Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

10 thói quen tàn phá hệ miễn dịch

 10 thói quen tàn phá hệ miễn dịch

 

 Người có nhiều bạn thì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ảnh: venturebeat.com.

10 thói quen tàn phá hệ miễn dịch 

Sống khỏe mạnh không chỉ là rửa tay sạch và tránh xa những đồng nghiệp bị ho. Hóa ra, còn ra khá nhiều thói quen hàng ngày ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của bạn.

Dưới đây là 10 điều gây hại cho hệ miễn dịch của bạn, và cách khắc phục.

1. Ít bạn bè

Các nghiên cứu tìm thấy người càng có ít mối liên hệ bạn bè trong công việc, ở nhà và trong cộng đồng thì càng dễ ốm. Khi đó, não của chúng ta ngập tràn các hóa chất gây lo lắng, và tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.
Trong một nghiên cứu, nhóm khoa học theo dõi 276 người từ tuổi 18 đến 55, và tìm thấy những ai có 6 bạn hoặc nhiều hơn, thì có khả năng chống lại các virus gây cảm lạnh tốt hơn 4 lần so với người ít bạn.
Không cần bỏ ra cả ngày làm việc để tám chuyện, hoặc lập kế hoạch xây dựng tình bạn. Chỉ cần dừng lại giây lát bên bàn làm việc của đồng nghiệp vào sáng thứ hai, hoặc gửi mail cho bạn vào buổi tối khi quá bận để gọi điện là được.

2. Thức đêm

Một ví dụ hoàn hảo của việc này: các sinh viên đại học thường phát ốm sau nhiều đêm thức khuya để ôn thi. Thiếu ngủ luôn đi kèm với suy giảm miễn dịch và làm giảm các tế bào bảo vệ trong cơ thể, đối phó với vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy những ai chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong một tuần liền thì số kháng thể chống lại bệnh cúm giảm đi một nửa.
Hầu hết người lớn cần ngủ 7-9 tiếng liên tục mỗi đêm, nhưng việc buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy thế nào mới là chỉ thị quan trọng. Nếu buổi sáng thức dậy bạn cảm thấy mệt, nghĩa là bạn không ngủ đủ, hoặc giấc ngủ không sâu.

3. Bạn bi quan

Những người có gương mặt ủ rũ không sống lâu bằng người có gương mặt sáng bừng. Khi những người lạc quan áp đặt những cảm xúc tích cực lên những tai họa trong cuộc sống của họ, họ sẽ ít bị căng thẳng và khỏe mạnh hơn. Một lý do có thể là người lạc quan chăm sóc bản thân tốt hơn, đồng thời các hệ miễn dịch cũng ít bị ảnh hưởng bởi stress.
Cá tính rất khó thay đổi, tuy nhiên bạn có thể tìm kiếm những lý do - dù nhỏ - để cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Duy trì những buổi nói chuyện bên bàn ăn tối nơi cả gia đình bạn chia sẻ những chuyên vui đã xảy ra trong ngày.

4. Đóng băng cảm xúc của mình

Một cuộc tranh luận mang tính xây dựng với bạn đời thực ra lại làm tăng miễn dịch, các nhà nghiên cứu của Đại học Los Angeles, California, cho biết. Nghiên cứu trên 41 cặp vợ chồng hạnh phúc đã chứng tỏ điều đó.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận phải mang tính xây dựng, không có những lời mỉa mai, sỉ nhục và hạ thấp nhau. Ngược lại, những cặp vợ chồng thường xuyên có những hành động này, lượng hoóc môn stress tăng vọt, số tế bào bảo vệ cơ thể giảm mạnh, và họ cũng mất thêm 40% thời gian để làm lành các vết thương lòng.
Đừng giữ những uẩn ức trong lòng. Những người thuộc cá tính nhóm D - nghĩa là giấu kín cảm xúc và quan điểm - thường có các tế bào bạch cầu T (bảo vệ cơ thể) kém hoạt động hơn những người đồng lứa cởi mở hơn.

5. Bạn stress kinh niên

Ngày qua ngày bạn ở trong tình trạng công việc bấp bênh, hoặc ốm đau, đều khiến sức khỏe của bạn bào mòn, nhất là hệ miễn dịch. Để tránh tình trạng này, hãy thực hiện các biện pháp giải stress như chạy bộ, tham gia lớp yoga hay làm bánh chỉ để giải khuây.

6. Luôn quên bút bên mình

Việc có một cây bút bên mình mọi nơi, mọi lúc có thể giúp bạn tránh được việc lây virus cảm lạnh, cảm cúm do dùng chung đồ vật với người khác, như bút chung tại ngân hàng, tại cửa hàng ăn, hoặc tại phòng mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các đồ đạc khác nơi công cộng như tay vịn thang cuốn, cửa ra vào toilet...

7. Đi đâu cũng dùng xe

So sánh những người lười vận động (đi đâu cũng dùng xe) với những người đi bộ tích cực mỗi ngày, trong vòng 4 tháng, các nhà nghiên cứu tìm thấy những người không đi bộ có số đợt ốm nhiều gấp đôi so với những người dạo bộ thường xuyên.

8. Có bạn bè hút thuốc

Không cần phải nhắc lại rằng hút thuốc lá đầu độc toàn bộ cơ thể, mà ngay cả hít phải khói này cũng độc gần như thế. Hàng năm, chỉ riêng tại Mỹ, ước tính khoảng 3.000 người không hút thuốc chết vì bệnh hô hấp do tiếp xúc với khói thuốc. Khoảng 300.000 trẻ em mắc viêm nhiễm đường hô hấp dưới với cùng lý do này.
Hút thuốc thụ động có thể gây khởi phát cơn hen và triệu chứng nặng ở người bị dị ứng. Vì thế, hãy tránh xa khói thuốc càng nhiều càng tốt, vận động người thân bỏ thuốc lá.

9. Thường xuyên dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh ngay khi có dấu hiệu sổ mũi có thể khiến bạn nhờn với các loại thuốc này qua thời gian, khiến những đợt nhiễm trùng về sau càng ngày càng nặng hơn.Vì thế, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, dùng đúng cách và đủ liều điều trị. Chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ, không để dành cho lần sau và không chia sẻ đơn cho người khác.

10. Ít khi giải trí

Hãy nhớ đến điều này khi lướt You Tube vào giờ nghỉ trưa. Các nhà nghiên cứu tìm thấy cảm xúc tích cực đi kèm với tiếng cười sẽ là giảm các hoóc môn stress, làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nghiên cứu thực hiện tại Trường Y, Đại học Loma Linda trên những người lớn khỏe mạnh cho thấy, những ai xem một video cười trong một tiếng có thể làm tăng đáng kể hoạt động của hệ miễn dịch.
Khẩu hiệu là, hãy cười nhiều hơn. Hãy xem các trích đoạn video vui, đọc các câu truyện cười do bạn bè gửi tới trước khi xóa chúng.
Thuận An (theo ABC)Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét