Ngày 19.9 tại Hà Nội, Hội Nhà văn VN đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày
hớ nhà văn Nguyễn Đình Lạp |
20/09/2013 |
Nhà văn Nguyễn Đình Lạp
Nhà văn Nguyễn Đình Lạp sinh ngày 19-9-2013 tại làng Bạch Mai huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay là phố Bạch Mai, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bố mẹ mất sớm, nên Nguyễn Đình Lạp lớn lên trong sự bao bọc của người chú ruột. Ông từng học ở trường tư Gia Long. Nhưng ông nội đi tù, chú hoạt động thoát ly, gia đình sa sút nên sớm phải tự lập. Năm 1930, Nguyễn Đình Lạp bắt đầu tập tành viết báo. Ông thuộc lớp người gắn bó với quê hương bằng những bài báo mang chất liệu thời sự và hình thức phóng sự, ra đời vào giữa năm 1930 – thời Mặt trận Dân chủ, như Thanh niên trụy lạc (1937); Chợ phiên đi tới đâu (1936); Từ ái tình đến hôn nhân (1938); Cường hào (1938)… Những bài báo góp một cách nhìn phê phán đối với phong trào "vui vẻ trẻ trung” đang lây lan trong đời sống đô thị lúc bấy giờ.
Tiếp đó Nguyễn Đình Lạp nhập dần vào sinh hoạt văn học, rồi trở thành cây bút có dấu ấn riêng trong trào lưu văn học hiện thực thời kỳ 1941 – 1945, qua hai tiểu thuyết – phóng sự có giá trị là Ngoại ô (1941) và Ngõ hẻm (1943). Như vậy sau chặng đường làm báo ngắn ngủi, Nguyễn Đình Lạp đã sớm tham gia vào con đường viết văn, và trở thành nhà văn ở tuổi 30, trong giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực trước 1945. Nhà văn Ngô Thảo nhận định: Trong đời sống văn nghệ trước cách mạng, Nguyễn Đình Lạp là một cái tên nhiều người biết trong giới cầm bút Hà Nội, văn chương ông không thuộc diện nổi bật, nhưng lối sống tài tử, ăn chơi cùng cánh với những Nguyễn Tuân, Bùi Huy Phồn… thường xuyên có mặt tại các tiệm cô đầu, ả đào, sòng bài, tiệm hút thuốc phiện. Đi thực tế cũng có mà thưởng thức chơi bời cũng là mục đích không che dấu. Lên án thanh niên trụy lạc mà hình như không ít văn nghệ sĩ dạo ấy cũng nằm trong số đó. Đó cũng là cách sống phổ biến của lớp trí thức có lòng yêu nước mà bế tắc trước thời cuộc. Nhưng một vài năm trước cách mạng, khi làm quen với một số nhà văn của Văn hóa cứu quốc, trong đó có Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Lạp đã tích cực tham gia hoạt động. Cách mạng với những nhà văn cùng thế hệ thực sự là một cuộc giải phóng khỏi một kiếp sống cũ, bế tắc.
Còn Giáo sư Phong Lê nhớ tới Nguyễn Đình Lạp với một nhà văn biết cách đem lại cho đời sống văn học dấu ấn về một mảng sống riêng, một hệ chân dung riêng, một cách cảm nhận riêng về sự sống. Với hai tác phẩm Ngoại ô và Ngõ hẻm, Nguyễn Đình Lạp xứng đáng là một trong số người hiếm hoi, sau Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố duy trì và chuyên canh một loại hình văn học, góp phần vào sự phong phú và đa dạng của gương mặt văn học Việt Nam hiện đại.
Đã đủ thời gian lùi xa và đã đủ thời gian để đánh giá ghi nhận thân thế và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Lạp – nhà văn ra đi trong kháng chiến chống Pháp, ở tuổi 39. Dịp này ông Nguyễn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam hứa sớm đề xuất Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật cấp Nhà nước với nhà văn Nguyễn Đình Lạp, cũng như một con đường Hà Nội mang tên ông.
Ngọc Hà
|
sinh nhà văn Nguyễn Đình Lạp (19.9.1913) với sự có mặt của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, bạn bè văn chương, gia đình nhà văn.
Trong phát biểu khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đánh giá cao sự đóng góp cả về tài năng, trí tuệ và tuổi trẻ của nhà văn Nguyễn Đình Lạp đối với sự nghiệp cách mạng và nền văn học VN. Trước 1945, Nguyễn Đình Lạp là một tác giả phóng sự văn học - tiểu thuyết, kết hợp giữa sự thật của phóng sự và hư cấu của tiểu thuyết, với hai cuốn tiểu thuyết Ngoại ô và Ngõ hẻm.
Sau đó, Nguyễn Đình Lạp tích cực tham gia hoạt động của Văn hóa Cứu quốc và qua đời năm 1952 khi mới 39 tuổi.
Việt Chiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét