Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Tết Giáp Ngọ - Buồn !!

Tết Giáp Ngọ - Buồn !!
                                                                           
Nguyễn Minh Đào
 
 Gần tám mươi năm sống trên đời từ thời mồ ma “phong kiến - thực dân”, qua các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, tôi nếm trải khá đủ hương vị cuộc đời. Nhiều Tết cổ truyền in đậm trong tôi những ký ức vui buồn không thể nào quên! Tết Giáp Ngọ là cái Tết buồn đối với tôi! Buồn vì trong cuộc sống riêng gia đình tôi có những chuyện khó có thể chia sẻ với ai, nhưng cùng với thời gian dần dà rồi sẽ qua! Một nỗi buồn khác thấm đậm trong lòng chưa biết bao giờ mới nguôi và chắc rằng không ít người cùng tâm trạng như tôi: Buồn vì đất nước sắp bước vào năm thứ 40 từ ngày hòa bình thống nhất, mà lòng người phân ly từ trong các cuộc chiến vẫn chưa “hòa giải – hòa hợp”! Thảm trạng nầy đến bao giờ chấm dứt và trách nhiệm thuộc về ai?!
 Vết thương đau trong lòng người “bên thua cuộc” và với đông đảo nguòi dân không thuộc bên nào còn chưa liền sẹo, thì phát sinh vết thương mới trong lòng người “bên thắng cuộc”,  trong đó không ít “công thần” của chế độ, hay nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi bất bình trước hiện tình đất nước, kiến nghị với Đảng sửa đổi chủ trương, chánh sách không hợp lòng dân nhưng không được lắng nghe! Với tầng lớp dân cư đông đảo nhất trong xã hội thuộc“giai cấp công nhân lãnh đạo” và “nông dân chủ lực quân cách mạng”, cuộc sống ngày càng khó khăn, cơ cực, mâu thuẫn lợi ích với Đảng và chánh quyền ngày càng gay gắt…Trong khi đó  kinh tế suy thoái, tham nhũng tràn lan, xã hội suy đồi, tội ác lộng hành, người chết do tai nạn giao thông không có điểm dừng…
Những ngày tết buồn, tôi lướt các trang mạng quen thuộc phát hiện bài ghi cuộc “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn – TS Lê Kiến Thành” của phóng viên Lan Hương, nội dung đề cập những vấn đề nóng bỏng của đất nước, càng đọc tôi càng thấy buồn! Tôi chỉ biết anh Lê Kiến Thành  qua báo chí, lẽ ra anh làm “thái tử đảng” nối nghiệp bố như những “con ông cháu cha” ta thấy, nhưng anh chọn con đường làm nhà doanh nghiệp và qua ý kiến thẳng thắn của anh trong cuộc trò chuyện, tôi hiểu anh là nhà doanh nghiệp và là một trí thức chân chính. Tôi chia sẻ những vấn đề gai góc anh nói ra từ gan ruột mình.
Trong cuộc sống đời thường sau khi nghỉ hưu, tôi có dịp mở rộng quan hệ nhiều người, nghe những chuyện tham nhũng, mua quan bán chức, kết bè kết cánh… trong nội bộ tổ chức Đảng, chánh quyền nơi nầy, nơi nọ tôi rất ngỡ ngàng không tin đó là sự thật, nhưng nghe nhiều người nói qua một thời gian dài nhận thêm thông tin từ những nguồn tin cậy, tôi không thể không tin,cùng những vụ án tham nhũng động trời được phanh phui như vụ Dương Chí Dũng mới đây, làm cho tôi đau buồn, thất vọng về chế độ xã hội mà mình đã góp phần với hàng triệu người một thời xả thân hy sinh chiến đấu tạo dựng nên với tất cả niềm tin và hy vọng sẽ là một xã hội tươi đẹp trong tương lai, nhưng ngày nay niềm tin và hy vọng cạn kiệt dần! Tôi  không “vơ đũa cả nắm”, vẫn biết trong bộ máy cầm quyền những việc làm tốt, những con người tốt nơi nào, lúc nào cũng có, nhưng những điều tệ hại đó lại không còn là cá biệt và đang lây lan nguy hiểm!
 Phóng viên hỏi về vụ án Dương Chí Dũng “…nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?”, anh Lê Kiến Thành nói: “Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đây sẽ là thảm họa…”. Sự thật ngày nay trong nhân dân, số người quan tâm đến thời cuộc không nhiều, phần đông người dân còn nghèo khó, tất bật lo cơm áo, gạo tiền trong cuộc sống thường nhật đã bở hơi tai, họ đâu cần biết gì ngoài những thứ đó và ngay cả người có cuộc sống khá giả, mối bận tâm của họ cũng đâu dành cho những chuyện như vậy! Sự thờ ơ, lãnh đạm của đông đảo người dân bình thường trong xã hội trước hiện tình đất nước dưới cái nhìn của tôi là một sự thật đáng buồn, anh Lê Kiến Thành nói là thảm họa chẳng sai!
 Phóng viên hỏi về “… nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay…?”, anh Lê Kiến Thành dẫn dụ những sự việc cụ thể chứng minh:“…rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà  văn hóa chỉ là một phần…. Sách báo, hay trên các diễn đàn người ta nói nhiều về hiện trạng văn hóa xuống cấp, đạo đức xã hội suy đồi, kỷ cương phép nước không nghiêm, tội ác lộng hành… nhưng ít khi nghe phân tích, mổ xẻ căn nguyên, cội nguồn phát sinh hiện trạng nầy! Phải chăng có điều gì đó khó nói?!
Anh Lê Kiến Thành nói về tham nhũng, dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “tham nhũng là ghẻ…”, theo anh “…ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng…” và anh nói: “… không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi gốc rễ của căn bệnh”.
Nói đến tham nhũng, tôi nghĩ đến chuyện xưa, những năm sau 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh thành khác cũng thế, nhà đất thuộc diện Nhà nước tịch thu, trưng thu nhiều vô kể lại không được quản lý, sử dụng chặt chẽ, đúng đắn, một phần đáng kể phân phối cho cán bộ có chức có quyền theo hình thức “hóa giá” như cho không, nhiều người không sử dụng, hay sử dụng một thời gian bán đi thu vào hằng trăm, thậm chí cả ngàn lượng vàng làm giàu một cách bất chính nhưng rất “hợp pháp”. Đó là một trong những việc làm từ buổi đầu sau ngày hòa bình lập lại, tạo tiền đề tệ đặc quyền đặc lợi và sự bất bình đẳng trong nội bộ phát sinh - mẹ đẻ của nạn tham nhũng. Trong chiến tranh, Đảng rất coi trọng việc giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên rất  nghiêm khắc, thậm chí có phần cực đoan, nhưng khi sống trong môi trường hòa bình đầy rẫy cám dỗ vật chất lại không còn quan tâm! Cùng với những chủ trương, chánh sách sai lầm và xuất hiện tệ kiêu binh, thói kiêu căng, tự mãn của kẻ chiến thắng… làm trầm trọng thêm tệ tham nhũng, tiêu cực là điều dễ hiểu!
Sau cùng, anh Lê Kiến Thành đề cập lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến sự tồn vong của chế độ, theo anh “tức là nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào để chọn con đường sống chứ không phải là chết …và phải “…tự thay đổi để chọn con đường sống…”.
       Chúng ta nói và nghe nói nhiều phải đổi mớicải cách, hoặc thay đổi… để tồn tại, phát triển thoát ra thực trạng nầy của đất nước, nhưng  bằng con đường nào êm đẹp và xây dựng thể chế chính trị - xã hội theo mô hình nào ưu việt, không “do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó” như điều anh Lê Kiến Thành và người dân lo sợ và không đưa đất nước lâm vào thãm kịch như một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi hiện nay, khiến cho cuộc sống người dân đã khốn khó càng khốn khó và không bình yên! Tôi lo sợ điều nầy nếu xảy ra, người dân hứng chịu tai ương và những người “bên thắng cuộc”, trong đó có tôi có nguy cơ là nạn nhân của sự trả thù, phục hận rất khủng khiếp!
        Tôi tin Ban lãnh đạo cấp cao đất nước có đủ tài trí, bản lĩnh chọn lựa con đường thay đổi có lợi, vượt qua khủng hoảng với bước đi phù hợp và bình yên. Tôi chỉ lo các vị không muốn thay đổi, những mô hình xây dựng đất nước phát triển bền vững, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại trên thế giới không thiếu như Nhật, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu…các vị hãy vì lợi ích dân tộc và tiền đồ Tổ quốc khách quan xem xét tham khảo chọn lựa mô hình xây dựng phát triển đất nước hợp lòng người, hợp xu thế thời đại./-
 
                                             Mồng Bảy Tết Giáp Ngọ - 2014
                                                                  N.M.Đ
 
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 6-2-14


Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn:

“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

 “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI - 11:35 05-02-2014
Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….
PV: Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một đồng nghiệp của tôi đã bình luận: "Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1 triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…"
TS Lê Kiên Thành: Tôi kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi: “Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng, à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào…
PV: Nếu vụ án này được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?
TS Lê Kiên Thành: Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ, thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không, nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối lãnh đạo của chúng ta.
TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
PVNhiều người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông có cùng chung suy nghĩ đó?
TS Lê Kiên Thành: Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm tội ác tham nhũng mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó.
Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Hành động đó, ở một góc độ nào đó,  không khác gì câu chuyện ông bác sĩ ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần đây.
Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưngnhững người chức vụ cao, những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng, không được bảo vệ bởi những người  đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì hỏng.  Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói.  
PVĐể gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông?
TS Lê Kiên Thành: Tôi có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm nữa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.
Có những thời điểm, ở nhiều địa phương, gần như không còn đảng viên nào. Nhưng chỉ cần còn một Đảng viên thôi, thì đó sẽ là tinh hoa của sự xả thân, là những người đủ sức mạnh kéo quần chúng đi theo. Chỉ cần một Đảng viên thôi – họ đã biết cách để trở thành đặc biệt trong mắt quần chúng. Còn đến giờ chúng ta có hơn 3 triệu Đảng viên. Nó đi xuống cả xã, cả phường, cả tổ dân phố, vậy mà chúng ta lại đứng trước quá nhiều thách thức. Điều đó quá đau lòng. Chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi tại sao!
PV: Nhưng trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã thể hiện quyết tâm chiến đấu với tham nhũng, với những bộ phận thoái hóa biến chất để bảo vệ sự tồn vong của Đảng?
TS Lê Kiên Thành: Chúng ta đã quyết tâm, nhưng sự quyết tâm đó chưa tới. Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu, nhưng nó phải có một lằn ranh nào đó. Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng! Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu - điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội. 
TS Lê Kiên Thành: Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt.  
PV: Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh.
PV: Mùa xuân này, đất nước đã giải phóng gần 40 năm. Đảng cũng đã 84 tuổi. Nhưng chúng ta đang đối mặt với những khó khăn thực sự. Người Việt vẫn luôn hy vọng vào năm mới. Hy vọng của ông về đất nước những ngày sắp tới là gì?
TS Lê Kiên Thành: Có những điều kỳ diệu đã từng xảy ra cho dân tộc này: trong quá khứ khi chúng ta đang đói kinh khủng, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo chỉ trong một sự thay đổi nhỏ. Đó là điều kỳ diệu. Chúng ta thắng Mỹ cũng là kỳ diệu. Nếu chúng ta mạnh dạn thay đổi, điều kỳ diệu có thể sẽ xảy ra như trong quá khứ. Sức sống của một dân tộc là vô cùng thần kỳ, nếu chúng ta có những bước đi đúng.
Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. Tôi không sợ những cái đáy tự nhiên. Tôi sợ hơn cả là những cái đáy do chính chúng ta tạo thành. Và sẽ còn những cái đáy sâu hơn cái đáy này gấp nhiều lần nếu chúng ta không dừng lại. Đó mới là cái đáy khủng khiếp nhất.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến sự tồn vong, tức là đã nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào để chọn con đường sống chứ không phải là chết là điều quan trọng nhất Đảng phải làm lúc này. Sợ nhất là viễn cảnh chúng ta sẽ “chết” do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó. Còn  nếu chúng ta tự thay đổi được để chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc này…
Lan Hương (thực hiện)
Một Thế Giới » Xã hội » “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn:

“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

 “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI - 11:35 05-02-2014
Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….
PV: Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một đồng nghiệp của tôi đã bình luận: "Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1 triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…"
TS Lê Kiên Thành: Tôi kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi: “Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng, à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào…
PV: Nếu vụ án này được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?
TS Lê Kiên Thành: Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ, thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không, nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối lãnh đạo của chúng ta.
TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
PVNhiều người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông có cùng chung suy nghĩ đó?
TS Lê Kiên Thành: Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm tội ác tham nhũng mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó.
Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Hành động đó, ở một góc độ nào đó,  không khác gì câu chuyện ông bác sĩ ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần đây.
Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưng những người chức vụ cao, những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng, không được bảo vệ bởi những người  đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì hỏng.  Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói.  
PVĐể gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông?
TS Lê Kiên Thành: Tôi có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm nữa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét