Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Tú Hoa: Vai trò của World Bank trong tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Việt Nam

Tú Hoa: Vai trò của World Bank trong tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Việt Nam

I. SỰ THÀNH LẬP WORLD BANK (Ngân Hàng Thế Giới -WB):
WB có trụ sở chính tại Hoa Thịnh Đốn ( Washington, DC), được thành lập sau hội nghị Bretton Wood năm 1944 do Hoa Kỳ khởi xướng với tổng số cổ phần chủ yếu từ Hoa Kỳ nhằm một mục đích duy nhất là tài trợ phát triển kinh tế cho toàn cầu.
Nguyên nhân chủ yếu cho sự thành lập là giới chính trị gia cấp tiến của Hoa Kỳ lúc bấy giờ chủ yếu là từ đảng Dân Chủ cầm quyền của Tổng Thống Franklin Roosevelt cho rằng bất ổn về kinh tế và tài chánh là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh tàn phá và đã đến lúc toàn cầu cần có một tổ chức tài chánh ( finance institution ) vững mạnh đáp ứng cho nhu cầu trợ giúp kinh tế bình ổn an ninh trên toàn cầu
Ngoài ra , Hoa kỳ muốn có một tổ chức tài chánh finance institution để đứng ra thay mặt chính phủ Hoa Kỳ điều hành công cuộc tài trợ tái kiến thiết cho các quốc gia bị tàn phá bởi Đệ Nhị Thế Chiến . Cho nên World Bank là “bàn tay nối dài” của chính phủ Hoa Kỳ trong các kế hoạch sách lược phát triển toàn cầu của mình.
Do đó , các vị chủ tịch điều hành World Bank ĐỀU DO Tổng Thống Hoa Kỳ đích thân bổ nhiệm!
Ngày 22 tháng Ba năm 2012 , Tổng Thống Obama đã bổ nhiệm bác sĩ Jim Yong Kim làm chủ tịch của WB kế thừa vị tiền nhiện là Robert Zoellick . Bác sĩ Jim Young Kim trước nguyên là viện trưởng viện Dartmouth College
Như vậy, mọi hành động của WB đều đồng điệu với đường lối chính trị toàn cầu của Hoa Kỳ
Cho nên trong chiến lược “Nhìn Về Châu Á ” của Tổng Thống Obama , vai trò của WB đương nhiên nổi bật. Bàn về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thì cần đề cập tới vai trò của World Bank trong công cuộc tái thiết kinh tế Việt Nam .
II. SÁCH LƯỢC TIẾP CẬN NỀN KINH TẾ & XÃ HỘI VIỆT NAM CỦA WB
Khác với tình huống của nước Pháp và nhiều quốc gia đang phát triển khác , Việt Nam lại là một nước Cộng Sản cho nên sách lược tiếp cận của WB không đồng điều ào ạt ở mọi mặt như đã từng thấy mà là tiếp cận theo cách thức từng bước qua thỏa hiệp.
Lý do chủ yếu là Cộng Sản Hà Nội , vốn còn nặng nề quan niệm điều hành kinh tế theo kiểu Mác Lê , tập trung quản lý , độc tài toàn trị-không muốn nhượng bộ quyền kiểm soát độc đoán của Đảng lên mọi mặt của xã hội trong đó có kinh tế. Cho nên, trong quá trình bang giao thuơng thuyết , các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ép Cộng Sản Hà Nội nhượng bộ tới đâu trong việc nới lõng quyền kiểm soát của Đảng thì WB đầu tư hỗ trợ tới đó.
Do đó , sự hiện diện của WB tại Việt Nam là hệ lụy của một quá trình thương thảo cam go, thành công lấn từng bước một của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trước sự trì trệ, ngu dốt và độc tài toàn trị cố chấp của Cộng Sản Hà Nội.
Khi bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bật đèn xanh cho sự thuơng thảo thắng lợi từng điểm một, từng ngành kinh tế một , thì World Bank tiến sâu vào điểm thành công thuơng thảo này mà đầu tư tái thiết.
Khung sườn hành động của WB tại Việt Nam có thể tóm lượt qua năm mục tiêu phù hợp với nỗ lực của Hoa Kỳ trong quá trình tái thiết và hiện đại hóa Việt Nam như sau:
1. Xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam
2. Tài trợ giáo dục cho trẻ em Việt Nam
3. Cải thiện bình đẳng giới tính về thu nhập
4. Cải Thiện y tế và nhiều mặt an sinh xã hội , trong đó có phòng chống bệnh dịch và bảo vệ môi trường
5. Tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
Trong đó , mục tiêu thứ năm đòi hỏi nguồn tài chánh nhiều nhất và chỉ được thực thi khi có sự hậu thuẫn của chính phủ Hoa Kỳ
III. NỖ LỰC CỦA WB TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ CHO VIỆT NAM ( mục tiêu thứ năm)
Đồng hành với chiến lược ” Nhìn Về Châu Á ” của Tổng Thống Obama , trong đó có việc tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Việt Nam , WB gia tăng các khoản tài chánh tài trợ cho các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng từ chính phủ của Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng. Các dự án này bao gồm điện lực, đường xá, cầu cống, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy sản suất nước ngọt, vân vân.
Thật tế , các dự án xây dựng này điều đã được thảo luận trước với Hoa Kỳ và WB trước khi chính thức loan báo.
Ngày 18 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội , bác sĩ Jim Young Kim, chủ tịch WB, đã loan báo một khoảng tài trợ gần 4 tỷ Mỹ kim cho ba năm 2915-2017 nhằm tài trợ các chương trình tái kiến thiết và hiện đại hóa cấu trúc hạ tầng cho Việt Nam. Tuyên bố này , một lần nữa khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế-xã hội của Việt Nam trong sách lược “Nhìn Về Châu Á ” của của Tổng Thống Obama
Vào ngày 17 tháng 11 năm 2014, WB chính thức cho Cộng Sản Việt Nam vay 500 triệu Mỹ kim để xây dựng công trình tải điện dài trên 1000 cây số(km) dựa trên các thiết bị tân tiến (Smart Grid technologies) với tổng số vốn cần cho xây dựng là 731 triệu Mỹ kim. Đây được coi là một món tài trợ vô cùng lớn từ WB với sự hậu thuãn của chính phủ Hoa Kỳ ở đàng sau, chiếm gần 68.5 % tổng số vốn đầu tư.
WB đã loan báo phê chuẩn một khoản tài trợ khoảng 450 triệu Mỹ kim cho chương trình xử lý nước thải, sản suất nước sạch tại Sài Gòn trong nổ lực giúp đở , tài trợ cho hiện đại hóa – canh tân cơ sở kinh tế hạ tầng về mặt an sinh xã hội cho thành phố Sài Gòn . Tổng số vốn của chương trình này lên đến 500 triệu Mỹ kim Như vậy , Hoa Kỳ thông qua WB đã tài trợ tới 90% tổng số vốn của dự án
Vào tháng 10 năm 2009, WB đã cho Việt Nam mượn 50 triệu Mỹ kim để đầu tư cho các chương trình giáo dục nghiên cứu ở mức cử nhân và trên cử nhân. Đây cũng là lần đầu tiên WB tham dự hổ trợ vào lãnh cực này của Việt Nam
WB cũng đã loan báo tài trợ cho Việt Nam thêm 522 triệu Đô la trong bốn năm 2012-2016 để tái kiến thiết và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng lưu vực sông Cửu Long , trong đó bao gồm cả vấn đề về điện lực.
Tổng kết tổng số nợ WB dành cho Việt Nam trong việc tái kiến thiết trong giai đoạn hiện nay:
securedownload
Biểu đồ trên cho thấy Việt Nam còn 1.6 tỷ Mỹ kim đang chờ giải ngân (disburse) cho các chương trình tái kiến thiết cơ sở hạ tầng của mình từ WB (ghi chú IBRD: International Bank for Reconstruction (tái kiến thiết) and Development (phát triển) nằm dưới quyền điều khiển của WB)
Tổng kết tổng số tiền mà WB dành cho Việt Nam trong việc tái kiến thiết:
securedownload (1)
Như vậy Việt Nam còn một khoảng tài khóa khoảng 4.3 tỷ Mỹ kim từ WB cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua chương trình IDA( International Developement Asistance ) của WB.
Sự hổ trợ liên tục từ WB cho thấy vai trò của ngân hàng Nhà Nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam kiễm soát lần hồi phải hoạt động theo những phương thức của WB để sự trợ giúp của WB thành hiện thực và hiệu quả.
Mức độ trợ giúp không ngừng nghĩ của WB cho tái kiến thiết về cấu trúc hạ tầng kinh tế của WB tại Việt Nam sẽ khiến các nhà đầu tư tư bản tự tin hơn khi tham gia vào các dự án làm ăn tại Việt Nam đãm bảo tốc độ tăng trưởng về đầu tư ngoại quốc kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm số người thất nghiệp trong xã hội , gia tăng thu nhập bình quân quốc gia
Cho nên , mặc dù trên danh nghĩa chính thức, Hoa Kỳ chỉ là nước đầu tư đứng hàng thứ 8 sau cả Trung Quốc Nhật Bản , nhưng trên thực tế , nếu thừa nhận WB cũng là một cánh tay của Hoa Kỳ thì sẽ dễ dàng nhận ra, tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã là người đầu tư và tái thiết kinh tế đứng hàng đầu tại Việt Nam trong âm thầm.
Dầu sao, một sự thật hiển nhiên không thể chối là chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank-WB ) PHẢI DO Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm!
IV. VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA VỀ VAI TRÒ CỦA WB
Sau mười năm Quá Độ theo kinh tế Mác Lê cùng với những tác hại do chiến tranh để lại , Việt Nam hoàn toàn tụt hậu và đứng hàng thứ ba nghèo nhất trên thế giới vào năm 1985 . Để phát triển , cơ sở hạ tầng kinh tế của Việt Nam cần phải được hiện đại hóa càng sớm càng tốt. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có Hoa Kỳ hợp tác đàng sau thông qua WB hay các tổ chức tài chánh khác do Hoa Kỳ thành lập như ADB(Asian Development Bank ) , IMF( International Monetary Bank ).
Không có Hoa Kỳ hậu thuẫn và tài trợ, Việt Nam không thể xóa đói , giãm nghèo và tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nước nhà
Sự hiện diện WB còn là một biểu hiện ngầm sự cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam về mặt quốc phòng và môi trường. Sự bảo vệ này sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc mọi mặt đầy khiêu khích và độc đoán từ phía Trung Quốc, một quốc gia láng giềng có một nhà nước cùng chung một bản chất tàn bạo và độc đoán trong cai trị như tại Việt Nam.
Việt Nam mà bị Trung Quốc khống chế hoàn toàn từ kinh tế đến chính trị thì số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ giống số phận của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam trước kia : điểu tàn cung tận.
Phải chăng thủ tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng đang kiếm một con đường tháo chạy an toàn về sanh mạng và tài sản không những cho riêng ông mà cho cả toàn bộ Đảng của ông khi đang cố thuyết phục Đảng Cộng Sản hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ?
V. KẾT LUẬN
WB sẽ còn tiếp tục hiện diện tại Việt Nam lâu dài để hoàn thành sứ mạng tài trợ cho sự canh tân và phát triển. Đây là một sứ mạng đã được Hoa Kỳ đứng sau hỗ trợ và giao phó cho WB
Mối quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam ẩn chứa một quan niệm chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy Đông Nam Á thành một vùng phát triển thịnh vượng trong hòa bình và tự do -phù hợp với sách lược “Nhìn Về Châu Á” của Tổng Thống Obama .
Cho nên có quá lắm không nếu cho rằng trong “đôi mắt” của Tổng Thống Obama có trùng dương dạt dào sóng vỗ, cứ mãi nhấp nhô bồi đắp một tương lai?
© Đàn Chim Việt
—————————————
Ghi chú:
Bài viết sử dụng tư liệu của Vietnamnews.vn; Universityworldnews, Devex, Tuoitrenew.vn, Wikiped

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét