Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con

Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con

Nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng vì ăn phải hoa, lá...

Người lớn thường thích mua cây cảnh vì chúng có màu sắc đẹp, hình dáng bắt mắt, nhất là ở phần lá và hoa. Không ít người thậm chí không biết tên loại cây cảnh mình đã mua và rõ ràng, họ không thể biết những nguy hiểm từ cây cảnh có thể gây ra với các bé trong nhà.
Nếu bé hái hoa, hái lá rồi sau đó, đưa tay vào miệng thì những chất độc trên tán lá hoặc thân cây có thể phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Ngộ độc sẽ biểu hiện ngay lập tức hoặc mất vài tiếng đồng hồ sau đó.
Phòng ngộ độc từ cây cảnh cho con
Tốt nhất không trồng các loại cây cảnh trong nhà cho đến khi bé lớn hơn. Ngay cả khi mẹ đã biết đó là loại cây cảnh an toàn, mẹ cũng nên đặt chúng ở bệ cao, ngoài tầm tay của các bé. Không để hạt giống, cây giống, chậu cảnh dự định sẽ trồng cây trong nhà vì các thứ này có thể “cám dỗ” trí tò mò của bé và khiến bé muốn nếm chúng.
Bất kỳ loại cây cảnh nào mẹ mua, nên biết tên của nó. Sau đó, mẹ hỏi người bán về tính độc hại của cây cảnh cũng như tham khảo thêm về loại cây này trên internet hay thư viện. Chỉ nên mua cây cảnh khi mẹ biết nó thực sự an toàn cho các bé.
Hãy cho bé đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh đột ngột nào hoặc những triệu chứng không giải thích được. Nếu nghi ngờ bé ăn phải cây có độc, nên đưa bé đi khám ở khoa chống độc. Cho bác sĩ biết tên loại cây cũng như thứ gì trên cây mà bé ăn phải để việc điều trị sớm hiệu quả.
Những loại cây cảnh có thể gây độc nên tránh
Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 1
Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin.
Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn, gây bỏng, ngứa…
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 2
Nhựa cây Huệ Lili sẽ khiến bé bị bỏng rát, khó chịu
Cây ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 3
Ngô đồng gây chóng mặt, buồn nôn
Đỗ quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Triệu chứng ngộ độc gồm buồn nôn, chảy nước dãi, nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở. Một lượng 100g đến 225g lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho một bé nặng 25kg.
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 4
Đỗ Quyên đẹp nhưng cực độc
Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 5
Nhựa cây xương rồng bát tiên gây bỏng rát da khi tiếp xúc
Hoa loa kèn Arum (Ý lan): Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị nôn, bỏng rát.
Cây cảnh trong nhà dễ 'lấy mạng' con - 6
Lá và củ cây Loa kèn đều có chất độc
Một số loại cây thông thường như hoa loa kèn, dương xỉ, vạn niên thanh cũng không an toàn cho bé. Tất cả các bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. Nếu bé ăn phải nhựa cây sẽ ngứa miệng, khó nói, tê môi…
Cây tầm gửi (dùng để trang trí nhà cửa trong Giáng sinh) có thể độc hại cho bé. Dây thường xuân (leo trên các bức tường) và cây tú cầu cũng độc.
Triệu chứng ngộ độc cây cảnh ở bé
Bài liên quan: 
5 sự thật 'giật mình' khi trẻ bị sốt
Làm con mẹ Việt... thật khó!
Bệnh 'quen' nguy hiểm cho trẻ em
Bệnh"ăn vào là chết" ở trẻ em
Các triệu chứng đầu tiên khi bé bị ngộ độc cây cảnh là nôn mửa, tiêu chảy kèm đau bụng. Nếu bé ăn phải phần có độc, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn và đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đôi khi, cha mẹ không biết nguyên nhân bé ngộ độc là do cây cảnh nên có thể trì hoãn đưa bé đi khám.
Nhiều cây cảnh gây ra các phản ứng nhẹ như nổi mụn. Phản ứng nặng hơn có thể gồm sưng họng hoặc lưỡi, khó khăn khi thở, nói và nuốt. Còn một số trường hợp ngộ độc cây cảnh có triệu chứng giống cúm. Do đó, có thể khó khăn để xác định nguồn gốc gây bệnh cho bé từ chính cây cảnh trong nhà.
Phấn hoa của một số loại cây cảnh gây khó thở cho bé mắc hen suyễn và có thể gây dị ứng. Bụi từ các loại cây cảnh có thể gây vấn đề về dạ dày cho bé.
Phiên bản cache tại địa chỉ: http://hn.eva.vn/lam-me/cay-canh-trong-nha-de-lay-mang-con-c10a170118.html

Nga sẽ đưa quân can thiệp vào Ukraina?

Nga sẽ đưa quân can thiệp vào Ukraina?

Những chính biến tại Ukraina trong mấy ngày qua đang đẩy quốc gia này vào nguy cơ tan rã. Có ý kiến cho rằng Nga sẽ đưa quân sang Ukraina để bảo vệ những lợi ích kinh tế và địa chính trị của mình.
 

Tổng thống Urkaina Yanukovich tuyên bố không từ chức
Tổng thống Urkaina Yanukovich tuyên bố không từ chức
Ngày 22/2, sau khi quyết định trả tự do ngay lập tức cho nhà đối lập Timochenko, Quốc hội Ukraina đã thông qua nghị quyết về việc truất phế Tổng thống Yanukovych và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn vào ngày 25/5 tới.
Tuy nhiên, tại thành phố Kharkov, ông Yanukovych, đắc cử tổng thống năm 2010 và trên nguyên tắc đến tháng 3/2015 mới hết nhiệm kỳ, tuyên bố là ông không hề có ý định từ chức, đồng thời lên án điều ông gọi là “một cuộc đảo chính”. Hiện giờ không ai rõ hành tung của Tổng thống Yanukovych. Một số nguồn tin cho biết ông Yanukovych đang lẩn trốn trong vùng Donetsk, quê hương và cũng là một trong những thành trì của phe ủng hộ ông.
Hôm 23/2, Quốc hội Urkaina bỏ phiếu thông qua nghị quyết chỉ định chủ tịch Quốc hội Olexandre Tourchinov làm Tổng thống lâm thời, chiếu theo quy định của Hiến pháp. Theo thông báo của ông Tourchinov, trong ngày mai 25/2, các dân biểu Quốc hội phải thành lập một chính phủ mới.
Trong khi đó tại Kharkov, lãnh đạo những vùng ở miền Đông (ủng hộ Tổng thống Yanukovych) đã không nhìn nhận “tính chính đáng” của Quốc hội Ukraina, mà theo họ, cơ quan này đã bị phương Tây thâu tóm. Họ cho rằng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina đang bị đe dọa. Quốc gia có 46 triệu dân này cho tới nay vẫn bị phân làm hai, một bên là miền Đông, với dân nói tiếng Nga và thân Nga, chiếm đa số, và bên kia là miền Tây, với dân nói tiếng Ukraina và theo phương Tây.
Như vậy, kịch bản tiếp theo tại Ukraina có thể sẽ là hai chính phủ tồn tại song song. Chính phủ thân phương Tây sẽ đóng tại Kiev, còn của ông Yanukovych sẽ được thành lập tại Kharkov.
Đây là điều gây bất ngờ cho Nga và phương Tây. Nga hôm 22-2 cáo buộc phe đối lập Ukraina “đã không thực hiện một nghĩa vụ nào” trong thỏa thuận ký hôm 21-2 với Tổng thống Yanukovych và tố cáo những người mà họ gọi là “thành phần cực đoan vũ trang và những kẻ cướp phá đang đe dọa trực tiếp toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”.
Mặc dù Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý qua cuộc điện đàm hôm 21-2 rằng một sự ổn định chính trị ở Kiev sẽ bảo đảm sự thống nhất đất nước và tự do cá nhân. Tuy nhiên, trong chương trình “Meet the Press” của đài NBC (Mỹ), bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, nói rằng, Nga sẽ “sai lầm nghiêm trọng” nếu đem quân can thiệp vào Ukraina.
Sở dĩ có suy nghĩ về khả năng Nga sẽ đem quân bảo vệ chính quyền Tổng thống Yanukovych là vì chính quyền này đảm bảo cho những quyền lợi kinh tế và địa chính trị của Nga tại Ukraina. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Putin chắc chắn không vui vẻ gì trước viễn cảnh phải lao vào một cuộc đấu đá với phương Tây để tranh giành Ukraina. Ông Andrew Weiss, chuyên gia cố vấn chính sách phụ trách khu vực Nga và Đông Âu dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush cho rằng Nga không hề muốn một kịch bản ở Nam Tư lặp lại. Ông Weiss nói: “Nhiều chính trị gia Mỹ và phương Tây cho rằng ông Putin đã đạo diễn tất cả mọi thứ ở Ukraina. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng Nga cũng cảm thấy sợ hãi không kém Mỹ và châu Âu trước những gì đang diễn ra ở Ukraina”.
Một vấn đề khác mà Ukraina dù theo bất cứ phe nào cũng phải giải quyết. Đó là cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế. Ukraina hiện cần ít nhất 10 tỉ USD để tránh phá sản. Nợ công của Ukraina là gần 180% GDP và dự trữ ngoại tệ chỉ còn đủ cho hai tháng rưỡi nhập khẩu. Trong khi đó, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - một chủ nợ của Kiev - từ chối giải ngân số tiền 11,8 tỷ USD dự kiến cho Ukraina, với lý do Kiev tăng lương cho viên chức, giữ giá đồng tiền quá cao và không tạo thuận lợi cho kinh doanh. Bị IMF lắc đầu, Ukraina gõ cửa Liên minh châu Âu. Nhưng khối này chỉ hứa hẹn những khoản trợ giúp nhỏ bé đi kèm với cả tá điều kiện vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Ukraina không thuộc khối EU nên không được hưởng những qui chế cấp cứu của các thành viên. Kiev chỉ ký hiệp ước liên kết với EU. Thứ nữa, các thành viên EU lúc này cũng chia rẽ về khả năng cứu trợ Ukraina, nhiều nước giàu có thì đồng ý nhưng một số thành viên còn đang khủng hoảng nợ chẳng kém gì Ukraina thì nhất mực từ chối.
Trong tình thế cấp bách này, Ukraina cầu cứu Nga. Trái ngược với những điều kiện hà khắc đi kèm với những khoản vay “hà tiện” của EU, Nga sẵn sàng cấp cho chính phủ Kiev 15 tỷ USD vô điều kiện, đồng thời cũng cho biết sẽ giảm giá bán khí đốt cho Kiev. Đây là lúc Ukraina từ chối ký một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu và thay vào đó đã quyết định thắt chặt quan hệ với Nga. Chính điều này mới dẫn tới sự phản kháng của phe đối lập thân châu Âu và những gì tiếp theo chúng ta đã được chứng kiến trong suốt ba tháng rưỡi qua.
Như vậy rõ ràng cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua tại Ukraina không bắt nguồn từ nguyên nhân chính trị mà là kinh tế. Giờ đây, việc phe đối lập thâu tóm quốc hội, phế truất tổng thống và kêu gọi bầu cử sớm dường như chỉ là những giải pháp mang tính chính trị, tuyệt nhiên không đả động gì đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ra làm sao.
Trở lại gói cứu trợ của Nga, một ngày sau khi Tổng thống Yanukovych bị phế truất, Bộ trưởng Tài chính Liên bang Nga Anton Siluanov ngày 23-2 cho biết, Nga sẽ xem xét về việc phân bổ đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo cho Ukraina chỉ sau khi chính phủ mới được thành lập ở Kiev. Như vậy có thể hiểu là nếu chính phủ mới tại Ukraina quyết theo châu Âu thì những lời hứa của Mátxcơva về hỗ trợ tài chính cũng như giảm giá khí đốt dành cho Kiev khó mà giữ được. Đó là điều hiển nhiên.
Việc tách Ukraina ra khỏi sự phụ thuộc vào Nga dường như là điều không thể. Xu hướng kinh tế Ukraina ngày càng gắn chặt hơn với nhóm các nước thuộc khối Liên Xô cũ, với xuất khẩu vào khu vực này tăng 36% trong 10 năm gần đây, trong khi xuất khẩu sang châu Âu giảm 25% trong cùng thời gian. Nước Nga chiếm đến 1/4 xuất khẩu của Ukraina, một loạt các ngành kinh tế chủ chốt của Ukraina sống nhờ đơn đặt hàng từ Nga. Nga rất hy vọng Ukraina chấp nhận gia nhập liên minh thuế quan cùng với Bielorussia và Kazakhstan, tiền thân của một Liên minh Âu-Á rộng lớn và hứa hẹn nhiều lợi ích cho Kiev.
Như vậy, nếu chính thể mới tại Ukraina quyết thân phương Tây, thì đồng nghĩa với việc quả bóng viện trợ cho Ukraina mà Nga đang giữ sẽ bị đá sang sân nhà của Mỹ và châu Âu. Mà xưa nay, “ăn tiền” của phương Tây không hề dễ nếu không chịu những sai bảo của họ. Xem ra, tương lai của Ukraina còn rất mờ mịt.
Theo H.Phan
Petrotimes

Những chú chim giấy đẹp như thật

Những chú chim giấy đẹp như thật

(Dân trí) - Một nghệ nhân người Colombia đã cho ra đời một bộ sưu tập những chú chim được làm bằng giấy cực kỳ đẹp mắt.


Đình Huế
Để làm ra được một con chim bằng giấy, trước tiên Diana Beltran Herrera - một nhà thiết kế đồng thời là một người chuyên vẽ tranh minh họa - tạo khung cơ bản bằng cách dán các lớp giấy thô, sau đó cô dùng keo gắn kết các chi tiết nhỏ bên ngoài như lông, cánh, đuôi… một cách tỉ mỉ và công phu.
Riêng chân của chim được bện bằng các sợi thép để tạo độ vững giúp chim có thể đứng được bằng hai chân. Màu sắc của chim được Diana dùng sơn tô vẽ cẩn thận khiến cho màu lông của chúng trở nên sinh động và giống như thật.
Đình Huế
Để hoàn thành được một chú chim như vậy, Diana phải dành thời gian từ 5 ngày đến 2 tuần tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của mỗi mô hình.
Được biết, Diana Herrera đã tốt nghiệp cử nhân nghành Thiết kế Công nghiệp tại Trường Đại học Jorge Tadeo Lozano ở Bogota, Colombia. Cô đã có được những kinh nghiệm làm việc đầu tiên ở Phần Lan dưới sự hướng dẫn và dạy dỗ của họa sĩ người Đan Mạch Hanni Bjartalid.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập chim giấy đẹp mắt của Diana Beltran Herrera:
Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế

Đình Huế
Đình Huế
Theo A.P
Những chú chim giấy đẹp như thật Những chú chim giấy đẹp như thật10 5 4960

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

So Sánh Ảnh

Canon

Nguyễn Khắc Viện – người bạn vong niên đáng kính của tôi

Nguyễn Khắc Viện – người bạn vong niên đáng kính của tôi

Lê Phú Khải
  Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có một cuộc đời rất kỳ diệu. Lúc ba mươi hai tuổi ông bị bệnh nặng ở Pháp, tưởng đã cầm chắc cái chết. Bác sĩ Tây đã dự kiến ông “không sống quá vài năm”! Bạn ông là Phạm Quang Lễ – tức Trần Đại Nghĩa – trước lúc theo Cụ Hồ về nước đã đến thăm ông và rất… bùi ngùi!

Nhưng Nguyễn Khắc Viện đã đọc sách triết học Trung Hoa, Ấn Độ ngay tại bệnh viện ông đang nằm và tìm ra phương pháp tự chữa bệnh cho mình bằng thuật yoga của Ấn Độ, khí công nhu quyền Trung Hoa, sau này ông kết hợp hai thuật trên với khoa sinh lý học hiện đại, hình thành thuật dưỡng sinh nổi tiếng.

… Một buổi chiều cuối tháng tư năm 1988 tại thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã cởi áo cho tôi coi tấm lưng bị bằm nát vì bảy lần phẫu thuật phổi của ông (cắt một lá phổi và một phần ba lá thứ hai)! Tôi thật sự kinh ngạc khi thấy tấm lưng của ông Viện chằng chịt như cái bản đồ sông rạch đồng bằng sông Cửu Long của tôi đang treo trên tường! Một ông già thân hình gầy guộc với đầy những thương tích bên ngoài như thế, bên trong chỉ còn không đầy một lá phổi, vậy mà còn múa võ, đá cầu, lên diễn đàn diễn thuyết, đi Đông đi Tây, vào Nam ra Bắc, mỗi năm in một cuốn sách… Vợ tôi thấy vậy lạ quá, nhưng không dám hỏi! Ông già Viện hóm hỉnh đã từ tốn kể cho vợ tôi nghe về cuộc chiến thầm lặng của ông nửa thế kỷ qua với… định mệnh.

Chiều tối hôm đó, vợ và hai con nhỏ của tôi đã ngồi nghe bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kể về “con đường sống” của mình… như nghe một ông già kể chuyện cổ tích. Vợ tôi đã nghẹn ngào hỏi tôi: “Sao lại có người yêu nước thương dân đến thế hở anh?”.

Đó là lần thứ hai bác sĩ xuống thăm bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long và tá túc tại nhà tôi. Bác xách cái túi bàng (một loại cỏ hoang giống như cói), đội nón lá, xuống xe đò tìm đến nhà tôi. Vì lâu ngày quên ngõ nên ông phải hỏi thăm và được một bà lão tốt bụng dẫn đường, và bà lão tưởng rằng ông già hỏi thăm đường là một sĩ quan chế độ cũ đi tù mới về! Chính bà ta hỏi bác Viện điều đó và bác đã gật… đại! Ở chơi ít ngày, bác Viện luôn hỏi thăm vợ chồng tôi về công việc đồng áng của bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long, nên vợ tôi xem bác là một người yêu nước… kỳ lạ! Tôi phải giải thích cho bả: “Nhờ luôn luôn luyện thở, ăn uống điều độ, ung dung tự tại và lạc quan yêu đời nên bác Viện mới sống được đến ngày hôm nay để đi thăm bà con nông dân đồng bằng”.

Chính cái đêm hôm đó, tôi thao thức không ngủ được. Và rồi xúc cảm làm một bài thơ con cóc, ghi lại tâm trạng mình. Bài thơ tôi đặt tên là “Vô đề”:

Đãi ông một bữa cơm nghèo

Trải giường ông nghỉ lòng nhiều xót thương

Lưng già ít thịt nhiều xương

Sáu, năm vết mổ sẹo còn đầy vai

Con đường dân chủ công khai

Ông như lão tướng một đời xông pha

Bọn quan kiêu – lũ gian tà

Kính ông ngoài mặt, bỉ dè sau lưng

Núi sông được mấy anh hùng

Thế gian được mấy cõi lòng trinh trung?

Mỹ Tho 1988

 

Kể từ buổi chiều được tận mắt nhìn thấy tấm lưng “có một không hai” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tôi mới hiểu thế nào là sức sống ở một con người có ý chí, sống có mục đích cao đẹp…

Chính bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng nói rằng, khi Cách mạng tháng Tám thành công, cái chết của mình đã được người ta báo trước, nhưng Cách mạng tháng Tám đã mang đến cho người trí thức như ông một lẽ sống, và nhờ xác định được lẽ sống, ông mới tìm ra phương pháp để cứu sống mình. Sau này tôi mới hiểu vì sao, rất nhiều người, trong đó có tôi, khi mới gặp ông lần đầu, đều có nhận xét rằng ông Viện nói rất khẽ (nhỏ) và rất khó nghe! Thì ra ông phải “tiết kiệm” hơi sức. Tiết kiệm suốt một đời (từ lúc ba mươi tuổi đến lúc tám mươi lăm tuổi) để… sống! Thì ra không phải trời cho anh sức khỏe là anh có thể sống lâu hơn người… Có sức mà không biết tiết kiệm sức thì chưa chắc đã hơn ai. Cuộc đời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho tôi một bài học: tiết kiệm” sức để sống có ích.

Bình sinh bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nói với mọi người: “Hơi sức tôi không đủ mạnh để thổi tắt một ngọn đèn dầu!”. Mà đúng thế thật, khi phải tắt một ngọn đèn dầu, bác Viện lấy hai bàn tay vỗ vào nhau để… tắt đèn! Như vậy chẳng phải là bác Viện đã tiết kiệm cả từ một hơi thở để sống và làm việc có ích cho nhà cho nước hay sao. Sự việc này cũng đáng ghi vào… sổ vàng tiết kiệm!

Sự thông thái Nguyễn Khắc Viện khiến gới trí thức phương Tây phải kinh ngạc. Hơn một chục đầu sách viết bằng tiếng Pháp của ông, trong đó có những trước tác rất giá trị như Le Sud Vietnam après Điện Biên Phủ(Editions Maspero 1963), Histoire du Vietnam (Editions Sociales)…, rất đồ sộ như Anthologie de la littérature vietnamienneVietnam – une longue histoire, truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp…

Có điều lạ là, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện “múa bút” trên nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, triết học, tâm lý học, du lịch, thể thao, y tế… nhưng ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra sắc sảo, thâm thúy, tiếp cận được những tư tưởng tiên tiến của thời đại, có đóng góp cho nền khoa học của nước nhà. Tôi giật mình khi thấy một Việt kiều đã làm một việc độc đáo là trích từ các bài báo, thư, kiến nghị và sách của ông các khái niệm xếp theo vần ABC thành một cái như là từ điển xã hội học, mà vị này gọi là Sổ tay tư tưởng Nguyễn Khắc Viện. Trong cuốn “Sổ tay” đó, hàng loạt khái niệm lâu nay bị xơ cứng, giáo điều hóa nay được “định nghĩa” lại, mới mẻ, tràn đầy sinh khí. Có thể dẫn ra đây vài khái niệm đã được vị này đưa vào “Từ điển Nguyễn Khắc Viện”. Ví dụ ở vần D, từ Dân chủ: “Dân chủ: bốn khâu. Quá trình dân chủ hóa thể hiện qua mấy khâu: - Đầu tiên là nhận thức của số đông là mỗi người đều có quyền công dân, có quyền suy nghĩ, nói lên ý nghĩ của mình, không ai được xâm phạm những quyền cơ bản mà hiến pháp và pháp luật đã qui định - Báo chí trở thành công cụ sắc bén của dư luận - Các cơ quan dân cử như Quốc hội, các đoàn thể làm tròn nhiệm vụ là thay mặt cho dân, chứ không làm “cây cảnh” nữa - Các cơ quan tư pháp giữ tính độc lập, xử theo pháp luật, không chấp nhận một sức ép nào bất kể từ đâu. Bốn khâu này cần hoạt động đồng bộ, khâu này hỗ trợ khâu kia. Và dân chủ ở thành phố phải hỗ trợ dân chủ ở nông thôn” (Câu chuyện cũ mới – Văn Nghệ 7/87). Từ Dư luận được trích dẫn như sau: “Dư luận tức ý kiến và nguyện vọng của quần chúng lại là nguồn tư liệu để các bộ phận khoa học nghiên cứu, đặt thành vấn đề, tìm ra những phương cách vượt qua sự đánh giá chủ quan cảm tính” (Bàn về quan liêu). Từ Dưỡng sinh: “Có sức khỏe tốt, tức có thể có khả năng tự điều chỉnh bất kỳ trong hoàn cảnh, tình huống nào”, “Chủ động giúp cơ thể điều chỉnh hoạt động, đó là mục tiêu của khoa dưỡng sinh”.

Bao nhiêu lĩnh vực khác nhau như thế mà lĩnh vực nào Nguyễn Khắc Viện cũng am tường, hiểu đến nơi đến chốn, đưa ra những ý kiến sắc sảo, mới mẻ… Làm một “nhà” đã khó, nhưng với sự thông thái của Nguyễn Khắc Viện thì gọi ông là “nhà” gì cũng xứng đáng! Có lẽ vì thế trong cuốn “Bảng vàng năm 1992” của Viện Hàn lâm Pháp – năm trao giải thưởng lớn Pháp văn cho Nguyễn Khắc Viện – tên ông đứng ở đầu bảng (kế đó là nhà văn Thụy Sĩ Maurice Métral) với những dòng kèm theo: nhà thơ, nhà viết tùy bút, sử gia, dịch giả… Còn chúng ta, sau khi không biết nên gọi ông là gì thì “kêu” ông là “nhà văn hóa” là “tiện” nhất! Vì văn hóa bao gồm tất cả!

  

  Trong lịch sử nước ta, hình ảnh các sĩ phu thường in đậm trên mỗi trang sách, nhất là vào lúc đất nước gian nguy. Ở thời đại chúng ta, còn đó cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Ngô Đức Kế, cụ Bùi Bằng Đoàn… và những người cuối cùng, phảng phất bóng dáng người xưa, có lẽ là các nhà trí thức Tây học như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện...

   Bình sinh ông thường nói đùa: “Tôi thực hiện khẩu hiệu Nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”. Mà ông đã sống như thế thật. Căn phòng của ông ở số 8 ngõ Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội chỉ chừng gần ba chục mét vuông, kê hai cái giường cá nhân nối đuôi nhau cho hai vợ chồng ông, một cái bàn nhỏ dùng làm bàn làm việc và chỗ tiếp khách, ngoài ra chỉ toàn là sách. Vậy mà trí thức cả nước, Việt kiều từ năm châu bốn biển đều tới lui “yết kiến” ông. Người thì nhờ ông góp ý cho một luận văn, người thì xin ông “bắt mạch” thời vận của nước nhà để cùng ông chung lo những điều mà bất cứ công dân yêu nước nào cũng quan tâm ở một thời kỳ đầy biến động của đất nước.

Những lần gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mà “nóng không quạt, ngứa không gãi…” như thế, tôi học được nhiều thứ lắm. Nhất là được mở mang đầu óc, có thêm thông tin, thêm hiểu biết về thế giới… Nhưng lâu dần tôi mới hay, chẳng cứ tôi có nhu cầu gặp bác Viện mà chính bác cũng có “nhu cầu” gặp tôi! Chẳng thế mà cứ mỗi lần vô miền Nam để trú đông, xuống khỏi sân bay là bác Viện đã ném một cái thư ngắn vài dòng vào bưu điện, nhắn tôi lên thành phố Hồ Chí Minh gặp bác. Bác Viện muốn thông qua tôi để hiểu thêm về đời sống và công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà vì tuổi già sức yếu, bác không có điều kiện trực tiếp tìm hiểu. Theo bác thì đừng có bao giờ hỏi một ông tiến sĩ Việt kiều về tình hình đất nước. Muốn tìm hiểu tình hình đất nước, tốt nhất phải hỏi cán bộ phường, phải hỏi trực tiếp nông dân.

Nhớ lại một bữa cơm đãi khách Việt kiều tại Mỹ Tho, tôi lại thấy vui vui! Vì yếu không đi được, bác Viện nhờ tôi đưa khách đi chơi. Sau khi cùng khách du ngoạn trên sông Tiền về, tôi thấy hai thằng con của tôi hằng ngày ngỗ ngược là thế mà hôm ấy ngồi ngay ngắn nghe bác Viện kể chuyện. Trông bác Viện ngồi với hai đứa trẻ ấm cúng như một người ông hiền từ kể chuyện cổ tích cho đàn cháu! Lúc ăn cơm, mọi người phải xếp chân bằng tròn ngồi cả dưới nền nhà. Duy chỉ có bà vợ đầm của ông khách Việt kiều tên là Linh vì quá to mập lại không quen ngồi dưới nền như thế bao giờ nên phải xếp cho bà một xuất ngồi trên ghế xa-lông (gỗ) để ăn. Bác Viện lại nói đùa: “Ông Linh này “dạy” vợ kém lắm, mấy chục năm bà ấy chỉ nói được có một từ tiếng Việt: Cá gỗ! Không biết ai dạy bà ấy?”. Thấy bác Viện nói đến tiếng “cá gỗ”, bà vợ ông Linh kêu lên mấy tiếng: “Cá gỗ! Cá gỗ! Cá gỗ!...” khiến mọi người lăn ra cười vì cả bác Viện lẫn ông Linh đều là dân xứ Nghệ “Cá gỗ”!

Nhà tôi lúc đó cũng không có được một chiếc quạt máy. Cơm canh chua cá lóc (chứ không phải cá gỗ!). Nóng quá, bác Viện phải cầm cái quạt nan phe phẩy cho mọi người. Thấy thế, vợ tôi đỡ cái quạt nan trên tay bác Viện, quạt. Tay thì quạt, miệng nói đỡ: “Nhà em anh ấy không nóng nên không sắm quạt!”. Bác Viện dịch câu đó cho bà đầm nghe. Nghe xong, bà nói: “Khi nào nhà báo có tiền là thấy nóng liền!” Bây giờ, đôi lúc bật quạt, vợ tôi lại nhắc đến câu nói đó của bà đầm vợ ông Linh… để nhớ đến một thời gian khó!

Tôi muốn kể một câu chuyện nhỏ nữa về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Một lần bác xuống nhà tôi ở Mỹ Tho chơi. Vợ tôi làm cơm đãi khách. Mâm cơm chỉ có một đĩa thịt bò xào, một đĩa rau muống xào và một tô rau muống luộc vắt chanh với mấy quả cà! Đó là mâm cơm đãi khách không dễ gì có được vào thời điểm khó khăn nhất của thời bao cấp với một phóng viên nghèo như tôi. Nhưng than ôi! Khi tôi gắp miếng thịt bò đưa vô miệng nhai thì… dai như chão rách! Nuốt vô thì tội mà nhả ra thì bất tiện! Tôi liếc mắt thấy vợ tôi rất lúng túng. Bỗng bác Viện nói: “Dai thì để đĩa thịt bò này lại, chỉ ăn rau muống xào thôi, chiều nay băm thịt bò thật nhỏ rồi đúc trứng mà làm bữa chiều…”. Bác Viện đã “giải thoát” cho vợ chồng tôi! Chiều hôm đó, theo chỉ đạo của bác Viện, vợ tôi băm thật nhỏ món thịt bò đã xào, rồi đúc trứng (chiên với hột vịt), quả thật chúng tôi đã có một một bữa chiều ngon miệng cùng khách quý!

Bác Viện có những cách ứng xử chủ động, thông minh lạ lùng và đầy tình thương như thế. Bác cũng là người đầu tiên lên tiếng không nên dùng từ “con buôn” trong các hội nghị nhà nước và báo chí để gọi những người làm nghề buôn bán trong xã hội. Bác còn viết bài phân biệt hai từ “nhà buôn” và “con buôn”! Theo bác thì từ “con buôn” dùng để chỉ những người không ngay thẳng, trốn lậu thuế mà thôi, còn người buôn bán đàng hoàng phải được cư xử bình đẳng ngay cả trong cách xưng hô khi nói đến họ.

Nếu tôi không nhầm thì bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam có quan hệ bè bạn, đồng chí, đồng nghiệp phương Tây nhiều nhất. Những lần bất chợt được gặp bác sĩ Viện với khách nước ngoài, bao giờ tôi cũng thấy họ xem bác như bậc thầy. Họ tìm đến Hà Nội (hay thành phố Hồ Chí Minh) gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện như tìm đến một nhà hiền triết phương Đông. Chủ yếu họ hỏi, họ xin ý kiến bác Viện về những vấn đề của Việt Nam, của châu Á. Thậm chí cả những vấn đề của phương Tây nữa. Vì chính con người “mình thông vóc hạc”, cốt cách một nho sĩ phương Đông này đã hiểu thấu phương Tây sau hơn một phần tư thế kỷ “giẫm nát” các nẻo đường nước Pháp và châu Âu. Trong cuốn Bàn về đạo Nho (1993), ông viết: “Ba trăm năm phát triển tư bản đã làm con người phương Tây năng động, tự lập, tự chủ nhưng cũng khá cô đơn”. Ngắn gọn thế thôi nhưng vô cùng chính xác và đầy đủ về con người phương Tây.

Công bằng mà nói, chưa có nhà xã hội học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học nào ở nước ta dám đưa ra luận điểm: Nước ta chưa có truyền thống dân chủ. Xưa nay, chúng ta quen nghe người khác ca ngợi mình, hoặc mình tự hào về dân tộc mình, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng “tự hào” đến mức nhà thơ Nguyễn Duy đã phải viết: “Ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” thì những ý kiến thẳng thắn dũng cảm của Nguyễn Khắc Viện là cần thiết để chúng ta bình tĩnh nhìn nhận lại những gì mình đã có và chưa có. Chúng ta chẳng từng ca ngợi Lỗ Tấn hết lời khi ông chỉ ra bệnh “thắng lợi tinh thần” của anh chàng AQ điển hình cho “quốc dân tính” của người Trung Hoa cho đến Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì? Những ông quan cách mạng quen bệnh giáo điều gia trưởng đã kinh hoàng khi nghe thấy có người nêu ra ý kiến phải “tập sống dân chủ” ở mọi nơi, mọi cấp!

Suốt đời, Nguyễn Khắc Viện phải “trả giá” cho sự quyết liệt của mình. Với kẻ thù của dân tộc là đế quốc Pháp, ông bị chúng truy lùng, trục xuất. Ông đã phải sống chui lủi nhiều năm trên đất Pháp. Trong nội bộ Đảng, trong hàng ngũ của mình, nhiều năm ông đã bị một số người bảo thủ, cơ hội nghi kỵ, đả kích khi ông có những chính kiến mạnh mẽ, trái với quan điểm của họ.

Cũng lạ, chưa có ai nhiều kiến nghị như Nguyễn Khắc Viện, khi thì kiến nghị lên Quốc hội, khi thì kiến nghị lên đồng chí Tổng bí thư (Trường Chinh), ngay cả trước lúc ra đi ông cũng kiến nghị trước với các đồng nghiệp ngành y tế của mình là đừng can thiệp vào cái chết của ông, để ông được ra đi nhẹ nhàng.

Nguyễn Khắc Viện con quan, là sinh viên đi Pháp du học và đậu bác sĩ cao cấp tại Paris rồi ở Pháp liền hai mươi bảy năm. Vậy mà sau hai mươi bảy năm liền sống “bên Tây” trở về nước, người ta vẫn thấy ông bình dị như một nho sĩ chân quê, một ông đồ xứ Nghệ! Suốt mấy chục năm làm một người học trò, một người bạn vong niên của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tôi không thấy ông đệm một chữ Tây nào trong lời nói. Ngay cả đến cái thư ông viết cho tôi, cuối thư, thay cho chữ telephone mà nhiều người thích dùng, ông cũng dùng chữ Việt: “Dây nói”…

Nhưng đừng có ai lầm tưởng Nguyễn Khắc Viện là một nhà Nho (tôi muốn nói về thế giới quan – tư tưởng). Ông phê phán tư tưởng Nho giáo một cách triệt để:

Vì trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề luật pháp và thiết chế, từ chối mọi cải cách. Đạo lý về chính trị chủ yếu là bảo thủ, hướng tư tưởng vào việc tu thân nhằm mục đích cải thiện xã hội mà không muốn đặt vấn đề thiết chế là đặc trưng của những kẻ sợ những biến động xã hội. Ta hiểu tại sao Camus bị hấp dẫn bởi Nho giáo.

Tuy nhiên trong Nho giáo còn có một số ý niệm cơ bản: Là vua và sĩ đại phu – tức là những người chịu trách nhiệm về chính trị – phải là những kẻ gương mẫu về đạo đức. Trong xã hội Nho giáo, sự vô luân thất đức của chính quyền đã tạo nên những lý do tốt nhất cho những người làm cách mạng.

Trên thực tế, Nho giáo còn hơn cả sự bảo thủ, nó quay hoàn toàn về quá khứ. Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm lớn của Khổng tử. Trong chữ Lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng (Bàn về đạo Nho –nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée với tựa đề: Confucianisme et le Marxisme au Vietnam). 

Các nho sĩ Việt Nam đã gạn chắt lấy phần “gương mẫu về đạo đức” của đấng minh quân trong Nho giáo để xử thế. Về tư tưởng, họ “đem đại nghĩa để thắng hung tàn”. Lúc hiểm nguy, họ “tự phá chông gai, tay trừ cường bạo. Lấy giáp trụ làm chăn áo, lấy đồng cỏ làm nhà cửa. Xéo đạp hiểm nghèo, xông pha gươm giáo” (Chiếu răn bảo Thái tử  Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi). Lúc bình an, họ sống giản dị, lấy cỏ cây làm bằng hữu, gần gũi với dân lành. Vì thế, trong mắt nhân dân, nho sĩ Việt Nam được mến mộ về đạo đức và lối sống. Họ đã góp phần tạo nên bản sắc Việt Nam trong quá khứ. Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, thấm nhuần tư tưởng “tự do – bình đẳng – bác ái” của cách mạng Pháp. Ông chỉ “giống” các nhà Nho ở phần lối sống giản dị, xem thường vật chất, coi trọng đạo làm người mà ngày nay chúng ta gọi nó là “đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì thế, bài học đầu tiên Nguyễn Khắc Viện để lại cho chúng ta là bài học văn hóa Việt Nam trong lối sống. Không ồn ào bắt chước bất kỳ ai! Nếu tôi không nhầm thì Nguyễn Khắc Viện là một trong những người Việt Nam được nhiều người phương Tây yêu thích nhất.

Bài học thứ hai từ cuộc đời Nguyễn Khắc Viện là bài học về niềm lạc quan yêu đời. Nguyễn Khắc Viện hầu như không dùng thuốc. Ông sống được đến tuổi 85 là nhờ tinh thần lạc quan yêu đời. Nguyễn Khắc Viện là con người gai góc, khi cần phải phê phán, ông không biết “sợ” bất cứ người nào, ông cũng là người nhiều ý kiến mạnh bạo nên không khỏi bị hiểu lầm, bị xuyên tạc lợi dụng (từ bên ngoài), bị một số người (trong nước) thành kiến, phê phán gay gắt… Nhưng ngay cả những lúc “khó khăn” nhất như thế, gặp ông, tôi vẫn thấy ông rất vui và hay nói đùa nữa. Chuyện ông cứ như “chuyện như đùa”! Mặc dù có lúc “cười ra nước mắt”.

Bài học thứ ba về Nguyễn Khắc Viện là bài học dân chủ. Theo ông thì một trong những sai lầm lớn nhất trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa những năm qua là coi những giá trị tinh thần mà các cuộc cách mạng tư sản đã giành được, tiêu biểu là cuộc cách mạng Pháp, như các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền… không phải là những giá trị chung của nhân loại tiến bộ. Như thế, vô hình chung chúng ta đã xem những giá trị ấy thuộc về giai cấp tư sản, mà không hay rằng chính nhân dân đã đổ máu xương để giành được những quyền đó từ giai cấp thống trị.

Chính vì quan niệm lệch như trên, khi xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, người ta đã không kế thừa mà đem đối lập nó với dân chủ tư sản. “Thậm chí “cứ làm ngược lại với dân chủ tư sản” thì có “dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Rốt cuộc, không những phá bỏ tính chất tư sản của dân chủ, mà còn phá bỏ ngay cả bản thân dân chủ nữa (Nguyễn Khắc Viện, Cách mạng 1789 và chúng ta, NXB thành phố HCM, 1989, tr. 155).

Vì thế, theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thì trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng đề xướng từ Đại hội VI (1986), vấn đề dân chủ hóa đất nước là một nội dung quan trọng không kém gì vấn đề đổi mới kinh tế đất nước. Ông kiên quyết đưa ra ý kiến: Cải cách kinh tế sau đó phải đi liền với cải cách chính trị, nếu không sẽ thành một xã hội do bọn Mafia điều hành.

Sau 26 năm sống ở Pháp và đi nhiều nước châu Âu, Nguyễn Khắc Viện quá hiểu xã hội tư bản. Ông nhiều lần nói với tôi: “Nhà nước tư sản rất mạnh vì nó tuyển chọn vào bộ máy toàn những người đỗ đạt cao, tài giỏi, vì thế nó vừa có quyền lại vừa có uy, thế mới gọi là uy quyền. Nhưng nó phải đối đầu với một xã hội công dân rộng lớn, một mặt trận gồm nhiều thành phần, nhiều tổ chức, nhiều đảng phái, giáo hội… từng giờ từng phút chất vấn, đấu tranh, giằng co, vận dụng rất nhiều hình thức linh hoạt với mục tiêu cuối cùng là ngày càng mở rộng quyền tự do dân chủ và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Mặt trận đó xuất hiện từ 200 năm nay, từ khi cách mạng tư sản nổ ra.”

Ông cũng căn dặn tôi: “Cách mạng Pháp 1789 nêu khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Trên cái nền ấy mà nước Pháp trở nên giàu có. Nếu chỉ nêu khẩu hiệu làm giàu như nước ta thì đạo lý sẽ suy thoái. Nếu thầy thuốc chỉ lo làm giàu thì bóp nặn bệnh nhân. Nhà báo như cậu mà lo làm giàu thì sẽ bẻ cong ngòi bút. Tư bản là kẻ giàu có, vì thế không có chuyện liều mạng như vô sản, phải biết thóp điều đó để mà chơi với tư sản”. Về nước Mỹ, ông nói: “Thử tưởng tượng nếu 6-7 tỷ người trên trái đất này đều có mức sống như người Mỹ hiện nay, mỗi người một chiếc ô tô, năm mươi đến sáu mươi bộ quần áo, hằng năm đi du lịch khắp thế giới này thì năng lượng và tài nguyên của trái đất này còn gì nữa?”

Quá hiểu bản chất của chế độ tư bản không thay đổi nên Nguyễn Khắc Viện trở thành người sùng bái Liên Xô, hy vọng ở Liên Xô. Năm 1963 khi bị Pháp trục xuất về nước, bước chân xuống ga Hàng Cỏ Hà Nội, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Nếu mở mắt ra nước Việt Nam trở thành nước Pháp thì tôi đi theo chủ nghĩa tư bản, nhưng phải đi 200 năm “đầy máu và nước mắt” (Marx) thì tôi đi theo Liên Xô!”. Báo chí đã vin vào câu nói đó của nhà trí thức Nguyễn Khắc Viện để tán dương ầm ĩ…

Đùng một cái Liên Xô sụp đổ tan tành!

Một tiếng sét ngang tai với những cán bộ cách mạng lão thành ở Việt Nam, trong đó có bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Nhưng là một trí thức cấp tiến, Nguyễn Khắc Viện dám đi tìm “niềm trung thành mới” (recherche de la nouvelle fidélité) như cách nói của Sartre. Gặp ông trong buổi liên hoan mừng ông nhận giải thưởng lớn Pháp văn (1992) tại Viện Pasteur TPHCM, tôi hỏi thẳng người bạn vong niên, người thầy đáng quý của mình: “Bây giờ Liên Xô sụp đổ rồi thì cụ tính sao đây?”. Bác Viện nói: “Tôi đi theo chủ nghĩa tư bản văn minh. Chơi hẳn với phương Tây, không chơi với bọn tư bản man rợ mới ngoi lên ở châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Singapore…”. Sau này tôi đọc báo thấy các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc, Đài Loan… đấm đá đánh đập công nhân ta… tôi càng phục bác Viện cao kiến.

Là một trí thức thương nước lo đời, khi về nước năm 1963, đi thăm khu gang thép Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Viện vừa đi vừa lấy khăn tay lau nước mắt. Ông tâm sự với tôi: “Mừng quá, thế là nước mình sẽ có sắt thép… sẽ có công nghiệp…”. Ông, cũng như nhiều trí thức Việt Nam yêu nước khác, vô cùng vui mừng khi thấy nước nhà có sắt thép. Một dân tộc “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì làm sao không vui mừng được! Chế Lan Viên sắc sảo thế mà còn véo von ca: “Những năm miền Bắc ăn ngô đẻ ra nhà máy thép”. Vậy là những cái đầu thông minh nhất của miền Bắc Việt Nam đều bị Trung Quốc lừa khi họ viện trợ cho ta mấy cái lò nấu thép cổ lỗ sĩ ở Thái Nguyên, càng nấu thép càng lỗ nặng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang thì bốn vụ chiêm xuân mất trắng vì mấy cái “quả lừa” ấy của Trung Quốc!

Nguyễn Khắc Viện yêu nước chân thành, yêu Đảng chân thành, vì thế trước Đại hội Đảng lần thứ 7 ông đã có thư gửi Trung ương đề nghị giải tán Đảng! Hôm đó, tôi từ TP HCM ra Hà Nội, đến chơi ông và được ông đọc cho nghe lá thư đó. Trong thư ông phân tích: khi Liên Xô đã tan rã mà ta đổi mới, mời tư bản vào Việt Nam mở nhà máy, xí nghiệp, công ty, thì tư bản là bóc lột, là phá hoại môi trường, nhất là bọn tư bản châu Á mới ngoi lên… Nếu nhà nước hợp tác với tư bản nước ngoài thì khi công nhân đình công, nhà nước sẽ huy động công an, quân đội đến đàn áp công nhân để bảo vệ tư bản, cũng là bảo vệ mình… Như thế thì bao công lao của Đảng với dân tộc trước đây sẽ đổ xuống sông xuống biển hết. Chỉ có con đường giải tán Đảng, trở thành đảng đối lập với chính quyền để bảo vệ nhân dân, bảo vệ môi trường thì những gì tốt đẹp của Đảng Cộng sản trước kia mới giữ lại được, người Cộng sản Việt Nam mới còn có chỗ đứng trong lịch sử dân tộc…

Thế là Nguyễn Khắc Viện trở thành phản động! Nguyễn Văn Linh trước đây đã giơ cả hai tay đỡ lấy bài phát biểu của Nguyễn Khắc Viện tại hội nghị các nhà văn thì nay tuyên bố: “Nước này có hai thằng Nguyễn Khắc Viện thì tan nát!”. Bà Nhất, vợ ông Viện đã nói với tôi rằng: “Anh Viện đã chuẩn bị sẵn một cái bị và một cái gậy, dựng ở góc nhà để sẵn sàng… đi tù! Ở quê ông người ta đồn là ông đã đi tù. Vì thế, khi về quê, anh Viện phải tổ chức một cuộc nói chuyện ở trường cấp 1 trong xã để “cải chính” cái tin đồn ấy! Người ta đã ra lệnh miệng không báo nào được đăng bài của Nguyễn Khắc Viện”.

Khi ông vô TPHCM năm 1992, ở số nhà 22 Phan Đăng Lưu, một biệt thự của người em vợ làm Phó Giám đốc Viện Pasteur TPHCM, tôi mượn một cái xe cứu thương của Bác sĩ Phụng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang lên ông chơi, chở lên biếu vợ chồng ông 1 giạ gạo, 1 cần xé trái cây. Ông hỏi tôi: “Cậu còn dám đến chơi với mình lúc này à?”. Bác sĩ Phụng là người hâm mộ ông Viện, ông nói, đi xe cứu thương kéo còi ủ thì càng nhanh! Thế là chúng tôi đi xe còi ủ chỉ chở 1 giạ gạo và 1 cần xé trái cây.

Ngoài tấm hình tôi đã chụp cho bác sĩ Phụng với bác sĩ Viện, tôi còn chụp tấm hình nhà trí thức Nguyễn Khắc Viện ngồi làm việc ở hàng hiên căn biệt thự này với cái ghế bắc mấy tấm ván chuồng heo trước mặt làm bàn làm việc. Tấm hình “độc đáo” này tôi đã cho in vào cuốn sách tái bản Nguyễn Khắc Viện như tôi đã biết vào đầu năm 2013 này, nhân 100 năm ngày sinh của ông. Hồi đó, chủ nhà, chồng của người em vợ ông, chỉ dám cho ông ngồi ngoài hiên… vì sợ liên lụy chứa chấp phản động! Ông em cọc chèo của bác Viện là giám đốc một cơ quan lớn ở TPHCM lúc đó!

 

Đầu năm 1991, khi tôi đi Liên Xô, cũng là lúc bác Viện đang là “phản động”, tôi được nghe Tổng Giám đốc Phan Quang của Đài Tiếng nói Việt Nam, phổ biến trong cuộc họp giao ban của Đài: “Chúng ta phải có cách cư xử đúng mức với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Không thể đánh đồng bác Viện với những người khác!”. Thời điểm đó, có hai nhân vật nổi cộm chống Đảng là Dương Thu Hương và Nguyễn Khắc Viện.

Có lẽ vì uy tín quá lớn của Nguyễn Khắc Viện trên trường quốc tế và trong nước nên chính quyền đã không bắt tù ông. Hơn nữa, thời đó chưa có Internet nên lá thư của ông gửi cho Trung ương yêu cầu giải tán Đảng cũng chỉ ít người biết và sau đó cũng chìm dần với thời gian. Đến khi Nguyễn Khắc Viện yếu nặng, khó lòng qua khỏi (1997), ông Đỗ Mười, đương kim Tổng Bí thư đã đến thăm ông tại nhà riêng. Ông Đỗ Mười về rồi thì từ lúc ấy bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không chịu ăn gì nữa! Bà Nhất gọi điện từ Hà Nội vào cho tôi nhờ khuyên ông ăn cháo. Tôi hỏi lại: “Vì sao phải khuyên ông ấy?”. Bà bảo: “Ông Viện nói là, ông Đỗ Mười đã đến thăm tôi rồi mà tôi không chết nó cũng… kỳ!”.

alt

Vợ chồng bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Sau này bà Nhất còn kể cho tôi, do vợ con khóc lóc năn nỉ, bác Viện mới chịu ăn cháo, nhưng lại dặn đừng cho nước mắm vào cháo vì nó có đạm lâu chết lắm! Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã ra đi ngày 10 tháng 5 năm 1997, đúng như lá thư cuối cùng ông viết cho tôi đầu năm 1997. Lá thư có bốn chữ Hán: “Nhật nhật tân, hựu nhật tân” (ngày ngày mới, lại ngày mới), cuối thư có mấy chữ: “Tôi ăn Tết vui nhưng sức khỏe tồi tệ, không biết rồi còn có dịp gặp nhau nữa không…”.

alt 

Thủ bút Nguyễn Khắc Viện

Suốt hơn 30 năm làm bạn vong niên với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từ lúc ông về nước, tôi “phát hiện” ra rằng con người này luôn bàn chuyện ngày mai. Càng về cuối đời, ông càng hay bàn chuyện tương lai, dự báo 10 năm, 20 năm nữa đất nước sẽ đi về đâu, khuôn mặt Việt Nam sẽ ra sao, con cháu sẽ sống như thế nào. Nếu có ai hỏi tôi: Ấn tượng mạnh nhất của anh về Nguyễn Khắc Viện? Tôi sẽ trả lời không đắn đo: Suốt đời con người này dốc toàn sức lực để dự báo những gì sẽ đến với dân tộc. Ông không run sợ khi nói lên sự thật, nói đúng sự thật. Người phương Tây có câu ngạn ngữ: Ai nói đúng sớm quá là nói sai! (Ceux qui ont raison trop tôt, ont tort). Cuối đời Nguyễn Khắc Viện phải trả giá cho những cái “sai” đó!

Năm ông 82 tuổi, ông tâm sự với tôi: “Đời tôi là một đời ngây thơ. Thơ là đi kháng chiến cứu nước, tôi giữ nó lại; ngây là đi theo chủ nghĩa xã hội, tôi vứt nó đi. Nhưng nếu phải sống lại, tôi vẫn đi con đường đó!”.

Nói cho thật công bằng thì trí thức yêu nước ở Việt Nam thế kỷ 20 khó có con đường nào khác. Đó là con đường đi theo Đảng Cộng sản để đánh Pháp đuổi Mỹ… để cuối cùng bắt tay với anh bạn 16 chữ vàng Trung Quốc! Nhưng bắt tay xong, kiểm tra lại bàn tay thì không còn đủ năm ngón nữa! Đó cũng là “sự hàm hồ của lịch sử” như nhà văn nữ Dương Thu Hương đã viết sau ngày 30 tháng 4 năm 1975!

L. P. K.

( Nguồn : basam)
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=446101

Trông người mà ngẫm đến ta: "Nước Nhật

VƯƠNG-TRÍ-NHÀN
.

.

23-02-2014

Một nước Nhật quá xa xôi!


Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước
năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi,
đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật
là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt


8 - 6 -2013
Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.

Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.
Có cái lạ là, khi đến Tokyo, tôi cũng lại gặp một khung cảnh vắng lặng như vậy. Không những trên đường người đi bộ thưa thớt mà cả ô tô đi lại cũng ít. Trong khi đó, lại biết rằng Tokyo có đến 20 triệu dân và hàng ngày có đến 40 triệu người lai vãng. Nơi tôi tới chỉ là ngoại ô chăng? Thành phố chính ở đâu? Như đã đoán được thắc mắc của tôi, người hướng dẫn du lịch sớm giải thích, đây chỉ là phần trên mặt đất, còn trong lòng đất có đến bốn thành phố nữa. Ở đó cũng có giao thông, xe điện ngầm, những phố buôn bán; ở đó mặc dù rất đông, nhưng rất trật tự.

Ngày đầu xa lạ
Địa điểm đầu tiên chúng tôi đến tham quan là phía ngoài hoàng cung Nhật. Cũng như mọi người dân nội địa, chúng tôi không được vào tham cung điện chính của hoàng gia, chỉ được đứng và quan sát từ xa và nghe người giới thiệu kể chuyện lại về một cuộc sống rất khổ hạnh của những người sống trong cung điện đó.
Người Nhật quen chấp nhận tình trạng cách ly này bởi họ hiểu những người sống trong hoàng cung phải nhận vai hình mẫu của nước Nhật, có nghĩa phải chịu rất nhiều áp lực. Có những người con gái trong đó cảm thấy thật nhẹ nhõm nếu lấy được người chồng dân thường, ra khỏi hoàng cung, để được sống như mọi người bình thường.
Buổi chiều chúng tôi đến thăm ngôi nhà của Tòa thị chính, ở đây có tháp truyền hình cũ, từ đó có thể nhìn ra cả Tokyo.
Có điều mất vui là ngay trong buổi chiều đầu tiên này, đoàn du lịch chúng tôi đã có một người bỏ trốn. Khi cả đoàn lên tháp rồi lần lượt xuống dần thì anh ta lẩn mất. Sau mới biết, từ Hà Nội anh ta đã chuẩn bị để làm việc này. Cái ba lô còn lại trên xe ô tô của anh nhẹ tênh. Theo sự giải thích của người hướng dẫn, có lẽ đây là một người Việt được bố trí sang Nhật để trộm cắp thuê. Dân Việt có hộ chiếu bên đó, khi phát hiện ăn cắp thì sẽ bị trục xuất khỏi nước Nhật. Nên họ phải thuê những người trong nước sang làm chân rết. Người này có bị tống về thì cũng không mất đầu mối.
Trong lúc vẩn vơ chờ làm các thủ tục, khoảng hơn một tiếng đồng hồ, tôi nhìn quanh khu Tòa thị chính, thấy một không khí vắng vẻ. Nhớ nhất là hình ảnh một cô gái dắt hai con chó đi đường. Cô chăm sóc chúng hết sức cẩn thận. Khi chúng đói lấy thức ăn và theo dõi chúng ăn, bình thản chờ đợi như bà mẹ đang đi chơi với những đứa con thân yêu của mình.

Tâm thế mới của phụ nữ Nhật
Để giải tỏa nỗi chán chường của bọn tôi, người hướng dẫn giới thiệu một tình thế của người dân Nhật mà trước kia chúng tôi không thể tưởng tượng nổi.
Anh cho biết , hiện nay ở nước Nhật có đến 62% người sống độc thân. Nếu nhìn trên đường, chúng ta luôn thấy những người đàn ông chăm chú nhìn về phía trước. Họ buồn, như là một thứ nhân vật phụ của cuộc đời. Còn chính phụ nữ mới là những người đầy sức sống và thách thức.
Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật --từ nhỏ, đã được nghe câu nói ghi nhận sự tận tụy của người phụ nữ Nhật với gia đình.
Sau chiến tranh, khi nước Nhật bắt tay khôi phục kinh tế, người đàn ông tập trung vào công việc của mình và ít khi về nhà trước 7h tối. Mọi việc liên quan tới gia đình và con cái đặt cả lên vai vào người đàn bà. Họ tự nguyện làm như thế cả đời. Hôm nay đây tôi còn chứng kiến cảnh một đôi ông bà già trên đường; khi tới chỗ nghỉ, người phụ nữ rút chiếc khăn mù xoa trong túi ra mời chồng mình ngồi. Nay mẫu phụ nữ loại đó chỉ còn thưa thớt.
Bề ngoài người phụ nữ Nhật không tự biểu hiện lộ liễu như người Việt. Màu sắc phần lớn trang phục là màu trắng, màu xám và màu đen. Như đang tự giấu mình đi. Không ai tô son, trát phấn… Nhưng cuộc sống bên trong thì, theo anh hướng dẫn viên, thực sự nồng nhiệt. Khoảng mươi, mười lăm năm gần đây, phụ nữ Nhật nổi loạn, nhiều người không lấy chồng vì không thích phụ thuộc vào gia đình chồng và rất tự lập trong đời sống riêng tư.
Ở Nhật, đời sống tình dục được coi bình thường như cơm ăn nước uống và phụ nữ có phố đèn đỏ của mình. Ở đó, đối tác của họ là những thanh niên mới lớn và lấy việc thỏa mãn nhu cầu phụ nữ làm nghề phụ. Người ta có cách giữ bí mật cho cả hai bên.
Trong túi đàn bà, từ em thanh nữ mới lớn đến đám sồn sồn tuổi trung niên luôn có ca-pốt. Và họ chủ động tìm tới những đối tượng để có thể thỏa mãn những khát khao bất chợt nhưng chính đáng. Trong các món quà, chính phụ nữ là màu nóng, còn nam giới được tượng trưng bởi màu lạnh.

9 – 6

Niềm vui với những công việc bình thường
và tính tự lập được rèn từ nhỏ

Buổi sáng chủ nhật, bọn tôi đến khi vui chơi Disney Land nổi tiếng. Ấn tượng lớn nhất, vẫn là những người phụ nữ làm công việc như hướng dẫn người đi tham quan và bảo vệ trật tự chung quanh đó. Những công việc có vẻ tẻ nhạt như thế được người Nhật làm với tất cả niềm vui và sự háo hức khiến người Việt chúng ta gần như không thể hiểu nổi. Đứng bên cạnh những đoàn xe lửa làm theo lối cổ, các nhân viênphục vụ không những ân cần giúp đỡ cho người lên xe, mà còn tình cảm vẫy chào khách lên đường, rồi lại hào hứng đón khách xuống khi hết vòng quay.
Người hướng dẫn du lịch giải thích thêm với chúng tôi, người Nhật rất nghiêm túc trong việc công. Tất cả công chức đi làm đều mặc Âu phục. Với họ, làm công chức không phải chỉ để kiếm tiền mà để phục vụ xã hội, việc làm hợp đạo nghĩa làm người.
Một ấn tượng khác, là trẻ con trên nước Nhật rất ngoan và quen tự lập. Trên đường mỗi trẻ có túi thức ăn riêng, tự lấy thức ăn khi muốn. Thông thường các em đi theo người lớn rất đàng hoàng. Một ngày ở công viên không nghe tiếng khóc nào của bọn trẻ.
Người Nhật có tinh thần tự trọng cao độ. Trong hoàn cảnh nghèo khó, ít khi chấp nhận sự giúp đỡ của người khác mà làm được cái gì thì hưởng cái đó. Điều đó được rèn từ nhỏ. Ở trường nuôi dạy trẻ, từ lúc biết bò, đứa trẻ đã phải tự bò đến bàn thức ăn để lấy thức ăn. Ở lớp lớn hơn, đứa trẻ tự gấp lấy quần áo và lo giữ vệ sinh.

Từ chuyện giao thông tới chuyện pháp luật
Đã hơn chục lần đi theo các đoàn du lịch nước ngoài, tôi thấy trên xe thường người Việt Nam chỉ hay pha trò đùa bỡn, trêu chọc nhau, bàn chuyện ăn uống, nói tục. Đa số người mình đi du lịch để làm dáng, để tiêu tiền, không mấy ai tính chuyện đi để hiểu biết về xứ sở mà mình đặt chân tới. Những người hướng dẫn du lịch Trung quốc chẳng hạn, rất hiểu cái sự tầm thường đó. Trên xe, thể theo yêu cầu của người mình, họ nói những chuyện trong thâm cung bí sử, nhưng toàn thứ vụn vặt gây tò mò. Nói chung trình độ những người hướng dẫn cho các đoàn VN ở các nước gần ta rất thấp. Người có chí chắc đi học tiếng Anh tiếng Đức chứ chả ai chịu học tiếng Việt làm việc với các đoàn Việt.
May mắn lần này chúng tôi gặp người hướng dẫn khác hẳn. Anh cũng là người Việt. Sang Nhật học, sau đó nhập quốc tịch Nhật và đưa cả vợ con sang đó. Trong những lúc rỗi trên xe, anh Đức (tôi không biết họ, chỉ nhớ tên) giới thiệu với chúng tôi rất nhiều về đặc sắc của nước Nhật, và điều đó rất cần thiết với những người từ Việt Nam tới.
Ví dụ có lần anh nói về chuyện giao thông trên đường.
Chúng ta biết rằng người Nhật đi lại rất từ tốn và người ta nhường đường nhau khi có việc cần tranh chấp. Trong câu chuyện của mình, anh Đức có lưu ý thêm một điều. Luật pháp được soạn thảo rất tỉ mỉ và nói cho cùng là rất nhân bản. Một mặt nhà nước bố trí cảnh sát theo dõi tốc độ của xe trên đường, nhưng một mặt họ cho phép các nhà sản xuất cung cấp cho lái xe các thiết bị cần thiết để biết được chỗ nào có công an, cảnh sát đứng bắn tốc độ, để tự động điều chỉnh lại. Tức là họ muốn bảo vệ quyền được đi nhanh hơn của xe cộ trong hoàn cảnh cho phép.
Sự áp đặt luật pháp của những người cầm quyền ở đây cũng là rất mềm dẻo.
Khi có người lái xe phạm lỗi, cảnh sát, từ lúc yêu cầu giữ lại đến lúc lên xe để đặt vấn đề phạt, đều có thái độ lịch sự tôn trọng đối tác, tìm cách thân thiện bàn bạc, chứ không phải một chiều hạch sách muốn bắt người ta thế nào cũng được. Khi không thống nhất được với nhau, họ để dành quyền phán xét cho tòa án,-- cố nhiên đó không phải loại tòa án bao giờ cũng nhăm nhăm bênh cảnh sát như người nước mình. Danh tính của những người bị phạt không bao giờ bị làm lộ.
Tôi cho đó mới là sự tôn trọng, sự khuyến khích người dân sống và làm theo luật pháp một cách hữu hiệu.

Pháp luật -- một bên nặng về răn đe
trừng trị và một bên biết “cận nhân tình”

Có lần đọc cuốn Đông Á – Đông Nam Á - Những vấn đề lịch sử và hiện tại (nx b Thế giới, 2004), thấy ông Vũ Minh Giang (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói tới những điểm tương đồng trong tổ chức nhà nước của Việt Nam và Nhật Bản có nhấn mạnh cả hai bên đều chú trọng pháp luật (sách trên tr. 62).
Hôm nay nhớ đến đoạn này bỗng thấy phì cười. Vì sự thật trong khi ở nước người, chính quyền hết sức tôn trọng và đặt mình vào trong pháp luật thì ở mình, pháp luật được soạn ra để áp dụng với dân, chứ nhân viên công quyền đều hiểu ngầm rằng mình là người đứng ngoài. Mà người dân cũng vậy, thấy pháp luật là chuyện phiền phức, song mặc nhiên chấp nhận, lại còn tìm thấy niềm vui trong việc làm ngược pháp luật. Trừng phạt răn đe nặng nề đến độ dã man được xem như một sự cần thiết.
Để hiểu tính mềm dẻo mà chặt chẽ của pháp luật ở Nhật Bản, hãy trở lại câu chuyện về nhu cầu phụ nữ, phố đèn đỏ, mua dâm và bán dâm. Một mặt theo phong tục tập quán cổ, luật nước Nhật cấm tất cả sự tiếp xúc nam nữ ở dạng trần trụi. Thế nhưng đồng thời họ vẫn thấy con người Nhật Bản đã thay đổi, nên các nghị sĩ khi làm luật đã nghĩ ra cách để bảo vệ sự tiếp xúc này, không để dân bị ràng buộc vào luật một cách máy móc. Ví dụ như họ sẽ phạt nếu một trong hai bên không có vật lạ trong người khi tiếp xúc. Mà vật lạ này hiểu theo nghĩa rất rộng, nếu phụ nữ có một vòng đeo tay hoặc người đàn ông có một cái răng giả thì tức là đã không phạm luật. Thế thì còn phạt được ai nữa? Những điều này, theo tôi rất nhân đạo. Còn thuần túy truy bức như ở ta là bất cận nhân tình và sẽ sinh ra gian dối.

Các cửa hàng đồ cũ và thói quen cộng tác trong mọi việc
Nhân khi vào cửa hàng đồ cũ, anh Đức giới thiệu cho chúng tôi biết ở Nhật, loại hàng này có cả một hệ thống phân phối. Những năm 70 – 80 người dân bình thường có thói quen thải loại đồ cũ ra theo hình thức rác và người Việt Nam sang nhặt mang những đồ cũ đó đem về trong nước. Nay họ có ý thức thu gom và phân phối lại. Nhân đây, anh Đức kể về việc tổ chức làm ăn ở xứ này. Là khi có một công việc hợp lí thì nó cũng được phổ biến khắp nước Nhật. Những người cùng ý tưởng tự tổ chức thành những công ty, không có người nào đứng ngoài công ty đó mà có thể cạnh tranh với họ được. Người Việt mình dành được miếng mồi thì ăn lẻ, không ai cộng tác được với nhau, mà chỉ dìm dập nhau, phá nhau. Ở Nhật, nếu một người có sáng kiến chung thì sẽ đưa ra để phục vụ lợi ích chung.

10 – 6
Chung quanh núi Phú Sĩ
Tối hôm qua, ngủ đêm tại khách sạn thuộc khu Hà Khẩu Hồ (tôi đọc theo âm Hán Việt) thuộc khu vực núi Phú Sỹ, chúng tôi có cảm tưởng như lạc vào gia đình người Nhật. Ăn một bữa cơm theo kiểu gia đình người Nhật vẫn ăn. Xong, được bố trí đến khu vực tắm. Nam chung một bên, nữ một bên, nhưng đã xuống tắm phải bỏ hết quần áo. Đêm, được bố trí ngủ lại căn phòng như của người Nhật. Việc xâm nhập sâu vào phong tục ăn ở như thế trong những lần đi các chuyến khác, bọn tôi không có dịp thực hiện.
Sáng dậy, đi quanh hồ, tôi chợt nhận ra rằng nhà cửa ở đây cũng nhô ra thụt vào mà không có lớp lang trật tự như mạn Giang Nam bên Trung Quốc. Vườn hoa ở các gia đình hay các công sở không nổi bật lên vẻ rực rỡ mà trông hơi có vẻ khổ hạnh và chỉ gợi chú ý bởi lùm cây hoặc một tảng đá nào đấy. Tất cả khu vườn quy tụ chung quanh vào vật trung tâm đó. Ngoài ra cây cỏ trong vườn thì kém, cỏ mọc rườm rà, thiếu một sự xử lý công phu. Các công viên chỉ lo tạo ra sự kì bí mà tảng đá có vai trò vật chủ và mối liên hệ giữa đá và cây là nhân tố chính gợi nên một vẻ đẹp.

Ngồi xe lên núi. Các tài liệu du lịch đều nói rằng Phú Sĩ là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Trước khi lên đến trạm 5 ở độ cao 2000m, chúng tôi phải vượt qua hàng chục cây số rừng. Nhưng khi đến nơi, ngôi miếu trên trạm 5 đó khá đơn sơ. Nói chung, chùa chiền của Nhật không hào nhoáng, lộng lẫy như đền chùa của Trung Quốc. Thu hút du khách nhất là việc đứng ở đấy chiêm ngưỡng cả ngọn núi trong tuyết phủ.
Đối với người Nhật, núi Phú Sỹ là biểu tượng cao nhất của sự thiêng liêng. Người ta theo dõi để không ai có thể lấy đi hòn đất nào chung quanh núi. Đã có những khách nước ngoài đến, định lấy những hòn đất đi và đều bị phát hiện.
Chung quanh núi là khu vực huyền bí, người ta nói có những người Nhật đã đến đây để sống những ngày cuối đời, tức là tự tử ngay trong khu rừng trùng điệp mà mãi về sau người ta mới phát hiện ra. Số người này đang tăng hàng năm.

Ấn tượng sau nửa ngày ròng ngồi ô tô
Từ giã Phú Sỹ, bọn tôi tới Owakudani, nơi có vết tích của miệng núi lửa phun trào cách cây 3000 năm. Sau đó, là chặng đường dài tới Nakoné và Nagoda.
Trước lúc qua Nhật, một người quen cũ đã nói rằng, do du lịch bụi, chắc là bọn tôi không có điều kiện để sử dụng những phương tiện hiện đại nhất như tàu cao tốc và phải di chuyển từ địa điểm nọ đến địa điểm kia bằng ô tô. Ông nói điều đó với sự ái ngại vì ở Nhật số người di chuyển bằng ô tô rất ít. Nhưng đối với tôi, cảm tưởng là được ngồi ô tô đi trên những con đường nhựa nhẵn bóng và hiện đại của nước Nhật cũng đã sung sướng lắm. Nữa là, sau một buổi chiều như thế, lại có may mắn gần như được nhìn gần vào một nước Nhật và hiểu thêm điều người ta hay nói “Xứ này nghèo về tài nguyên và chỉ có một thiên nhiên khắc khổ, nhưng đã chinh phục được thiên nhiên khắc khổ đó để trở thành một xứ giàu có.”
Nhìn một hai ngôi nhà lắt lẻo giữa một triền núi xa, tôi hỏi Đức họ sống ra sao thì được trả lời:
-- Một gia đình Nhật định cư ở đâu thì chính phủ Nhật có trách nhiệm làm đường tới đó, bảo đảm hàng hóa lưu thông tới đó để họ có thể sống bình đẳng với mọi người.

Có một chuyện mà ở nhà tôi đã biết nhưng chưa thấy hết ý nghĩa của nó, đó là việc người Nhật không khai thác tất cả những rừng cây và vùng mỏ cũng khá giàu có của mình. Tất cả những đồ gỗ ở đây đều nhập từ nguồn lâm sản nước ngoài, cũng như các khoáng sản cần thiết cho công nghiệp của họ. Đối chiếu với cách nghĩ Việt Nam, kể ra đây cũng là một sự lạ. Và lạ hơn hết là người Việt chúng ta còn cho chuyện tàn phá tài sản thiên nhiên là chuyện thường, không bán hết đi thì lấy gì mà ăn.

Nông thôn đô thị chung một mặt bằng 
Lúc này trước mắt du khách không còn là một nước Nhật của các cao ốc và các khu đô thị tráng lệ. Vùng đất nằm rải rác giữa núi non và bãi biển không có gì là hấp dẫn và mĩ lệ như các vùng biển của Việt Nam mình. Nhưng ở bất cứ nơi nào có điều kiện thì người nông dân Nhật vẫn cần cù sản xuất. Cảm giác còn lại trong tôi là một nước Nhật giống như một mặt bằng, giữa nông thôn và thành thị gần như không có sự chênh lệch. Nay, là thời, theo Đức kể, người nông dân Nhật làm ruộng bằng cách đi thuê các xí nghiệp nông nghiệp làm cho họ. Và đã có các hãng lớn chuyên làm nông nghiệp phụ trách giúp họ từ việc chọn giống, cày bừa đến bón phân và thu hoạch. Người nông dân chỉ việc ở nhà dùng tiền của mình đầu tư chứng khoán.
Người Nhật đặc biệt lo bảo vệ nguồn lương thực của mình, tạo cho xứ sở một thứ thức ăn không những ngon lành mà còn bảo đảm chuẩn khoa học không gạo nước nào có thể có được. Đã có những thời gian mà chính phủ Nhật do áp lực quốc tế phải nhập một số gạo của các nước khác, khi mang về phân phối cho dân thì không đâu người ta lấy, đến cả cho không cũng không ai nhận. Cuối cùng, số gạo đã mua buộc phải đem đi dùng làm hàng viện trợ cho các nước khác.

Đặt người Việt bên cạnh người Nhật
Cũng nhân thời gian rỗi trên đường xa, Đức kể với tôi về chuyện những người Việt Nam ở Nhật. Đức cho biết thật ra sau 4-1975, số người Việt sang Nhật không phải là ít, nhưng số có thể trụ lại được ở Nhật thì không nhiều và phần lớn là họ phải bỏ qua bên Úc hoặc bên Mĩ làm ăn. Việc du nhập vào cộng đồng Nhật, đòi hỏi sự nỗ lực đặc biệt mà người Việt không quen, chưa kể tiếng Nhật với nhiều người là khó học.
Chưa quen là như thế nào? Dù là mới tiếp xúc với người Nhật và văn hóa Nhật một cách đơn sơ, tôi vẫn có cảm tưởng người Nhật với người Việt Nam như hai đối cực, người nọ là thế giới đảo ngược của người kia.
Người Nhật có tinh thần gắn bó với xã hội, cấu kết với cộng đồng còn người Việt khôn lỏi, chạy vặt.
Người Việt thích phô trương còn người Nhật giấu mình sau vẻ ngoài bình lặng.
Người Việt ồn ào, lắm chuyện coi nơi công cộng là chỗ tự do buông thả còn người Nhật sợ nhất làm phiền người khác cũng như là bị làm phiền.
Bữa qua Miến Điện, tôi nhận ra một điều là không hiểu sao người bên đó có vẻ ít nói, trên đường không có cảnh vừa đi vừa cầm điện thoại tán chuyện. Có thể người Miến Điện không có tiền mua các loại máy mới? Nhưng Nhật là một nước giàu có. Sao dân họ vẫn không có thói nói lắm nói nhiều và xả ra cả khối lượng rác âm thanh ngập ngụa trên mọi ngả đường? Chợt nghĩ chính sự nói lắm nói nhiều nói một cách ba vạ đã giết chết sự suy nghĩ của người mình. Nó làm cho chúng ta thành một xã hội câm nín trước các vấn đề rất lớn đang phải đối mặt.

Xuất khẩu lưu manh
Hôm nay có đến hơn một giờ đồng hồ liền, anh Đức toàn kể chuyện người Việt sau 4-1975 tràn sang Nhật làm những việc gian dối như cờ bạc trộm cắp ra sao, cảnh sát Nhật đã từng bước đấu trí với người Việt để vô hiệu hóa các đồng bào lưu manh của chúng ta thế nào.
Chuyện đấu trí ấy tôi định ghi mà không sao theo dõi nổi. Chỉ nhớ nhất một chi tiết. Có nhiều người Việt sau khi kiếm bẫm bằng con đường bất chính trở về nước,liền lấy cái vốn thu được từ nước ngoài về làm vốn kinh doanh và trở thành đại gia.
Từ việc này nẩy ra hai ý nghĩ bổ sung:
1/ Ở các xã hội lành mạnh thì đám nhà giàu là những người con ưu tú của dân tộc họ. Ở một xã hội cách mạng đang biến chất như ở ta, nhất là ở căn cứ miền bắc ”xã hội chủ nghĩa” thì ngược lại, đám nhà giàu phần lớn là đám lưu manh phất lên trong chiến tranh. Với những đồng tiền kiếm được bằng các thủ đoạn xấu xa, khi trở về nước làm kinh tế, họ có góp phần thúc đẩy sự làm ăn và vì thế cả người dân lẫn chính quyền hoan nghênh họ. Nhưng lùi xa mà nhìn thì thấy đóng góp của những người này không thấm là bao so với sự phá hoại những nguyên tắc đạo đức, tức những tác hại lâu dài, mà họ mang lại.
2/ Ngoài số đại gia trên, hiện còn không ít người Việt, đang sống vất va vất vưởng theo kiểu ăn cắp vặt, buôn lậu, làm thuê làm mướn ở xứ người. Nhớ hồi chống Mỹ bộ máy tuyên truyền của ông Tố Hữu cứ nhét vào đầu mọi người dân cái ý nghĩ Ta chiến đấu thế này không phải chỉ vì ta. Ta đang chiến đấu cho cả thế giới. Ta đang trở thành lương tâm nhân loại… . Kỳ cục quái gở thế mà ai cũng thích. Được những tư tưởng kiểu đó quấn chặt vào đầu, nhiều người Việt sau 4-75 ra nước ngoài, tự cho mình làm tất cả những việc xấu xa nhất, bất chấp luật pháp nước sở tại và những nguyên tắc đạo đức thông thường. Một cuộc xuất khẩu thói lưu manh đã kéo dài chưa biết bao giờ chấm dứt.

11 – 6
Thăm các di tích lịch sử
Tham quan chùa Thanh Thủy. Ấn tượng nhất không phải là ngôi chùa, mà là cách dựng công trình tôn giáo này. Cách mà nó bám vào chân hòn núi đá. Cũng lại là một biểu tượng của tinh thần bám trụ của con người vào một thiên nhiên khắc nghiệt.
Buổi chiều tới ngôi Chùa Vàng. Đọc chữ Hán, thấy chính ra chùa này phải gọi là Kim Các tự mới đúng. Tôi thích cả không gian chung quanh chùa và cách mà người ta tạo ra ấn tượng đối với người đi tham quan.
Có một điều mà tôi thấy tin là những chi tiết mà người ta trình bày về ngôi chùa, cái giá trị cổ kính của nó. Các di tích ở Việt Nam thường có những bảng giới thiệu rất luộm thuộm, nhiều lúc có cảm tưởng do những người không hiểu biết viết ra.
(Còn nhớ là lần vào Văn miếu gần đây, khi mà đọc tiểu sử Khổng Tử thấy người ta viết là Đức Thánh Khổng "có đến bốn tác phẩm gọi là Tứ Thư". Điều này sai vì bốn tác phẩm đó có tên là Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử. Sao lại nói cuốn Mạnh Tử do Khổng Tử viết được?)
Một niềm tin khác, khi đến thăm các công trình kiến trúc cổ, là cảm thấy chắc chắn nó giống như là ban đầu nó đã được hình thành. Trong một cuốn sách về văn hóa Nhật, tôi đọc thấy người ta nêu lên một nguyên tắc khi trùng tu các công trình lịch sử. Là bất cứ thời nào, muốn làm lại các công trình cũ thì cũng phải làm đúng như cái ban đầu, kể từ hình dáng, các chi tiết trình bày cho đến chất liệu kiến trúc.
Một cách tự nhiên, tôi có cảm tưởng, chúng ta có thể tin được nền sử học Nhật Bản, một niềm tin không thể có đối với nền sử học Việt Nam hiện nay.
Trong số các đoàn nội địa tới tham quan tại các công trình kiến trúc lịch sử, ở đâu tôi cũng gặp những đoàn học sinh do các giáo viên già dẫn đường và giới thiệu. Sau được nghe lại, thấy nói là trong chương trình học phổ thông, tất cả các học sinh có quyền được đi tham quan các di tích có ghi trong sử sách. Chi phí các chuyến đi ấy do nhà nước đài thọ và chỉ những người kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới được giao việc hướng dẫn các em.
Tình hình này khiến người ngoại quốc hiểu thêm một điều là không bao giờ các di tích, các thắng cảnh ở Nhật lại có tình trạng tràn ngập khách tham quan như bên Trung Quốc. Hình như những người lớn tuổi của nước Nhật đã tham quan di tích này từ lúc nhỏ rồi, nếu có tham quan chỉ đi lại thôi. Còn ở Trung Quốc, các di tích thường bị lấp đầy bởi người nông dân của các tỉnh xa xôi mà họ muốn đến với các thắng cảnh. Giống như cánh du lịch bụi Việt Nam chúng ta, lấy đi làm cái mốt, đi chỉ để chứng tỏ rằng mình chẳng kém gì người.
Trở lại với quá khứ của Nhật Bản, tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi mối quan hệ của nước này với Trung Quốc. Một mặt thì cái ảnh hưởng ấy quá rõ và người Nhật không giấu điều này. Ai đó đã nói: “Người Nhật tìm ở Trung Hoa đức trầm tĩnh, vẻ hào hiệp và tính muôn màu muôn vẻ mà họ không thể có”. Mặt khác, suốt trong quá trình lịch sử, người ta cũng bắt gặp nỗ lực của người Nhật hướng theo cái tinh thần, trên cơ sở hoàn thiện mình, đã dám là mình, vui với mình và không ghen tức với người nước ngoài. Đó lại là điều tôi không thấy ở người Việt, văn hóa Việt.

Người Nhật làm du lịch
Những người tổ chức du lịch đã cố gắng cho chúng tôi biết được nước Nhật ở nhiều cung bậc khác nhau. Ví dụ về giao thông họ có bố trí cho chúng tôi ngoài chuyện thường xuyên ngồi trên ô tô, có lúc đi tàu thủy, có lúc đi tàu cao tốc.
Về ăn uống, ngoài những lối ăn nhanh theo kiểu buffet thì họ thường xuyên cũng cho chúng tôi vào những quán ăn tổ chức theo kiểu truyền thống. Ở đó, bọn tôi ngồi bệt xuống đất, chân đặt lên cái hố được khoét rộng chung cho cả bàn, trên bàn đặt nồi lẩu. Cái thú vị nhất đối với bọn tôi nói ra kể cũng phàm tục song cũng xin kể ra kể đây. Thú vị vì, nhìn vào cái nồi lẩu, thịt không bao giờ thiếu. Khi ăn hết, nếu cần chúng tôi có thể gọi thêm mà không phải trả thêm tiền.
Lúc đầu bọn tôi cũng lo lắng có những món ăn của Nhật không hợp khẩu vị, sau thì thấy cũng thích nghi dễ dàng.
Trong các chương trình như là thêm vào buổi chiều hôm nay, có việc chúng tôi đến thăm cửa hàng Kimono. Ở đó, khách du lịch vừa có dịp tham quan cả cơ sở người ta đang dệt vải để làm ra Kimono, và cũng có một buổi biểu diễn thời trang, trong đó những người Nhật trình bày cách sử dụng trang phục này.
Điều “rất Nhật” ở đây lại chính là cái bề ngoài "không chuyên nghiệp", nó ngay lập tức gợi nên một thoáng thất vọng ở những người Việt thạo đời. Ra vào đi lại trên sân khấu lúc này không phải là những cô gái chuyên môn trình diễn thời trang, mà chỉ những người phụ nữ bình thường, tưởng như họ đang đi ngoài phố, vừa được mời vào.
Phụ nữ Nhật nói chung không đẹp, rất ít khi chúng tôi phải sững sờ cả người như khi sang Trung quốc, bắt gặp các cô gái còn chất quý phái hôm qua. Những cô gái Nhật biểu diễn thời trang ở xưởng làm và bán Kimono cũng không thể gọi là đẹp. Họ trình diện trước du khách như những người thông minh, nghiêm túc, tự trọng, có sự cởi mở với người bên ngoài, mà vẫn giữ cho riêng mình đời sống nội tâm. Những bộ trang phục họ mang ra trình diễn hôm đó không phải là những hàng đắt tiền mà đám dân du lịch Việt Nam – những người đang thèm tiêu tiền -- háo hức. Nhưng họ đâu có tính chuyện câu khách. Họ chỉ muốn giới thiệu một nét văn hóa Nhật.

Những dư âm của cuộc động đất
Tiếp tục câu chuyện về người Nhật trong sự so sánh với người Việt Nam. Sự kiện động đất xảy ra cách đây mấy năm vẫn còn trong kí ức người Nhật như chuyện mới xảy ra năm ngoái tháng trước hôm qua. Nhưng, chính lúc đó thì phẩm chất dân tộc của họ được bộc lộ.
Đức nói rằng là, ở đây đã lâu song chính anh cũng rất ngạc nhiên vì cách phản ứng của người Nhật với động đất.
Ví dụ như, khi Tokyo mất điện, người ta đi bộ về nhà có khi đến hàng vài chục cây số, cái cửa hàng bên đường tung hàng ra để phục vụ người đi lại, mặc dù họ không có tiền. Khách sạn cho người đi đường vào ở nhà và không tính tiền.
Sau đó, tinh thần và nghị lực của người Nhật cũng bộc lộ ở việc sự nhất trí của xã hội trong việc khắc phục hậu quả tai họa. Sau động đất, nhà nước cắt điện một số vùng thì các vùng khác cũng tự động cắt theo giúp nhà nước có được lượng điện dự trữ. Khi công chức đi làm việc, có lệnh chính phủ, công chính không dùng caravat để tránh giặt giũ nhiều thì người thường cũng tuân theo việc đó.
Cả nước bao giờ cũng làm quá hơn so với mức chính phủ yêu cầu. Chỉ có câu khẩu hiệu nêu ra và viết trong các taxi: Nhật Bản hãy cố gắng. Mấy chữ ngắn ngủi thế thôi, mà người Nhật đã hiểu rất nhiều.
Trở lại với ý nghĩ mới hình thành trong tôi mấy ngày nay, hình như với người Việt Nam thì người Nhật ở dạng đảo ngược. Người mình sống trong sự cạnh tranh là phải lấy dối trá quan hệ với mọi người. Trong quan hệ với nhà nước và cộng đồng càng trục lợi kiếm chác cho cá nhân càng tốt. Ở Nhật, giữa cá nhân và cộng đồng có niềm tin chắc chắn. Luôn luôn người ta tin rằng, những nỗ lực cá nhân của người ta sẽ được xã hội hiểu, những người tự trọng không thể làm khác.

12 – 6
Chuyện quanh những ngôi chùa
Ngày cuối cùng ở Nhật
Mấy hôm trước, chúng tôi đã đi qua những thành phố nổi tiếng của xứ sở này như Kyoto, nhưng dù thế cũng chỉ là lướt qua. Hôm nay cũng vậy, mang tiếng là được đến kinh đô cổ kính của nước Nhật là Nara, nhưng chúng tôi cũng chi được đi qua phố xá một quãng, sau đó thì được đến thăm ngôi chùa cổ đọc theo chữ Hán là Đông Đại Tự.
Trên đường phố Nara, bắt gặp những ngôi nhà cổ, loại nhà một tầng mà chắc chắn đã có từ rất lâu đời. Trong việc xử lí những di sản này, chỗ khác của người Nhật vẫn rất rõ. Họ có sự bố trí thế nào để những ngôi nhà cổ rộng rãi hòa hợp tự nhiên với những cao ốc hàng chục tầng bên cạnh,-- việc này gợi cảm giác những người sống trong ngôi nhà cổ là những cư dân lâu đời ở đất này, có thể là họ còn giàu có nữa kia thì mới được ở trong những ngôi nhà đó.
Còn ở Việt Nam bên cạnh những cao ốc thường khi cũng có những ngôi nhà rách nát, làm hỏng hết cảnh quan chung. Những cuộc đền bù bất minh, hoặc tâm lý thấy ai giàu có là ghen lồng ghen lộn, ì ra ăn vạ…đã là nguyên nhân làm cho cái cũ cái mới không thể chung sống hòa hợp.
Hai bên đường tới Nara, du khách cũng bắt gặp rất nhiều ngôi chùa. Đây là một địa điểm được mệnh danh kinh đô của Phật giáo, đã từng là địa điểm tổ chúc Đại hội Phật giáo của thế giới.
Nhưng một chuyện buồn lại bắt đầu len vào, khó mà quên được. Đức hướng dẫn viên chỉ hai bên đường và nói rằng ở đây có rất nhiều cửa hàng bán đồ dùng dành cho các nhà sư. Anh kể tiếp, nhiều nhà sư Việt Nam đến Nara này, và điều mà người Nhật bản xứ đã sửng sốt là những nhà sư đó đã mua những trang phục đắt tiền nhất mà những nhà sư các nước khác không dám mua.
Đức có người bạn đã đi theo đoàn Phật giáo ấy, chứng kiến cảnh mua bán của các vị sư. Với thói quen của người Sài Gòn, người bạn ấy có hai phản ứng. Một là lập tức tính sẽ tổ chức những của hàng ở Việt Nam để bán cho giới tu hành hám chuyện làm dáng. Hai là nhiều lúc nghĩ không muốn thành Phật tử nữa bời vì không hiểu vì sao sư mô Việt Nam lại trần tục đến như vậy.

Một chút so sánh và cảm giác về một nước Nhật quá xa xôi
Khi đi trên đất Nhật tôi hay nhớ lại những lần đến các xứ khác.
Du lịch Trung Quốc, đối với tôi như là một chuyến trở về nguồn. Ở đó tôi nhớ không phải là những lâu đài tráng lệ hay những viên lâm cổ kính sang trọng – không khí như trong phim Hồng lâu mộng -- mà tôi còn thấy ở đây có những mặt trái, tức cả đời sống cùng cực của người lao động bình thường. Ở Bắc Kinh, tôi đã vào những ngõ nhỏ mà ở đó người ta từng cụm dân trong hồ đồng phải dùng hố xí tập thể, và con đường quanh co là những mái nhà lợp tôn, lợp ngói cổ cái thấp cái cao như những hẻm nhỏ Hà Nội. Tôi cũng thấy người ta buôn gian, bán lận, nói thách, làm hàng giả theo lối làm tiền. Bởi Việt Nam luôn là Trung quốc bị hạ thấp hẳn xuống thu nhỏ hẳn lại cái tốt bớt dần cái xấu tăng thêm, nên tôi càng hiểu những tệ hại của xã hội Việt Nam không biết bao giờ mới khắc phục được.
Ngay cả với nước Nga nửa Âu nửa Á, tôi cũng thấy điều gì đó tầm thường ngán ngẩm. Hồi còn Liên xô, đó là những đống đất xây dựng ngổn ngang ngay ngoài cửa cách hàng rào sân bay không xa; những phiên chợ nông trường lèo tèo; đám đầu trọc nghênh ngang ngoài đường. Và bây giờ ở nước Nga của Putin, cái tôi còn nhớ khi đọc các bản tin, là những làng xóm vắng vẻ, người đàn ông say rượu, những người đàn bà chỉ lo trau chuốt để bán mình cho các nhà tư sản mới nổi.
Tóm lại thì ở đâu, tôi cũng thấy cái gì đó gần gũi với mình.
Ngược lại, đến với nước Nhật, từ lâu tôi cũng biết là đồng văn đồng chủng, da vàng mũi tẹt, nhưng ấn tượng còn lại của tôi thì lại là một cái gì khác hẳn so với những ấn tượng đi Nga đi Trung Quốc. Tôi thấy xã hội Nhật là một cái gì quá đồng đều và quá hoàn chỉnh, do đó là quá xa xôi, người mình không biết bao giờ mới có thể có một xã hội hợp lý như của họ. Tình thế đó của nước Nhật toát ra không phải từ không khí sinh hoạt của đường phố mà nó thấm vào trong cách sống cách nghĩ của từng con người, cũng như lối sống rời rã, cái năng động hỗn loạn, và tâm lý bèo dạt mây trôi đã thấm vào trong cách tổ chức xã hội của người Việt.
Nhớ lại khoảng thời gian mấy năm 75, 76. Quá say sưa vì chiến thắng, người mình có cảm tưởng rằng đã đánh Mĩ được thì làm gì cũng được. Tôi nhớ không phải ở người dân thường mà ở những cấp lãnh đạo cao nhất hồi ấy đã có ngưỡng vọng có ngày Việt Nam sẽ đuổi kịp Nhật. Công thức mà tôi còn nhớ như in là lời truyền miệng như thế này: “Thôi, nói 20 năm thì hơi lạc quan quá, độ 30 năm nữa thì chúng ta sẽ bằng Nhật”.
Nhắc lại ảo tưởng đó để hiểu rằng, chiến tranh để đẩy chúng ta chui vào sừng trâu, và ra khỏi chiến tranh chúng ta đã xa lạ với thế giới như thế nào. Ta chẳng hiểu gì về người, mà cũng chẳng hiểu gì về chính mình. Từ đó, trong cái thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày mắt chúng ta vẫn nhắm mắt mở bước đi loạng choạng. Trong sự vội vã điên cuồng lo làm ăn sinh sống, xã hội Việt Nam sau chiến tranh, thật ra trở thành xã hội tiêu thụ. Không ai bảo ai song trong thâm tâm nhiều người tin rằng sẽ chẳng bao giờ chúng ta sẽ theo kịp thiên hạ. Và cách sống thời thượng nhất lúc này là có cái gì bòn mót của cải mang bán lấy tiền rồi đi nước ngoài mua sắm những thứ xịn nhất, mới nhất, hiện đại nhất. Rồi lấy đó làm niềm tự hào rằng người mình cũng đang sự tiến bộ vượt bậc theo kịp các nước trên thế giới.

Mấy năm gần đây, nhờ sự trợ giúp của phía đối tác, các trường đại học ở ta thường mở ra các cuộc hội thảo văn học so sánh, trong đó nhiều báo cáo của giảng viên Việt trình bày như là có một bước tiến song song giữa văn học Nhật Bản hiện đại và văn học VN thế kỷ XX, rồi bước tương đồng giữa văn học Nhật đương đại và văn học Việt Nam hôm nay. Trên một số phương diện khác của đời sống cũng vậy. Một cái gì giống như ảo tưởng đang chi phối cái nhìn người Việt khi chúng ta làm cái việc đối sánh giữa mình với người, và người Nhật thì vì lịch sự cũng không tiện bác bỏ. Thường những lúc vậy trong tôi có cái cảm giác xót xa như khi thấy người ta xoa đầu mình coi mình là một lũ trẻ con. Trong những ngày du lịch bụi ngắn ngủi này, cái cảm giác xót xa ấy lại trỗi dậy để mà càng cảm thấy nó một cách thấm thía hơn.