Sự Bất Tử Của Linh Hồn Được Các Nhà Khoa Học Chứng Minh Bằng Cơ Học Lượng Tử
Gần Gần đây, một luận thuật hoàn toàn mới dựa trên cơ học lượng tử đã chứng minh sự bất tử của linh hồn do nhà khoa học Mỹ – Giáo sư Robert Lanza đưa ra đã được các phương tiện truyền thông toàn cầu thông báo rộng rãi, và thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng gián tiếp chứng thực những nhận thức vốn có về sinh mệnh của giới tu luyện. (Fotolia)
[Đại Kỷ Nguyên ngày 26 tháng năm 2014] (Phóng viên Đại Kỷ Nguyên – Kỷ Tiểu Minh báo cáo tổng hợp) cái chết đối với mọi người có dư vị gì? Một lần là kết thúc hết chăng? Hay là sinh mệnh bắt đầu một cuộc hành trình mới? Mặc dù dân gian và giới tu luyện đều cho rằng linh hồn là bất diệt, con người có luân hồi chuyển thế, nhưng giới khoa học từ trước tới nay vẫn không thể tìm thấy bằng chứng để phủ nhận điều này. Gần đây, một luận thuật hoàn toàn mới dựa trên cơ học lượng tử đã chứng minh sự bất tử của linh hồn do nhà khoa học Mỹ – Giáo sư Robert Lanza đưa ra đã được các phương tiện truyền thông toàn cầu thông báo rộng rãi, và thu hút được nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng gián tiếp chứng thực những nhận thức vốn có về sinh mệnh của giới tu luyện.
Giáo sư Robert Lanza tại đại học y Wake Forest North Carolina từ quan điểm của cơ học lượng tử đã chứng minh “linh hồn là bất diệt” (Alex Wong / Getty Images)
Sự hiểu biết hoàn toàn mới của giới khoa học “linh hồn là bất diệt”
Giáo sư Robert Lanza tại đại học y Wake Forest North Carolina, thông qua nghiên cứu đã phát hiện, trong cơ học lượng tử có đủ bằng chứng cho thấy con người không hề biến mất, tử vong chỉ là ảo ảnh được tạo thành bởi ý thức của con người.
Lanza nói: “Khi tim người ngừng đập, máu ngừng chảy, khi các nguyên tố vật chất ở trong trạng thái ngừng lại, thì ý thức con người vẫn tiếp tục hoạt động, ngoài sự hoạt động của thân thể xác thịt này, còn có những “thông tin lượng tử” khác siêu việt trên cả thân thể xác thịt, hoặc có thể nói một cách thô tục là “linh hồn”.
Lanza cũng đưa ra những luận thuật về trung tâm sinh vật (biocentrism) mà đã ủng hộ các quan điểm của ông : sinh mệnh sáng tạo ra vũ trụ, có ý thức cá nhân rồi mới có sự tồn tại của vũ trụ, thực chất về sinh mệnh và các sinh vật là trung tâm thực sự của thế giới, sau đó mới có vũ trụ, vũ trụ bản thân nó không thể tạo ra sinh mệnh; ý thức sẽ làm cho thế giới biến đổi một cách có ý nghĩa, thời gian và không gian chỉ là công cụ của ý thức nhân loại. Cách nhìn về vũ trụ này là rất gần với nhận thức về vũ trụ của tôn giáo và giới tu luyện, mà trong đó ý thức của Sáng Thế Chủ đã tạo ra vũ trụ và sinh mệnh.
Phát hiện của Lanza khiến cho sự tranh luận trong thời gian dài giữa “duy vật luận” và “duy tâm luận” trở nên vô nghĩa, từ một phương diện khác nó đã chứng minh tính chính xác của pháp lý “vật chất và tinh thần là nhất tính” trong giới tu luyện.
Người có tín ngưỡng đều tin rằng linh hồn (nguyên thần) là bất diệt, tin tưởng vào luân hồi chuyển thế, và không ít người đã từng trải qua kinh nghiệm cận tử. Hai năm trước, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh Roger Penrose, phó chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu ý thức đại học Arizona của Mỹ – tiến sĩ Stuart Hameroff đã khẳng định tính xác thực của kinh nghiệm cận tử. Họ cho biết, khi người ta chết đi, các vật chất lượng tử cấu tạo nên linh hồn rời khỏi hệ thống thần kinh và sau đó tiến nhập vào vũ trụ, lúc ấy sẽ xuất hiện trải nghiệm cận tử. Khi các bệnh nhân xuất hiện kinh nghiệm cận tử, linh hồn rời khỏi cơ thể, trở lại vũ trụ, nếu bệnh nhân tỉnh lại, linh hồn sẽ lại một lần nữa quay trở về thân thể.
Tiến sĩ Hamer Rove tiến thêm một bước về nhận thức, linh hồn được cấu thành từ vật chất cơ bản nhất của vũ trụ, có thể là xuất hiện đồng thời với thời gian. Bộ não con người chỉ là bộ máy tiếp nhận và khuếch đại các ý thức nguyên lai (cấu trúc bên trong vốn có trong không gian). Nhận thức này của Hamer Rove cũng là tương đối gần với cách nói của giới tu luyện. Giới tu luyện cho rằng, bộ não chỉ là một nhà máy gia công, bản thân nó không thể tự tạo ra ý thức tư tưởng, chức năng chủ yếu của nó là tiếp nhận những tín tức từ vũ trụ và gia công thành ngôn ngữ, rồi biểu đạt ra ngoài.
Như thế rốt cuộc linh hồn tồn tại ở đâu? Giáo sư Lanza cho rằng, linh hồn không chỉ tồn tại trong vũ trụ của chúng ta, mà nó còn có thể tồn tại trong một vũ trụ khác. Năng lượng của ý thức linh hồn tại mỗi điểm có thể được chiêu hồi trở lại và đưa vào một thân thể khác. Cùng với sự việc này, nó tồn tại trong thế giới chân thực bên ngoài cơ thể vật lý, nhưng lại rất có thể sẽ là một vũ trụ khác. Cách nói này từ góc độ lập luận khoa học đã chứng minh tính chân thực của luân hồi chuyển thế.
Nhà vật lý nổi tiếng người Anh Roger Penrose chỉ ra, khi người ta chết đi, các vật chất lượng tử cấu tạo nên linh hồn rời khỏi hệ thống thần kinh và sau đó tiến nhập vào vũ trụ, lúc ấy sẽ xuất hiện trải nghiệm cận tử. (Ảnh cắt ra từ clip)
Phó chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu ý thức đại học Arizona của Mỹ – tiến sĩ Stuart Hameroff cho rằng, linh hồn được cấu thành từ vật chất cơ bản nhất của vũ trụ, có thể là xuất hiện đồng thời với thời gian. Mà não người chỉ là bộ máy tiếp nhận và khuếch đại các ý thức nguyên lai (Ảnh cắt ra từ clip)
Giới tu luyện từ lâu đã có luận định “Nguyên thần bất diệt”
Cái mà người phương Tây gọi là linh hồn, trong giới tu luyện ở phương Đông gọi là “nguyên thần”. Trong giới tu luyện, bất luận là Phật gia hay Đạo gia, đều nhận thức rằng nguyên thần là bất diệt. Một sinh mệnh chết đi, chỉ là sự tử vong của xác thịt bề mặt, linh hồn của nó sẽ lại tiếp tục chuyển sinh, tiến nhập vào sinh mệnh của một cuộc hành trình khác. Và không chỉ con người có nguyên thần, mà vạn vật đều có linh (nguyên thần). Điểm này cũng đã sớm được chứng thực bởi những phát hiện khoa học.
Ngay từ năm 1966, tại cục tình báo trung ương Mỹ, chuyên gia Cleve Backster đã sử dụng máy phát hiện nói dối để tiến hành một loạt các thí nghiệm khoa học trên thực vật, và đã xác nhận rằng thực vật không những có ý thức, mà còn có hoạt động tình cảm cao cấp, có thể phân biệt được người, ngoài ra còn có công năng siêu cảm. Thí nghiệm của Backster làm chấn động toàn thế giới, rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã lặp đi lặp lại các thí nghiệm của Backster để xác nhận tính chân thực trong các thí nghiệm của ông.
Sự khác nhau lớn nhất trong các thảo luận về sinh mệnh của giới tu luyện và các nhà khoa học chính là ở chỗ: giới tu luyện là nhìn vũ trụ từ vi quan cho tới hoành quan, xem xét nó trên cả một diện, chứ không phải chỉ một điểm. Còn các phương pháp lý luận khoa học thì bắt đầu từ một điểm (ví dụ: phân tử), rồi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu (phân tử, nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, proton, ….).
Vì thế, giới tu luyện cho rằng, cả một tầng các phân tử chính là một không gian, các nguyên tử tổ hợp thành phân tử lại là một không gian còn lớn hơn, vi quan hơn. Vì vậy, khi một sinh mệnh chết đi, chỉ là cấu trúc phân tử bề mặt này của cơ thể bị giải thể, tầng vi quan hơn của cơ thể (do các nguyên tử cấu thành) trong không gian nguyên tử thì vẫn còn tồn tại.
Còn về nguyên thần (linh hồn), giới tu luyện cho rằng nó mới chính là sinh mệnh chân chính vĩnh hằng, thân thể người hoặc động vật hay thực vật chỉ đóng vai trò tải thể của nguyên thần (linh hồn), là nơi để hoàn thành các quá trình sống của sinh mệnh. Đây là những gì mà mọi người thường gọi là luân hồi chuyển thế. Giới tu luyện cho rằng, một nguyên thần (linh hồn) phải xuống địa ngục chịu tội trả nợ, hay là chuyển sinh thành động vật hoặc thực vật, đều là do các sinh mệnh cao cấp hơn dựa trên những biểu hiện thiện và ác trong các kiếp sống trước của sinh mệnh ấy mà quyết định.
Về vấn đề này, ông Gia Cát Minh Dương, một nhà văn độc lập cho biết: “‘linh hồn bất diệt” là một chủ đề rất lớn, nó liên quan đến sinh mệnh, vũ trụ và luân lý đạo đức v.v… nó vượt qua lĩnh vực nhận thức của nền khoa học nhân loại. Mặc dù các luận chứng chứng minh “‘linh hồn bất diệt” của Robert Lanza và các nhà khoa học khác không chắc đã hoàn toàn chính xác, nhưng lại có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó đã phá vỡ những điều cấm kỵ của khoa học, khiến mọi người phải suy nghĩ lại về cội nguồn của ý thức tư tưởng, nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của sinh mệnh, mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, và nhữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét