Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Người thua cuộc’ là dân?

Người thua cuộc’ là dân?

TS Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
Cập nhật: 10:12 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014
Ông Tô Huy Rứa
Hơn 50% cán bộ luân chuyển đợt I sẽ cơ cấu làm Ủy viên Trung ương Đảng.
Mới đây, nhà báo BấmHuy Đức đã có một bài viết về ‘luân chuyển cán bộ và nhân sự cho Đại hội’ lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2016.
Bài viết được BBC Tiếng Việt đăng với tựa đề ‘Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?’ vì trong bài viết của mình tác giả của cuốn ‘Bên thắng cuộc’ đã đề cập đến chuyện ai sẽ là ‘người thắng cuộc’ trong việc luân chuyển cán bộ và chuẩn bị nhân sự trước Đại hội XII.

Đến giờ khó có thể đoán hay biết trước được ai trong 44 cán bộ vừa được luân chuyển hay trong giới lãnh đạo cao cấp hiện hoặc phe nhóm của họ sẽ là ‘người thắng cuộc’ và ai là ‘người thua cuộc’ tại Đại hội XII.
Nhưng có thể nói ‘người thua cuộc’ trong chuyện luân chuyển cán bộ và bầu chọn lãnh đạo trong Đại hội XII hay trong các hội nghị, đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung vẫn là dân.

Dân bị bỏ ‘ngoài cuộc’?

Người dân được coi là ‘người thua cuộc’ vì trong chuyện ‘luân chuyển cán bộ’ này họ chẳng đóng một vai trò quan trọng gì hay thậm chí không có tiếng nói nào. Họ chỉ là những ‘người ngoài cuộc’.
Được biết, quyết định luân chuyển và điều động 44 cán bộ vừa rồi là một quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản.
Mục đích của quyết định ấy là nhằm đào tạo, thử thách cán bộ được chỉ định để họ có thể nắm giữ các vị trí cao hơn tại Đại hội XII.
"Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề"
Hơn nữa, trong danh sách những người được luân chuyển, điều động có một số người thuộc diện ‘con ông cháu cha’.
Lướt qua như vậy để thấy rằng quyết định luân chuyển, điều động cán bộ ấy chủ yếu vẫn là một quyết định ‘của Đảng’, ‘do Đảng’ và ‘vì Đảng’ – hay một nhóm người trong Đảng Cộng sản – hơn là ‘của Nhân dân’, ‘do Nhân dân’ và ‘vì Nhân dân’.
Người dân tại các tỉnh thành liên hệ không có tiếng nói gì liên quan đến quyết định đó dù cán bộ được điều động tới là người trực tiếp lãnh đạo họ.
Một việc làm như vậy chắc chắn chẳng bao giờ diễn ra tại các nước dân chủ, đa đảng trên thế giới.
Không chỉ thế, nếu dựa vào nhận xét, bình luận của một số người – như của ông BấmNguyễn Đắc Xuân, một người nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn của BBC gần đây – các triều đại phong kiến ngày trước có những quy định, cách làm còn tiến bộ hơn chế độ hiện tại trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm quan chức.
Chắc giới lãnh đạo, quan chức Việt Nam và những người ủng hộ họ khó chấp nhận điều này vì họ coi các chế độ phong kiến trước đây là 'xấu xa, thối nát'.
Họ cũng không thể chấp nhận chuyện chế độ của họ lại thua kém các thể chế tại các nước dân chủ trên thế giới vì như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng quả quyết ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam ‘cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản’.
Hội nghị luân chuyển cán bộ
Một số cán bộ kế cận trong đợt luân chuyển là con cháu các quan chức lãnh đạo.
Nhưng dù có chấp nhận hay không, có thể nói không chỉ trong chuyện bổ nhiệm cán bộ, bầu chọn lãnh đạo mà trong toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam, người dân thường bị ‘bỏ ngoài cuộc’, bị coi là ‘kẻ bên lề’.
Chẳng hạn, đến giờ, ngoài việc ‘đi bầu’ quốc hội và hội đồng nhân các các cấp, người dân Việt Nam – ở Miền Bắc từ khi Việt Nam giành độc lập năm 1945 và ở Miền Nam sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 – vẫn chưa một lần được tự do, công khai và trực tiếp bầu người lãnh đạo của mình hay quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước mình.
Việc bổ nhiệm cán bộ hay bầu chọn các vị trí lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam luôn do một mình Đảng Cộng sản quyết định.
Người dân chỉ biết đứng bên ngoài đoán mò, suy đoán khi Đảng họp và buộc phải chấp nhận bất cứ một quyết định nào được ra đưa ra từ những thỏa thuận sau hậu trường hay những cuộc bỏ phiếu kín của họ.
Với một số người, việc ‘sắp xếp, bầu chọn nhân sự’ ấy là chỉ là một cuộc dàn xếp, mặc cả giữa các cá nhân, phe nhóm trong Đảng Cộng sản.
Tệ hơn, trong bài viết của mình, nhà báo Huy Đức còn nhận xét rằng, ‘người thắng cuộc’ trong những cuộc bỏ phiếu như thế ‘không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều ‘gót chân A-Sin’ để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi’.

Dân là người thua thiệt?

Trong một đất nước mà gần như tất cả mọi chuyện, hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực – từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội – và trong tất cả mọi cơ cấu, tổ chức nhà nước – từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp – đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, quyết định chuyện người dân hầu như bị bỏ ‘ngoài cuộc’, buộc phải ‘đứng bên lề’ cũng không có gì là khó hiểu.
Không phải ngẫu nhiên, Economist Intelligence Unit (EIU), bộ phận thông tin kinh doanh, của tạp chí The Economist tại Anh xếp Việt Nam rất thấp trong chỉ số dân chủ.
Chỉ được điểm 2,98 trên 10, Việt Nam bị xếp ở thứ 144 (trên số 167 quốc gia và lãnh thổ) năm 2013.
Trong khi đó một số nước Đông Nam Á khác như Indonesia có số điểm là 6,76 (xếp thứ 53), Thái Lan 6,55 (58), Malaysia 6,41 (64), Philippines 6,30 (69) và Singapore 5,88 (81).
"Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của Nhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan"
Thậm chí, Việt Nam cũng thua Cambodia – quốc gia gần được ‘điểm trung bình’ (4,96) và được xếp thứ 100.
Cũng nên nhắc rằng Việt Nam ‘bị điểm 0’ trong hạng mục bầu cử và đa nguyên – một trong năm phân loại được EIU dùng để xếp hạng – và nhận điểm 2,78 về mục tham gia chính trị.
Sống dưới một chế độ như thế – đặc biệt khi chế độ đó có ‘cách bầu cử’ không giống ai như nhà báo Huy Đức bình luận trên – người dân chắc chắn phải chịu nhiều thua thiệt.
Vì ‘đứng ngoài cuộc’, tiếng nói của họ không có trọng lượng, nguyện vọng của họ không được lắng nghe và – vì vậy – quyền lợi của họ cũng không được coi trọng và có thể bị đặt dưới hay sau lợi ích của đảng, của các phe nhóm trong đảng.
Chỉ cần đọc các bài viết, thông tin trên báo chí hay các trang mạng, diễn đàn xã hội, ít hay nhiều cũng có thể thấy được người dân vẫn là người thua thiệt, yếu thế trong xã hội Việt Nam.
Chẳng hạn, trong thời gian qua dư luận, báo chí – trong đó các báo chính thống ở Việt Nam – bày tỏ bức xúc về chuyện cô giáo, học sinh ở Điện Biên phải dùng túi nilon qua sông để tới trường hay chuyện công an đánh chết dân chỉ bị án nhẹ.
Một ví dụ khác phần nào phản ánh việc người dân – đặc biệt những ai có tiếng nói, việc làm trái ‘ý đảng’ – bị gạt ‘bên lề’, bị hạn chế và phải chịu nhiều thua thiệt – là trường hợp của BấmNhã Thuyên hay Đỗ Thị Thoan.
Lãnh đạo của Đảng
Đảng cộng sản đang chuẩn bị một thế hệ lãnh đạo kế cận ít nhất cho tới năm 2011.
Luận văn văn chương của cô bị chấm lại dù được bảo vệ xuất sắc hơn ba năm trước, sau đó cô bị tước bằng thạc sỹ, bị cắt hợp đồng dạy học – và ngay cả giáo sư hướng dẫn luận văn của cô cũng bị cho về hưu non – chỉ vì cô chọn ‘Mở miệng’ – một nhóm thi ca văn chương không được chính quyền Việt Nam thừa nhận mà cô gọi là ‘kẻ bên lề’ – làm đề tài cho luận văn của mình.
Vì chính quyền chi phối, kiểm soát tất cả – trong đó sáng tác, ngôn luận, báo chí – không có gì ngạc nhiên khi thấy Việt Nam bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp vào gần cuối bảng (172 trên 179) – sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Campuchia và Miến Điện – về tự do báo chí, ngôn luận.

Mãi để dân ‘thua cuộc’?

Không phải chỉ có người dân hay giới quan sát bên ngoài mà có thể các lãnh đạo cấp cao và quan chức Việt Nam đều biết thể chế chính trị ở Việt Nam nói chung và cách thức bầu chọn lãnh đạo, cán bộ của Việt Nam nói riêng có nhiều bất cập, phi lý, phi dân chủ.
Hơn nữa, nếu thực sự thẳng thắn, công tâm chắc họ cũng ít nhiều nhận ra rằng vì những bất cấp, phi lý ấy – hay vì cách làm thiếu minh bạch, không dân chủ đó của họ – người dân vẫn chủ yếu là ‘người ngoài cuộc’ và ‘kẻ thua cuộc’ trong đời sống kinh tế, xã hội và đặc biệt sinh hoạt chính trị.
"Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực"
Nhưng một câu hỏi được đưa ra là liệu có ai trong số họ thực sự muốn, biết và dám đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên lợi ích của Đảng – và các phe nhóm trong Đảng, gần Đảng – để có thể tiến hành ‘đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân’ như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong trong Thông điệp đầu năm (2014) của ông?
Nếu muốn và dám làm vậy – thay vì chú tâm vào chuyện ‘chuẩn bị nhân sự’ cho Đại hội XII hay chỉ chú trọng vào các cuộc dàn xếp, mặc cả để mình hay người của mình trở thành ‘người thắng cuộc’ trong Đại hội này như một số người phân tích, bình luận gần đây – trong hai năm tới chắc giới lãnh đạo Việt Nam sẽ ưu tiên vạch ra một đường hướng đổi mới hay chuẩn bị một lộ trình cải cách cho Việt Nam – giống như giới tướng lãnh Miến Điện đã từng làm.
Nếu họ làm được điều đó, người dân Việt Nam dần dần sẽ có cơ hội ‘vào cuộc’ và chắc chắn sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’.
Không chỉ thế – như chính chương trình đổi mới kinh tế mà họ đã tiến hành cách đây gần 30 năm minh chứng – giới lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ trở thành ‘người thắng cuộc’ trong tiến trình cải cách đó.
Trái lại, nếu mọi chuyện vẫn như cũ hay giới lãnh đạo Việt Nam chỉ nói mà không làm, người dân Việt Nam sẽ tiếp tục là ‘kẻ bên lề’, ‘người ngoài cuộc’ và ‘người thua cuộc’.
Hơn nữa, nếu không muốn và dám có những thay đổi căn bản, toàn diện đáp ứng được nguyện vọng của người dân và nhu cầu thời đại có thể cuối cùng ‘kẻ thua cuộc’ cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì, như trường hợp Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu trước đây hay những gì diễn ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Ảrập gần đây cho thấy, độc đảng, độc đoán, độc tài không phải là cách tốt nhất để duy trì quyền lực.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một cây bút bình luận đang sinh sống ở Anh quốc.






                                         Bà Bill Gate : một Bồ Tát của nhân loại
100+more
Vợ tỉ phú Bill Gates sống như thế nào?
Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates
 Là vợ của người đàn ông giàu nhất thế giới nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như... chu trình sống của con muỗi.
Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?
Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu). Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ.
Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh... "Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền", Melinda nói.
Tại sao lại phải nhọc công đến thế?
Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái. "Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.
Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.
Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.
Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.
Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy".
"Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động" / Melinda Gates
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.
Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ. Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD.
Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi... Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia .
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:
"Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền".
Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?
Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình. 9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000
Chúng được chia ra như sau:
Sức khoẻ: 5,5 tỷ USD (gồm chiến lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD; nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD; các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)
Giáo dục: 2,4 tỷ USD
 Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
 Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
 Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD .
Melinda Gates- quyền lực mà thầm lặng
Có một người phụ nữ giản dị, nhân hậu đã chinh phục được biết bao chính khách, doanh nghiệp. Xuất thân trong một gia đình bình dân Mỹ nhưng nhờ nỗ lực cá nhân và cả nét duyên thầm, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của quyền lực mềm thế giới.
Năm nay 44 tuổi, Melinda Gates luôn sát cánh cùng người chồng tỷ phú, nhà sáng lập và điều hành Microsoft trong nhiều năm qua, và bản thân bà cũng là chủ tịch quỹ tài trợ lớn nhất thế giới.
Bà là người có vai trò không thể thay thế trong cuộc đời Bill Gates, là một trong những động lực to lớn để Bill Gates lập ra quỹ Bill & Melinda Gates.
Chung sống với Bill Gates đã 14 năm nhưng Melinda luôn có một cuộc sống trầm lặng, ít khi lộ diện trước báo giới. Những cuộc phỏng vấn luôn bị từ chối, thay vào đó là những cuộc trò chuyện mỗi tuần với những người cộng sự. Người ta biết đến Melinda qua những người bạn của bà nhiều hơn.
Mối thâm tình với chiếc máy tính
Trước khi quen biết Bill Gates, nàng thiếu nữ Melinda đã mê tít máy tính. Chính tình yêu này đã thay đổi cuộc đời cô.
Khi Melinda 14 tuổi, cha cô tặng cho con gái yêu chiếc máy tính Apple II. “Tôi đã nịnh cha mẹ đặt vào phòng riêng của mình để tiện học tập nhưng thời gian đầu tôi khoái chơi game hơn”, Melinda nhớ lại.
Không lâu sau, Melinda đã nắm được ngôn ngữ lập trình cơ bản và thường xuyên trao đổi kiến thức với các cậu con trai quanh xóm. Chính việc ham thích trao đổi về máy tính đã khiến cô bé bớt đi những rụt rè tuổi dậy thì, tự tin và hòa đồng hơn hẳn. Chiếc máy tính Apple II năm sau đã được nâng cấp lên thành Apple III. Melinda thường dùng máy tính giúp cha quản lý sổ sách, kế toán.
Gia đình Melinda không giàu có. Bố cô là kỹ sư và mẹ cô là một người nội trợ điển hình. Mặc dù cha mẹ cô có cho thuê một vài gian phòng để phụ thêm nhưng việc lo cho cả 4 chị em Melinda học lên đại học quả thật không hề dễ dàng. Melinda cùng các anh chị em từ nhỏ đã phụ giúp mẹ lau bàn, dọn bếp và cắt cỏ.
Khi Melinda còn đi học, tuy không có quy định thành văn nhưng thành tích học tập luôn được cả gia đình coi trọng. Melinda luôn đặt cho mình những mục tiêu để chinh phục một cách bền bỉ và quyết tâm. Cô giáo dạy môn đại số đã nhận xét “Melinda luôn tìm ra cách học tập hiệu quả nhất!”.
Khi đó, Melinda theo học tại một trường nữ sinh Thiên Chúa giáo, cô ao ước được vào trường Notre Dame. Trong suốt quá trình học, Melinda luôn cố gắng và đã trở thành đại diện phát biểu trong lễ bế giảng.
Nhưng cũng chính Melinda là người đưa ra quyết định từ bỏ trường đại học đặc biệt này vì nơi đây coi “máy tính là sở thích nhất thời, phụ nữ không phù hợp với nghiên cứu công nghệ”.
Sau đó Melinda được nhận vào trường đại học Bắc California .. Trong 5 năm học tại đây, Melinda đã được nhận bằng cử nhân khoa học máy tính và thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Ngay trước hôm tiến hành lễ tốt nghiệp, Melinda đã tham gia phỏng vấn vào công ty IBM. Cô nhớ lại “Tôi đã nói với người phỏng vấn là mình sẽ tham gia thi tuyển vào một công ty phần mềm nữa. Bà ấy đã mỉm cười và nói nếu tôi được công ty phần mềm đó chọn, tôi càng có nhiều cơ hội hơn”. Và Melinda đã đến nơi có nhiều cơ hội hơn - Microsoft.
Tình yêu với sếp và khát vọng chung thay đổi thế giới
Năm 1987, Melinda bắt đầu làm việc chính thức tại Microsoft. Cô phụ trách quảng bá phần mềm văn bản.
Ngay từ những ngày đầu tiên, Melinda đã thích không khí làm việc cởi mở, năng động nơi đây. Cô chúi mũi vào công việc mà không thể ngờ rằng chỗ làm việc lý tưởng này lại đem đến cơ hội tình yêu cho mình.
Melinda là người trẻ nhất trong những người được nhận vào Microsoft làm việc đợt đó. Trong 10 người có bằng MBA, cô cũng là người nữ duy nhất. “Những người được tuyển đợt đó rất tài năng.
Tôi đã choáng ngợp khi tiếp xúc với họ và nghĩ họ có thể thay đổi thế giới. Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sao công ty phần mềm nho nhỏ hồi đó lại hấp dẫn họ đến thế!”
Khi đó hai sếp lớn Bill Gates và Steve Ballmer đang bất đồng trong khá nhiều vấn đề, họ thường căng thẳng và quát cả cấp dưới. Nếu như không có cảm tình đặc biệt khi nhìn thấy dáng vẻ thư sinh của Bill, Melinda đã bỏ việc từ lâu.
Sau khi vào công ty được 4 tháng, Melinda đến New York tham dự một triển lãm công nghệ và ngồi cạnh Bill Gates trong một buổi tiệc.
Melinda nhớ lại: “Anh ấy quả thật rất có phong cách, còn hơn trong tưởng tượng của tôi”. Khi Bill được hỏi tại sao để ý Melinda, ông trả lời: “Tôi nghĩ chắc là do vẻ đẹp của cô ấy”.
Mùa thu năm đó, Bill và Melinda gặp lại nhau tại nhà để xe của công ty. Melinda nhớ hôm đó là thứ 7 và mọi người trong công ty vẫn phải đi làm.
Họ nói chuyện một lúc, Bill nhìn đồng hồ và hỏi: “Em có đồng ý hẹn hò với tôi trong vòng hai tuần bắt đầu từ thứ 6 tuần sau không?”
Melinda trả lời: “Từ thứ 6 tuần sau bắt đầu hai tuần hẹn hò? Em thấy không được tự nhiên lắm! Không biết được, đến lúc đó hãy gọi cho em”.
Sau đó, Bill gọi lại báo cho Melinda lịch hoạt động ngày hôm đó, Melinda nhận lời hẹn gặp ông vào buổi tối thứ 6 định mệnh.
Trước khi hai người gặp nhau, Bill đã là một tỉ phú nhưng điều đó không có nghĩa là ông có thể “mua” được tình yêu. “Theo đuổi cô ấy thật vất vả”, Bill than thở. Số là mẹ của Melinda vốn cho rằng chuyện tình cảm của con gái mình với sếp không có gì hay ho cả.
Nhưng Melinda đã đặt ra những giới hạn cho mối quan hệ này, quyết không để ảnh hưởng đến công việc. “Tôi không muốn công khai tình cảm, không bao giờ nói chuyện công việc trong thời gian hẹn hò...”
Dù có công khai chuyện tình cảm với sếp lớn hay không thì bạn bè đồng nghiệp vẫn phải nể Melinda về năng lực làm việc.
Sau 9 năm làm việc bà đã lên chức giám đốc phụ trách các sản phẩm thông tin.
Cấp trên trực tiếp của Melinda lúc đó, bà Patty Stonesifer đã nhận xét: “Nếu tiếp tục ở lại làm việc, Melinda chắc chắn sẽ đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của Microsoft”.
Tháng 1/1994, Melinda rời khỏi Microsoft, dành toàn bộ tâm huyết cho quỹ từ thiện. Tình cảm hai người dành cho nhau càng trở nên sâu sắc.
Trước đây Bill Gates chưa bao giờ nghĩ đến việc thành lập quỹ tài trợ, dù luật sư và kế toán của ông thường xuyên khuyên ông nên dành thời gian và tiền bạc để chính thức tham gia các hoạt động từ thiện.
Đó cũng là lý do mà báo chí những năm 1990 gọi Bill là “kẻ hà tiện”. Cha của Bill giải thích “Con tôi không muốn đứng ra thành lập quỹ từ thiện vì không muốn sở hữu thêm một công ty nữa”. Ngay từ ngày đầu lập quỹ, Melinda đã quán xuyến công việc quản lý.
 Những ngày đầu, Melinda và Bill lập ra dự án tặng cho mỗi phòng học một laptop phục vụ việc giảng dạy nhưng công tác quảng bá đã bị giới truyền thông phê bình gay gắt vì... phô trương và thiếu thực tế.
Khi đi khảo sát các trường học, Melinda nhận ra rằng, chỉ trang bị cơ sở vật chất đơn thuần không giải quyết được những vấn đề giảng dạy, vì thế sau này thúc đẩy phổ cập giáo dục mới là mục tiêu chính của quỹ.
Dưới ảnh hưởng của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong lĩnh vực phòng chống AIDS, bệnh sốt rét...
Melinda chia sẻ: “Chúng tôi muốn dần dần thiết lập một danh sách cần cứu trợ hợp lý. Tiền chỉ có ích khi mang lại những lợi ích thực sự cho những người cần cứu trợ nhất”.
Bà cũng cho biết, quỹ Bill & Melinda Gates không quyên gửi thẳng tiền cho viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ mà tập trung cho những dự án và khu vực khẩn thiết hơn.
Bà Gates dùng phương pháp liên kết những nhà bán thuốc và bảo đảm trợ cấp tài chính cho việc nghiên cứu để đổi lấy sự hạ giá thuốc cho những nước nghèo, qua đó tạo đà mới cho ngành y học ngừa bệnh của các nước kém phát triển vốn đã bị chững lại từ những năm 1990.
Và rõ nét nhất là việc sáng lập Công ty Vaccine HIV - là công ty liên kết các nhà nghiên cứu với ngân sách 400 triệu USD.
Trải qua 7 năm hoạt động, dưới sự điều hành của Melinda, quỹ Bill & Melinda Gates đã góp phần cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quốc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vaccine.
Quỹ Bill & Melinda Gates hiện là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế. Melinda, Bill Gates và cha của Bill là 3 thành viên điều hành quỹ.
Gần đây, Bill Gates đã chính thức rời khỏi Microsoft để hoàn toàn tập trung cho công việc từ thiện.
Mỗi năm quỹ này nhận được khoảng 6.000 thư xin được trợ giúp ở khắp nơi trên thế giới.
Bill và Melinda sẽ tự mình phê duyệt với tổng số tiền trên 40 triệu USD. Cách làm những công việc ở quỹ của đôi vợ chồng này uyển chuyển và có phần thử thách hơn cả khi điều hành Microsoft.
“Chúng tôi trò chuyện ngay cả lúc cùng chạy bộ với nhau”, Bill cười nói. Trong vòng hai năm trở lại đây Bill Gates đã chạy bộ khá đều đặn và cùng luyện tập trí nhớ một cách thú vị và ý nghĩa.
Hai người cùng thảo luận và nêu ra các phương án hành động cho các dự án tài trợ. Các thông tin này sẽ được cả hai nhẩm nhớ, không ghi lại bằng giấy gì cả và ghi nhớ cho đến khi thông báo lại cho các thành viên quản lý quỹ để thông qua chính thức.
Tháng 6/2006, Warren Buffet đã chuyển giao một phần tài sản trị giá khoảng trên 30 tỉ USD của mình vào việc làm từ thiện, trong đó 83% số tiền được đưa vào Quỹ Bill & Melinda Gates. Khoản hiến tặng này được xem là lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Vào thời điểm đó, số tiền được quyên này còn lớn hơn gấp đôi số tiền hiện có của quỹ. Đây là lời công nhận đầy thuyết phục đối với khả năng quản lý từ thiện, một lĩnh vực mới mẻ và nhiều thách thức của nhà đầu tư tài chính hàng đầu với hai vợ chồng Bill Gates.
Tin vui này cũng đến khi cả hai người đang chạy bộ. Melinda nhớ lại với một vẻ bồi hồi: “Tôi nhận được điện báo và không tin vào tai mình nữa. Tôi nói với Bill, và thực sự muốn khóc. Chúng tôi đã làm được, chúng tôi đã có niềm tin của mọi người, và chúng tôi có nhiều trách nhiệm hơn nữa”.
Hiện nay, Quỹ từ thiện của hai vợ chồng bà đã thu thập được 37,6 tỉ USD, trong đó, 3,5 tỉ USD là phần góp của nhà tỉ phú Warran Buffet, người đứng đầu công ty Berkshire Hathaway. Sắp tới đây, Warren Buffet dự định chuyển cho quỹ Bill & Melinda Gates thêm 9.000 cổ phiếu nữa với trị giá 41 tỉ USD.
Như vậy, cùng với các khoản lạc quyên và hàng tỉ USD của chính hai vợ chồng Bill Gates, tổng số vốn của quỹ trong vài năm tới sẽ đạt đến con số khổng lồ là 100 tỉ USD.
Cả hai vợ chồng đều sẵn sàng chi tiêu toàn bộ số tiền này vào việc giúp đỡ những người nghèo khổ không chỉ ở nước Mỹ. Đến nay, quỹ đã chi gần 20 tỉ USD cho nhiều hoạt động từ thiện.
Bill Gates thừa nhận rằng vợ ông hiểu biết về con người hơn ông. Khi động chạm đến việc nên chi tiền trong quỹ vào những lĩnh vực gì, bà Melinda bao giờ cũng có những ý tưởng thông minh hơn chồng.
Melinda nói: “Hai vợ chồng chúng tôi đã cùng soạn lập danh mục những hiện tượng bất công nhất trên thế giới. Và chúng tôi lựa ra những hiện tượng mà chúng tôi có thể đấu tranh”.
Trong hoạt động nhân đạo chung của cả hai vợ chồng, vai trò của bà Melinda dường như nổi bật hơn.
Không phải vô cớ mà người bạn thân của họ - nhà tỉ phú Warren Buffet - đã có nhận xét rất đáng chú ý: “Bill Gates cực kỳ thông minh. Nhưng khi ta nhìn toàn bộ bức tranh chứ không phải một phần riêng biệt nào đó thì Melinda hiển nhiên là vượt xa chồng. Nếu như Melinda không làm việc trong quỹ từ thiện của hai vợ chồng họ thì liệu tôi có trao tiền cho Bill không? Có lẽ không”.
Như vậy, điều kiện chủ yếu thúc đẩy Buffet chuyển giao tài sản chính là người vợ nhanh nhẹn, hiểu biết, thấu tình đạt lý của Bill Gates. Buffet đã khiến Bill phải thốt lên: “Melinda đúng là vận may lớn nhất cuộc đời tôi”.
Yêu thích cuộc sống bình lặng
Là vợ người thường xuyên giữ vị trí giàu nhất thế giới, Melinda không tránh khỏi những phiền toái của cuộc sống.
Dù cố gắng thế nào đi nữa, Melinda cũng rất khó khăn để có được cuộc sống bình thường. Nhưng đến nay, sau nhiều nỗ lực, người phụ nữ dịu dàng này vẫn có cách để cuộc sống của mình đi theo những quỹ đạo mong muốn.
Trước khi kết hôn với Bill Gates, Melinda cũng chịu nhiều áp lực từ khối tài sản đồ sộ này. Melinda luôn băn khoăn con người mải mê công việc và cạnh tranh thương trường của Bill Gates có thích hợp với cuộc sống gia đình hay không.
Câu hỏi: “Cái người có thể phát điên lên vì công việc này nếu làm chồng mình sẽ ra sao?” luôn quẩn quanh trong đầu Melinda.
Cuối cùng bà cũng nói thẳng điều này ra với Bill, rằng: “Nếu muốn em dọn đến ở cùng anh, anh cần phải tạo nên một ngôi nhà thực sự ấm cúng của gia đình giống như em tưởng tượng”.
Sau 6 tháng thảo luận, bàn bạc với vị hôn phu, Melinda đã đích thân thuê kiến trúc sư cải tạo khu nhà ở 3.700m2. Đến nay, cứ cuối tuần Melinda đều cho đội ngũ làm thuê trong tư gia nghỉ, để gia đình có thể trải qua những giây phút quây quần bên nhau như những gia đình bình thường khác.
Có 3 con, điều đáng ngạc nhiên là chính Melinda đã tuân thủ các quy định nuôi con bằng sữa mẹ như các bác sĩ khuyến cáo.
Trong việc nuôi dạy bọn trẻ, Melinda cũng khuyến khích các con tự lập và làm việc chăm chỉ. Bà cũng tranh thủ đưa các con đi cùng trong các chuyến đi từ thiện để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa mở rộng tầm nhìn về thế giới cho chúng.
Melinda và Bill cũng thống nhất trong việc để dành thừa kế cho các con. Sẽ không quá 5% tài sản của họ sẽ trở thành tiền thừa kế của 3 con, còn khối tài sản khổng lồ còn lại sẽ trở thành khoản đầu tư từ thiện với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.
Thực ra, ban đầu Bill và Melinda thậm chí không muốn để lại tài sản gì cả nhưng người bạn thân Buffet đã khuyên :
“Một người có rất nhiều tiền nên để lại cho con cái họ đủ số tiền, để chúng thực hiện ước mơ của mình, nhưng cũng không được nhiều đến mức, chúng không muốn làm gì nữa".
Không thích mua sắm, ghét những nhãn hàng xa xỉ và chỉ trang điểm nhẹ nhàng, Melinda vẫn giữ được vẻ đẹp trẻ trung suốt những năm qua.
Một trong những bí quyết của bà là luyện tập thể thao đều đặn. Melinda đã tập chạy marathon từ gần 15 năm qua, thậm chí còn tham dự cả giải Seattle Marathon.
Dù bận rộn đến mấy, mỗi tuần bà cũng có một cuộc chạy việt dã, trong 1 giờ vượt qua 11km. Việc Bill tham gia chạy trong 2 năm trở lại đây cũng là do Melinda khuyến khích và thôi thúc.




--
BEST REGARDS!

1 nhận xét: