Đối với những trường hợp như vậy, việc làm giảm đau không phải là khó, nếu như được chẩn đoán đúng bệnh.
Các bộ phận bên trong cơ thể luôn được bảo toàn ở những vị trí cố định ngay cả khi có những tác động mạnh. Để giữ được như vậy, rõ ràng mỗi một bộ phận cần được gắn chặt với một phần cứng nào đó.
Thật vậy, cơ thể con người ta có một hệ liên kết rất phức tạp, liên kết các cơ quan với nhau và gắn chúng với khung xương.
Vì có rất nhiều bộ phận được gắn trực tiếp với xương sống, nên khi có sự bất ổn của hệ thống liên kết thường có hiện tượng đau cổ, đau lưng, hoặc vùng xương cùng.
Có rất nhiều vấn đề nảy sinh, do hệ liên kết rất dễ bị tổn thương. Sợ hãi, đau đớn, căng thẳng thần kinh, chấn thương đều có thể gây co thắt- giãn hoặc co rút dây chằng.
Sau đó khi không bị tác động nữa, trương lực các dây chằng cần phải trở lại mức bình thường, nhưng thường thì khó mà được như vậy.
Nếu như dây chằng bị quá căng trong một thời gian dài nó bắt đầu bị viêm và xơ hóa- các mô bị thấm nhiễm, thường dẫn đến đau. Người bệnh cảm thấy đau ở cột sống(cổ, lưng, thắt lưng)
Có khi, nguyên căn thực của chứng đau lưng được tìm ra chính là do loét dạ dày, đau gan, ruột tá tràng, các bệnh đường hô hấp...
|
Cũng dễ hiểu vì sao trong những tình huống điều trị cột sống như vậy chỉ cho hiệu quả tạm thời: Sau một thời gian đau thường mọi thứ lại trở về trạng thái ổn định.
Các bác sĩ nắn xương sẽ giúp làm rõ những nguyên nhân thật sự gây bệnh, làm giảm những cơn co của hệ liên kết và bằng vài lần chiếu tia vật lý trị liệu có thể làm giảm đau cho người bệnh rất nhiều.
Đau cổ và các bệnh về phổi
Phía trên của hai lá phổi được cố định vào các đốt sống cổ bằng cả một hệ dây chằng. Khi bị mắc các bệnh về phổi, phế quản( khí quản, phế quản, viêm phổi v.v...) các dây chằng thường bị co thắt dẫn đến có cảm giác đau cổ.
Ngay sau khi bị viêm phế quản đau cổ có thể xuất hiện đột ngột: sáng ngủ dậy thấy bị vẹo cổ. Đôi khi do những tác động đột ngột như quay cổ bất thình lình, căng thẳng hoặc bị gió lùa...cũng bị đau cổ.
Tất cả những kiểu đau đó đều có liên quan đến một vấn đề : nguyên nhân đau chính không phải do trạng thái cột sống. Trong tình trạng như vậy nếu chỉ chữa trị cổ sẽ không giải quyết được vấn đề: sớm hay muộn cơn đau cũng sẽ tái phát.
Đau cột sống do các cơ quan nội tạng bất ổn
Trong lồng ngực có cơ hoành phân cách phổi với các cơ quan tiêu hóa. Cơ hoành được gắn với xương sống bằng các chân cơ của mình. Khi hít vào cơ hoành hạ xuống khi thở ra lại nâng lên, trong một ngày cơ hoành chuyển động như vậy khoảng hai mươi ngàn lần.
Để duy trì được tần suất như vậy chân cơ hoành cần có những giây thư giãn, nghỉ ngơi- đó là lúc cơ hoành hạ xuống hoàn toàn.
Khi bị rối loạn hệ tiêu hóa - đau gan, đau dạ dày (viêm, loét) hoặc đau một bộ phận nào đó dẫn đến co thắt hệ dây chằng gây ra hạn chế sự nhu động của các bộ phận và có thể bị dịch chuyển vị trí, bởi vậy cơ hoành không thể thả xuống hết được và chân cơ không được nghỉ ngơi.
Sự quá tải này cũng có thể gây cảm giác đau cột sống. Như vậy có khi, nguyên căn thực của chứng đau lưng được tìm ra chính là do loét dạ dày. Đôi khi dạ dày bị loét mà không bị đau, nên người bệnh không muốn tin là bị bệnh khi chưa có kết quả soi dạ dày.
Đau ở thắt lưng do hành tá tràng
Ruột tá được cố định trực tiếp vào các đốt sống thắt lưng. Khi ruột tá bị dịch chuyển hoặc bị rối loạn nhu động (ví dụ bị dính sau khi mổ ruột thừa) thường làm căng ở vùng liên kết và hậu quả là người bệnh thấy đau vùng thắt lưng. Lại một ví dụ nữa: đau lưng không phải do cột sống.
Qua những ví dụ trên chúng ta đã hiểu, nếu đau lưng không được xác định đúng nguyên nhân mà chỉ điều trị kiểu giảm đau tạm thời thì sẽ không giải quyết được vấn đề, những cơn đau không những sẽ lại tái phát và còn đau nặng hơn.
Sự hư hại càng tiến triển- các cơ chằng bị co và bị viêm, xơ hóa và tiếp theo là bị vôi hóa và đó là nguồn gốc điển hình của một loạt các bệnh mãn tính khác như gây chèn ép hoặc rối hệ thần kinh, xuất hiện các bệnh thứ phát.
Vì vậy khi bị đau lưng nên đi khám ở khoa xương khớp càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính và điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ có hiệu quả hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét