Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Tranh cướp ở hàng bánh trung thu đông nhất Hà Nội

Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp

(Đời sống) – Chị Phạm Thu Giang làm công tác báo chí văn hóa tại Đại sứ quán Hà Lan, cũng là người tổ chức chương trình hát áo mưa miễn phí cho người qua đường đã cảm thấy hoảng sợ trước ứng xử lạ của người dân.


Bắt đầu vào lúc 2h00 chiều 12/9, chương trình “Đừng để bị ướt mưa!" được tổ chức ở một sân khấu ngoài trời, tại cửa của UBND quận Ba Đình. Nội dung của sự kiện ngày hôm đó bao gồm hoạt động trao tặng 3.000 chiếc áo mưa miễn phí cho người qua đường.
Mở đầu sự kiện, đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh đang có mặt tại đó.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn, mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán.
Cảnh tượng tranh giành áo mưa tại sự kiện Đừng để bị mưa ướt hôm 12/9
Cảnh tượng tranh giành áo mưa tại sự kiện "Đừng để bị ướt mưa!" hôm 12/9
Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu. Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch.
Sau sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Sáng 16/9, trao đổi với phóng viên Đất Việt, chị Phạm Thu Giang cho biết, chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao, và Hà Lan cũng là một trong những đối tác trong công tác quản lý nước và chống biến đổi khí hậu với Việt Nam.
Chương trình "Đừng để bị ướt mưa!" với mục đích nâng cao nhận thức của người dân trước biến đổi khí hậu, mọi người cần phải ý thức về điều đó, và trước hết là ý thức bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, những việc xảy ra khi thực hiện đã thực sự không hay. “Tình hình lúc sự kiện bắt đầu hoàn toàn nằm ngoài dự tính của những người tổ chức” – chị Giang cho biết.
“Ngay từ đầu chúng tôi đã quán triệt với những người trong đội ngũ tình nguyện viên và tổ chức, khi phát tặng áo mưa phải đưa thật cẩn thận bằng hai tay.
Tuy nhiên, mọi người tranh cướp nhau và đổ xô về phía sân khấu khiến chúng tôi rất hoảng sợ, đặc biệt là các bạn Hà Lan. Có tình nguyện viên còn bị người dân tranh cướp áo mưa cào rách tay, khiến chảy máu”.
Trong quá trình phát áo mưa, có hình ảnh ghi lại việc các tình nguyện viên đứng trên khán đài tung, ném áo mưa về phía người dân chứ không đưa bằng hai tay. Lý giải cho hành động này, chị Giang cho biết:
“Đây chỉ nhằm mục đích nới rộng sức ép và khoảng cách của người dân về phía sân khấu chứ không có ý gì khác. Hành động này ban đầu xuất phát từ một người Hà Lan, sau đó có một số tình nguyện viên khác cũng làm theo”.
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
Tình nguyện viên ném áo mưa về phía người dân
Chị Giang chia sẻ thêm: “Phải đứng ở khán đài mới thấy được sức ép của người dân là lớn đến thế nào. Chúng tôi đã có giải pháp cử hai bạn tình nguyện mang 1 thùng áo mưa sang bên kia đường để phát, nhằm giải tỏa cho khu vực sân khấu.
Tuy nhiên khi đi được khoảng 10 bước chân về phía đám đông, những nhân viên này đã bị đám đông lao vào xô đẩy, cướp giật ngay khi còn chưa kịp mở thùng giấy”.
Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!”
Nhân viên của Đại sứ quán Hà Lan, Phạm Thu Giang, cũng nhận định thêm, đại sứ quán qua chương trình đã phát hết 3.000 chiếc áo mưa, tuy nhiên hiệu quả của chương trình gần như không có khi không đạt được bất kỳ một mục đích ban đầu đề ra nào.


================================

Thứ năm, 19/9/2013 15:38 GMT+7

Tranh cướp ở hàng bánh trung thu đông nhất Hà Nội

Bức xúc vì đợi lâu nhưng chỉ được mua 2 hộp bánh, khách ném gạch khiến 2 nhân viên bị thương.

Chiều 18/9 (14/8 Âm lịch), bên ngoài cửa hàng bánh Bảo Phương (Thụy Khuê, Hà Nội), anh Trung sa sầm mặt mày: "Xếp hàng cả buổi sáng, giờ mới mua được 2 hộp không bõ". Anh bỏ đi để lại phía sau một câu chửi.
Nhà trên phố Thụy Khuê, anh Trung ra xếp hàng từ buổi sáng để mua bánh. Khoảng 11h30, cửa hàng hết bánh nên nghỉ ăn trưa luôn. Hơn 100 khách vạ vật lề đường gặm bánh mì qua bữa. Anh Trung tranh thủ về ăn cơm, lúc quay ra thì mất chỗ. Chửi bới một hồi anh đành phải xếp hàng từ đầu, cũng chỉ mua được 2 hộp.
"Biết thế tôi dậy sớm đi mua, cứ tưởng đến hôm nay thì vãn bớt, ai dè. Hôm trước, tôi tranh thủ đi thể dục qua đây từ 4h xếp hàng, sáng ra đã có bánh mang về rồi", anh Trung nói.
bp13-8078-1379563797.jpg
Mỗi khách hàng được mua tối đa hai hộp bánh và phải cầm tiền sẵn ở tay. Ảnh: P.D.
Hai hôm trước, một khách hàng nam mất công chờ lâu, lại chỉ được mua 2 hộp nên nổi sung, cầm gạch ném vào cửa hàng, khiến 2 nhân viên phải nhập viện. "Anh ta muốn mua thêm nhưng cửa hàng bảo phải xếp hàng lại từ đầu mới xảy ra chuyện cự cãi. Hôm sau, có người còn vứt phân trước tiệm bánh", chị bán hàng gần đó cho biết.
Một bảo vệ của tiệm Bảo Phương cho biết, tiệm bánh đông khách khoảng hơn 10 ngày nay, từ sáng tới tối không lúc nào ngớt. Chuyện lộn xộn, chen lấn, tranh cướp chỗ xảy ra thường xuyên nhưng chưa có xô xát. Cách đây vài hôm, một nhà dân gần đó còn chửi nhau với người mua bánh. Theo người bảo vệ này, nguyên nhân, người xếp hàng che mất lối vào cửa hàng nước. Bà chủ ra đường chửi đổng bằng những câu "nóng mặt", thế là xảy ra cãi vã. "Chưa có đánh nhau nên chúng tôi cũng không can thiệp", anh bảo vệ nói.
banh1-2349-1379563797.jpg
Tiệm bánh thường xuyên dán thông báo hết hàng. Ảnh:P.D.
Hơn 10 ngày nay, chuyện xếp hàng mua bánh trung thu truyền thống diễn ra ở hầu hết các điểm bánh nổi tiếng ở Thủ đô. Song tiệm bánh Bảo Phương trên con phố Thụy Khuê vẫn đông người chen lấn nhất. Có thời điểm hai cửa hiệu mang tên Bảo Phương gần nhau, người xếp hàng từ tiệm trên nối liền tiệm dưới. Mỗi cửa hàng có từ 300 tới 400 người chầu chực mua bánh.
Lượng khách quá nhiều, có hai cửa hàng nhưng Bảo Phương vẫn không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu. Chủ hàng phải ra chính sách "xếp hàng, cầm tiền sẵn, mỗi người chỉ được mua hai hộp, ai muốn mua nữa xếp hàng trở lại". Vì lẽ đó, chuyện mắng chửi, lộn xộn diễn ra từng giờ.
Xin nghỉ làm về sớm, chị Hoa (kế toán cho một công ty ở Cầu Giấy, Hà Nội) chạy xe qua đây mua bánh, đúng vào thời điểm cửa hàng thông báo hết. Hơn 13h, nhiều người không chịu nổi cái nắng nóng oi gắt, đập cửa đòi bán hàng. Tiệm bánh đành phải mở cửa nhưng cũng chỉ giải quyết được cho khoảng 15 khách thì hết hàng, và tiếp tục chiêu đóng cửa nghỉ trưa.
Lúc 14h, cửa hàng bán bánh trở lại, một đoàn người khoảng 100 người rục rịch vào hàng lối, hy vọng đến lượt mình. Chị Hoa cũng mất cả buổi trưa ở đây, cuối cùng cũng mua được món đồ mà theo chị "không thể thiếu ngày Tết Trung thu".
Có nhiều lý do dẫn tới việc đông người xếp hàng mua bánh ở Bảo Phương tới vậy. Khi đến mua hàng, khách có thể nhìn thấy tận mắt quy trình làm bánh tại đây, nên có thể yên tâm về chất lượng. Trong những năm gần đây, các gia đình ưa chuộng bánh truyền thống, nhân thập cẩm hơn những loại phá cách. Bánh mua về vừa được làm xong, không có hiện tượng bánh để cả tháng.
Ngoài ra, sự nổi tiếng của hiệu bánh này cũng khiến nhiều người tò mò, muốn thử cho biết. Nhiều người dân Hà Nội cũng có quan điểm "hàng nào càng đông người mua thì chất lượng càng ngon".
Hoan quê Bắc Giang, sinh viên Đại học Công nghiệp, cho biết xếp hàng 2 tiếng đồng hồ thì đến lượt mua. Hoan và 2 người bạn cùng phòng đều mua bánh gửi về quê, lại có bạn gửi mua thêm nên giờ cần 6 hộp bánh vẫn thiếu. Cô phải đứng trông bánh, để hai người bạn cố chen vào mua thêm 2 hộp nữa.
"Em đã qua đây 3 lần, lần nào người cũng chật ních. Định về nhưng rồi vẫn muốn mua một cái quà gì khác lạ gửi về quê, chúng em lại rủ nhau xếp hàng", Hoan cho biết.
bp10-8787-1379563797.jpg
Người khách này xếp hàng vài tiếng đồng hồ để mua một hộp bánh. Ảnh: P.D.
Từ lúc tiệm bánh Bảo Phương vào mùa làm ăn, các cửa hàng xung quanh đều ế ẩm do bị chắn hết lối vào. Giám đốc một công ty bán thiết bị nhà bếp gần đó cho biết, mấy ngày nay họ không bán được đơn hàng nào do giao thông luôn ùn tắc. Một số nhà dân không kinh doanh phải đóng cửa im ỉm.
Chủ cửa hàng nước bên cạnh tiệm bánh Bảo Phương chia sẻ: "Hơn 10 ngày nay, nhà tôi không có khách quen vào uống, may ra có vài người mua bánh mệt mỏi khát nước vào nghỉ chân. Nhưng mình cũng không thể trách người ta được. Cả năm họ mới có một dịp làm ăn được, còn người dân thì nô nức, ai cũng muốn được ăn những cái bánh tươi mới".
Tranh thủ cơ hội, một số nhà dân ở đây mở dịch vụ trông xe. Một khách sạn còn mua vài hộp Bảo Phương đặt trước cửa bán. Trên phố cũng xuất hiện không ít những người xếp hàng thuê, "cò" bánh.
Như những người mua bánh khác, một số "cò" cũng phải chen lấn xếp hàng, mua được 2 hộp bánh rồi bán lại cho những người đi ôtô hay khách mua không đủ kiên nhẫn. Số tiền chênh lệch có thể từ 20.000 tới 70.000 đồng một hộp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét