Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Việt Nam ta cần lưu ý

Việt Nam ta cần lưu ý
Liên minh nghị viện thế giới IPU sẽ họp ở Hà Nội. Nếu có đại biểu quốc tế nào đó nhắc đến « Kiến nghị » của Người Hà Nội (trong đính kèm sau đây) thì Quốc hội ta nên có lời bàn sao cho có lợi nhất cho nước ta và cho thế giới nói chung, Quốc hội ta không nên coi là không biết và/ hoặc là Quốc hội sẽ bị động. Bởi lẽ : Tác giả đã gửi kiến nghị đó cho Obama, Diễn đàn toàn cầu Boston, cho Văn phòng TƯ và Văn phòng Chính phủ nhờ chuyển cho lãnh đạo ta và một số nơi khác, tác giả cũng đang nhờ một số chuyên gia dịch sang tiếng Anh để gửi được rộng rãi hơn cho thế giới..
Với tư cách là tác giả cuả bản Kiến nghị này, tôi xin trình bầy thêm mấy ý của cá nhân như sau :
1.                        Mục đích của Kiến nghị này là nhằm góp phần giữ gìn hòa bình, hữu nghị và hạnh phúc chung toàn thế giới trên tinh thần «các bên cùng thắng », thay cho giải pháp « người thắng kẻ thua » mà nhiều nơi đang lựa chọn hiện nay. Đương nhiên, lịch sử đã chứng minh, bên nào nắm được chính nghĩa và thuận theo chiều hướng văn minh của Nhân loại, thì dù tổn thất to lớn bao nhiêu, cuối cùng, bên đó sẽ vẫn thắng. Để hỗ trợ tốt nhất cho tư duy của các bên, IPU hãy cố khách quan nêu rõ : Đâu là chính nghĩa và thuận theo chiều hướng văn minh của Nhân loại, cho các bên cùng tham khảo.
2.                        Việt Nam thực chất đã là nạn nhân cực kỳ đau khổ của cuộc cạnh tranh ý thức hệ nẩy lửa khốc liệt kéo dài mấy chục năm giữa phe TBCN và phe XHCN .Nay Việt Nam rất không muốn lại một lần nữa là nạn nhân của cuộc đụng đầu nẩy lửa giữa Trung Quốc với Phần còn lại của thế giới, mà cả 2 bên đều nằm trong Liên hiệp quốc, trong Liên minh nghị viện thế giới IPU. Thế giới đã có những bước tiến hóa trên con đường Tự do Dân chủ Công bằng trong từng nước chủ yếu bằng con đường các bên cùng thắng (tuy nhiên rõ ràng vẫn còn lẻ tẻ một số nơi lựa chọn con đường giải quyết theo lối kẻ thắng người thua, nên vẫn còn chiến tranh tàn khốc kéo dài). Nay chúng tôi hy vọng Liên minh nghị viện thế giới sẽ làm rõ thế nào là « các bên cùng thắng » để vận động toàn thế giới vận dụng kết quả phương thức tiến hóa các bên cùng thắng đó cho quy mô toàn cầu. Bởi bằng cách này sẽ thu được kết quả và hiệu quả cuối cùng cả về tính nhân đạo, giữ gìn danh dự hay truyền thống quốc gia, lẫn thu lượm về mặt vật chất, về tổng thể phát triển kinh tế, v.v. . .đều hơn hẳn cách đối đầu chiến tranh dưới mọi lý do, kể cả mưu mô, thủ đoạn xấu xa và tàn phá chết chóc được che dấu dưới mọi ngôn từ đẹp đẽ ngoại giao bề ngoài mà mọi người đều ngầm hiểu, người nói và người nghe tự thấy băn khoăn, thậm chí tự thấy rất xấu hổ trong lòng.
3.                        Còn gần nửa tháng nữa IPU mới khai mạc, đủ để nội bộ nước ta chủ động bàn bạc nghiêm túc trước chủ đề này.

Người Hà Nội

VIỆT NAM PHẢI SỚM CÓ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN

1

        VIỆT NAM PHẢI SỚM CÓ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN
     
                                                                                                        Nguyễn Mạnh Can.  
                                                                          Trưởng nhóm nghiên cứu Thanh Văn.
                                                   Nguyên Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương.                        
                                                                                                        ĐT: 0913 514 162        
______
I.  VIỆT NAM PHẢI SỚM CÓ CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN ĐỂ ĐƢA DÂN TỘC
       ĐI THEO ĐƢỜNG LỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ  
Nhờ sáng tạo và  trang bị hệ tƣ tƣởng tiên tiến riêng, tƣ tƣởng Đoàn kết, nên
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng của Ngƣời đã cùng dân tộc Việt Nam giành đƣợc độc
lập, thống nhất đất nƣớc, giƣơng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Tƣ
tƣởng Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế của Ngƣời vừa nhân văn, vừa là  tư duy
triết học “Trân trọng, Liên kết và Thống nhất các
yếu tố Khác biệt, kể cả Đối lập”. Tƣ tƣởng này phát
huy mạnh mẽ ở trong nƣớc và  trên trƣờng quốc tế.
Vì thế  khi  kế hoạch  đi cùng  phe Đồng minh Dân
chủ có Pháp và Mỹ không đƣợc chấp thuận,  thì để
giành đƣợc độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn
phe Xã hội Chủ nghĩa  có Liên Xô, Trung Quốc  -
phe có tư tưởng Khác biệt làm đồng minh.


Ảnh trên: Lễ Khai mạc Hội nghị TW Đảng lần thứ 11 sáng ngày 4/5/2015.

Tôn trọng sự khác biệt tƣ tƣởng của bạn, song để ngừa bệnh ấu trĩ tả khuynh,
mù quáng sao chép mô hình Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhắc cần độc lập, sáng tạo về tƣ tƣởng. Ngƣời nói: “Làm trái Liên Xô
cũng là Mác-xít” và “Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin có
lý, có tình (Mà có lý, có tình thì không còn Chủ nghĩa Mác-Lênin nhƣ nó vốn có vì
bản chất chủ nghĩa này là bạo lực  cách mạng  và chuyên chính vô sản  –  tác giả)”.
Ngƣời nói thẳng: “Đừng thấy người ta đấu tranh giai cấp rồi mình cũng bắt chước
giai cấp đấu tranh”. Năm 1949, Ngƣời viết: “Đấu tranh giai cấp là một điều ngu
ngốc” và các tối  trƣớc Đại hội Đảng II năm 1951, Ngƣời xách đèn bão đến từng lán
đại biểu giải thích việc không lấy tên “Cộng sản” cho Đảng. Sau này trong Di chúc,
Người chỉ nhắc xây dựng “Đất nước” chứ không nhắc xây dựng “Chủ nghĩa”.
Dễ thấy  tư  tưởng và việc làm đậm chất Nhân văn, Minh triết và Khoa học
của Người luôn có giá trị thời đại. Đây là điều mà Chủ nghĩa Mác-Lênin không có.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy cứ khi Chủ nghĩa Mác-Lênin lên ngôi là phong trào cách
mạng  tổn thất  đau đớn,  nặng nề, ngƣợc lại cứ khi nào  ngọn cờ Đoàn kết Dân tộc,
Đoàn kết Quốc tế giƣơng cao thì khi đó cách mạng Việt Nam khởi sắc và thành công.    
Về mặt này, phát biểu khai mạc Hội nghị TW 11 của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú
Trọng đã có điểm sáng mới khi đặt việc xử lý các quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo  theo cách  thức trao đổi kiểu “Phải chăng”, chứ không  theo cách áp
đặt các ý kiến khác biệt là “Suy thoái” nhƣ trƣớc: “Tôi đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên
TW cần lưu ý, … Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành TW, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật
vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung 2

thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương  lĩnh, đường lối của
Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; ….”. Tiếc là ngoài yếu tố mới
“Phải chăng”, các nội dung trên mới đề cập về các vấn đề tƣ tƣởng trong Đảng, chưa
thấy nói đến các vấn đề có tầm vóc quốc gia, cũng như các vấn đề có tầm khu vực
và thế giới, cho nên đây khó có thể là tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo đất nước. Đó là
chƣa kể còn nhiều nội dung chƣa hợp lý, hợp tình, hợp thực tiễn, nhƣ:
Không thể đồng nhất “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; vì Độc lập dân
tộc đã có thực hàng nghìn năm, còn CNXH chỉ có trong ảo tưởng bảo thủ. Hay lầm
lẫn giữa mục tiêu và biện pháp: “Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi
ích của dân tộc”. Trong khi đó ai cũng hiểu, Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến là
do “Lợi ích Dân tộc” đƣợc cha ông gìn giữ chứ đâu vì có “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước”.
Đây chỉ là công cụ, xuất hiện, mất đi hay thay đổi phải vì “Lợi ích Dân tộc”. Quan
niệm này cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Lại nữa: Chủ nghĩa Mác-Lênin coi đấu tranh giai cấp, thủ tiêu tôn giáo, … là
mục tiêu,  là động lực phát triển xã hội. Trong khi đó  tƣ tƣởng Hồ Chí Minh  lại coi
Đoàn kết không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị, … là cốt lõi của thành công.
Làm gì có chuyện cùng lúc kiên định hai con đường ngược nhau này, nếu không tự
xé mình thành hai mảnh hoặc  đứng  ì  tại chỗ khi cả thế giới chuyển động. Đây  là
nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam ngày càng trì trệ và nếu kéo dài sẽ lâm vào tình
trạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Ngồi giữa hai cái ghế nhất định sẽ ngã”.

II. VỪA ĐOÀN KẾT, CÁC CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN VỪA PHẢI ĐỦ BẢN LĨNH
DẪN DÂN TỘC VƢỢT THÁCH THỨC, NẮM VỮNG CƠ HỘI ĐỂ GÌN GIỮ CHỦ
QUYỀN, LÃNH THỔ, LÃNH HẢI, ĐƢA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Tổng Bí thƣ nhấn mạnh: “Xác định phương hướng công tác nhân sự phải xuất
phát từ yêu cầu thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có nhiều chỗ chƣa rõ trong nội dung này:
Tại sao  là “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” mà không là Tổ Quốc Việt
Nam? Phải chăng đây là biến tƣớng của tƣ tƣởng áp đặt trƣớc đây “Yêu nƣớc là yêu
Chủ nghĩa Xã hội”?   Rõ ràng lối tƣ duy này đã luôn  làm rạn nứt khối Đoàn kết Dân
tộc, Đoàn kết Quốc tế và đi ngƣợc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Đó là chƣa kể, hiện nay  ta mới có “Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ quá độ
CNXH” mà chƣa hề có “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vậy làm sao để xây
dựng và bảo vệ một sản phẩm của ảo tƣởng? Năm 2012, Tổng Bí thƣ phát biểu ở Cu
Ba là thời kỳ quá độ lên CNXH “vô cùng khó khăn và phức tạp”. Nghe nói một dịp
khác Tổng Bí thƣ  đã  cho  biết  100 năm nữa  theo  con đƣờng này  không biết  có  tới
đích?  Nếu vậy là đúng thì cớ gì chúng ta không chọn con đường Đoàn kết  - Thành
công của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cứ kiên định mãi con đường đưa cả dân tộc
vào chỗ “vô cùng khó khăn gian khổ” và chưa biết đến bao giờ ra?
Tổng Bí thƣ nhận định: “Những năm sắp tới, đối với nước ta sẽ là thời kỳ mà
cả thời cơ và thách thức đều rất lớn”. Không thấy Tổng Bí thƣ nhắc điều mà ngƣời
Việt Nam nào cũng lo lắng: Làm thế nào để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải của
Tổ Quốc trƣớc các  thế lực thù địch ngày càng hung hãn, xảo quyệt? Làm thế nào để  3

văn hóa, giáo dục, kinh tế, … của đất nƣớc sớm thoát cảnh suy thoái? Làm thế nào để
loại bỏ thứ suy thoái nguy hiểm nhất là suy thoái về Chí khí, Trí tuệ và Phẩm cách
Lãnh đạo? Làm thế nào để môi trƣờng không còn ô nhiễm nghiêm trọng? Làm thế
nào để con ngƣời lấy lại niềm tin vào con ngƣời, và tin vào các điều tốt đẹp? … Cũng
không thấy Tổng Bí thƣ nhắc các tiêu chí để lựa chọn lãnh đạo có đủ năng lực vượt
mọi thách thức, nắm vững thời cơ để giữ gìn và đƣa đất nƣớc phát triển bền vững.
 Trong khi đó, việc bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng, về Dự án
sân bay quốc tế Long Thành  lại chiếm  thời  lƣợng quá lớn  trong Hội nghị TW 11.
Ngay thế, nhiều nội dung Tổng Bí thƣ yêu cầu sẽ rất khó giải quyết xác đáng trong
một thời gian quy định nhƣ: “Trung ương cần tập trung cho ý kiến về sự cần thiết và
tính khả thi của Dự án; nhu cầu sử dụng đất và giải phóng mặt bằng; phương án tái
định cư, bảo đảm việc làm và môi trường sống cho đồng bào vùng di dời; phương án
lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác, …”.

Ảnh bên: Ban Thƣ ký Đại hội VII của
Đảng năm 1991. Thứ ba từ trái là ông
Nguyễn Mạnh Can, lúc đó là Phó trƣởng Ban
Tổ chức Trung ƣơng;  Ngoài cùng bên trái là
Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

 Rõ ràng, đặt các nội dung trên vào Hội nghị TW 11 chƣa phù hợp. Các đề án
nhƣ vậy cần có đánh giá nghiêm túc, khách quan của các tổ chức quản lý, khoa học
trong và ngoài nƣớc và thí điểm trên vùng lãnh thổ đủ lớn, không quá đặc thù. Từ đây
có thể thấy, sẽ tốt hơn nếu nhƣ  Hội nghị TW 11 tập trung bàn về các giải pháp để có
được đường lối đúng đắn và tìm ra người lãnh đạo xứng đáng.                        
Thay cho  lời kết, cho phép mƣợn lời phát biểu của Tổng Bí thƣ với Hội nghị
TW 11  (phần chữ  nhỏ nghiêng)  và  xin  bổ sung  thêm ý  của  tác giả  (phần chữ in):
“Hơn ai hết, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần …   nêu cao hơn nữa tinh thần
trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành thật tốt trọng trách được CÁC TIỀN NHÂN VÀ
DÂN TỘC VIỆT NAM giao. … Các đồng chí hãy phát huy trí tuệ, đóng góp nhiều ý
kiến sâu sắc, xác đáng, … ĐÁP ỨNG LÒNG MONG MỎI CỦA NHÂN DÂN VÀ
ĐIỀU  MONG ƯỚC CUỐI CÙNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG DI
CHÚC CỦA NGƯỜI”.
Nhân dịp này xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhiều chuyên gia, tổ chức
khoa học đã giúp tác giả hoàn thành bài viết này. Xin kính chúc các thành viên Hội
nghị Trung ƣơng, mỗi ngƣời Việt Nam, cùng Gia đình và Tổ quốc An lành, Thành
công và Hạnh phúc.

                                                                                     
   Hà Nội ngày 5/5/2015      

                                                                                                                             
                                                                                                                                   
                                                                                                           

                                                                                           Nguyễn Mạnh Can                          1

                                                      Nguyễn Mạnh Can