Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Hạt Sen và củ Sen

Hạt sen tốt cho ăn kiêng

Có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nhưng ít chất béo bão hòa, hạt sen được xem là thực phẩm ăn kiêng hàng đầu. 
Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt sen là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng tốt cho sức khỏe.
Dinh dưỡng trong hạt sen
Hạt sen là nguồn thực phẩm lý tưởng cung cấp protein, kali, magiê và phốt pho. Đây là những chất có chức năng chính xúc tác enzyme và cấu tạo tế bào. Hạt sen chứa ít chất béo bão hòa (thành phần làm tăng cholesterol máu), cholesterol và muối natri.
Có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nhưng ít chất béo bão hòa, hạt sen được xem là thực phẩm ăn kiêng hàng đầu. Ảnh: weightloss.
Có hàm lượng dinh dưỡng phong phú nhưng ít chất béo bão hòa, hạt sen được xem là thực phẩm ăn kiêng hàng đầu. Ảnh: weightloss.
100 g hạt sen cung cấp cho cơ thể 350 calo, 18 g protein, nhưng chỉ có khoảng 2,2 g chất béo. Ngoài ra, hạt sen còn chứa một lượng kẽm và sắt vừa phải giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hình thành tế bào máu.
Ngoài ra, hạt sen chứa chất L- isoaspartyl methyltransferase, một loại enzyme chống lão hóa. Enzyme này giúp sửa chữa protein bị tổn thương. Do đó, nhiều công ty mỹ phẩm đang cố gắng khám phá để đưa loại enzyme này vào các sản phẩm chống lão hóa. Hạt sen có đặc tính giúp giảm rò rỉ dịch của các bộ phận nội tạng, như lá lách, thận và tim. Hạt sen rất tốt cho tinh thần những người mắc chứng mất ngủ, bồn chồn lo lắng.
Hạt sen trong chế độ ăn kiêng
Hạt sen là một loại thực phẩm ăn kiêng tốt hàng đầu. Với lượng calo cung cấp vào cơ thể thấp nhưng hạt sen lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi lượng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của cơ thể. Điều đó giúp bạn ăn kiêng mà vẫn không bị thiếu chất, cơ thể vẫn cường tráng, khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chứng minh ăn hạt sen giúp loại bỏ độc tố, đặc biệt là chất béo dư thừa trong cơ thể.
Hạt sen ăn sống hoặc nấu chín đều tốt. Trong ẩm thực, hạt sen là một nguyên liệu hữu dụng có thể chế biến với nhiều phương thức khác nhau như chiên, xào, súp, chè, cháo, bánh kẹo...
Do đó, nếu chọn hạt sen là thực phẩm chính trong chương trình ăn kiêng, bạn có thể kết hợp hạt sen với các loại thực phẩm khác chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau có thể ăn trong thời gian dài mà không sợ ngán.
Lê Phương (Theo Weight Loss)

Chè sen thanh mát ngày nắng nóng

Có thể nấu chè với hạt sen tươi hoặc khô, là món ăn giải nhiệt dưỡng tâm và có ích cho sức khỏe. 
Trong y học cổ truyền, tất cả bộ phận của cây sen đều được dùng làm thuốc. Hạt sen có nhiều dưỡng chất như tinh bột, protein, lipid, bêta-amyrin, anpha-amyrin, stigmasterol, bêta-sitosterol, campestola, các chất vi lượng Ca, P, Fe... 
Hạt sen còn có tên là liên nhục, vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh tâm, tỳ và thận; có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, an thai, lợi thủy. Dùng cho các trường hợp di tinh đái hạ, tỳ hư tiết tả (tiêu chảy), tiêu chảy lỏng, lỵ dài ngày, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược.
Trong ngày nắng nóng, hạt sen có thể chế biến thành chè, cháo gà, cơm chiên... Món chè hạt sen dưới đây có công dụng dưỡng tâm, an thần, mát, ngon bổ. Sau bữa cơm chiều, một chén chè sen tráng miệng vào mùa nóng sẽ là phương thuốc giải nhiệt, an thần tuyệt vời.
che-sen-nhan-nhuc-1-4837-1394422761.jpg
Chè sen nhãn nhục. Ảnh: Ngọc Tú. 
Món chè sen nhãn nhục
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi: 200 g
- Nhãn khô: 50 g
- Đường phèn: 120 g
Cách làm:
Hạt sen tươi lột vỏ lụa, bỏ tim, nấu lửa nhỏ vừa mềm. Nấu 400 ml nước với đường phèn cho tan đều, hớt bọt thật kỹ. Cho hạt sen vào nấu nhỏ lửa thấm. Sau cùng cho nhãn khô vào nấu nở đều. Có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy ý thích ngọt nhiều hoặc ít. Chè sen nhãn nhục có thể ăn nóng hoặc lạnh.
Che-sen-tao-do-1-2054-1394422761.jpg
Chè sen táo đỏ. Ảnh: Ngọc Tú.
Chè sen táo đỏ
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi: 200 g
- Táo đỏ khô: 100 g
- Đường phèn: 200 g
Cách làm:
Hạt sen nấu lửa nhỏ, mềm. Đường phèn nấu với 0,5 lít nước cho tan đều, hớt bọt kỹ. Cho táo khô, hạt sen vào nấu riu riu thấm đường. Thấy táo đỏ nở đều là được. Có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo ý thích ăn ngọt nhiều hay ít. Chè sen táo đỏ có thể ăn nóng hoặc lạnh.
Lưu ý:
- Nếu không có hạt sen tươi có thể dùng hạt sen khô để nấu chè. Nếu nấu bằng sen khô nên ngâm hạt sen trong nước cho nở rồi bắt đầu nấu. Thời gian nấu bằng hạt sen khô sẽ kéo dài hơn sen tươi.
- Có thể nấu chè sen với lá dứa hoặc cho hoa lài tươi vào chè tùy theo ý thích.
Ngọc Tú

11 lợi ích bất ngờ của củ sen

Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. Trên thế giới, củ sen được xem là thực phẩm mang nhiều may mắn và có công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm. 
Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí. 
Với phong cách ẩm thực thiên về tươi sống để giữ cho vitamin không bị giảm đi trong quá trình nấu, người phương Tây thường chế biến củ sen thành các món ăn tươi như: salad củ sen, sandwich củ sen, nước ép củ sen.  
1450802-178683345661871-926089-7552-3091
Sau đây là một số công dụng của củ sen được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận, theo Health Benefits:
1. Cải thiện chức năng miễn dịch
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân.
3. Kiểm soát thần kinh
Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.
4. Điều hòa huyết áp
Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.
5. Thiếu máu do rong kinh
Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.
6. Cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.
Món Á-Âu kết hợp sandwich củ sen. Ảnh: senta.
Món Á-Âu kết hợp sandwich củ sen. Ảnh: senta.
7. Táo bón hoặc tiêu chảy
Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
8. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.
9 Bảo vệ tim
Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin... Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine ​​trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.
10. Loại bỏ chất nhầy
Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.
11. Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.
Thu Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét