Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

NHỮNG PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ

NHỮNG PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ
                                                                       

đặng đức hiệp
(2/27/2015 10:17:00 PM)
danghiep71@gmail.com
Tôi cũng là 1 thầy thuốc, tôi đã khóc khi đọc loạt bài về GS Đặng Văn Ngữ của Dân Trí. Thật ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của Thầy. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn và y đức để xứng đáng với nghề thầy thuốc.
Đồng Thị Hương
(2/27/2015 4:52:00 PM)
tongshixiang@gmail.com
Tôi đã từng nghe về GS Đặng Văn Ngữ trong câu chuyện của cha mẹ tôi về những câu chuyện trong thời kỳ chiến tranh. Bài báo và những bình luận đã mang lại nhiều cảm xúc và đặc biệt tôi rất cảm động về con người GS Đặng Văn Ngữ, ông không chỉ là một con người xuất chúng, cao cả mà hơn vậy ông cũng rất đỗi gần gũi, mà đó có thể là sợi dây liên kết với thế hệ đi sau chúng tôi. Tôi hy vọng rằng không chỉ với bài báo này mà có thể xem những bộ phim về GS Đặng Văn Ngữ trong thời gian sắp tới
Van Xuan Son
(2/27/2015 4:26:00 PM)
xuanson62@yahoo.com
Đọc " Những mất mát đau thương trong gia đình GS. Đặng Văn Ngữ " và lá thư cuối cùng của Gs. Gửi con trai NSND Đăng Nhật Minh mà xúc động trào dâng rơi lệ. Một con ngươi khoa học chân chính, yêu nước, yêu dân, hy sinh vì đát nước vì dân tộc không màng vinh hoa, phú quí, danh lợi. Một tấm gương sáng chói trong ngành Y. Vài lời tâm tư như một nén nhang tưởng nhớ và tri ân Giáo Sư nhân ngày 27/2/2015- Ngày thầy thuốc Việt Nam, cũng là những lời nhắc nhở để chúng ta rèn luyện. Ds Sơn
Đặng Nhật Minh
(2/27/2015 1:52:00 PM)
dangnhatminh93@gmail.com
Thay mặt gia đình xin cám ơn những tình cảm của bạn dành cho GS Đặng Văn Ngũ nhân ngày Thầy thuốc VN
Đặng Nhật Minh
(2/27/2015 1:50:00 PM)
dangnhatminh93@gmail.com
Thay mặt gia đình xin cám ơn những tình cảm của bạn dành cho GS Đặng Văn Ngũ nhân ngày Thầy thuốc VN
Phạm Thanh
(2/27/2015 11:30:00 AM)
phamviethoai@yahoo.com.vn
Chắc không bao giờ tìm ra Đặng Văn Ngữ thứ 2
Nguyễn Đình Bảng Gs, Ts.
(2/26/2015 8:33:00 PM)
gsbangykhoa@gmail.com
KINH PHUC TAI NANG VA NHAN CACH CUA THẦY ĐĂNG VĂN NGỮ. Toi la hoc tro cua thay Ngữ vao nhung nam 1962 - 1968. Tôi đã khóc nhiều lần vì thương nhớ thầy, lần này lại khóc khi đọc lá thư thầy gửi cho con trai Đặng Nhật Minh và biết thêm thầy đã bí mật tập vác nặng để đi B nghiên cứu bệnh sốt rét, rồi hi sinh bởi B52 của Mỹ tại chiến trường miền Nam. Sinh thời, mặc dù thầy được ưu tiên nhưng mỗi lần lấy cơm, thầy vẫn xếp hàng như tôi với chiếc cặp lồng trên tay. Mỗi lần lên lớp, dù mùa hè trời nóng, thầy vẫn mặc bộ comple và đầu chải rất nghiêm chỉnh. Thầy là người đầu tiên ở VN đưa khái niệm Gen Học Người, khái niệm về nhiễm sắc thể, về di chuyền. Thầy đã tạo ra Penixilin tại chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, điều trị cứu sống nhiều bộ đội. Là một nhà khoa học giỏi tại Nhật Bản, thầy đã từ chối giàu sang phú quý trở về VN cùng tòan dân đánh Pháp.
Bảo Bảo
(2/26/2015 4:55:00 PM)
HAILUA6789999@gmail.com
Tôi đã đọc cuốn sách " Bác sỹ Đặng Văn Ngữ..", một trí thức uyên thâm, một Việt kiều yêu nước. Ông đã cùng nhiều nhà trí thức lỗi lạc như Cụ Trần Đại Nghĩa.. nghe tiếng gọi non sông, theo Bác Hồ về nước và dấn thân vào các cuộc kháng chiến lẫy lừng của dân tộc. Nếu Cụ Trần Đại Nghĩa quên ăn, quên ngủ để chế tạo vũ khí diệt xe Tăng, thì Cụ Đặng Văn Ngữ quên mình trong những cánh rừng Việt Bắc để bào chế Pilixilin - một loại kháng sinh lấy từ loài nấm lên men... để cứu chữa hàng ngàn thương binh thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì nhiễm trùng vết thương. Khi Cụ vào nghiên cứu bệnh sốt rét ở Thừa Thiên, tôi nhớ trong sách nói đến hình ảnh Cụ lấy thân mình làm bẫy nhử cho Muỗi đốt và bắt Muỗi mổ sẻ tìm ra khu trú vi trùng sốt rét ở tuyến nước sau vòi của Muỗi....rồi từ đó viết tài liệu phổ biến cách phòng chống Muỗi đốt, phòng chống sốt rét cho Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, giúp cho hàng vạn cán bộ chiến sỹ thoát khỏi sốt rét ác tính khi ở rừng. Nhưng cũng chính thời gian Cụ bị sốt rét rừng hành hạ, Cụ đang mê man trên chiếc võng thì bị máy bay B52 rải thảm vào căn cứ, Cụ đã anh dũng hy sinh...! Nhân đọc lá thư Cụ viết cho Bác Đặng Nhật Minh, xin có mấy lời bình luận nhỏ, như một nén nhang thơm, tưởng nhớ công lao và sự hy sinh vì nước,vì dân của Cụ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
ninhpn
(2/26/2015 4:38:00 PM)
ninh7104@yahoo.com
Xúc động quá. Bây gio mới biêt NSND Đặng Nhật Minh là con trai GS Đặng Văn Ngữ. Họ đều là những con người xuất chúng của VN mình.
ha trong hai
(2/26/2015 3:15:00 PM)
cuongyen2003.nd@gmail.com
cai dong ho gia tri qua bac minh oi

Lã Thị Kim Thoa
(2/27/2015 5:24:00 PM)
lathikimthoa59@gmail.com
Giáo sư Đặng Văn Ngữ là một Thầy thuốc tài đức song toàn. Khi tôi còn trẻ tôi đã được đọc các trang viết về cuộc đời giáo sư quên mình vì nhân dân. Tôi đã rất xúc động. Giáo sư là tấm gương sáng cho các thế hệ yêu nước Việt Nam noi theo. Xin biết ơn giáo sư ngàn lần.
Tran Thi Van
(2/27/2015 5:18:00 PM)
vanquynhbg1982@gmail.com
Doc bai viet xong toi cam thay song mui minh cay qua, GS Dang Van Ngu la mot tam guong sang khong chi de con chau noi theo ma cho ca the he tre chung toi noi theo. Con gai toi da hoc thuoc bai viet ve GS Dang Van Ngu trong sach GK tieng viet lop 3, neu chau doc duoc bai viet nay chac sẽ cam dong nhu toi./.
Nguyễn Tấn Hưng
(2/27/2015 4:26:00 PM)
nanoenvipro@gmail.com
Rất cảm động ! Chắc chắn con cháu của GS. Đặng sẽ sống và tiếp bước truyền thống của ông.
Nguyễn Lương Khương
(2/27/2015 4:23:00 PM)
nguyenkhuong158@yahoo.com
Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là nhờ vào các bậc hiền tài như GS Đặng Văn Ngữ. Xin cám được tổ lòng thành kính Giáo Sư và cảm ơn gia đình đã sinh ra người con trung kiên của đất Việt.
bảy nguyễn
(2/27/2015 3:39:00 PM)
bayn761@gmail.com
Nhân ngày 27/2 cháu cầu bác ở nơi suối vàng siêu thoát cho các con bác yên tâm công tác để cống hiến cho đất nước giống như bác .
Đặng NHật Minh
(2/27/2015 1:45:00 PM)
dangnhatminh93@gmail.com
Thay mặt gia đình xin cám ơn những tình cảm của bạn dành cho GS Đặng Văn Ngũ nhân ngày Thầy thuốc VN
Đặng Nhật Minh
(2/27/2015 1:42:00 PM)
dangnhatminh93@gmail.com
Thay mặt gia đình xin cám ơn những tình cảm của bạn dành cho GS Đặng Văn Ngũ nhân ngày Thầy thuốc VN
Cao Văn Đức
(2/27/2015 8:58:00 AM)
caoducalwayssmile@gmail.com
Cháu may mắn khi được bác Đặng Nhaẹt Minh chia sẻ về cụ Đặng Văn Ngữ, , cháu rất kính trọng cụ và những con người như cụ! Các cụ là những tấm gương sáng cho chúng cháu! Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, cháu xin gửi cụ nén tâm hương dâng cụ!!!
mai nam
(2/27/2015 8:49:00 AM)
mainam669@gmail.com
Qua bài viết ,chúng tôi thấy được giáo sư là một bác sĩ chân chính .Chiễc áo bờ ~ lu trắng muốt của giáo sư , không một vết bẩn bám vào. Nó là , một tấm gương sáng cho các thế hệ kế tiếp noi theo , để trở thành những con người có nhân cách , đừng vì đồng tiền mà bán rẻ nhân phẩm và y đức của mình . Mai Nam thầy giáo dạy nhạc .
Mr Big
(2/28/2015 11:18:00 AM)
novemberrain2102@gmail.com
Thật xúc động quá. Chiến tranh đã lùi xa nhưng đọc bài viết tôi đã rơi nước mắt. Cảm ơn sự hy sinh to lớn của GS và gia đình đã dành cho Tổ Quốc. PS: Xin một góp ý nhỏ cho tác giả bài viết, tên vợ GS Đặng Văn Ngữ là tên riêng và nên viết hoa cho đúng và trang trọng: GS. Tôn Nữ Thị Cung
Quang Thanh
(2/28/2015 8:49:00 AM)
tqtienhn@gmail.com
Đọc bài viết này mà ứa nước mắt vì xúc động. Dân tộc Việt nam tồn tại và phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào những người như GS Đặng Văn Ngữ. Họ sống làm việc, cống hiến sức lực, trí tuệ và hy sinh cho đất nước mà không cần đòi hỏi bất cứ thứ gì. Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của GS nhân ngày thày thuốc Việt nam.
Bs Trần Đình Sơn
(2/28/2015 8:24:00 AM)
bstrandínhon@gmail.com
Tôi đã từng được giáo sư lên lớp khi học đại học Y Khoa Ha noi 1959-1965 mà chưa biết kỹ về Thày.Thật cao cả,một con người vì dân vì nước,một tấm gương cao cả về nhân cách về lòng thủy chung .Xin kính cẩn nghiêng mình trước Thày.
Thu mai
(2/28/2015 8:09:00 AM)
thumai20002000@yahoo.com
họ là những người anh hùng, dù mất mát đau thương, nhưng sự hy sinh của họ không vô ích.
Lê Kiều Hưng
(2/28/2015 4:34:00 AM)
kieuhungpharm@gmail.com
Nay tôi mới được biết đạo diễn Đặng Nhật Minh là con trai của GS liệt sĩ Đặng Văn Ngữ. Từ khi tôi được biết Đạo diễn, tôi rất ngưỡng mộ và yêu quí ông bởi tài năng và sự khiêm nhường của ông. Tôi cũng nhận thấy ở ông mang một nỗi buòn, một sự mất mát gì đó rất lớn trong quá khứ. Nay được biết về thân thế, sự nghiệp của thân phụ, thân mẫu của ông, cũng như những hy sinh mất mát mà các cụ, bản thân ông và những người thân của ông đã phải gánh chịu tôi lại càng ngưỡng mộ, yêu quí ông hơn và phần nào hiểu được nỗi buồn trong ông. Xin được thắp một nén hương để bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ Giáo sư liệt sĩ và cố phu nhân. Xin kính chúc Đạo diễn và người thân của ông Năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những đóng góp cho dân tộc
PHT
(2/28/2015 12:45:00 AM)
pham.stone@yahoo.com
Tôi không thể cầm được nước mằt.
Võ Hiền
(2/28/2015 12:09:00 AM)
hienvoduc@gmail.com
Sao lại để Ông đi Trường Sơn? Nếu tôi có quyền, Ông muốn cũng Không cho đi. Tại sao vây?
Ngô Hồng Dương
(2/27/2015 11:31:00 PM)
hongduong.ngo@gmail.com
Trước hết xin cảm ơn tác giả
dao tao lao
(2/27/2015 11:06:00 PM)
xoilungtung@gmail.com
Trong khi người này nỗ lực đóng góp công sức, thì bộ phận ở hậu phương, lại lơ là cẩu thả, thiếu trách nhiệm, không lập hồ sơ chiến sĩ nhân lưc công tác cho rõ ràng mạch lạc. Làm giờ đây bao nhiêu người bỏ bao nhiêu công sức truy tập tìm kiếm người thân. Nỗi buồn chưa biết bao giờ nguôi,
Cong tuan
(2/27/2015 10:54:00 PM)
congtuanquydat@gmail.com
Chiến tranh đã cướp đi rất nhiều nhân tài.thật khâm phục tình yêu của GS. Và 1 người hết lòng vì công việc.xin chúc NSND Đặng Nhật Minh luôn mạnh khoẻ
NGUYEN THI BINH
(2/27/2015 10:50:00 PM)
nguyenbinh87vp@gmail.com
Trong chau gio dang la mot niem tiec thuong vo han voi Bac! Chau nghi rang dan toc minh se khong bao gio quen nhung anh hung da hy sinh anh dung cho dat nuoc duoc nhu ngay hom nay!
tran tuan
(2/27/2015 10:34:00 PM)
tranquoctuanndm@gmail.com
Thật cảm phục Gs ĐẶNG VĂN NGỮ, người thầy thuốc của nhân, Gs đã để lại cho hậu thế tình yêu nghề tuyệt vời. Bài thơ của con gs là tình cảm của người dân Việt Nam tặng Gs. Xin được phổ biến bài thơ rộng rãi.
Quỳnh Mai Phạm
(2/27/2015 10:11:00 PM)
canps8583@gmai.com
Cho tôi thắp nén hương tưởng nhớ tới anh linh của giáo sư Đặng văn Ngữ.
đặng chấn hưng
(2/27/2015 10:08:00 PM)
chanhungbm@gmail.com
Tôi rất xúc động và vô cùng khâm phục bởi những hy sinh mất mát của gia đình giáo sư Đặng văn Ngữ cho đất nước và dân tộc.
nguyễn thanh hà
(2/27/2015 10:02:00 PM)
ngyenthanha_bs_ss@yahoo.com
Sự hy sinh vĩ đại của cả gia đình. Kính cẩn nghiêng mình trước gia đình GS Đặng Văn Ngữ. Bài thơ rất hay, thật là bi tráng. Tôi muốn khóc khi đọc đi đọc lại bài thơ này
Trần Minh Bảy
(2/27/2015 9:21:00 PM)
baythcskytien@gmail.com
Đất nước Việt nam ta trải qua bao thăng trầm về chiến tranh tàn khốc, gây bao đau thương và mất mát lớn cho rất nhiều gia đình như gia đình của GS Đặng Văn Ngữ. Qua đó ta thấy được rằng: Để có được như ngày hôm nay ông cha ta đã đánh đổi bằng xương và máu của mình, lớp trẻ chúng ta cần phải gắng sức dữ gìn bờ cỏi của tổ quốc. Xin nghiêng mình trước kính cẩn trước gia đình của GS Đặng Văn Ngữ.
nguyễn thị hải yến
(2/27/2015 9:14:00 PM)
haiyen260974@gmail.com
Cháu rất xúc động trước những mất mát to lớn, khó có gì bù đắp nổi của gia đình NSND Đặng Nhật Minh!!! Cháu xin chia sẻ nỗi đau với nghệ sỹ!!! Nhưng thưa nghệ sỹ!!! Nghệ sỹ hãy thật tự hào khi có người cha, người mẹ thật tuyệt vời như thế ạ!!! Cháu mong rằng niềm tự hào lớn ấy sẽ xoa dịu đi phần nào nỗi đau mà nghệ sỹ đã phải mang theo nó trong suốt nhiều năm qua!!! Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2, cháu xin được tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và tri ân đến giáo sư Đặng Văn Ngữ và người bạn đời, người đồng nghiệp yêu kính của giáo sư- bà Tôn Nữ Thị Cung!!!
Phamtamcuong
(2/27/2015 9:13:00 PM)
Nbk7980@gmail.com
Tu khi vao Dai hoc cach day gan 40 Nam toi da doc ve su ngjiep cua bac Dang Van Ngu, nay moi biet them ve gia dinh Bac. That la nhung cong dan ưu tu nhat cua VN. Mot the he vang, nhung con nguoi da lam nen lịch su ... Cau chuc cho hai bac va con gai duoc vien man noi 9 suoi!!!
Trần mai Ninh
(2/27/2015 9:10:00 PM)
maininhth@gmail.com
Rất xúc động-Những tài năng lớn, nhân cách lớn thế này cần được phổ biến rộng rãi để mọi người ngưỡng mộ mà học tập
Văn Cường
(2/27/2015 8:37:00 PM)
vhnkt3@yahoo.com.vn
Đã từng biết về thân thế, sự nghiệp của GS Đặng Văn Ngữ, về sự khắc khoải của ông trong tiếng chim từ quy giữa rừng Việt Bắc sau khi bà Cung ất, nhưng bây giờ mới biết những hy sinh to lớn của những người thân trong gia đình ông. Thật cảm động.
bảo an
(2/27/2015 8:36:00 PM)
anh.sovico@gmail.com
Có nỗi đau nào hơn khi mất đi những người thân yêu, chỉ có thể hiểu đó là tình yêu đích thực của những con người đích thực.
Hương
(2/27/2015 8:30:00 PM)
Phamthithuyhuongbh@gmail.com
Kinh cẩn nghiêng mình truoc vong linh cua giáo sư
Quang Phu
(2/27/2015 8:17:00 PM)
Vietminh05@gmail.com
That buon va tiec thuong, nhung tinh cam tot dep nhat cua thoi chong My. Chung ta tu hao la nguoi Viet va tu hao ve cach mang Viet Nam.
Lily
(2/27/2015 8:13:00 PM)
Lily.vikimhue@gmail.com
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh ông, người thầy thuốc, người chồng và người cha vĩ đại.
haca
(2/27/2015 8:12:00 PM)
xuanhamaihoang@gmail.com
Cam on ban viet bai bao hay. Nhà nuoc truy tang anh hùng may lan chua xung dang voi gd bac si dang van ngu
nguyễn thụy điển
(2/27/2015 7:21:00 PM)
dienksv@gmail.com
thật khâm phục một trí thức lớn hết lòng theo cách mạng , Sự hi sinh của giáo sư Đặng Văn Ngữ mọi người Việt nam luôn chân trọng
polpot
(2/27/2015 6:01:00 PM)
hieuthuoc@gmail.com
Xúc động khi được dọc bài của Hiền Hươngviêty về cuộc đời sự nghiệp của GS Đặng văn Ngữ..
Hằng Phương
(2/27/2015 5:35:00 PM)
hang.nm75@yahoo.com
Thật là xúc động, chiến tranh đã gây ra quá nhiều mất mát đau thương ko gì bù đắp được. Cái giá của sự độc lập, tự do thật quá lớn. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nghệ sĩ Đặng Nhật Minh
HTBT1177
(2/27/2015 5:14:00 PM)
hoângthnh1177@yahoo.com
Đọc tất cả những bài viết kể về Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng gia đình, chắc ko ai ko cầm được nước mắt khi được biết về những đau thương mất mát mà gia đình giáo sư phải trải qua. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 cháu xin được thắp nén hương thơm gửi tới linh hồn của Giáo sư. Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn tự hào khi nhắc đến tên...Giáo sư Đặng Văn Ngữ, một nhan cách lớn, một tư tưởng lớn trong hàng triệu con người...
anh phong
(2/27/2015 4:41:00 PM)
anhphong02@gmail.com
Biết NSND Đặng Nhật Minh là con của GS Đặng Văn Ngữ, nhưng hôm nay mới được biết thêm về những mất mát quá lớn của Gia đình GS Đặng Văn Ngữ. thật cảm động trước sự hy sinh lớn lao này. Mong các cán bộ đặc biệt trong ngành Y lấy đó làm tấm gương trau dồi y đức phục vụ Tổ Quốc và nhân dân
Tôi thấy đây là một bài thơ hay, nên phổ biến bài thơ nay cho thế hệ mai sau neo guơng?
xen viet
(2/27/2015 3:54:00 PM)
megam_nb@yahoo.com.vn
cảm động quá troi oi
Huy Đức
(2/27/2015 3:11:00 PM)
ducnh77@yahoo.com
Đọc các bài viết về giáo sư Đặng Văn Ngữ mà xúc động quá. Ở HN có phố Đặng Văn Ngữ nhưng đến hôm nay mới biết được thân thế sự nghiệp của GS. Xin kính cẩn nghiêng mình trước một nhân cách lớn và tài năng lớn đã đóng góp cho nền khoa học nước nhà và công cuộc thống nhất đất nước của Giáo sư Đặng Văn Ngữ


Những mất mát đau thương trong gia đình Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Những mất mát đau thương trong gia đình Giáo sư Đặng Văn Ngữ

Dân trí Là một trí thức lớn, một tài năng lớn nhưng trong cuộc đời GS. Đặng Văn Ngữ và những người thân của ông đã phải gánh chịu nhiều mất mát, đau thương…
 >> NSND Đặng Nhật Minh kể về những “tài sản để lại” của GS. Đặng Văn Ngữ
 >> Bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ gửi con trai Đặng Nhật Minh

Sự ra đi đột ngột của vợ GS. Đặng Văn Ngữ
Viết về hôn nhân của GS. Đặng Văn Ngữ và bà Tôn nữ thị Cung, bà Ngọc Trai (em gái của bà Tôn nữ thị Cung) có viết, “Chị Cung tôi là một người con gái ngoan hiền và xinh đẹp nhất của Thầy ( cha ) tôi. Nếu nói vẻ đẹp sắc sảo thì trước hết phải kề đến chị Kỉnh là chị trên chị Cung, hồi ấy cũng chưa lấy chồng. Nhưng có lẽ, anh Ngữ yêu thích vẻ đẹp dịu hiền và đằm thắm của chị Cung nên đã xin gia đình hỏi chị Cung và được Thầy tôi chấp nhận…”.
Giáo sư Đặng Văn Ngữ và vợ- bà Tôn nữ thị Cung
Giáo sư Đặng Văn Ngữ và vợ- bà Tôn nữ thị Cung
Lấy nhau, sau khi bà Tôn nữ thị Cung sinh được 3 người con là Đặng Nhật Minh, Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý, GS. Đặng Văn Ngữ lên đường sang Nhật du học. Thời điểm này, bà Tôn nữ thị Cung về Huế sống cùng gia đình nhà chồng ở An Cựu. Mãi đến năm 1949-1950 khi GS. Đặng Văn Ngữ về nước tham gia kháng chiến, bà Tôn nữ thị Cung bồng bế 3 con đi bộ từ Huế ra Việt Bắc để gia đình đoàn tụ.
Sau hàng tháng trời đi bộ, gia đình GS. Đặng Văn Ngữ đã được đoàn tụ ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ở đây, bà Tôn nữ thị Cung nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống kháng chiến, trở thành đồng nghiệp của chồng tại phòng thí nghiệm điều chế penicillin. Hạnh phúc bên chồng, bà Tôn nữ thị Cung như được tiếp thêm sức mạnh, bà được đồng nghiệp yêu mến, được tín nhiệm bầu là chiến sĩ thi đua, được gặp Bác Hồ trong chỉnh huấn năm 1953 trên Việt Bắc.
Vợ chồng GS. Tôn nữ thị Cung và 2 con gái Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý
Vợ chồng GS. Tôn nữ thị Cung và 2 con gái Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý
Năm 1954, trong lúc GS. Đặng Văn Ngữ đi học tập chỉnh huấn đợt hai xa, bà Tôn nữ thị Cung cùng cơ quan được lệnh gấp rút dọn dẹp phòng thí nghiệm để kịp di chuyển theo đúng thời gian quy định. Vì quá mệt nhọc, căng thẳng, bà Tôn nữ thị Cung đã đột ngột ngất xỉu, hôn mê trong nhiều ngày. Ngay khi nhận được hung tin, GS. Đặng Văn Ngữ vội vàng trở về, nhưng dù đã cùng với đồng nghiệp là bác sĩ Hồ Đắc Di đã nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa, Giáo sư đã không thể cứu được vợ mình.
Rất nhiều năm đã trôi qua, nhưng nhắc đến sự ra đi đột ngột của người mẹ- đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vẫn còn xúc động. Đạo diễn nói, “Mẹ tôi mất quá sớm, lúc chỉ mới 37 tuổi .. Đó là sự mất mát đầu tiên trong gia đình tôi".
GS. Đặng Văn Ngữ và các con
GS. Đặng Văn Ngữ và các con

Sau khi vợ mất, GS. Đặng Văn Ngữ ở vậy nuôi 3 con trưởng thành. Dù nhiều lần chính gia đình bên vợ giục Giáo sư đi thêm bước nữa để có người chăm sóc, đỡ đần, nhưng Giáo sư luôn từ chối, với lý do “Làm sao tìm được một người thứ hai như Cung?”. Bao nhiêu tình yêu thương, Giáo sư dành hết cho các con mình.
Sự hy sinh lặng lẽ của GS. Đặng Văn Ngữ
Năm 1967, chuyến đi công tác dài ngày nghiên cứu vắc xin chống bệnh sốt rét ở Trường Sơn đã trở thành chuyến đi cuối cùng của GS. Đặng Văn Ngữ. Giáo sư và những đồng nghiệp của mình đã hy sinh trong một trận bom B52 rải thảm ở khu căn cứ thuộc địa phận phía Tây Thừa Thiên- Huế.
Viết về sự ra đi của GS. Đặng Văn Ngữ, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đã viết, “Cha tôi nằm lại trên Trường Sơn lặng lẽ suốt 20 năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông như mộ một người lính vô danh bởi vì trong gói vải dù bọc một ít di hài của ông chỉ có một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967. Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một chiến sĩ nào đó chưa rõ tông tích nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới tìm được để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình”.
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ
Theo đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh, “Cha tôi đã chia sẻ đến tận cùng số phận của đất nước, của nhân dân mình cho đến khi ông ngã xuống trên rừng Trường Sơn dưới trận mưa bom B52 như bất cứ một người lính nào đã ngã xuống trên suốt dải đất này vì sự nghiệp cao cả và thiêng liêng của Tổ quốc”.
Con gái của GS. Đặng Văn Ngữ qua đời vì quá đau buồn trước sự ra đi của cha
GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh năm 1967 ở Trường Sơn, 2 năm sau, con gái út của ông là Đặng Nguyệt Quý đã qua đời (năm 1969) tại Leningrad vì quá đau buồn khi nghe hung tin về cha mình.
Kể về sự ra đi của em gái mình, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh cho biết, em gái ông đã qua đời khi đang theo học về môn Vật lý khí quyển tại trường ĐH Tổng hợp Leningrad. Nghe tin GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh, con gái Đặng Nguyệt Quý đã trải qua cú sốc quá lớn về tinh thần, cộng thêm sự đơn lẻ một mình ở xa gia đình không có người thân bên cạnh an ủi, nên đã đổ bệnh và qua đời vào năm 1969 khi mới ngoài 20 tuổi.
Đọc trong cuốn sách “Đặng Văn Ngữ- Một trí thức lớn, một nhân cách lớn” của NXB Y học có đăng tải những bức thư Đặng Nguyệt Quý gửi cho chị gái Đặng Nguyệt Ánh sau khi nghe tin cha hy sinh có thể thấy những đau buồn, khủng hoảng trong tinh thần, tình cảm của cô con gái út dành cho cha thân yêu mình.
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ tại Ngòi Quãng- Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 1951
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ tại Ngòi Quãng- Chiêm Hóa- Tuyên Quang năm 1951
Trong đó, có bài thơ Đặng Nguyệt Quý sáng tác dành tặng “Ba” (cách gọi cha trong gia đình GS) đặc biệt xúc động. Bài thơ là tình cảm yêu kính thiêng liêng, là nỗi đau buồn trĩu nặng, là sự mất mát to lớn trong tâm can không gì bù đắp được.
Chúng tôi xin được trích đăng bài thơ con gái út Đặng Nguyệt Quý viết tặng hương hồn cha để thay cho lời kết của bài viết như một sự chia sẻ tận đáy lòng những đau thương mất mát của một gia đình trí thức đi theo cách mạng.
“Tiếng ai hát trên Trường Sơn mây trắng
Dồn bước đi về phía quê nhà
Mỗi bước đi rừng núi nở hoa
Hoa thắm đỏ như máu Ba đã đổ
Con muốn là bông hoa nho nhỏ
Ven mộ Ba ngày tháng bên Ba
Nối tiếp bước đi, hát tiếp bài ca
Trên Trường Sơn mây trắng :
Máu thắm đường ta đi
                 lẫn mồ hôi rơi
                            lòng ta như nắng
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình”

Hiền Hương

Trần Mạnh Hảo: Thử lý giải hiện tượng Gs Vũ Khiêu bị “ném đá”

Trần Mạnh Hảo: Thử lý giải hiện tượng Gs Vũ Khiêu bị “ném đá”

Tác giả: Trần Mạnh Hảo

—————
GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau : “Triết gia trong cách mạng – Nghệ sĩ giữa Anh hùng”
Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :” Nghệ sĩ và anh hùng”, “Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử” nhằm ca ngợi Bác và Đảng.
Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới.
Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thay mặt Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất cho Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu vì có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội Thi đua Thủ đô Hà Nội, khi được trao tặng danh hiệu “Công dân Ưu tú Thủ đô”.
( Theo từ điển mạng)
Ông từng được nhà nước tặng biệt thự, được chế độ ưu đãi công thần, chế độ coi ông là thần tượng văn hóa của chế độ…
Năm 1963 GS. Vũ Khiêu đã viết cuốn sách về Mỹ học có tên là “Đẹp”. Năm đó, chúng tôi đã mua cuốn sách này để đọc và thấy kiến thức của GS. Vũ Khiêu phải nói cho công bằng là rất… hạn hẹp và ấu trĩ. Mỹ học trong cái nhìn của GS là Mỹ học có tính giai cấp, có tính đảng. Cái gì đảng ta nói, đảng ta làm đều đồng nghĩa với cái đẹp. Ví dụ như cải cách ruộng đất là cái đẹp, đánh nhân văn giai phẩm là cái đẹp, căm thù giai cấp địa chủ tư sản là cái đẹp…
Sau đó tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu như vừa kể trên thì thấy trình độ GS chưa thể gọi là trí thức.
Việc chế độ nâng GS. Vũ Khiêu từ một ông giáo tiểu học, từng hành nghề lao công tạp dịch trong bệnh viện thời Pháp lên thành biểu tượng cho giới trí thức : là anh hùng văn hóa, là nhà triết học số 1, mỹ học số 1, nhà nghiên cứu văn hóa số 1, thậm chí thành Nguyễn Trãi của chế độ…khiến dư luận giới trí thức thứ thật bất bình, không phục; nên khi GS. ôm hôn cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên mãnh liệt quá mức ông cháu và nhất là cụ lại tặng cô này một câu đối thiếu văn hóa, khiến thiên hạ bực mình ném đá khắp nơi trên FB và trên các blog, website…
Chúng tôi đã đọc hầu hết các cuốn sách của GS. Vũ Khiêu thì thấy nếu ta xếp cụ vào hàng ngũ trí thức thì quả là một điều quá lố. Chỉ riêng việc GS. Vũ Khiêu lên tiếng nhiệt liệt ủng hộ hành vi của mộ kẻ điên rồ đòi sửa lại, viết lại Truyện Kiều như dưới đây, chứng tỏ cụ không phải là người trí thức :
“Trong cuộc hội thảo về Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ Truyện Kiều đến phong trào Thơ mới tổ chức vào ngày 15.12.2012 tại khu di tích Nguyễn Du, Hà Tĩnh, mỗi đại biểu tham dự được tặng một cuốn sách (bản photo) có nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do Đỗ Minh Xuân, một kỹ sư, khảo dịch – nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in năm 2012. Cuốn sách này có lời đề tựa rất trang trọng của GS. Vũ Khiêu:
“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”.
Với hơn 1.000 chỗ sửa, tức 1/3 tác phẩm, gần như bất cứ chỗ nào trong Truyện Kiều, cũng bị ông kỹ sư cắt xé, bức tử. Điều đáng nói là, việc sửa thơ này của ông kỹ sư lại nhận được cổ xúy của một bậc giáo sư lừng danh: Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu.”
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Khi%C3%AAu
GS. Vũ Khiêu quả tình không thể gọi là trí thức khi muốn lấy hoa mào gà làm quốc hoa. Ơ hay, bệnh mào gà là bệnh gì chắc GS. chưa biết hay sao ?
GS.Vũ Khiêu tặng cô hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên câu đối thiếu văn hóa dưới đây sao có thể gọi là trí thức :
“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”
GS.Vũ Khiêu đã lấy nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ “Thanh Bình điệu” : “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” làm câu đối trên. Đạo văn như trên sao là trí thức ?
Câu đối trên ngay từ câu đầu, GS. Vũ Khiêu đã diễu cô hoa hậu rằng trí của cháu trắng như tuyết, nghĩa là cháu không có trí; có lẽ GS. Vũ Khiêu muốn nói đến câu thơ Nguyễn Du : “Mai cốt cách tuyết tinh thần” chăng ? Nhưng TRÍ và TINH THẦN là hai điều khác nhau thưa cụ GS ! Tinh thần trong câu Nguyễn Du có thể hiểu là tâm đấy ! Trí mà như tuyết thì trí ấy bằng không à ? Câu đối tặng người ta mà xỏ xiên như thế sao gọi là trí thức ?
Bài thơ “Thanh bình điệu” của Lý Bạch là bài thơ ca ngợi thân xác gợi dục của Dương Qúy Phi sau khi làm tình với Đường Minh Hoàng, sao lại lấy ra ca ngợi một cô gái còn chưa có chồng là sao ? Dương Qúy Phi vốn là một dâm phụ, từng là vợ con trai Đường Minh Hoàng, bị vua cha cướp lấy. Dương Qúy Phi với sắc đẹp dục tính đã khiến con nuôi Đường Minh Hoàng là An Lộc Sơn muốn cướp người đàn bà dục tình này lên đã làm loạn, gây chết một phần ba dân số Trung Hoa thời đó…
Có thể vì chế độ nâng GS. Vũ Khiêu, một người không phải trí thức lên thành biểu tượng của trí thức, biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà nhân dịp cụ ôm hôn gái trẻ kiểu trai lực điền và tặng nàng đôi câu đối đểu nên đã bị dân mạng ném đá cho bõ tức vì bị lừa hết vụ này sang vụ khác chăng ?
Sài Gòn lúc 23 h 28’ ngày 27-2-2015

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Chú lợn bỏ trốn tới trước cửa chùa, quỳ gối hàng tiếng không chịu đứng lên


Trước đây đã có chuyện có chú chuột đứng vái trước cửa chùa ở vùng Yên tử, nay lại có chuyện này:


Chú lợn bỏ trốn tới trước cửa chùa, quỳ gối hàng tiếng không chịu đứng lên

  • Thứ năm, 26/02/2015, 10:43 (GMT+7)
 
(Văn hóa) - Chú lợn “thành tâm” cứ quỳ bằng hai chân trước tại cổng chùa nhiều tiếng đồng hồ liên tiếp cho tới khi các nhà sư tới giải thoát cho nó bằng cách tụng kinh.
Động vật là những cá thể sống trên trái đất có cảm xúc như con người. Chúng cũng biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình thế nhưng không phải con vật nào cũng biết quỳ lạy trước Đức Phật như một chú lợn được nuôi trong nông trại của ông Huang tại làng Tantou, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngay từ thời điểm xuất hiện, hình ảnh chú lợn cầu sám hối trước cổng chùa đã được lan truyền rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc những ngày vừa qua.
Clip chú lợn quỳ hai chân trước cổng chùa.
Nó quỳ bằng hai chân trước hàng tiếng đồng hồ mà không chịu đứng lên.
Sina đưa tin, thứ Ba ngày 24/2, những người dân sinh sống ở Tantou đã rủ nhau tới ngôi chùa trong làng để xem chú lợn đang quỳ trước cổng. Được biết, vào thời điểm đó, nhà chùa cũng đang tổ chức một khóa lễ. Theo ghi nhận, chú lợn thành tâm cứ quỳ bằng hai chân trước hàng tiếng đồng hồ liền không chịu đứng lên cho tới khi các nhà sư tới và tụng kinh hướng về phía nó.
Câu chuyện ngay lập tức đã nhận được nhiều lời nhận xét, chia sẻ khác nhau. Bên cạnh suy đoán chú lợn này đang đi cầu may đầu năm hoặc xin ăn thì một số khác lại đưa ra lý giải rất khoa học rằng, có thể nó bị mắc căn bệnh liên quan tới thiếu hụt vitamin E nên mới dẫn tới triệu chứng không thể đứng vững bằng 4 chân.
Ông Huang, chủ nhân của chú lợn nặng 150kg cho biết, nó đã chạy trốn khỏi chuồng vào sáng ngày 22 trong lúc đang chuẩn bị bắt làm thịt. Ngay sau khi bắt lại, nó vẫn bị làm thịt như dự định. Trước phản đối của dư luận, sau cùng ông Huang mới nhận ra điều mình không nên làm với chú lợn đáng thương này.
Có người phỏng đoán chú lợn bị thiếu hụt vitamin E nên dẫn tới tình trạng không thể đứng bằng 4 chân.
Chú lợn cứ quỳ hai chân trước cho tới khi các nhà sư tới tụng kinh hướng về phía nó mới thôi.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Chiếc ghế

Bức ảnh ngày mồng một Tết nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên một chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, nói chuyện với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trên báo Tiền Phong nay đã được gỡ xuống.
Vào đúng ngày mùng một Tết năm Ất Mùi, mạng xã hội đã nóng lên với tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa vượt lên mọi sự tưởng tượng của người dân, đặc biệt là chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.
Phong cách của vua chúa
Sáng mùng một Tết, theo truyền thống dân tộc mọi người cùng nhau mừng tuổi ông bà thân sinh phụ mẫu làm cho cái Tết đúng với ý nghĩa của nó. Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam cũng tổ chức thăm viếng chúc tết các chức sắc cao cấp của Đảng, và điều này được ví là thái độ uống nước nhớ nguồn. Khi đến lượt nguyên TBT Nông Đức Mạnh thì câu chuyện mới vỡ ra trở thành ầm ĩ và đi tới chỗ không thể kiểm soát.
Tấm ảnh chụp ông Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế nạm rồng có phong cách của những vua chúa khiến ông trở thành tấm bia cho không biết bao nhiêu phản ứng. Những phản ứng ấy đến từ nhiều góc nhìn nhưng tựu trung cho thấy hai điều: phong cách sống xa hoa phung phí, kệch cỡm của một TBT sau khi về hưu đã làm người dân mọi tầng lớp nổi giận vì cho rằng ông đã đạp trên những tấm lưng đầy mồ hôi của nông dân lẫn công nhân để có những bàn ghế nội thất lộng lẫy xa hoa đến thế. Thứ hai, nó phản ánh sự thật cái mà người cộng sản ham muốn ngay từ lúc đầu kháng chiến. Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết nhận xét của ông:
-Tôi thấy bàn ghế mà Tổng thống Obama cũng bình thuờng làm bằng gỗ tạp, bọc simily rất đơn giản như một gia đình bình thường ở Việt Nam thôi trong khi Hoa kỳ là cường quốc hàng đầu thế giới còn nước mình hiện nay thì đội sổ.
Không chỉ có bức ảnh hôm nay của báo Tiền Phong đăng lên một cách tình cờ Trung ương Đoàn đi thăm nhà ông nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Tôi biết để có một bộ salon như thế thì chắc chắn phải có một cây cổ thụ trong rừng già bị mất đi. Nếu như anh là người có học, anh phô trương như thế nó có đúng không? Tôi tin những người có ý thức, có lương tri không ai làm chuyện đó. Không lấy gì làm oai trong một bộ salon bằng gỗ quý cầu kỳ rồng phượng như thế. Thứ hai là một đất nước nghèo đói như thế tôi là người Việt Nam tôi cảm thấy xấu hỗ lắm tại sao lại để cho một người vô học, kệch cỡm phô trương như thế mà lại đứng đầu đất nước? Tôi cảm thấy nhục!
Mặt trái của cuộc gọi là khởi nghĩa, cách mạng
Bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư trung ương đoàn Nguyễn Đắc Vinh trong gian phòng được trang hoàng theo kiểu vua chúa, đằng sau là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được mạ vàng phải chăng phản ảnh tâm lý mơ ước giàu sang phú quý chen lẫn phô trương quyền lực và ao ước được làm vua của các đảng viên cộng sản? Tâm lý ấy ngày nay không còn dấu giếm mà công khai cho dân chúng biết nhằm thỏa mãn niềm hưng phấn của mình?
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết nhận xét:
-Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-46 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. Người cộng sản Việt Nam xuất thân từ nông dân, nhà quê kể cả những anh sau nầy có bằng giáo sư tiến sĩ thì lốt nhà quê, lốt nông dân nó vẫn còn nguyên nó chưa thoát khỏi cho nên khi cầm quyền thì họ chưa thể trở thành con người văn minh đô thị, dân chủ được mà trở thành vua chúa quan lại. Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.
Căn biệt thự rộng 850 mét vuông, nằm trên con đường ven Hồ Tây của ông Mạnh xem bề ngoài rất thanh nhã và bình thường nhưng khi bức ảnh lộ ra nội thất của ông thì người dân biết được phía sau cái bình thường ấy là một cơ ngơi không dễ gì kiếm được theo kiểu một cán bộ đảng viên trong sạch.
Ông Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư Đảng CSVN hai nhiệm kỳ từ 2001 tới 2011. Trước đó ông làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 1992 đến 2001. Trong mười chín năm ấy ông được nhắc tới qua dự án Bauxit như dấu ấn suốt cuộc đời làm cách mạng của ông.
Ông Nông Đức Mạnh trong vai trò một TBT đã có ba lần ký tuyên bố chung với Trung Quốc mà lần ký vào năm 2001 tức là lúc mới nhận chức vụ TBT đã nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.
Hai lần sau đó vào năm 2006 và năm 2008 ông cũng thay mặt đảng cộng sản Việt Nam ký rất nhiều văn bản về biên giới lãnh thổ cũng như kinh tế thương mại với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Khắc Mai cho biết sự bất cập của hệ thống đã dẫn đến việc này là tất yếu:
-Đó là mặt trái của cuộc gọi là khởi nghĩa, cách mạng. Thật ra nó đi tới điều này vì nó không có cơ sở văn hóa đến nơi đến chốn. Người dân thì không có quyền sở hữu, xã hội thì không có dân chủ và quan lại nắm lấy quyền làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế. Tất cả mọi chuyện ấy nó dẫn đến hình thù, hình thái triểu đình phong kiến là tất yếu.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Văn An lại nói rằng Bộ chính trị là một loại vua tập thể. Tình chất phong kiến lạc hậu càng ngày nó càng bộc lộ rõ cho nên tôi nhìn Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu không lấy làm lạ. Sự giàu sang và cái kệch cỡm của họ không lấy làm lạ.
Người dân còn nhớ lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào sáng ngày 2 tháng 2 tại Hà Nội, trong đó ông Trọng nhấn mạnh tới yếu tố đấu tranh chống lại suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên… không đầy hai mươi ngày sau người dân thấy toàn cảnh bức tranh nhà ông Nông Đức Mạnh như một chứng minh sống động nhất giữa nói và làm của một đảng viên cấp cao nhất: Tổng bí thư.
-Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân… Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.
Khó có thể nói người dân phê phán ông Mạnh là một hành vi kích động, chia rẽ nhưng ngược lại mọi phê bình dù nghiêm khắc nhất đáng để cho hệ thống thức tỉnh thôi không tiếp tục nói ngược lại với việc làm đang gây phẫn nộ trong dư luận quần chúng.
Mặc Lâm


Theo rfa

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”

“Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”
 
Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, 
Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.

Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Điện thoại: 0168-50-56-430

Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng
sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.
1/ Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.  Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.
Đừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.
2/ Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.
a/ Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại.  Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn tuyền”. Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.
Cũng như nàng Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp, vô luân đã dồn họ đến bước đườn g cùng.  Thúy Kiều tuy chỉ là gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt sát, khinh bỉ nàng.  Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn lên mặt “Nghĩmình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có, Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách nhìn đầy nhân văn, phải không ông?
b/ Trong truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng:“Thị nhìn nhanh xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏkhông, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Đó là kiếp luân hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn bị mọc lên thay thế. Đời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.
Với Tiếng hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu, hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.
Riêng về mặt này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn đồi)
3/ Thưa ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người.  Trên cơ thể mỗi con người, có nhiều bộ phận.  Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái.  Một kẻ, dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó tất bị lú lẫn, u mê.  Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.
Đổ băng keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại.  Lúc đó, ta ăn nói giống như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ.  “Đè đầu cưỡi cổ” thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý.  Đâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.
Trên con tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước.  Trước sau, chúng cũng phải chết. Đó là những sự thực hiển nhiên.
Tương tự, bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần xuất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ sát”, dẫu có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u – xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó.  Đó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.
4/ Chẳng cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật cung – cầu:  
a/ Với người đi mua dâm:  Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng. Cũng không xét đến những những bậc nam nhi, vợ con đề huề, thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây, chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ. Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa. Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Tôi có quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn, cáu gắt trong chừng ấy năm trời.  Họ cũng chẳng ngó ngàng tới bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được như vậy.  Đặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp âm-dương.  Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông cảm không?
“Tốt mái, hại sống”, câu này ai cũng biết.  Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những bà hom hem, bệnh tật.  Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện “tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có người, đêm đến nó đỡ đần cho.  Nay, làm gì có chế độ đa thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?
Những người nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có người thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có những chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn “nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Còn nhiều và rất nhiều trường hợp khác nữa.  Nhưng sợ phải làm mất thì giờ qúy báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.
b/  Với người đi bán dâm:
Thưa ông, tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Đống đa – Hà nội.  Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại dâm.  Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện, khi phải làm cái nghề này.  Phải đi làm, bởi không có con đường nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp:
Cách đây hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó không đẹp, ăn mặc lại giản dị.  Nhưng nhiều người thích nó.  Ai rủ đi ngủ, cháu cũng đi.  Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.
Tò mò, tôi có hỏi cháu.  Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Đến nơi, tôi bàng hoàng.  Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các em đã đông, lại còn nhỏ.  Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều tranh xiêu vẹo.  Ruộng đất không có.  Là chị cả, cháu cam chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà.  Cháu nghiến răng xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền.  Bao nhiêu tiền kiếm được, cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học.  Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4.   Đối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết. Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông.  Họ luôn ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ. Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”.  Tôi hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.
Ông ơi, nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng? Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Đứng trước cháu, tôi có cảm giác, mình bị lùn đi.   Còn ông, ông thấy thế nào?
5/  Bây giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính bản thân mình. Nói chi đến gia đình.   Không có tiền, đói các ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các ông cho đi học không?  Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến bệnh viện không?  Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp, các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?...
Tất cả các câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời.  Đó là “Không”.   Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu này “Bụng đói, đầu gối phải bò”.  Đường cùng, các cháu đành mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn.   Không sung sướng gì đâu, nhục nhã lắm, ông ạ.
Những người CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng.  Làm lãnh đạo, mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh, học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái, chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước tính năm 2013 có 33.000 ​gái mại dâm, đó là không thèm thống kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Đồ Sơn).  Lẽ ra, người phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS.  Đã không biết xấu hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Để mà đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng, các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm (chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi – Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu những người có tài, có đức lên làm thay  – Họ sẽ lo cho chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?
6/  Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm, rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...?   Nhiều phụ nữViệt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”?  Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Đại Hàn?  Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đã bị đánh đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc.  Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bịngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại .”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014 đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.
Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng, bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai?  Đó không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?
Ra ngoài đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi không thôi. Đó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn nhà dại chợ”.
7/  Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay những thằng đàn ông.  Xin hỏi ông:

Làm đồ chơi trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng Kiều.  Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?
Không thể cấm được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật cao, đằng nào nhân đạo hơn?  

8/   Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng, tôi không hề thích.  Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND. Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông. Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều.  Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ” nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày.  Ông Chủ tịch có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?
9/  Thưa ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì không?
Câu trả lời là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế.  Lí do thật đơn giản.  Đơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi.  Nhưng, chính quyền CS của các ông vẫn giả câm, giả điếc.  Để tránh tiếp xúc, các ông học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang.  Bị hun bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn chưa chịu chui ra.  Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện trả tiền.  Đối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải trả lại những đồng tiền ăn cướp.
Đây cũng là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt nam.
Tôi tin lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước.  Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu được thì hãy bò ra.  Đừng cố thủ. Chết, uổng.
Lần sau, xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó”.  Đề tài này, cũng không đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài, nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”.  Lo gì. Ông có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào tranh biện công khai và thẳng thắn không?  Xin ông:  Chớ có cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên.  Bọn chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên.  Đừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.

Chào ông.

Nguyễn Tiến Dân