Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Khi nói 'Đồ con chó? Con Lợn? Ng

THAY ĐỔI CÁCH
NHÌN VỀ LOÀI VẬT



            
                
Loài vật giống chúng ta nhiều hơn chúng ta
tưởng – các khoa học gia cho biết như vậy.
            

                
 
 
Nguyên tác: Jeremy Rifkin – Tâm Linh Chuyển
ngữ

Loài vật giống chúng ta
nhiều hơn chúng ta tưởng – các khoa học gia cho
biết như vậy.

Những
  khám phá về kỹ thuật sinh hóa, kỹ thuật nano
[1] và nhiều bí ẩn khác 
như tuổi thọ của thái dương hệ chúng ta đang
sống là trung tâm điểm của 
khoa học.  Ngoài ra cũng có những khám phá âm
thầm khác trong các phòng 
thí nghiệm ở khắp nơi trên thế giới, chẳng
hạn như một cái gì ảnh hưởng 
nơi nhận thức con người và sự hiểu biết về
đời sống của chúng ta.
Những
  điều mà các nhà nghiên cứu đang khám phá là
loài vật có rất nhiều điểm 
giống con người mà chúng ta không thể nào
tưởng tượng nổi.  Chúng cũng 
có những cảm giác đau nhức, nỗi đau khổ,
những áp lực tinh thần, tình 
thương mến, sự kích thích và ngay cả tình yêu
— và những khám phá này 
đang thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với
loài vật.
Lạ
  thay, một số các nhà bảo trợ cuộc nghiên cứu
lại là chủ nhân các nhà 
hàng bán thức ăn nhanh, như hệ thống nhà hàng
McDonald’s, Burger King và
  KFC.  Do sức ép của các nhà bảo vệ thú vật
và do sự gia tăng yểm trợ 
của quần chúng trong việc đối xử nhân đạo
với loài vật, những công ty 
này đã phải tài trợ cho các công cuộc nghiên
cứu về tình trạng cảm xúc, 
tâm lý và tập tính xã hội (lối cư xử) của
các loài vật bằng hữu của 
chúng ta
Những nghiên cứu tại viện
đại học Purdue 
University về tập tính xã hội của loài heo,
được tài trợ bởi McDonald’s 
chẳng hạn, cho thấy loài heo cũng khao khát tình
thương yêu, sự trìu mến
  và dễ bị chán nản thất vọng khi bị cách ly
hay không được cho chơi đùa 
cùng nhau.  Thiếu sự kích thích tâm lý lẫn thể
xác có thể dẫn tới tình 
trạng suy sụp về sức khoẻ. 

lý do này mà Cộng Đồng Âu
  Châu đã ban hành luật không cho làm chuồng hộp
ngăn cách riêng từng con
  heo một, có hiệu lực từ năm 2012.  Ở Đức
thì chính phủ khuyến khích chủ
  nhân nông trại nuôi heo nên cho người tiếp xúc
(human contact) với mỗi 
chú heo 20 giây mỗi ngày và cung cấp cho chúng các
đồ chơi để ngăn ngừa 
chúng đánh nhau.
Những nguồn tài
trợ nghiên cứu khác đã làm gia tăng lãnh vực
nghiên cứu về tình cảm và khả năng tri giác
của loài vật.
Gần
  đây các nhà nghiên cứu đã kinh ngạc bởi sự
khám phá ra khả năng nhận 
thức của loài chim qụa New Caledonian (đăng trong
báo Journal Sicience).
   Trong cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học tại
viện đại học Oxford 
University, Anh Quốc, đã quan sát hai con chim qụa
tên là Betty và Abel.
   Hai anh chị quạ này được phép lựa chọn
dụng cụ để bươi thịt ra khỏi lọ
  đựng thịt, một dụng cụ là sợi dây kẽm
thẳng và dụng cụ kia là sợi dây 
kẽm có hình móc câu .  Cả hai đều chọn loại
dụng cụ hình móc câu.  Abel 
dùng ưu thế mạnh bạo của phái nam cướp ngay
sợi dây kẽm hình móc câu của
  chị Betty, làm chị Betty không còn lựa chọn nào
khác hơn là dùng sợi 
dây kẽm thẳng.  Chị Betty liền dùng
"mưu" lấy mỏ của mình uốn cong sợi 
dây kẽm thành hình móc câu để lôi thịt ra
khỏi lọ.  Các nhà nghiên cứu 
lập lại mười lần thử nghiệm như vậy và
kết quả là chín lần chị Betty đã 
uốn cong sợi dây kẽm thẳng thành dụng cụ lấy
thịt trong lọ.
Một
  ấn tượng khác không kém là Koko, một cô khỉ
đột nặng 300 pound tại 
Gorilla Foundation ở miền Bắc California được
dạy cho học ngôn ngữ dành 
cho người câm điếc (sign language).  Cô khỉ này
đã học được hơn 1000 dấu
  và hiểu được hàng ngàn chữ tiếng Anh.
 Điểm số thông minh IQ của cô khỉ
  trong khoảng từ 75 đến 95.
Làm
dụng cụ và sự phát triển
  năng khiếu ngôn ngữ chỉ là hai trong nhiều
đặc tính biểu trưng về khả 
năng của loài vật.  Tự ý thức là một đặc
tính khác.
Một 
số nhà triết học và chuyên gia nghiên cứu về
tập tính xã hội của loài 
vật đã từ lâu tranh cãi rằng thú vật không có
khả năng tự biết về chính 
mình bởi vì chúng thiếu cái cảm giác về cá
nhân chủ nghĩa.(nghĩa là 
không biết mình là ai).  Điều này đã không còn
đúng nữa.  Theo các 
nghiên cứu mới ở Sở Thú Quốc Gia Washington,
các con đười ươi đã chứng 
tỏ chúng biết mình là ai.  Các chú đười ươi
này dùng gương để soi mặt 
mình, mà chúng chưa hề thấy trước đây.  Một
chú đười ươi khác tên 
Chantek sống tại Sở Thú Atlanta thường dùng
gương soi mặt để đánh răng 
và điều chỉnh cặp mắt kiếng mát mùa hè.
Lẽ dĩ nhiên khi 
tìm cách phân biệt loài vật và loài người, các
nhà khoa học tin tưởng 
rằng sự đau đớn khi đối đầu với chuyện
sanh ly tử biệt như là thước đo 
cảm tính.  Người ta tin tưởng rằng loài vật
không có cảm giác về sự sinh
  ly tử biệt và không có khả năng thấu hiểu
cái khái niệm về sự chết của 
chính chúng.  Không hẳn là như vậy.  Loài vật
cũng có kinh nghiệm về nỗi
  đau đớn buồn rầu, chẳng hạn như loài voi
thường hay đứng bên xác chết 
của dòng họ thân thích với chúng nhiều ngày
liền, thỉnh thoảng chúng còn
  dùng vòi xoa lên cơ thể của voi quá cố. 
Chúng ta được 
biết là thú vật cũng thích vui chơi, nhất là khi
chúng còn nhỏ.  Các 
nghiên cứu gần đây cho biết khi đùa giỡn cùng
nhau, não của loài chuột 
tiết ra một lượng lớn chất dopamine, một hóa
chất não bộ thần kinh, có 
tác dụng tạo ra sự kích thích và cảm giác
khoái lạc, mà chất này cũng 
được tìm thấy nơi con người. 
Sự cấu tạo và chức năng 
não bộ thần kinh của loài vật cũng tương tự
giống như loài người. 
Stephen M. Siviy, khoa học gia tập tính xã hội của
trường đại học 
Gettysburg College ở bang Pennsylvania, đã đặt câu
hỏi mang nhiều dấu ấn
  nơi các nhà nghiên cứu: “Nếu bạn tin tưởng
sự tiến hoá do sự lựa chọn 
tự nhiên, bạn có thể tin như thế nào về
những cảm giác, ngoài cảm giác 
sầu muộn, thình lình xuất hiện với con
người?
Trước đây 
các nhà khoa học được biết tập tính xã hội
(lối cư xử) của loài vật là 
do bản năng tự nhiên của chúng và do sự di
truyền.  Giờ đây chúng ta 
biết được những con vịt trời phải dạy các
con của chúng các lộ trình di 
cư (khi thời tiết sang mùa).  Thực tế, chúng ta
đã khám phá ra rằng sự 
học hỏi hay kiến thức được truyền trao từ
cha mẹ cho con cái và hầu hết 
các loài vật đều có được kinh nghiệm sinh
sống qua tất cả sự học tập 
này.
Những điều đã nói ở trên
có ý nghĩa gì trong lối cư
  xử của chúng ta đối với loài vật?  Và hàng
ngàn con vật phải bị đau đớn
  trong các phòng thử nghiệm mỗi năm?  Hay hàng
triệu con vật được nuôi 
sống trong những điều kiện không nhân đạo,
để rồi bị giết tại các lò sát
  sinh làm thức ăn cho con người?  Liệu chúng ta
có đành lòng trong việc 
mua bán quần áo làm bằng da thú vật?  Thế còn
việc săn bắn các con chồn 
(để lấy lông làm áo) tại miền quê nước Anh,
việc đấu bò bên nước Tây Ban
  Nha?  Liệu những con sư tử hoang dã có đáng
bị nhốt tại các hang động 
trong sở thú không? 
Những câu hỏi
như thế đã và đang 
cất lên.  Viện đại học Harvard và hai mươi
lăm trường đại học luật khoa 
Hoa Kỳ đã có những môn học về thú quyền
(animal rights), và số án kiện 
về thú quyền nộp tại các toà án đang gia tăng.
 Gần đây nước Đức đã trở 
thành quốc gia đầu tiên bảo đảm quyền của
thú vật ghi trong hiến pháp 
của xứ này.
Cuộc hành trình của
con người là mở rộng sự 
đồng cảm [2] đến mọi loài chúng sinh ở khắp
mọi nơi.  Đầu tiên, sự đồng 
cảm chỉ giới hạn trong vòng gia đình, trong dòng
họ và trong phạm vi bộ 
lạc.  Sau đó được mở rộng tới những
người đồng ý về giá trị con người. 
 Từ thế kỷ thứ 19, những cộng đồng xã hội
chung cho loài người và loài 
vật đầu tiên được thiết lập.  Hiện tại,
những nghiên cứu đang thực hiện 
đã mở sang thời kỳ mới, cho phép chúng ta mở
rộng hơn và sâu hơn sự đồng
  cảm của chúng ta đến mọi loài, bao gồm cộng
đồng rộng lớn hơn của những
  sinh vật mà chúng ta cùng chung sống và san sẻ
trái đất.
Jeremy
  Rifkin, author of "The Biotech Century" (Tarcher
Putnam, 1998), is the 
president of the Foundation on Economic Trends in
Washington, D.C.
Published on Monday,
September 1, 2003 by the Los Angeles
Times 

Chú Thích của người
dịch:
[1]
  Nanotechnology là một ngành kỹ thuật học về
sự đo lường đơn vị cực nhỏ,
  một nano-metre, viết tắt là nm bằng một phần
tỷ của một mét (mười luỹ 
thừa chín), một nano-second bằng một phần tỳ
của một giây đồng hồ, viết 
tắt là ns.
[2] Empathy tạm
dịch là sự đồng cảm hay sự thấu cảm, có
nghĩa là khả năng hiểu được ý nghĩ và cảm
xúc của người khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét