Những biến động ở Nhật Bản về mọi mặt đang khiến thế giới đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Sau hơn hai năm gây chấn động với cuộc đại cải cách kinh tế mang tên Abenomics để quyết tâm vực dậy nền kinh tế đã rơi vào giảm phát trong suốt hai thập kỷ qua, người Nhật đang khiến cả thế giới sững sờ khi chứng tỏ rằng họ không hề có ý định chỉ thực hiện một sự trỗi dậy về kinh tế.
Thế giới đang trải qua những ngày không bình lặng, chưa bao giờ mật độ các làn sóng có ảnh hưởng lên toàn thế giới lại nhiều như ở thời điểm hiện tại, từ các làn sóng kinh tế như giảm phát và cuộc chiến tiền tệ thế giới, cho tới các làn sóng chính trị: sự nổi lên của các quyền lực mới, các quyền lực kỳ cựu đang tự làm mới, và các quyền lực cũ đang bắt đầu trỗi dậy sau những khoảng thời gian dài im hơi lặng tiếng.
Nhưng nếu có một dân tộc đang đặt cược cả tương lai và vận mệnh của mình vào ván bài quyết định này, thì hẳn đó phải là Nhật Bản, và người Nhật đang sẵn sàng trả bằng mọi giá cho bàn tay sắt sẽ quyết định vận mệnh của họ.
Những biến động ở Nhật Bản về mọi mặt đang khiến thế giới đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.
Sau hơn hai năm gây chấn động với cuộc đại cải cách kinh tế mang tên Abenomics để quyết tâm vực dậy nền kinh tế đã rơi vào giảm phát trong suốt hai thập kỷ qua, người Nhật đang khiến cả thế giới sững sờ khi đang chứng tỏ rằng họ không hề có ý định chỉ thực hiện một sự trỗi dậy về kinh tế.
Chỉ những kẻ ngốc ngây thơ mới nghĩ rằng Nhật Bản đang chỉ tập trung cải cách về kinh tế. Điều mà người Nhật đang làm là một cuộc biến đổi toàn diện nước Nhật, từ kinh tế cho đến chính trị và quân sự.
BÀI LIÊN QUAN
Đến giờ phút này, thế giới đã bắt đầu lờ mờ nhận ra rằng, cái đích mà Nhật Bản đang hướng đến ở thời điểm hiện tại có những điểm tương đồng với nước Nhật giai đoạn trước thế chiến thứ 2 – một nước Nhật kỷ luật thép với sự lãnh đạo tối cao bằng một bàn tay sắt.
Một số chính sách đơn lẻ của thủ tướng Shinzo Abe có thể khiến thế giới hiểu sai về bản chất, khi ông thực hiện một số chính sách tăng tự do cho người dân, như thúc đẩy sự bình đẳng và cho phép phụ nữ Nhật tham gia sâu hơn vào lực lượng lao động, hay bãi bỏ lệnh cấm lâu đời về việc lên sàn nhảy trong các hộp đêm.
Nhưng cũng cùng với đó, là việc xuất hiện của 6 nghĩa vụ mới trong bản dự thảo hiến pháp mới về những nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân đang gợi nhớ đến giai đoạn trước thế chiến 2, khi người dân Nhật sống trong một kỷ luật thép.
Một cuộc biến cải toàn diện nước Nhật về mọi mặt đang được thúc đẩy, chứ không chỉ dừng lại ở những thay đổi về hiến pháp cho phép nước Nhật tái vũ trang quân đội.
Người ta có thể nhầm lẫn khi áp đặt cho đảng Dân chủ Tự do LDP của thủ tướng Shinzo Abe về những biến đổi mang màu sắc quân phiệt đó chỉ vì LDP là một trong những chính đảng lâu đời nhất ở Nhật Bản và là đại diện tiêu biểu nhất cho truyền thống quân phiệt của nước Nhật.
Nhưng thực tế cuộc bầu cử sớm giữa tháng 12.2014 đã cho thấy, gần như toàn bộ người dân Nhật chấp thuận những cải cách triệt để và có phần khắc nghiệt đó của đảng LDP.
Một số đảng đối lập đã nêu lên vấn đề tái vũ trang quân đội và thực hiện các chính sách quân phiệt của đảng LDP để hạ thấp phiếu bầu cho đảng này, nhưng thực tế đã hoàn toàn vô dụng, đảng LDP đã giành chiến thắng với tỷ lệ áp đảo.
Những người ủng hộ dân chủ trên thế giới có thể đặt câu hỏi, tại sao người Nhật vốn đã quen với việc hưởng các quyền tự do theo kiểu Âu Mỹ 70 năm qua kể từ khi bản hiến pháp 1947 được thông qua, lại chấp nhận việc bị tước bỏ một phần các quyền đó để thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm mang màu sắc quân phiệt trong quá khứ.
Đơn giản là vì họ ý thức rõ vận mệnh tương lai của nước Nhật sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những thay đổi toàn diện ở thời điểm hiện tại.
Thực tế lịch sử Nhật Bản đã chứng minh, trong những giờ phút quyết định, việc tập trung quyền lực trong tay một chính thể lãnh đạo duy nhất có thể đưa nước Nhật ra khỏi cơn nguy biến.
Từ việc Nhật Bản canh tân thành công thời Minh Trị Thiên Hoàng cho đến việc vươn lên thành một cường quốc hàng đầu thế giới giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai đều có dấu ấn của một sự lãnh đạo tập quyền tối đa theo kiểu bàn tay sắt.
Dù 70 năm qua người Nhật được hưởng các quyền tự do theo kiểu phương Tây gần như tuyệt đối, thì truyền thống tôn ti trật tự và tuân lệnh cấp trên cùng những nghĩa vụ và trách nhiệm bó buộc cá nhân vốn là những nền tảng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ vẫn được người Nhật duy trì một cách hết sức nghiêm túc và thậm chí đã trở thành nền tảng cho thành công kỳ diệu về kinh tế thời hậu chiến của quốc gia này.
Các chuyên gia cho rằng, ở một khía cạnh khác, việc tập trung quyền lực theo kiểu bàn tay sắt là một điều cần thiết để chính phủ Nhật có thể đủ khả năng thực hiện những cải cách toàn diện về mọi mặt như vậy.
Một chính phủ dân chủ bị hạn chế về quyền hành sẽ không thể nào thực hiện một cuộc cải cách toàn diện như vậy, đó là nhược điểm cố hữu của các nền dân chủ truyền thống như Mỹ chẳng hạn.
Theo thống kê có rất nhiều người Mỹ cho rằng ở thời điểm hiện tại một tổng thống độc tài nắm giữ mọi quyền lực sẽ đem lại nhiều đổi thay tích cực hơn là các tổng thống bị hạn chế quyền lực và phải né tránh nhiều vấn đề gai góc như hiện nay.
Vì thế, việc nước Nhật có thể tự chuyển đổi mô hình cầm quyền cho phù hợp với điều kiện thực tế là một trường hợp có một không hai.
Nước Nhật có thể trở thành một trong những đất nước tự do dân chủ nhất Châu Á và hàng đầu trên thế giới, nhưng Nhật Bản cũng có thể trở thành một nước áp dụng kỷ luật hà khắc khi cần thiết, và thực tế là Nhật đã từng là một nước quân phiệt nổi tiếng trong thế chiến thứ hai.
Và ở thời điểm hiện tại, một thiết chế sắt đá tỏ ra đang hữu dụng và cần thiết cho nước Nhật và người Nhật để tự biến đổi vận mệnh của chính mình theo kiểu một bàn tay sắt hơn là chìm vào những nhược điểm cố hữu của thể chế dân chủ phương Tây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét