Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Chuyện “chăn gối” gây sốc của ông hoàng cuối cùng triều Nguyễn Hậu trường Sự kiện

Chuyện “chăn gối” gây sốc của ông hoàng cuối cùng triều Nguyễn

Vua Bảo Đại, vị hoàng đế đa tình, ăn chơi khét tiếng thế nhưng, nổi tiếng nhất vẫn là tính trăng hoa đa tình của ông. Rất nhiều phụ nữ đã đi qua đời ông hoàng đều để lại những giai thoại.


Ông vua mê sắc đẹp...
Ông hoàng Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên Nguyễn Phúc Thiển, tục danh "mệ Vững", sinh ngày 22/10/1913 (ngày 23/9 năm Quý Sửu) tại Huế. Vốn là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà?
Theo gia phả, ngày 28/3/1922, Vĩnh Thụy được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15/6/1922, Vĩnh Thụy cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean Franôõis Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho ăn học tại học ở trường Lyceé Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (école libre des sciences politiques) Paris. Tháng 2/1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11/1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học. Vua Khải Định mất ngày 6/11/1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8/1/1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua, lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po).
Chân dung Bảo Đại
Đến tháng 9/1932, Bảo Đại hồi loan về nước, chính thức làm vua. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính... Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy...
Bảo Đại đã cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải và Ngô Đình Diệm. Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc Hà thăm dân chúng.
Theo sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam của tác giả người Pháp Daniel Grandclément, sở thích hàng đầu của Hoàng đế Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp. Ông từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: "Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người".
"Con người Bảo Đại có một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười của Hamlet... Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm...", một người thân thiết của cựu hoàng đã bình phẩm.
Tác giả Lucien Bodart trong cuốn sách Chiến tranh Đông Dương - Sự nhục nhã (xuất bản năm 1973 tại Paris) cũng đề cập tới tính trăng hoa của Bảo Đại. Điều đó không chỉ gây rắc rối cho ông, mà còn khiến một số người khác bị vạ lây. Ông Lucien Bodart viết: "Nam Phương ghen tuông đã có ý định cho lái xe bắn lén vào những kẻ đang tình tự (ý nói Hoàng đế Bảo Đại và người tình) ở Đà Lạt. Bà Decoux, vợ quan Toàn quyền đã phải hi sinh thân mình trong vụ đáng buồn này. Bà đã đi nhanh đến chỗ hẹn hò để ngăn một vụ án mạng...". Tuy án mạng đã không xảy ra, nhưng phu nhân Toàn quyền vì phóng xe quá nhanh để ngăn vụ bắn Bảo Đại và người tình nên đã thiệt mạng.
Đến những giai nhân trong đời
Được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân. Trong đó, Nam Phương Hoàng hậu, bà Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Hoàng Tiểu Lan và Mộng Điệp là 5 phụ nữ được nhà vua hết mực sủng ái.
Hoàng đế Bảo Đại cưới bà Nam Phương năm 1934 khi ông 21 tuổi. Lúc đó, để cưới được giai nhân, ông đã phải chấp nhận 4 điều kiện gắt gao mà nhà gái đặt ra: Phải tấn phong cho Nguyễn Hữu Thị Lan làm Hoàng hậu chính cung ngay trong ngày cưới (các bà vợ của 12 đời vua trước đó chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu); lễ cưới của hai người phải được tòa thánh La Mã cho phép một cách đặc biệt; sau khi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan có quyền được giữ nguyên đạo công giáo và các con, khi sinh ra, phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo; còn Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
Sau lễ cưới, Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Trong 12 năm "hương lửa mặn nồng", hai người có với nhau 5 người con và tưởng rằng "tình đẹp bất tử". Song, nào ngờ thời điểm đánh dấu sự kiện vị vua thứ 13 của nhà Nguyễn kết thúc lời thề "chỉ một vợ một chồng" là lúc Mộng Điệp, người đẹp gốc Kinh Bắc sinh trưởng ở Hà Nội, xuất hiện năm 1946.
Theo nhiều tài liệu, Thứ phi Mộng Điệp là người phụ nữ được gần gũi Bảo Đại nhiều nhất và thậm chí, là người được ông hoàng này yêu quý hết mực. Bà Mộng Điệp sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, gặp cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó, bà Mộng Điệp là một vũ nữ nổi danh Hà thành, mới 21 tuổi; còn Bảo Đại vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau, dù người đẹp đã có một đời chồng (thầy thuốc-bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội lúc đương thời) và một đứa con riêng (hiện sinh sống và làm trong ngành ngân hàng ở Pháp).
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng cùng đoàn công tác của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ra nước ngoài công tác, nhưng sau đó cựu hoàng đã trốn ở lại nước ngoài. Sau năm 1949, khi Bảo Đại từ Hong Kong trở về miền Nam, Việt Nam, bà luôn được gần gũi cựu hoàng đế. Thậm chí, ở Đà Lạt, Bảo Đại còn dành tặng cho bà một tòa nhà riêng, gần biệt điện hoàng đế để tiện sớm tối kề cận. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia.
Dù sinh cho vua Bảo Đại 3 người con: Có một con gái là Phương Thảo (1946) và hai con trai Bảo Hoàng (1954-1955) và Bảo Sơn (1955-1987), nhưng thứ phi Mộng Điệp trong những năm tháng tuổi già, vẫn phải sống cô quạnh vì cựu hoàng Bảo Đại lại đi theo những bóng hình mới và những cuộc vui “thâu đêm suốt sáng” khác.
Một số sách cũng chép rằng, xuất hiện cùng thời với bà Mộng Điệp trong quan hệ tình cảm với ông hoàng Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà , nổi tiếng nhan sắc và đa tình. Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.
Không chỉ "cặp kè" với người đẹp ở quê hương, ông hoàng Bảo Đại còn có những người đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản, Zaire.... Đối với họ, lúc nào ông cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy...
Thành Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét