, giống như bị thoái hóa...". Trong giáo lý của đạo Phật, không chỉ "vật tiến hóa thành người" như các nhà sinh vật học giả thiết, mà sự chuyển hóa đa chiều hơn, rộng khắp trong lục đạo. Sự tái sinh trong kiếp sau sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Con người. Tùy theo sự "gieo nhân tạo nghiệp" của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo kể trên". 

TS Vũ Thế Khanh